Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đi sâu phân tích Ampli hõ trợ việc chế tạo và sửa chữa!

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đi sâu phân tích Ampli hõ trợ việc chế tạo và sửa chữa!

    Vài lời gởi đến các bạn :
    Tôi thấy lâu nay trong 4rum ta và một số web khác, việc bàn luận về ampli rất sôi nổi.nhưng chưa tập trung đi sâu vào phân tích mổ xẻ nguyên lý kết cấu cũng như cách thiết kế, chế tạo một cái ampli hoàn chỉnh. rồi việc phân tích sự cố để khắc phục hư hỏng của ampli, chủ yếu theo xu hướng gặp bệnh gì thì hỏi nấy hoặc chia sẻ các pan đặc hiệu hay pan đặc biệt khó ít gặp chẳng hạn.

    Vậy nay tôi mở luồng này với mục đích dành cho tất cả các bạn,từ người mới vào nghề đến các cao thủ có thể tham gia bàn luận một cách có hệ thống, đi theo hướng từ cái cơ sở đến cái nâng cao giúp tất cả chúng ta có cái nhìn toàn diện về một cái ampli , từ đó sẽ có phương hướng lựa chọn cho thiết kế của mình. hoặc tìm ra cơ sở lý luận phân tích tìm pan để sửa chữa.


    Rất mong được sự ủng hộ của các bạn.Có thiếu sót gì các bạn góp ý bổ sung giúp. Cảm ơn tất cả.
    Last edited by vudoan; 29-12-2010, 23:04.
    Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

  • #2
    Đầu tiên, tôi xin nêu ra sơ đồ khối của một ampli để các bạn mới làm quen có cái nhìn tổng quan về cấu tạo của nó!

    1: Khối nguồn:


    Như tất cả các thiết bị điện tử khác khâu đầu tiên là phải có một nguồn cung cấp nuôi các linh kiện điện tử trong mạch. Khối nguồn trong ampli dẩm nhận nhiệm vụ chuyển đổi một nguồn điện cho trước VD 110/220VAC, 12/24VDC hoặc 5VDC vv đến các giá trị cần thiết cụ thể là dòng và áp định mức, cung cấp cho các khối khác nhau của ampli. VD: +-12 -> +-100VDC cho tầng công suất, 5VDC cho mạch hiển thị, giao tiếp. 5V/+-12VDC cho mạch xử lý karaoke... vv

    2:Khổi hiển thị và giao tiếp:

    Đây là phần được bố trí phía trước của ampli, gồm các đèn báo trạng thái, led chỉ thị âm lượng, cũng có thể là màn hiện số, LED 7 thanh... để thông báo các trạng thái làm việc của ampli như trạng thái nguồn nuôi. mức âm lượng, quá tải, xén biên...vv. Và phần giao tiếp với người sử dụng bao gồm các công tắc tắt mở, chọn nguồn tín hiệu ngõ vào, điều chỉnh độ lợi các dải tần, điều chỉnh âm lượng ...vv . Bao gồm các chuyển mạch, biến trở. phím bấm và có thể gồm cả bộ diều khiển từ xa!
    Attached Files
    Last edited by vudoan; 29-12-2010, 23:20.
    Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

    Comment


    • #3
      bài viết của bạn vudoan rất hay cho mình đóng góp với, mình bổ xung thêm mạch bảo vệ loa cho anh em tham khảo Click image for larger version

Name:	mach bao ve loa.gif
Views:	1
Size:	5.3 KB
ID:	1346162
      sống trong đời sống cần có một tấm lòng!
      email:

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi hoanglong142 Xem bài viết
        bài viết của bạn vudoan rất hay cho mình đóng góp với, mình bổ xung thêm mạch bảo vệ loa cho anh em tham khảo [ATTACH=CONFIG]26648[/ATTACH]
        theo mình nghĩ thì như chủ đề topic, đi sâu vào phân tích chứ ko chỉ đưa sơ đồ lên, bạn nào có sơ đồ nên thì cũng nên có vài dòng phân tích, đánh giá lợi hại của mạch, ko nên chỉ vứt sơ đồ lên

        Comment


        • #5
          Chủ topic nói tiếp đi nào. Mới chỉ có 2 khối thôi! Chúng tôi vẫn đang nghe! Bao giờ bạn nói hết chúng tôi sẽ cùng tham gia! Thks!
          Cần mua gấp chung cư (Hà Nội) diện tích trên dưới 50m2 để triển khai dự án nhà thông minh!!!

          0989313142

          Comment


          • #6
            Sơ đồ ,à không, giản đồ trên có thể nói là ... quá đơn giản, đơn giản đến nỗi cần bổ sung rất nhiều.
            vd:
            -Khối nguồn thông thường sẽ kiên kết trực tiếp với mạch bảo vệ.
            -Thiếu đường hồi tiếp toàn cục (có thể có)
            -Thiếu cái volume.
            -Có 2 khối có nhiều mũi tên chỉ ra khoảng không, không biết chỉ đi đâu.
            -...

            Bắt đầu phân tích về khối nguồn đi, vì nó là cội nguồn sự sống của ampli mà. haha.
            Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
            <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

            Comment


            • #7
              Cái mạch bảo vệ loa của hoanglong đơn giản quá nhỉ.
              Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
              <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

              Comment


              • #8
                Cứ để chủ top nói hết đã tep ạ! Có thể chủ top muốn khơi để mọi người cùng góp ý kiến. Giống chuyện bác Van kể về một cậu rể làm thịt gà ấy! [Smile]
                Cần mua gấp chung cư (Hà Nội) diện tích trên dưới 50m2 để triển khai dự án nhà thông minh!!!

                0989313142

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi lvt195 Xem bài viết
                  Cứ để chủ top nói hết đã tep ạ! Có thể chủ top muốn khơi để mọi người cùng góp ý kiến. Giống chuyện bác Van kể về một cậu rể làm thịt gà ấy! [Smile]
                  Thật ra trước đây Lanhuong cũng có nói về các phần này , nhưng sau này không thấy viết tiếp.
                  Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                  <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                  Comment


                  • #10
                    Nếu nói về đi sâu để phân tích thì mình đọc qua bài của chủ top chưa thấy có cái gì gọi là sâu cả nếu ko muốn nói là quá sơ sài!
                    Cần mua gấp chung cư (Hà Nội) diện tích trên dưới 50m2 để triển khai dự án nhà thông minh!!!

                    0989313142

                    Comment


                    • #11
                      Cảm ơn các bạn đã quan tâm, mình sẽ tiếp tục topic, để các bạn khỏi chờ lâu, như trên đã nói là sẽ đi sâu phân tích, nhưng trước hết là phải khái quát để các bạn mới làm quen có cái nhìn tổng thể đã.

                      ************************************************** *************

                      3: Khối công suất và bảo vệ:
                      Đây là khối quan trọng nhất trong một cái ampli. Thực sự thì là hai khối tách biệt, nhưng thường thì người ta tích hợp hai khối này làm một, vì khối bảo vệ thường không lớn lắm. và với các loại ampli có công suất nhỏ hay rẻ tiền thì có thể không có khối bảo vệ.

                      -Khối công suất:
                      Một ampli có công suất bao nhiêu và chỉ tiêu chất lượng cao hay thấp được quyết định nhiều bởi mạch công suất, người ta cũng sẽ có nhiều cách lựa chọn để chế tạo phần công suất: Có thể dùng mạch tích hợp với phương châm gọn nhẹ, dễ ráp và phù hợp với tầm công suất vừa, từ vài trăm mW đến khoảng 100W. Phương án thứ hai là dùng linh kiện khuyếch đại rời có thể là BJT, FET hoặc tube (có thể kết hợp với đầu vào dùng mạch tích hợp)
                      Phương án này cho khả năng tùy biến rộng rãi hơn, khi lựa chọn tham số linh kiện và nguồn cung cấp phù hợp có thể cho ra đến cả nghìn W PMPO.Cũng có thể ráp mạch từ vài W đến 200W thông dụng. Đa số các loại ampli trên thị trường dùng phương án này

                      4:Mạch vào:
                      Có nhiệm vụ chọn đường tín hiệu vào từ các nguồn khác nhau VD: VCD, PC, phono...vv. xử lý việc phối hợp trở kháng, và khuếch đại trước đến mức tín hiệu cần thiết (khoảng 0.7V RMS).sao cho khi đưa tới mạch xử lý âm sắc mức tín hiệu vào của các nguồn không quá khác nhau về biên độ,( tránh tình trạng khi đổi sang nghe từ thiết bị khác phải giật mình giảm vội volume)

                      5:Mạch xử lý âm sắc và tạo các hiệu ứng:

                      Mạch này gồm hai phần: Phần xử lý âm sắc được tạo bởi cách mạch lọc dải với độ lợi có thể điều chỉnh được riêng biệt, để cho người sử dụng có thể tăng giảm tùy ý trong một phạm vi nào đó các biên độ của từng khu vực tần số trong tín hiệu vào, để bù cho thiếu sót của nguồn tín hiệu, hoặc cũng co thể tùy theo phong cách từng loại nhạc hay phong cách thưởng thức âm nhạc của từng người.
                      Mạch điều chỉnh âm sắc hay còn gọi là Graphic Equalize thường gồm có ít nhất hai dải tần số cho đến 32 dải tần( loại bàn trộn chuyên nghiệp có thể đến 64 dải, nhưng theo cá nhân tôi nghĩ chỉ cần đến 10 ->16 dải điều chỉnh là OK)
                      -Phần tạo các hiệu ứng: Đây là phần thêm vào để chải chuốt thêm cho thị hiếu nghe, nó tạo thêm các hiệu ứng phụ cho nguồn âm nhằm tạo các cảm giác tăng cường sự cảm thụ. VD xử lý tạo trễ, lặp lại với biên độ tắt dần tạo tiếng vang (delay , echo), Mạch tăng cường âm trầm (BBE), Mạch giả lập 5.1 Mô phỏng tín hiệu 5.1 bằng cách phân ly từ 2 đường âm thanh stereo đầu vào.Mạch "lọc xì" :Tự động nhận biết tạp âm trong tín hiệu vào và triệt bỏ khi mức nhiễu lớn hơn tín hiệu âm thanh.
                      Attached Files
                      Last edited by vudoan; 30-12-2010, 12:18.
                      Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viết
                        Sơ đồ ,à không, giản đồ trên có thể nói là ... quá đơn giản, đơn giản đến nỗi cần bổ sung rất nhiều.
                        vd:
                        -Khối nguồn thông thường sẽ kiên kết trực tiếp với mạch bảo vệ.
                        -Thiếu đường hồi tiếp toàn cục (có thể có)
                        -Thiếu cái volume.
                        -Có 2 khối có nhiều mũi tên chỉ ra khoảng không, không biết chỉ đi đâu.
                        -...

                        Bắt đầu phân tích về khối nguồn đi, vì nó là cội nguồn sự sống của ampli mà. haha.
                        Cảm ơn bạn góp ý, mình chỉ mới vừa bắt đầu thôi mà.
                        -Có 2 khối có nhiều mũi tên chỉ ra khoảng không, không biết chỉ đi đâu. đây chỉ là khái quát sơ lược, ai cũng biết khối nguồn cung cấp đến hầu hết các khối nên mình cố tình không nối các nơi cho đỡ rậm, khối hiển thị và giao tiết cũng vậy. còn cái volume mình cho nó nằm trong khối giao tiếp vì nó ở đó mà!
                        -Thiếu đường hồi tiếp toàn cục (có thể có) Cái này nẳm trong khối công suất thôi bạn à
                        Thân.
                        Last edited by vudoan; 30-12-2010, 12:34.
                        Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

                        Comment


                        • #13
                          6: Mạch xử lý Karaoke:
                          Bao gồm các ngõ vào microphone, phối hợp trở kháng,khuyếch đại tín hiệu, xử lý tạo tiếng vang (echo) và mạch trộn để trộn ví tín hiệu từ các ngõ vào khác. Khối này có thể không có, khi đó dùng kết hợp với thiết bị chuyên dùng bên ngoài, còn ampli chỉ làm nhiệm vụ khuyếch đại công suất mà thôi.

                          Xu thế hiện nay : Đa số các ampli dùng cho gia đình và phòng hát nhỏ thường được thiết kế với công suất nhỏ và vừa kết hợp đầy đủ các khối như trên. còn các dàn âm thanh chuyên nghiệp dùng cho đám cưới, hội họp, phòng hát lớn, hoặc ngoài trời, thường dùng ampli có công suất rất lớn chỉ có nguyên khuyếch đại công suất và mạch bảo vệ. kết hợp với bộ xử lý mic, equalize ngoài hỗ trợ nhiều mic và ngõ vào với số lượng dải thông điều chỉnh âm sắc rất rộng.
                          Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

                          Comment


                          • #14
                            Mình thì mình thấy khối công suất ít khi đi kèm bảo vệ loa (có chăng chỉ ở những âm li loại bé thôi). Bởi vì đặc điểm khối công suất là dễ bị ù nhiễu, vì vậy nó thường đc cách ly riêng. Đa số các âm li karaoke có khối bảo vệ loa tích hợp trên bo nguồn, các âm ly dân dụng của các hãng nổi tiếng thì thường có khối bảo vệ riêng chỗ cọc loa. Tôi nghĩ vị trí nó nằm đâu ko quan trọng, chúng ta chỉ cần nắm vững nguyên tắc hoạt động của từng khối để có hướng sửa chữa.

                            Thks!
                            Cần mua gấp chung cư (Hà Nội) diện tích trên dưới 50m2 để triển khai dự án nhà thông minh!!!

                            0989313142

                            Comment


                            • #15
                              Gọi là nghiên cứu học tập thôi . Chứ gọi cái tên oanh oách là HỖ TRỢ SẢN XUẤT thì xấu hổ chết đi được . Loại ampli có ý tưởng thiết kế như vậy chắc được trang bị cho tàu Con thoi để các phi hành gia giải sầu ??????
                              Attached Files
                              Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                              nguyendinhvan1968@gmail.com

                              Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              vudoan Tìm hiểu thêm về vudoan

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X