Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đi sâu phân tích Ampli hõ trợ việc chế tạo và sửa chữa!

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viết
    Nhân dịp thấy Vudoan nói về EQ, thấy có em TA7630, vậy Vudoan cho hỏi luôn là Tép có 1 cặp TA7605AP và và 1 cặp TA75458S Toshiba, 2 con này dùng làm gì (vì không kiếm được datasheet) ?
    đây là câu trả lời, rất tiếc là vudoan ko thạo tiếng anh lắm nên xin lỗi 1 chút nha tép, copy nguyên văn về chắc mod cũng ko câu nệ gì.


    Applications
    The TA75458S is a high-speed, low skew 1-to-10 differential fanout buffer designed for clock distribution in new, high-performance systems. The internal 2:1 mux allows the input to select between two differential clock sources. The device is specifically designed for low skew. The interconnect scheme and metal layout are carefully optimized for minimal gate-to-gate skew within the device. Wafer characterization and process control ensure consistent distribution of propagation delay from lot to lot. The VBB output is intended for use as a reference voltage for single-ended reception of ECL signals to that device only. When using V BB for this purpose, it is recommended that VBB is decoupled to VCC via a 0.01µF capacitor.


    đay nữa nè: cái này là nhờ anh gul gồ dịch đó nha:

    TA7605APX là một tín hiệu xử lý LSI cho đĩa CD. Digital processing functions (EFM demodulation, error correction), spindle motor servo processing, compression for anti-rolling and anti-shock, expandable memory control functions (4M, 16M, 64M EDO/Fast Page DRAM and 16M, 32M, 64M, 128M, 256M SDRAM ), 10-band EQ (Equalizer) Filter, CD-Text and 1-bit DAC for the CD-MP3 Interface are installed in TA7605APX. Chức năng xử lý kỹ thuật số (EFM giải điều chế, sửa lỗi), trục động cơ servo chế biến, nén để chống lăn và chống sốc, bộ nhớ mở rộng chức năng điều khiển (4M, 16M, 64M EDO / Fast DRAM và 16M, 32M, 64M, 128M, SDRAM 256M), 10-band EQ (Equalizer) Bộ lọc, CD-Text và DAC 1-bit cho các giao diện CD-MP3 được cài đặt trong TA7605APX.
    Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

    Comment


    • #32
      Vậy con TA7605AP cũng dùng làm EQ 10 band được , nhưng không có datasheet thì đành bó tay.
      Dù sao cũng rất cảm ơn Vudoan đã nhiệt tình cho biết.
      Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
      <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viết
        Quả là cao siêu.
        Mình không hiểu ý tep nữa, chỉ là vài kiến thức thônng thường thôi mà, có điều trót hứa với anh em là đi sâu phân tích nên mình chia sẻ những cái mà mọi người chưa hoặc không chia sẻ hoặc chia sẻ mà ko phân tích rõ cho mọi người hiểu hoặc cố tình làm sai lệch thông số nguyên thủy của mạch. Mình ko bao giờ làm vậy! Đã ko cho thì thôi, còn cho phải cho người khác cái tốt, cái thật, nhất là kiến thức. dù mình cũng không biết nhiều, chỉ là tài liệu sưu tầm, tổng hợp từ các nguồn, có nêu rõ nguồn gốc.
        Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi vudoan Xem bài viết
          ...

          5/ Còn một kiểu chỉnh EQ nữa là mạch điều chỉnh chuyên dụng bằng IC với phương thức chỉnh bằng áp DC, Ví dụ như TA7630 của Toshiba, các bác có thể lắp theo sơ đồ kèm theo datasheet của hãng, ưu điểm là dùng chiết áp đơn chỉnh được cho cả hai kênh, và có thể phối ghép với MCU dễ dàng do chỉnh bằng điện áp, khỏi cần motor như loại chiết áp cơ khí, món này em ko rành lắm, ai biết nhiều chỉ giúp. em cảm ơn nhìu!
          Loại chỉnh bằng áp DC mình đã dùng rồi nhưng là mạch bass-treble, dùng IC LA1106 (không nhớ rõ phải số hiệu này không nữa vì lâu quá rồi). Hiệu quả khá cao nhưng có nhược điểm là chiết áp rất mau hư, dùng vài tháng là kêu rột rẹt xót cả ruột nên mình bỏ luôn rồi.

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi vudoan Xem bài viết
            Mình không hiểu ý tep nữa, chỉ là vài kiến thức thônng thường thôi mà, có điều trót hứa với anh em là đi sâu phân tích nên mình chia sẻ những cái mà mọi người chưa hoặc không chia sẻ hoặc chia sẻ mà ko phân tích rõ cho mọi người hiểu hoặc cố tình làm sai lệch thông số nguyên thủy của mạch. Mình ko bao giờ làm vậy! Đã ko cho thì thôi, còn cho phải cho người khác cái tốt, cái thật, nhất là kiến thức. dù mình cũng không biết nhiều, chỉ là tài liệu sưu tầm, tổng hợp từ các nguồn, có nêu rõ nguồn gốc.
            bạn vudoan khiêm tồn quá, bạn viết bài hay có ít anh em khen là đúng rồi sao phải khiêm tốn!
            sống trong đời sống cần có một tấm lòng!
            email:

            Comment


            • #36
              @Vudoan, "Quả là cao siêu" đó là lời khen cửa miệng của Tép đấy!
              Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
              <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

              Comment


              • #37
                Tiếp tục trở lại phần mạch công suất, trước hết xin trình bày với các bạn về mạch KĐ đầu vào và mạch KĐ điện áp.

                Đối với mạch vào cũng có thể rất đa dạng, nhưng tổng kết lại có thể chia làm 2 nhóm: mạch vào tích hợp (IC) và mạch vào dùng linh kiện phân lập,(tranzito BJT, Fet, Tube).
                Ở đây ta chỉ đi sâu phân tích mạch vào dùng BJT và FET do tính thông dụng của nó, mạch vào tích hợp đã có ví dụ ở trên, các mạch khác chỉ khác nhau ở tham số IC về dòng, áp còn cơ bản nguyên lý không khác nhiều.

                Mạch vào dùng BJT và FET có thể có kết cấu tầng đơn hoặc vi sai, đối với mạch vi sai có 2 kiểu : đối xứng 2 nhánh trái/phải và trên/dưới, có thể kết hợp cả hai kiểu vi sai trong một mạch vào cho mạch công suất.mặt khác cũng có thể ghép tầng các vi sai với nhau thành mạch vi sai nhiều tầng, vừa để tăng hệ số KĐ, vừa giải quyết khâu phôiis hợp trở kháng, lại giải quyết được vấn đề điện áp chịu đựng của linh kiện có sẵn thấp hơn nhu cầu thiết kế.(như trong ví dụ dưới đây, nếu dùng 2SK30 Vgsmax chỉ có 50V, nhưng nhờ có mạch ghim áp bởi mạch B chung tạo bởi 2 BJT phía trên nên đạt yêu cầu)

                Cấu tạo của một mạch vi sai cơ bản gồm có 2 tranzito đấu 2 cực E hoặc S với nhau, hai cực B hoặc G là hai đầu vào, hai cực C hoặc D là đầu ra. Tín hiệu vào được đưa tới một nhánh vi sai, nhánh kia làm mạch hồi tiếp, tức là có thể ổn định trạng thái làm việc của mạch dễ dàng nhờ hồi tiếp, lợi dụng nguyên lý làm việc của mạch vi sai : Chỉ KĐ đại thành phần hiệu số của 2 tín hiệu đưa tới hai đầu vào (tên của nó sinh ra từ nguyên lý này) Nhờ vậy dễ dàng thiết kế mạch vào đối xứng hoặc không đối xứng, ra đối xứng hoặc không đối xứng.

                Trên cơ sở mạch vi sai cơ bản, kết hợp với các tầng KĐ điện áp một cách thích hợp (chủ yếu là ghép tầng trực tiếp để KĐ tốt cả thành phần một chiều trong tín hiệu)
                thêm vào đó là sử dụng các bộ nguồn hằng dòng cấp dòng điện không đổi cho mạch vào để nâng cao độ ổn định làm việc cho mạch KĐ vi sai, sẽ làm giảm tối thiểu nhiễu và méo của mạch vào -> nâng cao tính năng của toàn mạch KĐ công suất.


                Dưới đây là nguyên lý cấu tạo của: mạch KĐ vi sai cơ bản, mạch nguồn hằng dòng, và mạch KĐ điện áp đã bao gồm cả tầng vi sai và KĐ điện áp. ( Chú ý chỉ là nêu nguyên lý nên vudoan không chỉnh sửa các giá trị R, C, các tranzito cũng chỉ có ý nghĩa là NPN, PNP, hay FET mà thôi)

                *Với mạch hằng dòng có thể dùng diod, led, tranzito hoặc Zenedderre ghim áp, nguyên lý đơn giản nên vudoan không cần giải thích nhiều.
                Sau này doan sẽ có dịp tổng kết tất cả các sơ đồ từ mạch vào cho đến tầng ra KĐ điện áp mà doan biết, cũng rất đa dạng và rất hay.
                Attached Files
                Last edited by vudoan; 07-01-2011, 00:13.
                Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

                Comment


                • #38
                  VÀ dưới đây là một sơ đồ mạch KĐCS đầy đủ từ tầng đầu vào cho đến tầng KD công suất, với đầu vào dùng FET ,theo kiểu đối xứng hai nhánh trên/ dưới, không dùng đối xứng trái/phải, mạch vào và mạch KĐ điện áp tăng thêm mỗi nhánh một tranzito làm việc ở sơ đồ BC để có hệ số KĐ điện áp và trở kháng ra lớn, phối hợp rất tốt với tầng công suất làm việc ở sơ đồ CC có trở khàng vào lớn, trở kháng ra cực E nhỏ, nâng cao năng lực kéo phụ tải.
                  Mạch bảo vệ loa tương đối hoàn thiện: bao gồm cả mạch làm trễ đóng loa khi mở máy, mạch bảo vệ lệch áp tĩnh đầu ra loa, bảo vệ quá dòng ra loa, mạch ngắt nhanh loa khi tắt máy tránh tiếng "bụp" phát sinh khi quá độ và mạch ngắt loa khi điện áp cung cấp nguồn quá thấp so với danh định không cho ra loa tín hiệu xấu.

                  PS/ Do chỉ là sơ đồ nguyên lý cơ bản nên doan lười chỉnh thông số linh kiện lắm, nếu bạn nào có nhu cầu thử nghiệm thì doan sẽ post list linh kiện sau cho nhanh, các bạn thông cảm nha.
                  Attached Files
                  Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

                  Comment


                  • #39
                    Tiếp theo là phần tầng KĐ dòng điện ->KĐ công suất:


                    Là tầng quyết định công suất ra của mạch KĐ công suất, việc tính toán linh kiện lắp ráp hay sửa chữa Ampli chủ yếu được quyết định bởi tầng này. Khi chọn Tranzito công suất yêu cầu chọn dòng điện collector max của tranzito phải lớn hơn dòng điện đỉnh yêu cầu ra loa. hoặc có thể mắc // nhiều tranzito để tăng dòng điện ra. Riêng điện áp chịu đựng (Ucb0 max) cần phải >2 lần điện áp cung cấp cộng thêm dao động điện áp do sai số nguồn điện lưới và áp cảm ứng từ tải loa, chọn >= 3 lần Vcc là vừa, ví dụ Vcc= +-40V, có thể chọn tranzito có Vcb0=120V.

                    Chọn chế độ làm việc của tầng KĐ dòng điện: Có thể chọn class A, AB, B tùy theo yêu cầu sử dụng và điều kiện linh kiện/ công suất.
                    CHế độ A cho âm chất tốt nhất nhưng hiệu suất thấp, tỏa nhiệt nhiều, rất khó làm công suất lớn. Chế độ B cho hiệu suất cao nhưng méo giao nhau lớn( Khi tín hiệu đảo chiều tại điểm qua 0 có khoảng thời gian cả 2 tranzito đều khóa).
                    Để dung hòa giữa hai mạch trên có vài hướng khắc phục:
                    1: Đặt cho tầng CS làm việc ở chế độ AB -> Phân cực tĩnh cho tranzito KĐ dòng điện khoảng vài chục mA, như vậy các tín hiệu có biên độ nhỏ được KĐ tốt hơn do khi đó mạch làm việc ở chế độ A, khi mức tín hiệu lớn tới, mạch làm việc ở chế độ B.
                    2: Dùng mạch "lai" giữa chế độ A và B, bình thường chỉ có mạch class A làm việc, khi tín hiệu ra rất lớn tự động mở mạch class B.
                    2: Dùng SW chuyển đổi chế độ làm việc A/B/AB bằng tay để tùy chọn trong các điều kiện hoàn cảnh sử dụng cụ thể.

                    Cách điều chỉnh dòng điện tĩnh để xác lập chế độ làm việc của tầng KĐCS có nhiều cách, có thể dùng diod để ghim áp trên BE của tranzito KĐ đệm, hoặc dùng biến trở, nhưng thông dụng hơn là dùng 1 tranzito kết hợp với biến trở điều chỉnh để đặt trước dòng tĩnh cho cặp tranzito KĐCS, (Q9 trên hình vẽ). khi dùng cách này có thể sử dụng luôn tranzito làm linh kiện bù nhiệt cho tầng KĐCS bằng cáh gắn nó vào tấm tản nhiệt cùng với KĐCS, khi to tăng nội trở của tranz giảm đi, hạ bớt thiên áp tĩnh của tranz KĐCS.
                    Đây là mạch KĐCS đã tính toán các thông số , vudoan chọn các tham số như sau:
                    - dòng điện tầng vi sai mạch vào : 2.11mA
                    - dòng điện tầng KĐ điện áp : 17.6mA
                    - dòng điện tầng thúc : 11.2mA
                    - dòng điện tĩnh tầng KĐCS 88.3mA cho một tranzito, tổng 2 tranzito là 176mA
                    các bạn có thể vào link sau download file DSN vì diễn đàn không cho đính kèm , dùng phần mềm Proteus 7.6 trở lên để mở, vudoan thiết kế cho một kênh, cần phải thay các biến trở có thể demo bằng biến trở thường mới chạy được PCB bằng ARES nha .

                    http://www.4shared.com/file/SPjh7343/Amply100Wdep.html

                    pass giải nén : 3041972
                    Attached Files
                    Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

                    Comment


                    • #40
                      à chủ đề này tôi cũng đang tìm kiếm nhưng tôi thấy nó chẳng sâu chút nào cả, chẳng là tôi có con ampli cali pro 666 nó khômg đóng zơle bảo vệ loa. tôi mò mẫm mãi mà không ra, tôi đang tìm cái lệnh đóng zơle đó nó ở đâu và bộ phận làm trễ zơle đó nữa, có mấy chú trảnito tôi đã cày lên rồi.hay nhà sản xuất làm thừa cái zơle đó. tôi điên tiết đấu tắt vào thì loa nó kêu các bạn a`

                      Comment


                      • #41
                        Nhắc nhở :
                        Chỉ nên post những kiến thức do chính mình tạo ra và hiểu thật sâu sắc về nó . Dù đúng , dù sai , dù thiếu sót thì cũng đáng quý . Vì nó chính là cái của mình . Những thứ sưu tầm trên mạng chỉ mang tính tham khảo cá nhân , không nên phổ biến . Vì trong nhiều thứ được phổ biến có chứa đựng những hàm ý cá nhân , không mang tiêu chẩn đúng .
                        Rút kinh nghiệm từ thành viên Lan Huong ngày trước , các MOD không có thời gian đi giải quyết hậu quả của các TV tạo ra được . Càng không nên phổ biến một cách sai lệch những thông tin mà mình không hiểu thật rõ .
                        Cảm ơn !
                        Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                        nguyendinhvan1968@gmail.com

                        Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi vudoan Xem bài viết
                          Tiếp tục trở lại phần mạch công suất, trước hết xin trình bày với các bạn về mạch KĐ đầu vào và mạch KĐ điện áp.

                          Đối với mạch vào cũng có thể rất đa dạng, nhưng tổng kết lại có thể chia làm 2 nhóm: mạch vào tích hợp (IC) và mạch vào dùng linh kiện phân lập,(tranzito BJT, Fet, Tube).
                          Ở đây ta chỉ đi sâu phân tích mạch vào dùng BJT và FET do tính thông dụng của nó, mạch vào tích hợp đã có ví dụ ở trên, các mạch khác chỉ khác nhau ở tham số IC về dòng, áp còn cơ bản nguyên lý không khác nhiều.

                          Mạch vào dùng BJT và FET có thể có kết cấu tầng đơn hoặc vi sai, đối với mạch vi sai có 2 kiểu : đối xứng 2 nhánh trái/phải và trên/dưới, có thể kết hợp cả hai kiểu vi sai trong một mạch vào cho mạch công suất.mặt khác cũng có thể ghép tầng các vi sai với nhau thành mạch vi sai nhiều tầng, vừa để tăng hệ số KĐ, vừa giải quyết khâu phôiis hợp trở kháng, lại giải quyết được vấn đề điện áp chịu đựng của linh kiện có sẵn thấp hơn nhu cầu thiết kế.(như trong ví dụ dưới đây, nếu dùng 2SK30 Vgsmax chỉ có 50V, nhưng nhờ có mạch ghim áp bởi mạch B chung tạo bởi 2 BJT phía trên nên đạt yêu cầu)

                          Cấu tạo của một mạch vi sai cơ bản gồm có 2 tranzito đấu 2 cực E hoặc S với nhau, hai cực B hoặc G là hai đầu vào, hai cực C hoặc D là đầu ra. Tín hiệu vào được đưa tới một nhánh vi sai, nhánh kia làm mạch hồi tiếp, tức là có thể ổn định trạng thái làm việc của mạch dễ dàng nhờ hồi tiếp, lợi dụng nguyên lý làm việc của mạch vi sai : Chỉ KĐ đại thành phần hiệu số của 2 tín hiệu đưa tới hai đầu vào (tên của nó sinh ra từ nguyên lý này) Nhờ vậy dễ dàng thiết kế mạch vào đối xứng hoặc không đối xứng, ra đối xứng hoặc không đối xứng.

                          Trên cơ sở mạch vi sai cơ bản, kết hợp với các tầng KĐ điện áp một cách thích hợp (chủ yếu là ghép tầng trực tiếp để KĐ tốt cả thành phần một chiều trong tín hiệu)
                          thêm vào đó là sử dụng các bộ nguồn hằng dòng cấp dòng điện không đổi cho mạch vào để nâng cao độ ổn định làm việc cho mạch KĐ vi sai, sẽ làm giảm tối thiểu nhiễu và méo của mạch vào -> nâng cao tính năng của toàn mạch KĐ công suất.


                          Dưới đây là nguyên lý cấu tạo của: mạch KĐ vi sai cơ bản, mạch nguồn hằng dòng, và mạch KĐ điện áp đã bao gồm cả tầng vi sai và KĐ điện áp. ( Chú ý chỉ là nêu nguyên lý nên vudoan không chỉnh sửa các giá trị R, C, các tranzito cũng chỉ có ý nghĩa là NPN, PNP, hay FET mà thôi)

                          *Với mạch hằng dòng có thể dùng diod, led, tranzito hoặc Zenedderre ghim áp, nguyên lý đơn giản nên vudoan không cần giải thích nhiều.
                          Sau này doan sẽ có dịp tổng kết tất cả các sơ đồ từ mạch vào cho đến tầng ra KĐ điện áp mà doan biết, cũng rất đa dạng và rất hay.
                          Xin hỏi VD:
                          1.Mạch visai đối xứng trên dưới khác đối xứng trái phải thế nào? nếu biết được ưu khuyết của từng loại thì mới chọn lựa đế lắp ráp được.
                          2. Hình cuối cùng trong mục này (của VD đưa lên) thấy đầu vào đã dùng visai K1058 , đây là con Fet CS mà ?!?
                          Chân thành cảm ơn.
                          Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                          <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                          Comment


                          • #43
                            Thực sự mà nói theo cái luồng này đã lâu nhưng đã nhiều lần muốn nhấn thanks mà ko nhấn tại vì nói thật sự là cũng chưa biết thank chỗ nào cả. Ở đây ko nói đến trình độ và độ hiểu biết của người đọc, mà đơn giản chỉ thấy rằng vấn đề cốt lõi chưa tìm thấy, chỉ thấy một đống kiến thức rất chung chung. Người chưa biết gì như tôi đọc hoa cả mắt cũng chẳng hiểu gì, còn người "già cội" đọc xong cũng chẳng biết nên góp ý thế nào và góp ý chỗ nào cho đúng. Nếu nói rằng để chế tạo và sửa chữa thì đọc xong đống này chắc làm nghề sửa âmli vài hôm phải đi viện mất (vì phá hỏng đồ của khách). Còn từ "phân tích" thì tôi nghĩ nên thay bằng từ "khái quát" thì đúng hơn.

                            Có lẽ chủ thớt là giáo viên nên bài viết cũng như những bài giảng mà các thầy vẫn dạy ở trường vậy!
                            Dẫu sao cũng cảm ơn công lao và ngụ ý tốt của chủ thớt!
                            Hy vọng sẽ học đc nhiều từ những bài tiếp theo của VD.

                            Xin lỗi có vài điều chia sẻ, mong chủ thớt thông cảm!
                            Cần mua gấp chung cư (Hà Nội) diện tích trên dưới 50m2 để triển khai dự án nhà thông minh!!!

                            0989313142

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viết
                              Xin hỏi VD:
                              1.Mạch visai đối xứng trên dưới khác đối xứng trái phải thế nào? nếu biết được ưu khuyết của từng loại thì mới chọn lựa đế lắp ráp được.
                              2. Hình cuối cùng trong mục này (của VD đưa lên) thấy đầu vào đã dùng visai K1058 , đây là con Fet CS mà ?!?
                              Chân thành cảm ơn.
                              1:/ Mạch đối xứng trái phải thì cả hai bán kỳ tín hiệu đều được KĐ bởi đầu vào không đảo, dòng điện chảy qua tiếp giáp BE của tranzito khuyếch đại điện áp sẽ quyết định điện áp tín hiệu ra tầng công suất. Còn mạch đối xứng trên dưới có thể coi như hai tầng KĐ đơn, KĐ riêng hai nửa tín hiệu vào, tại bán kỳ dương của tín hiệu vào thì nhánh trên làm việc, bán kỳ âm nhánh dưới làm việc, hồi tiếp đưa về điểm E chung hoặc S chung của cặp tranzito KĐ tín hiệu đầu vào, ưu điểm của cách này là mạch đơn giản hơn việc dùng 2 cặp vi sai gồm một cặp PNP và một cặp NPN mà vẫn có được sự đối xứng hoàn toàn từ đầu ra tới đầu vào/

                              2:/
                              Nguyên văn bởi vudoan Xem bài viết
                              ...( Chú ý chỉ là nêu nguyên lý nên vudoan không chỉnh sửa các giá trị R, C, các tranzito cũng chỉ có ý nghĩa là NPN, PNP, hay FET mà thôi)
                              Rất xin lỗi vì việc không ghi rõ trị số linh kiện, nhưng như trên doan đã nêu rõ : sơ đồ là do doan tổng hợp các mạch và tự vẽ, tự phân tích nên chỉ nêu ra nguyên lý để mong có thể giúp các bạn có cái nhìn tổng hợp về các loại mạch để phân tích sơ đồ cho dễ, chứ doan không nói mọi người lắp con K1058 vào vị trí đó


                              Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                              Nhắc nhở :
                              Chỉ nên post những kiến thức do chính mình tạo ra và hiểu thật sâu sắc về nó . Dù đúng , dù sai , dù thiếu sót thì cũng đáng quý . Vì nó chính là cái của mình . Những thứ sưu tầm trên mạng chỉ mang tính tham khảo cá nhân , không nên phổ biến . Vì trong nhiều thứ được phổ biến có chứa đựng những hàm ý cá nhân , không mang tiêu chẩn đúng .
                              Rút kinh nghiệm từ thành viên Lan Huong ngày trước , các MOD không có thời gian đi giải quyết hậu quả của các TV tạo ra được . Càng không nên phổ biến một cách sai lệch những thông tin mà mình không hiểu thật rõ .
                              Cảm ơn !
                              Cảm ơn mod đã nhắc nhở kịp thời, có thể doan có sai khi đính kèm vài tài liệu sưu tầm để mọi người tham khảo, nhưng doan cũng đã nhấn mạnh là cái đó chỉ để tham khảo mà
                              Còn việc doan đưa các lược đồ của các kiểu mạch, cái này doan tổng kết từ thực tế sửa chữa gặp sao vẽ lại vậy để chia sẻ, cái mạch vi sai hay ổn dòng hoặc mạch chỉnh thiên áp cho tầng KĐCS chắc ai cũng biết, không thể vẽ sai hoặc bịa ra được, cũng không phải sư tầm trên mạng, còn các mạch lấy ở tài liệu nào doan đều có nêu rõ nguồn gốc.

                              Nguyên văn bởi lvt195 Xem bài viết
                              Thực sự mà nói theo cái luồng này đã lâu nhưng đã nhiều lần muốn nhấn thanks mà ko nhấn tại vì nói thật sự là cũng chưa biết thank chỗ nào cả. Ở đây ko nói đến trình độ và độ hiểu biết của người đọc, mà đơn giản chỉ thấy rằng vấn đề cốt lõi chưa tìm thấy, chỉ thấy một đống kiến thức rất chung chung. Người chưa biết gì như tôi đọc hoa cả mắt cũng chẳng hiểu gì, còn người "già cội" đọc xong cũng chẳng biết nên góp ý thế nào và góp ý chỗ nào cho đúng. Nếu nói rằng để chế tạo và sửa chữa thì đọc xong đống này chắc làm nghề sửa âmli vài hôm phải đi viện mất (vì phá hỏng đồ của khách). Còn từ "phân tích" thì tôi nghĩ nên thay bằng từ "khái quát" thì đúng hơn.

                              Có lẽ chủ thớt là giáo viên nên bài viết cũng như những bài giảng mà các thầy vẫn dạy ở trường vậy!
                              Dẫu sao cũng cảm ơn công lao và ngụ ý tốt của chủ thớt!
                              Hy vọng sẽ học đc nhiều từ những bài tiếp theo của VD.

                              Xin lỗi có vài điều chia sẻ, mong chủ thớt thông cảm!
                              Doan không có tham vọng trở thành thầy giáo của ai, chỉ làm thợ thôi, đang muốn tổng kết mọi vấn đề và mong mọi người cùng góp sức tạo một luồng đi sâu, nhưng không thể ngày một ngày hai viết hết tất cả các bài được, một mình doan cũng không đủ sức, nên có lẽ nếu các bạn đã không có hứng thú thì xin mod khóa giúp luồng này ở đây.


                              Xin cảm ơn mọi người đã theo dõi luồng bấy nay và rất xin lỗi nếu làm mất thì giờ vàng ngọc của các Thành viên để xem mấy bài trên.

                              Một lẫn nữa xin cảm ơn.

                              Thân chào.
                              Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi vudoan Xem bài viết
                                Tiện đây mình đưa lên 1 ít tài liệu sưu tầm trên mạng để các bạn tham khảo ,các tài liệu này có thừa thiếu gì anh em bổ sung giúp.
                                XIn lỗi mọi người vì mod nhắc nhở nên doan xóa các file tài liệu này.
                                Chân thành xin lỗi.
                                Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                vudoan Tìm hiểu thêm về vudoan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X