Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đi sâu phân tích Ampli hõ trợ việc chế tạo và sửa chữa!

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi lvt195 Xem bài viết
    Mình thì mình thấy khối công suất ít khi đi kèm bảo vệ loa (có chăng chỉ ở những âm li loại bé thôi). Bởi vì đặc điểm khối công suất là dễ bị ù nhiễu, vì vậy nó thường đc cách ly riêng. Đa số các âm li karaoke có khối bảo vệ loa tích hợp trên bo nguồn, các âm ly dân dụng của các hãng nổi tiếng thì thường có khối bảo vệ riêng chỗ cọc loa. Tôi nghĩ vị trí nó nằm đâu ko quan trọng, chúng ta chỉ cần nắm vững nguyên tắc hoạt động của từng khối để có hướng sửa chữa.

    Thks!
    Mình rất cám ơn bạn đã góp ý chân thành, mình muốn phân tích một cách chi tiết nhưng mình nghĩ là mọi thiết bị đều được xây dựng trên cơ sở sơ đồ khối , sau đó đến lược đồ đã, rồi đến sơ đồ chi tiết, thì mới mong có cái nhìn sâu sắc được. còn sơ đồ thì mình, bạn và mọi người chắc không thiếu, nhưng mấy ai đã bỏ thì giờ vàng ngọc của mình ra phân tích tỉ mỉ cho những bạn mới vào nghề hiểu! Ví dụ như bạn này http://www.dientuvietnam.net/forums/...B9ng-STK/page3
    Nên mình muốn mọi người cùng xây dựng đóng góp, ngày xưa mình đi học, và bây giờ dạy học sinh của mình, bao giờ mình cũng dạy từ sơ đồ khối trước,nên khi ra nghề các em không bao giờ gặp phải cảnh gặp một máy lạ nhìn vào không biết linh kiện nào có nhiệm vụ gì!
    Đã không hiểu chức năng nhiệm vụ của từng khối hay từng linh kiện nói gì đến sửa chữa! còn để sửa theo kiểu nhìn hay đo từng con, con nao chết thay con đó thì mình thua!
    Thân.
    Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
      Gọi là nghiên cứu học tập thôi . Chứ gọi cái tên oanh oách là HỖ TRỢ SẢN XUẤT thì xấu hổ chết đi được . Loại ampli có ý tưởng thiết kế như vậy chắc được trang bị cho tàu Con thoi để các phi hành gia giải sầu ??????
      Em đâu có nói là SẢN XUẤT, em chỉ CHẾ TẠO (nghiệp dư ) để nghe chơi thôi Mod à,
      còn hiểu để hỗ trợ cho công tác sửa chữa thì chắc là không sai, em nghĩ trên 4rum ta chắc rất đông anh em kiếm cơm bằng nghề sửa chữa lên trao đổi kinh nghiệm chứ không thiếu đâu.
      Last edited by vudoan; 30-12-2010, 14:43.
      Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

      Comment


      • #18
        Sau đây chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứ từng phần một, việc đầu tiên có lẽ là sẽ bàn đến mạch công suất trước, vì nó là linh hồn của cái ampli mà!
        Việc thiết kế mạch công suất như trên đã nói, có thể dùng mạch tích hợp (Integrated circuit IC), mạch này chỉ cần lắp theo đúng datasheet của hãng sản xuất cung cấp kèm theo là chạy, nên ta chỉ nhắc đến mà không đưa ra sơ đồ cụ thể.
        Với loại ampli dùng đèn điện tử, do khó khăn trong việc tính toán và tìm linh kiện,và mức độ xuất hiện trên thị trường thực tế không nhiều nên ta sẽ bàn đến sau.
        Trước hết ta sẽ đi sâu phân tích mạch công suất ráp bằng tranzito:
        Có thể nói rằng về cơ bản một mạch công suất bao gồm các tầng: tầng vào,khuyếch đại điện áp,khuyếch đại dòng & công suất, mạch hồi tiếp và các mạch lọc tránh tự kích, mạch phân cực và ổn định phân cực cho các tầng.
        Tùy theo đầu vào sử dụng IC hay linh kiện phân lập mà ta có thể tạm chia ra 2 nhóm, nhóm KDCS với đầu vào tích hợp và nhóm không tích hợp. mỗi kiểu có cái hay và cũng có nhược điểm riêng. Sử dụng mạch tích hợp làm mạch vào sẽ đơn giản cho thiết kế song theo tôi cảm nhận là âm chất không được hay, mặt khác khó tăng công suất mạch vì điện áp cung cấp tăng cao đa số các mạch thuật toán (OPAMP) thông dụng không theo được.
        dùng linh kiện phân lập sẽ cho nhiều khả năng tùy biến các tham số cũng như kết cấu mạch đầu vào,vì như tất cả chúng ta đã biết, nhiễu hay méo ở đầu vào sẽ được KD mạnh nhất và cho ra tải tín hiệu xấu không mong muốn ở mức lớn nhất
        Khi thiết kế mạch vào cho KDCS bàng linh kiện phân lập, có nhiều lựa chọn:
        1. đầu vào tầng đơn, cách này hiện nay ít dùng, nó chỉ được dùng rất ít trong các mạch KDCS nhỏ và rất nhỏ, class A hoặc AB.
        2. đầu vào kiểu so sánh sai lệch (vi sai), hiện được dùng rất rộng rãi phổ biến, do các ưu điểm: có hệ số KD lớn, ổn định, dễ dàng trong thiết kế mạch hồi tiếp để ổn định mức DC/AC đầu ra. nhiễu nhỏ và không tăng theo thời gian làm việc do tính đối xứng của mạch nên độ trôi dạt tham số của các nhánh vi sai tự bù trừ cho nhau.
        Chỉ nguyên việc bố trí các cặp vi sai KD đầu vào cũng nói lên sự khác nhau của các sơ đồ , người ta có thể bố trí từ 1 đến 4 cặp (theo tôi được biết) vi sai để làm mạch vào, sau này tôi sẽ tổng kết các kiểu mạch vi sai mà tôi đã từng gặp, có thể dùng BJT, FET, JFET, cũng có thể lựa chọn vi sai với tranzito NPN hay PNP ... tóm lại là có thể tùy biến!
        Last edited by vudoan; 30-12-2010, 22:56.
        Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

        Comment


        • #19
          Trước hết tôi xin đưa lên sơ đồ một mạch công suất đơn giản nhất với tầng KD điện áp và công suất bằng tranzito, mạch vào dùng vi mạch KD thuật toán, toàn bộ đều là linh kiện thông dụng. mạch là tôi vẽ lại từ ampli thực tế.
          Nguyên lý hoạt động như sau: U1 KD vào, được cung cấp nguồn bởi 2 mạch ổn áp tham số D1/R2, D2/R3.
          R1 tạo thiên trị cho đầu vào không đảo của U1, R12/C9 lấy tín hiệu vào. TÍn hiệu ra của U1 đưa đến tầng KD điện áp Q2/Q4 , tín hiệu ra của Q2/Q4 trực tiếp kích Q1/Q3, tín hiệu ra đưa tới loa.
          TÍn hiệu ra một phần được đưa về đầu vào đảo của U1 qua R10 để ổn định điện áp tĩnh một chiều ở đầu ra, sao cho khi không có tín hiệu vào Ura=0 so với điểm đất của mạch.Khi có tín hiệu vào, R10 cùng với R11 và C4 xác lập hệ số KD hay còn gọi là độ lợi điện áp cho toàn mạch công suất, ở đây là Ku=56k/1k=56 (v/V)
          R4, R5 ,R6 cùng với D1 &D2 tạo phân cực tĩnh cho tầng KD công suất, D1, D2 ghim mức điện áp trên hai mối nối BE của cặp Q2, Q4 ở mức xấp xỉ 1,4V, làm cho tầng cuối hoạt động ở chế độ AB.
          cho một hiệu suất khá cao với chất lượng nghe khá của tầng KD công suất.
          Mạch R9/C3 là mạch lọc bù trở kháng thấp của tải, còn có tên là mạch lọc zobel, giúp mạch KD công suất ổn định hơn. tránh phát sinh dao động tự kích.


          (chắc giải thích vậy e còn hơi sơ sài, có anh chị em nào có kỹ năng sư phạm hơn đóng góp giúp để mọi người hiểu hơn nha!)
          Thank tất cả
          Attached Files
          Last edited by vudoan; 31-12-2010, 12:05.
          Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

          Comment


          • #20
            mình có một số góp ý như sau mong các bác đừng chế
            một amli hay là cần 3 yếu tố sau :
            1/ nguồn : trong amli nguồn không kém phần quan trọng ,1 amli hay nguồn phải đáp ứng đủ dòng cho phần công suất vì khi phát ra âm thanh mạnh khi phần công suất đẩy lên nếu thiếu dòng thì âm thanh phát ra sẽ bị méo,nguồn phải cân (đối với nguồn đôi) thì phần công suất chạy chuẩn.
            2/mạch công suất :Nói đến ampli, công suất là một chỉ tiêu được nhiều người quan tâm, thậm chí còn được coi như quan trọng bậc nhất khi đi mua ampli. Công suất lớn có phải là ampli hay? Và công suất khoảng bao nhiêu thì đủ cho nhu cầu sử dụng của bạn?
            Dạo bước dọc đường Huỳnh Thúc Kháng (TP HCM) hay Hai Bà Trưng (Hà Nội), rẽ vào bất cứ cửa hàng điện tử điện máy nào bạn cũng dễ dàng thấy quảng cáo nổi bật trên những bộ dàn Mini: Nào là 1200W, 2600W thậm chí có máy ghi công suất với 4800W. Quả thật là những công suất thật ấn tượng, thật đáng nể so với những bộ dàn có kích cỡ là “khiêm tốn”! Liệu có phải những bộ dàn mini nhỏ bé lại có công suất lớn đến thế không? Trong khi đó tại sao những Ampli Hi-end nặng hàng mấy chục kg lại chỉ ghi mức công suất vài trăm oát? Đây là câu hỏi làm rất nhiều bạn đi mua máy băn khoăn.Công suất ampli: thực và ảo
            Cách quảng cáo công suất của một sản phẩm ampli trên thị trường hiện nay quả là khá tuỳ hứng. Một bộ dàn mini rất …mini, chỉ nặng khoảng mươi cân cả loa mà công suất ra được quảng cáo hàng ngàn oát (!?). Thực chất công suất trên các bộ dàn mini được gọi là công suất nhạc đỉnh đầu ra hay PMPO (Peak Music Power Output). Trên thực tế công suất PMPO thường lớn gấp 20 đến 50 lần công suất thật của ampli đó. Có nghĩa là một bộ dàn mini quảng cáo công suất 2000W PMPO thì công suất thực tế của nó chỉ vào khoảng 40-100W mà thôi.
            http://5giay.vn/img/2008/img0/2009/t...4bad28kb54.jpg
            Công suất của một ampli là lượng, âm thanh của một ampli như thế nào lại là chất.Công suất ra thực sự của một ampli – RMS (Root Mean Squared) được tính bằng điện áp trên tải loa nhân với dòng điện qua tải loa đó, ví dụ như trên hai đầu của một chiếc loa 8 Ohm có điện áp xoay chiều 8V và dòng qua là 1A thì công suất thật sẽ là 8W. Trong thực tế, để biết công suất thật ở một mức volume nào đó, ta có thể làm như sau: Dùng một voltmetre xoay chiều đo trực tiếp điện áp trên hai đầu cọc loa khi máy đang chạy và áp dụng công thức Công suất thật U2/R
            Trong đó: U là điện áp
            R là trở kháng loa
            Tất nhiên phép đo này có sai số lớn vì tín hiệu âm nhạc luôn luôn thay đổi nên chỉ có tác dụng tham khảo. Muốn có giá trị chính xác, bạn cần có những thiết bị phức tạp hơn như: Máy tạo sóng âm tần, voltmetre điện tử, điện trở mẫu.
            Bạn cũng nên nhớ rằng bất cứ một thiết bị tiêu thụ điện nào cũng có hiệu suất nhất định. Đối với ampli cũng vậy, tuỳ theo mạch công suất của ampli hoạt động theo chế độ nào: class A, B hay AB mà hiệu suất có thể thay đổi nhưng hiệu suất bao giờ cũng nhỏ hơn 100%. Nói cách khác, công suất ra kiểu như 150W x 2 kênh trong khi công suất tiêu thụ toàn máy chỉ là 100W (công suất ra lớn gấp 3 lần công suất tiêu thụ ), thật vô cùng phi lý!
            Công suất lớn có phải là hay?
            http://5giay.vn/img/2008/img0/2009/t...5barvm8qdc.jpg
            Ampli đèn có công suất nhỏ nhưng lại có âm thanh vô cùng quyến rũ.Công suất của một ampli là lượng, âm thanh của một ampli như thế nào lại là chất, hai khái niệm không thể đánh đồng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều rằng các hãng chế tạo ampli thường có nhiều dòng sản phẩm để đáp ứng tuỳ tiền của nhiều đối tượng. Theo quan niệm thiết kế của nhiều hãng, ampli công suất càng lớn, càng đắt tiền, thì càng được chú trọng vấn đề nâng cao chất lượng trong thiết kế, điều này là hoàn toàn đúng đối với ampli bán dẫn. Nói cách khác, cùng một mẹ đẻ ra, ampli bán dẫn nào có công suất lớn hơn thường là âm thanh hay hơn. Với ampli đèn, vấn đề không hoàn toàn như thế, Chất lượng âm thanh của một ampli đèn phụ thuộc chủ yếu vào thiết kế mạch, chất lượng bóng đèn, biến áp và các phụ kiện Một ampli 300B công suất ra 7W có thể âm thanh quyến rũ hơn nhiều so với một ampli khổng lồ hàng mấy trăm oát. Đừng bao giờ nghĩ ampli đèn công suất lớn thì tiếng luôn hay hơn công suất nhỏ. Khi chơi ampli đèn, nếu đã có loa độ nhạy cao, bạn hãy dành tiền đầu tư vào một ampli công suất nhỏ có âm thanh hay thì tốt hơn là mua một ampli công suất lớn không cần thiết.
            Bạn có cần công suất lớn?
            Công suất lớn đến bao nhiêu là vừa? Có phải công suất ampli càng lớn thì càng tốt hay không?
            Những người nghe có kinh nghiệm cho biết: với một cặp loa 8Ohm, có độ nhạy trung bình, khoảng 90 db và với một phòng nghe rộng chừng 20 m2 thì công suất ampli cần thiết để nghe ở mức dễ chịu chỉ cần khoảng 20-25W RMS là đủ và tối đa cũng chẳng vượt quá 40W (công suất thật), trừ khi bạn muốn chiếc ghế xô pha bạn ngồi phải rung lên theo tiếng nhạc thì mới cần lớn hơn. Như vậy, thực chất chúng ta vẫn thường đầu tư vào những chiếc ampli có công suất quá dư so với yêu cầu sử dụng thông thường. Với phòng nghe có kích thước 25-30 m2, loa 90 dB , và mức nghe to vừa phải, bạn sắm một chiếc ampli bán dẫn công suất thật 60-70W là đạt yêu cầu.
            Nhân tố quyết định việc chọn công suất ampli
            Độ nhạy và trở kháng của loa:
            Loa có độ nhạy càng cao thì chỉ cần ampli công suất nhỏ. Ngược lại những loại loa được coi là “cứng đầu”, trở kháng thấp khoảng 4 ohm, độ nhạy dưới 90 dB cần ampli có công suất lớn, dòng ra lớn (thường là loại nhiều sò công suất lắp song song).
            Kích cỡ và cách bố trí của phòng nghe:
            Một căn phòng lớn hoặc chứa nhiều đồ đạc thường đòi hỏi công suất ampli lớn hơn căn phòng nhỏ và ít đồ đạc. Bởi âm thanh chúng ta nghe được là tổng hợp của các âm thanh đi trực tiếp từ loa và các âm phản xạ từ tường, trần, sàn nhà,… Phòng nghe càng rộng, đồ đạc càng nhiều càng gây suy hao âm thanh phản xạ, tạo ra cảm giác nghe bé hơn phòng nhỏ.
            Khoảng cách từ loa đến người nghe:
            Nhân tố này không phụ thuộc vào kích thước của phòng nghe. Nếu bạn ngồi xa loa thậm chí trong một căn phòng nhỏ bạn cũng vẫn phải cần công suất ampli lớn hơn.
            Cường độ âm thanh bạn thường nghe:
            Bạn thích loại nhạc nhẹ nhàng tình cảm hay bạn thích nghe nhạc heavy rock? Nếu nhạc nhẹ bạn cần công suất nhỏ hơn, còn đối với nhạc rock, âm thanh phải đủ lớn mới làm cho các fan của dòng nhạc này “phê” được.(tài liêu tham khảo)
            3/mạch chỉnh âm sắc hải điều chỉnh được 3 giải tần
            bass âm thanh phát ra tần số thấp
            mid âm thanh phát ra tần số trung
            tress âm thanh phát ra tần số cao
            -âm thanh cân chỉnh phải sắc ,càng trung thực càng tốt.
            mình chỉ biết sơ sài thế thôi mong các bác chỉ giáo thêm.
            sống trong đời sống cần có một tấm lòng!
            email:

            Comment


            • #21
              Tiện đây mình đưa lên 1 ít tài liệu sưu tầm trên mạng để các bạn tham khảo ,các tài liệu này có thừa thiếu gì anh em bổ sung giúp.
              Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

              Comment


              • #22
                Nhân dịp mừng tết dương lịch ,và gửi bài thứ 100 lên fo rum vudoan xin tặng các bạn một sơ đồ mạch công suất 120W RMS, do vudoan cải tiến tổng hợp từ một số máy, với ưu điểm là gọn nhẹ, không cần cân chỉnh nhiều,(nhờ việc sử dụng tới 2 cặp KD vi sai đầu vào được cung cấp bằng nguồn dòng hằng, lái từng vế riêng biệt cho các tranzito KD điện áp, tín hiệu được phân tách KD từng nửa biên âm và dương) ngoại trừ việc chỉnh dòng tĩnh cho cặp tranzito công suất. các bạn chỉnh RV2 sao cho dòng của Q12/Q13/Q14/Q15 = khoảng 25mA( dùng thang mV đo áp trên R21->R24 vào khoảng 5.5->6mV.Lưu ý bố trí Q9 ghép trên cùng tấm tản nhiệt với các tranzito công suất. Nếu không tìm được 2N3055/MJ2955 zin, Bạn thay bằng A1943/C5200, hoặc C2922/A1216 thì càng tốt. Khi đó có thể tăng nguồn nuôi lên đến +-65V, đạt công suất ra ~200W max.


                Chúc các bạn một năm mới vui vẻ. Thành đạt. Và trên hết là đạt được những cái mà mình đam mê!
                Attached Files
                Last edited by vudoan; 02-01-2011, 17:08.
                Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

                Comment


                • #23
                  bài viết rất hay , bạn vudoan có thể post lên một số mạch chỉnh âm sắc dùng IC JRC 4558 cho anh chị em tham khảo không ?
                  mình cảm ơn nhiều!
                  sống trong đời sống cần có một tấm lòng!
                  email:

                  Comment


                  • #24
                    OK! Tôi đang định làm một lèo cho hết phần công suất luôn, còn nhiều cái hay lắm mình muốn chia sẻ với mọi người: VD các lớp phân cực A,B, AB, C, D, H của tầng cuối, cái này nhiều người biết, nhưng cũng có anh em mới vào nghề chưa biết cách cân chỉnh sao cho phù hợp . Và cái mạch vào nữa, nó rất nhiều vấn đề hay mình đã tổng kết được, ngay cả vấn đề hồi tiếp cũng sẽ làm nên bản sắc riêng cho mạch -> nó phân chia ra tại sao có cái ampli nghe nhạc cổ điển hay, có cái nghe nhạc rock rap hợp hơn...vv và vv.
                    Nhưng thôi tạn vậy đã, hôm nay sẽ xen kẽ một chút mạch âm sắc theo ý các bạn vậy, mình sẽ trở lại tiếp tục mạch CS trong nay mai.
                    CẢm ơn các bạn đã theo dõi và đóng góp!
                    Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

                    Comment


                    • #25
                      MẠCH ĐIÈU CHỈNH ÂM SẮC:

                      -Thế nào là mạch điều chỉnh âm sắc? TA đã biết trong dải tần âm thanh hữu ích mà nghe được, trong các hệ thống âm thanh thường từ 20Hz~20kHz (HIFI). do chất lượng âm thanh từ nhiều nguồn khác nhau hoặc điều kiện thu thanh, điều kiện phát, thiết bị phát, thị hiếu người nghe...vv, việc nghe âm thanh "mộc" tức trung thực vào sao ra vậy là điều không thể chấp nhận !do đó cần phải có một bộ phận hoặc tích hợp trong ampli hoặc rời , có nhiệm vụ làm suy giảm hoặc tăng cường khoảng tần số nào đó trong tín hiệu trước khi đến mạch KDCS, với nhiều tên gọi khác nhau: tone, equalizer, " bass treble", cân bằng tần số
                      -Cấu tạo của mạch có ba dạng chính:
                      1/ Dùng linh kiện thụ động không khuyếch đại, bao gồm tụ trở làm thành mạch suy giảm có mức độ suy giảm điều chỉnh được bằng biến trở
                      2/Dùng mạch khuyếch đại đảo với vòng hồi tiếp âm có thể điều chỉnh mức độ hồi tiếp điều chỉnh được cho từng dải tần số
                      3/ Dùng các mạch khuyếch đại kết hợp với các mạch lọc tích cực, các mạch lọc sẽ làm nhiệm vụ suy giảm tín hiệu vào hoặc tăng độ lợi của mạch, tùy theo vị trí của biến trở điều chỉnh.
                      Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

                      Comment


                      • #26
                        Đây là loại mạch thứ nhất, ưu điểm đơn giản dễ lắp có thể ko cần PCB, đi kiểu " không gian ba chiều" được.
                        Nhựơc điểm : khả năng điều chỉnh rất hạn chế do chỉ có 1 hoặc hai dải tần có thể chọn.
                        Attached Files
                        Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

                        Comment


                        • #27
                          Còn đây là mạch chỉnh bass treble sử dụng op_amp với mạch KD đảo, khi điều chỉnh RV1/ RV2 tới hai điểm đầu hoặc cuối tương ứng với việc đầu vào của U1B sẽ được nối với tín hiệu vào hoặc nối với đầu ra của nó, tín hiệu được chọn lọc nhờ hai mạch lọc tạo bởi các RC xung quanh hai biến trở xác lập tần số chọn lọc, sẽ cho độ KD lớn nhất hay nhỏ nhất, đối với hai thành phần tín hiệu bass và treble.
                          Nhờ có mạch KD mà tăng cường mức độ tác động tới tín hiệu ra, khi ta điều chỉnh biến trở thì thực chất có 2 quá trình đồng thời xảy ra: tăng cường tín hiệu vào + giảm mức độ hồi tiếp âm, và ngược lại.

                          Ưu điểm của mạch này là khả năng điều chỉnh rất rộng, hai là có khả năng KD bù vào độ suy giảm tín hiệu hoặc khi tín hiệu vào có biên độ nhỏ quá. ba là có thể mở rộng thêm số lượng các dải tần muốn điều chỉnh bằng cách tăng cường số lượng các mạch RV điều chỉnh, chỉ cần chon các giá trị RC sao cho phù hợp.

                          vudoan sẽ post tiếp các mạch chỉnh âm sắc nhiều dải (5 ->16 band EQ) và cách tính toán các giá trị RC trong thời gian ngắn nhất.
                          Hẹn gặp lại các bạn
                          Attached Files
                          Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

                          Comment


                          • #28
                            Tiếp tục với mạch chỉnh âm sắc (gọi là EQ cho nhanh) nhiều band, do sơ đồ trên mạng có nhiều, bên chỗ anh Văn cũng có hẳn một luồng về cái này nên mình sẽ ko post sơ đồ nhiều gây nhàm chán, mình chỉ nêu các vấn đề còn thiếu, đó là: nguyên lý xây dựng mạch, cách tính toán các giá trị cần thiết cho mạch, khi các bạn đã nắm được thì sẽ thấy bài của mình ko đi chi tiết nhưng ko hề " cưỡi ngựa xem hoa". vì nếu sơ đồ đã nằm trong đầu chúng ta, ta có thể tùy biến mở rộng số band cần thiết cho EQ, đã tự làm được thì việc phân tích và sửa chữa mạch EQ nói một cách ko khiêm tốn cho lắm thì đó là chuyện nhỏ! (khoan hẵng ném đá nha, giờ mới đến phần mình muốn nói)

                            1/ cấu tạo của mạch EQ: nguyên tắc chung là sử dụng một mạch cộng hưởng có tần số trung tâm theo yêu cầu VD 100Hz, 330Hz, 1kHz, 5kHz, 10kHZ,vv tùy theo nhu cầu số band của EQ,( nói chung càng nhiều càng rắc rối nhưng các thiết bị đắt tiền chuyên nghiệp thường trang bị nhiều) mạch cộng hưởng này ngày xưa dùng mạch LC, nhưng ngày nay dùng RC kết hợp với mạch KD dùng op_amp hoặc tranzito, mạch này có trở kháng rất nhỏ tại tần số cộng hưởng. người ta mắc nó vào thanh trượt của biến trở. một đầu biến trở nối với đầu vào tín hiệu, đầu còn lại nối vào nhánh rẽ của mạch hồi tiếp âm của mạch KD đảo.
                            khi thanh trượt chuyển đến vị trí CUT, tức nối với đầu vào tín hiệu, do trở kháng nhỏ của mạch lọc, tín hiệu vào bị suy giảm mạnh tại tần số cộng hưởng.đồng thời nhánh phản hồi làm việc mạnh do không có đường thoát mass tại tần số đó.-> tín hiệu có tần số đặt trước theo yêu cầu bị suy giảm trước khi tới mạch KDCS.
                            Khi thanh trượt ở vị trí Bost, tức nối với nhánh phản hồi thì tác dụng ngược lại: tín hiệu vào ko bị suy giảm, độ lợi KD tại tần số đặt trước được tăng cường-> tín hiệu có tần số tương ứng được làm khỏe lên.

                            2/ Sơ đồ mạch lọc tích cực dùng Op_amp: (hình trên), công thức tính nằm trong hình do em ko biết làm sao gõ được công thức trên forum

                            3/ Mạch EQ 5 band : hình dưới. không giải thích về nguyên lý nữa vì đã nói hết ở trên rồi.

                            4/ Chỉ xin nói thêm một chút là có rất nhiều loại IC chuyên dụng để chỉnh EQ, các R, C có thể được tích hợp 1 phần trong IC, lắp rất gọn nhẹ nhưng em không khoái loại này lắm vì khó DIY (em khoái tự chế hay cải tiến nghe cho tự hào )

                            5/ Còn một kiểu chỉnh EQ nữa là mạch điều chỉnh chuyên dụng bằng IC với phương thức chỉnh bằng áp DC, Ví dụ như TA7630 của Toshiba, các bác có thể lắp theo sơ đồ kèm theo datasheet của hãng, ưu điểm là dùng chiết áp đơn chỉnh được cho cả hai kênh, và có thể phối ghép với MCU dễ dàng do chỉnh bằng điện áp, khỏi cần motor như loại chiết áp cơ khí, món này em ko rành lắm, ai biết nhiều chỉ giúp. em cảm ơn nhìu!
                            Attached Files
                            Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

                            Comment


                            • #29
                              Quả là cao siêu.
                              Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                              <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                              Comment


                              • #30
                                Nhân dịp thấy Vudoan nói về EQ, thấy có em TA7630, vậy Vudoan cho hỏi luôn là Tép có 1 cặp TA7605AP và và 1 cặp TA75458S Toshiba, 2 con này dùng làm gì (vì không kiếm được datasheet) ?
                                Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                                <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                vudoan Tìm hiểu thêm về vudoan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X