Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch đuổi muỗi dùng nguồn USB

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mạch đuổi muỗi dùng nguồn USB

    em có đọc sơ qua nhiều bài viết nói về mạch đuổi muỗi (mdm) rùi chẵng hạn như bài biết của chị " lanhuong " nhưng mạch của chị khó quá ( 1 vài phần tử em chưa có học ) . Em online thì thấy cái mạch này http://cdtvn.net/plugins/content/ima...247e25750.jpeg nhưng không biết tín chắc chắn của nó bác nào làm rùi cho em ý kiến với link http://hauionline.com/showthread.php?t=33407

  • #2
    tôi làm rồi, nhưng chỉ dùng nguồn 1,5V bằng pin tiểu hoặc dùng mạch sau
    http://uploadanh.com/viewimg.php?key=FY3KFN8ZU85GA23
    rất đơn giản có thể lắp trong bảng điện
    xin lỗi, 510K thay bằng 51K-1W
    Last edited by TrầnThanhHà; 10-12-2009, 09:16.

    ĐT:01649591262
    ...

    Comment


    • #3
      Em cũng làm 1 cái mạch đuổi muỗi dùng pin 1.5V , cơ sở chính là từ mạch tạo dao động đa hài , mấy ngày đầu thì đuổi muỗi rất hiệu quả nhưng sau 1 tháng thì muỗi nó lờn "thuốc" liền à . Làm cho vui thôi chứ không hiệu quả mấy , thân ái .
      |

      Comment


      • #4
        muỗi ở chỗ bác thế nào ấy chứ muỗi ở chỗ em đi sạch

        ĐT:01649591262
        ...

        Comment


        • #5
          nguyên tắc đuổi muỗi là như sau: con muỗi vẫn thường "đốt" ta hằng ngày là muỗi cái khi nó đang mang thai, khi đó nó rất ghét muỗi đực. Mạch mà chúng ta đang bàn luận là 1 anh muỗi đực nhân tạo có tần số gần giống với con muỗi đực thật. Bác thanh_nhan93 nói là nó không đi, thực ra bác đã tạo ra 1 con muỗi đực chết, muốn nó không "lờn thuốc" bác phải luôn thay đổi vị trí và 1 ít tần số của con muỗi chúng ta vừa tạo ra

          ĐT:01649591262
          ...

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi TrầnThanhHà Xem bài viết
            nguyên tắc đuổi muỗi là như sau: con muỗi vẫn thường "đốt" ta hằng ngày là muỗi cái khi nó đang mang thai, khi đó nó rất ghét muỗi đực. Mạch mà chúng ta đang bàn luận là 1 anh muỗi đực nhân tạo có tần số gần giống với con muỗi đực thật. Bác thanh_nhan93 nói là nó không đi, thực ra bác đã tạo ra 1 con muỗi đực chết, muốn nó không "lờn thuốc" bác phải luôn thay đổi vị trí và 1 ít tần số của con muỗi chúng ta vừa tạo ra
            Đương nhiên là chúng ta phải luôn thay đổi giá trị dao động , còn về nguyên tắc đuổi muỗi thì em biết rồi song việc đuổi muỗi cũng chẳng hiệu quả là bao em cũng thử thay đổi giá trị dao động nhiều song cứ 1 thời gian là bị nhờn nên em không dùng mạch đó nữa , còn về mạch nguyên lý thì em có đến 3 mạch
            Mạch dùng 1 tran
            Mạch dùng 3 tran
            Mạch dùng 5 tran
            Nói chung thì cũng như nhau cả thôi .
            |

            Comment


            • #7
              toi cung muon lam mot mach duoi muoi . nhung nghe noi chi dung duoc ty thoi gian .nguoi thi bao khong chay duoc chi lam cho vui thoi .the moi dau chu

              Comment


              • #8
                thì cứ làm thử đi, chơi cũng được, hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố...

                ĐT:01649591262
                ...

                Comment


                • #9
                  Có công thức nào để tính tần số phát ra không các bác nhỉ?

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi Thanhnam Xem bài viết
                    Có công thức nào để tính tần số phát ra không các bác nhỉ?
                    Tốt nhất là vác cái Osilocope ra đo, không có dùng phần mềm Zelscope may ra cũng được. Còn công thức tính thì chỉ tần số thấp mới đúng thôi, tần số cao đa phần sai hết khi áp dụng.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                      Tốt nhất là vác cái Osilocope ra đo, không có dùng phần mềm Zelscope may ra cũng được. Còn công thức tính thì chỉ tần số thấp mới đúng thôi, tần số cao đa phần sai hết khi áp dụng.
                      Phần mềm đó dùng như thế nào bác hướng dẫn chi tiết được không. Chứ em chả có Osilocope đâu mà đo.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi Thanhnam Xem bài viết
                        Phần mềm đó dùng như thế nào bác hướng dẫn chi tiết được không. Chứ em chả có Osilocope đâu mà đo.
                        Trên lý thuyết thì mạch đuổi muỗi chẳng qua chỉ là mạch dao động đa hài , lẽ ra chỗ mắc vào tụ thì lại mắc váo cái loa ceramic thôi . Nên em nghĩ việc tính toán tần số thì phải chuyển mạch dao động đa hài dùng transito sang dùng ic 555 .
                        Trước tiên em xin giới thiệu về 555 và nguyên lý của nó :
                        Tổng quan về mạch điện tích hợp gốc chuẩn thời gian 555
                        I. Hiện nay trên thị trương điện tử chúng ta đã nghe nói rấy nhiều về mạch điện tích hợp vậy mạch điện tích hợp tích hợp là gì ?
                        Mạch điện tích hợp IC là tên viết tắt hai chữ đầu của tiếng anh “ Integrated Circuits” nó sử dụng công nghệ bán dẫn màng mỏng hay màng dày hoặc là cả hai công nghệ đó . trong mạch điện có linh kiện , có nguồn và có linh kiện không nguồn kết hợp với nhau tạo thành 1 chip bán dẫn cơ bản có chức năng chính hoàn chỉnh và nó được đặt trong 1 vỏ nhựa bọc kín . So với các mạch thong thường thì việc sử dụng mạch điện tích hợp gọn nhẹ hơn nhiều vì nó có kích thức nhỏ gọn và các linh kiện đi kèm cũng giảm song nó có độ bên không cao so với mạch dung các transittor cồng kềnh
                        II . Các đạc điểm của mạch điện gốc chuẩn thời gian 555:
                        Mạch điện gốc chuẩn thời gian 555 là sự kết hợp giữa chức năng logic và chức năng tương tự . Ba con số 555 có là do bên trong mạch có ba con điện trở có số trị là 5 K tạo thành nên độ phân áp chính xác cao .
                        III. Các chân và chức năng của IC555:
                        1. Chân 1 là chân nối đất
                        2. Chân 2 là đầu kích . Nếu điện áp đặt ở chân này cao hơn 2/3 Vcc đầu ra sẽ đảm bảo ở mức thấp . Nếu có 1 mạch xung âm đủ lớn đặt ở chân 2 , ở đàu ra chân 3 sẽ lập thành mức cao , đầu kích vẫn giữ ở mức thấp , đẩu ra sẽ giữ ở mức cao
                        3. Chân 3 là đẩu ra .
                        4. Chân 4 là đầu trở về không , đặt không ( phục vị ) . Nó có thể xoá 0 tín hiệu điều khiển kích ở đầu vào , chân 4 khi không sử dụng được nối với +Vcc nếu chân 4 được nối đất hoặc làm cho điện thế của nó giảm 0 V đầu ra chân 3 và đầu phóng điện chân 7 gần với điện thế đất cũng có nghĩa là đầu ra ở mức thấp . Nếu đầu ra ở mức cao chân 4 nối đất , lập tức đẩu ra sẽ là điện thế thấp .
                        5. Chân 5 là đầu diều khiển điện áp . Thông thường giữa nó với đất nối với 1 tụ lọc 10nF hay 0.001uF chân 5 này là cố định nên khi đi dây ta có thể bỏ qua
                        6. Chân 6 là trị số ngưỡng , dung để đo kiểm tụ điện áp ở bên ngoài .
                        7. Chân 7 là đầu phóng điện , khi đầu ra là mức cao , đầu trị số ngưỡng sẽ quan sát sự tăng điện áp của Vcc, khi đạt tới 2/3 Vcc đầu ra sẽ ở mức thấp
                        8. Chân 8 là điện áp nguồn dương . Nó có thể là điện áp bất kỳ từ +3V đến +18V công suất tiêu hao lớn nhất là 600mW
                        IV. Các mạch ứng dụng từ 555 :
                        Cái mach đầu tiên là sơ đồ mạch tín hiệu tạo xung vuông .
                        Nếu bạn muốn đèn sáng tắt tuần hoàn thì hãy gắn đèn vào chân 3 và cấp nguồn cho chân 8 , 1 điện áp 18V . Chúng ta có thể thay đổi chu kỳ hay tần số của mavhj thì hãy dung công thức sau :
                        T = 0.7(R1+2R2)C1 f = 1/ T
                        Trong đó :
                        T là chu kỳ toàn phần tính bằng giây
                        F là tần số tính bằng Hz
                        R là điện trở tính bằng ôm
                        C là tụ điện tính bằng F
                        T = Tm + Ts trong đó Tm là thời gian điện áp cao = 0.7(R1+R2)C1
                        Và Ts là thời gian điện áp thấp = 0.7R2C1
                        Anh xem hinh ve nhe, may em bi hu proteus nen em danh phai chup hinh thoi . Bay gio thi anh co the mac 1 cai loa vao mach de thu duoi muoi duoc roi . Em phai chuyen mach tren sang mach nay boi vi em chi biet cong thuc de tinh mach nay.
                        Attached Files
                        |

                        Comment


                        • #13
                          lâu rôi mình cũng lắp 1 cái theo sơ đồ của ks Nguyễn đức Ánh chạy nguồn 3V, nhưng ngồi lâu thì công nhận là có hiện tượng nhức đầu, từ đó bỏ ko dùng nữa
                          Last edited by daominhchien; 17-12-2009, 20:56. Lý do: dinh chinh
                          Tôi thích cái cầu kỳ của kỹ thuật
                          Nhưng ghét mọi phức tạp trong tính cách con người

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi TrầnThanhHà Xem bài viết
                            tôi làm rồi, nhưng chỉ dùng nguồn 1,5V bằng pin tiểu hoặc dùng mạch sau
                            http://uploadanh.com/viewimg.php?key=FY3KFN8ZU85GA23
                            rất đơn giản có thể lắp trong bảng điện
                            xin lỗi, 510K thay bằng 51K-1W
                            nhưng tần số muỗi và 1 số côn trùng sợ, thường là từ siêu âm trở lên, các tần số này thường ko tốt cho sức khỏe con người. khi nào trong người đang mệt bạn bật nó sẽ thấy rất rõ.... lâu rồi tôi ko dùng máy này nữa mà chuyển sang đốt vỏ quýt khô vừa thơm mà muỗi cũng BAY BỚT đi, vỏ quýt ko thì khó cháy phải quận chung với giấy bản
                            Tôi thích cái cầu kỳ của kỹ thuật
                            Nhưng ghét mọi phức tạp trong tính cách con người

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                              Tốt nhất là vác cái Osilocope ra đo, không có dùng phần mềm Zelscope may ra cũng được. Còn công thức tính thì chỉ tần số thấp mới đúng thôi, tần số cao đa phần sai hết khi áp dụng.
                              cái phần mền bạn nói có phải nó dùng qua cad âm thanh PC ko ?. bạn thử giới thiệu qua chút mình thấy cơn tò mò lên cao quá rồi. Nếu có phần mềm mà thay thế đc Osilo. thì hay quá
                              Tôi thích cái cầu kỳ của kỹ thuật
                              Nhưng ghét mọi phức tạp trong tính cách con người

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              oidanba Tìm hiểu thêm về oidanba

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X