Thông báo

Collapse
No announcement yet.

[Thắc mắc] Tìm hiểu về máy xét nghiệm sinh hóa

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • [Thắc mắc] Tìm hiểu về máy xét nghiệm sinh hóa

    "Định luật Lamber-Beer phát biểu rằng: Chùm ánh sáng song song đơn sắc truyền qua một vật thể chứa các vật liệu hấp thụ ( khí, chất lỏng, chất rắn). Độ dày của vật thể là L, nồng độ là C, khi ánh sáng truyền qua vật thể thì một số photon ánh sáng bị hấp thụ, cường độ ánh sáng đến là I0 bị giảm xuống còn I" và "Bằng thực nghiệm ta có thể tính được I và I0". Các bác cho em hỏi tính cường độ ánh sáng tới I0 và cường độ ánh sáng I như thế nào ạ. Và theo hình này Click image for larger version

Name:	cambienquang.png
Views:	1
Size:	22.4 KB
ID:	1423073 thì cảm biến quang có nhiệm vụ chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu điện để làm gì ạ. Bác nào biết chỉ giáo giúp em với ạ. Em chân thành cảm ơn

  • #2
    Nguyên văn bởi nh0k Xem bài viết
    "Định luật Lamber-Beer phát biểu rằng: Chùm ánh sáng song song đơn sắc truyền qua một vật thể chứa các vật liệu hấp thụ ( khí, chất lỏng, chất rắn). Độ dày của vật thể là L, nồng độ là C, khi ánh sáng truyền qua vật thể thì một số photon ánh sáng bị hấp thụ, cường độ ánh sáng đến là I0 bị giảm xuống còn I" và "Bằng thực nghiệm ta có thể tính được I và I0". Các bác cho em hỏi tính cường độ ánh sáng tới I0 và cường độ ánh sáng I như thế nào ạ. Và theo hình này [ATTACH=CONFIG]93788[/ATTACH] thì cảm biến quang có nhiệm vụ chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu điện để làm gì ạ. Bác nào biết chỉ giáo giúp em với ạ. Em chân thành cảm ơn
    Để đo độ hấp thu và truyền dẫn của 1 chất nào đó. Trong quang phổ kế đó là 1 tế bào quang điện tuyến tính với 7 phổ màu.

    Comment


    • #3
      Em cảm ơn bác ạ. Vẫn còn 1 câu hỏi trên bác có thể giải thích giúp em ko ạ. Liệu cường độ ánh sáng ta có thể tính được không ạ.

      Comment


      • #4
        Tôi nghĩ như thế này:
        Đo 2 lần, lần thứ nhất đo nguồn sáng không có vật cản (I0), lần thứ hai đo khi có vật cản ( I1).
        So sánh 2 kết quả này suy ra độ hấp thụ = I1 / I0.
        Cảm biến đo có thể dùng quang trở như bác Vivanpham đã nói trên.

        Comment


        • #5
          Bác có thể giải thích giúp cho em cái mối liên hệ giữa chuyển đổi tín hiệu quang sang tín hiệu điện được không ạ. Ví dụ như ánh sáng tới vào tế bào quang điện sẽ chuyển thành tín hiệu điện có hiệu điện thế 3V. Vậy 3V đó nói lên điều gì về cường độ ánh sáng chiếu tới. Và cường độ ánh sáng được đo bằng đơn vị gì ạ

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi mita-e Xem bài viết
            Tôi nghĩ như thế này:
            Đo 2 lần, lần thứ nhất đo nguồn sáng không có vật cản (I0), lần thứ hai đo khi có vật cản ( I1).
            So sánh 2 kết quả này suy ra độ hấp thụ = I1 / I0.
            Cảm biến đo có thể dùng quang trở như bác Vivanpham đã nói trên.
            Tế bào quang điện khác với quang trở. Sự thay đổi điện trở ờ phổ màu A khác với sự thay đổi điện trở ở phổ màu B. Quan trọng hơn là nó sẽ không tuyến tính ở đoạn nào đó nên người ta ít dùng quang trở.
            Máy quang phổ COLEMAN thế hệ cũ, dùng đồng hồ kim ráp trực tiếp với tế bào quang điện.

            Nguyên văn bởi nh0k Xem bài viết
            Bác có thể giải thích giúp cho em cái mối liên hệ giữa chuyển đổi tín hiệu quang sang tín hiệu điện được không ạ. Ví dụ như ánh sáng tới vào tế bào quang điện sẽ chuyển thành tín hiệu điện có hiệu điện thế 3V. Vậy 3V đó nói lên điều gì về cường độ ánh sáng chiếu tới. Và cường độ ánh sáng được đo bằng đơn vị gì ạ

            -Ánh sáng chiếu vào tế bào quang điện càng mạnh điện thế phát ra càng lớn.
            -Cường độ ánh sáng đo bằng đơn vị Lux.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi nh0k Xem bài viết
              "Định luật Lamber-Beer phát biểu rằng: Chùm ánh sáng song song đơn sắc truyền qua một vật thể chứa các vật liệu hấp thụ ( khí, chất lỏng, chất rắn). Độ dày của vật thể là L, nồng độ là C, khi ánh sáng truyền qua vật thể thì một số photon ánh sáng bị hấp thụ, cường độ ánh sáng đến là I0 bị giảm xuống còn I" và "Bằng thực nghiệm ta có thể tính được I và I0". Các bác cho em hỏi tính cường độ ánh sáng tới I0 và cường độ ánh sáng I như thế nào ạ. Và theo hình này [ATTACH=CONFIG]93788[/ATTACH] thì cảm biến quang có nhiệm vụ chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu điện để làm gì ạ. Bác nào biết chỉ giáo giúp em với ạ. Em chân thành cảm ơn
              Muốn đo cường độ quang thì người ta chuyển cường độ quang thành tín hiệu điện.
              Muốn chuyển được cường độ quang thành tín hiệu điện thì ta dùng cảm biến quang.
              Mỗi loại cảm biến quang có một khoảng độ nhạy nhất định.
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #8
                Mạch điện chỉ hiểu được tín hiệu điện. Cảm biến có nhiệm vụ chuyển các đại lượng không điện (ánh sáng, nhiệt độ, áp suất...) thành tín hiệu điện.

                Ánh sáng chiếu vào tế bào quang điện càng mạnh thì dòng quang điện bão hòa càng lớn. Bước sóng (màu) của ánh sáng mới ảnh hưởng đến điện thế hãm của tế bào quang điện.
                sau.ph

                Comment


                • #9
                  Em cảm ơn các bác đã quan tâm ạ. Em cũng đã hiểu được phần nào rồi ạ. Bác nào có thể cho em xin công thức liên hệ giữa cường độ ánh sáng tới với hiệu điện thế được đo trên tế bào quang điện được không ạ. em xin chân thành cảm ơn

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                    Ánh sáng chiếu vào tế bào quang điện càng mạnh thì dòng quang điện bão hòa càng lớn. Bước sóng (màu) của ánh sáng mới ảnh hưởng đến điện thế hãm của tế bào quang điện.
                    Cùng 1 bước sóng nhưng độ chiếu sáng khác nhau thì tế bào quang điện có thay đổi điện thế không?

                    Comment


                    • #11
                      bác nào có thể giúp em cái công thức tình cường độ ánh sáng thông qua hiệu điện thế ở bộ chuyển đổi quang điện hay năng lượng ánh sáng chiếu qua cuvete không ạ.
                      Theo định luật lambert - beer thì phải tính cường độ I0 và I. Bác nào giải đáp giúp em với ạ

                      Comment


                      • #12
                        Cùng 1 bước sóng nhưng độ chiếu sáng khác nhau thì tế bào quang điện có thay đổi điện thế không?
                        Nếu hở mạch thì áp do tế bào quang điện sinh ra không đổi bác ạ. Cường độ sáng khác nhau chỉ làm thay đổi dòng thôi. Đồng hồ kim ráp trực tiếp với tế bào quang điện là loại điện kế đo dòng. Nếu muốn nối với mạch khuếch đại thì phải dùng dạng mạch đổi từ dòng sang áp. Độ nhạy của tế bào quang điện tính bằng (dòng quang điện)/(cường độ sáng)
                        sau.ph

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                          Nếu hở mạch thì áp do tế bào quang điện sinh ra không đổi bác ạ. Cường độ sáng khác nhau chỉ làm thay đổi dòng thôi. Đồng hồ kim ráp trực tiếp với tế bào quang điện là loại điện kế đo dòng. Nếu muốn nối với mạch khuếch đại thì phải dùng dạng mạch đổi từ dòng sang áp. Độ nhạy của tế bào quang điện tính bằng (dòng quang điện)/(cường độ sáng)
                          1- Thế nào là hở mạch để áp tế bào không đổi với cường độ chiếu sáng? ráp với đồng hồ đo có thể gọi là tải được không? Áp lớn mới có dòng lớn đó là nguyên tắc của đồng hồ đo kim.

                          2- Nếu mạch có tải trong 1 bước sóng nào đó mà điện áp tế bào thay đổi (nguyên tắc quang phổ kế) thì bước sóng chẳng ảnh hưởng đến điện thế hãm của tế bào quang điện.

                          Nguyên văn bởi nh0k Xem bài viết
                          bác nào có thể giúp em cái công thức tình cường độ ánh sáng thông qua hiệu điện thế ở bộ chuyển đổi quang điện hay năng lượng ánh sáng chiếu qua cuvete không ạ.
                          Theo định luật lambert - beer thì phải tính cường độ I0 và I. Bác nào giải đáp giúp em với ạ

                          Ta có sự liên hệ giữa dòng điện và điện thế theo phương trình Shockley cho lớp chuyển tiếp pn như sau:

                          I(V)= I0 [exp (V/VT) - 1]
                          I0 = Dòng điện bảo hòa Shockley
                          VT = Điện thế nhiệt (VT = kT/q = 25,6 mV)
                          Last edited by vi van pham; 24-01-2015, 09:57.

                          Comment


                          • #14
                            Vâng. Em chân thành cảm ơn bác ạ

                            Comment


                            • #15
                              Cháu không hiểu bác đang nói về tế bào quang điện hay điốt quang. Tế bào quang điện là bóng chân không 2 cực, tại sao lại có tiếp giáp pn?

                              Chủ thớt hỏi I là cường độ sáng, bác lại cho công thức I dòng điện??

                              Công thức I(V) ở trên phụ thuộc vào nhiệt độ, vậy nó dùng cho cảm biến nhiệt hay cảm biến quang???
                              sau.ph

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              nh0k Tìm hiểu thêm về nh0k

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X