Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Huyết áp kế! Thật là giản dị

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi pvkhai Xem bài viết
    @Vi Van Pham : Ngoài cảm biến như Bác đã viết, tôi thấy còn loại cảm biến khác. Trong máy đa HA dùng cảm biến điện dung, khi khởi động máy, máy sẽ tự động lấy tần số nền và xem như đó là áp lực = 0.
    Nếu bạn biết được nguyên tắc của máy HAK khác, bạn post lên cho mọi người cùng học tập.Thank

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
      Nếu bạn biết được nguyên tắc của máy HAK khác, bạn post lên cho mọi người cùng học tập.Thank
      Về cơ bản, các phương pháp đo huyết áp các bác đã post lên đã đầy đủ. Tôi chỉ mạo muội góp thêm chút thông tin cho rôm rả thôi.
      Nếu nói chính xác hơn thì thời cổ xưa còn có thêm phương pháp đo huyết áp "trực tiếp" bằng cách luồn 1 ống can thiệp trực tiếp vào mạch máu để đo áp suất máu trong mạch nữa. Thuật ngữ nước ngoài gọi là "Invasive Catheterisation Method". Chắc thời bây giờ nghe nói đến chuyện này cũng đã khiếp rồi vì phương pháp này can thiệp quá thô bạo vào cơ thể con người nên mới cần phải có các phương pháp đo không xâm lấn (Non-Invasive Blood Pressure, viết tắt là NiBP).
      - cái phương pháp đo Huyết áp kết hợp với ống nghe mà các bác vẫn hay dùng đó được gọi là "Thính chẩn-Auscultatory Method) theo tôi đến nay vẫn là cách đo chính xác nhất bất chấp các thế hệ máy đo huyết áp điện tử liên tục được nghiên cứu và phát triển.
      - Còn phương pháp đo được dùng trong các máy đo huyết áp kế điện tử thì phổ biến chỉ có cách đo bằng dao động (Oscillometric Method).
      Tổng quan về các phương pháp đo huyết áp các bác có thể dễ dàng tìm (google).
      Ví dụ:
      http://www.healthperfect.co.uk/Index/dphistry.htm

      Về các thế hệ sensor (cảm biến) dùng trong máy đo huyết áp điện tử (và kể cả trong các phần đo huyết áp trong Monitor theo dõi bệnh nhân) đúng như mod đã đề cập trên. Tuy nhiên các máy đo huyết áp thế hệ mới trên thị trường hiện nay (đặc biệt là các loại máy đo ở cổ tay) thường dùng sensor mạch rắn tích hợp kiểu cầu điện trở nên rất nhỏ gọn và bền chắc. Đồng thời chắc giá thành sản xuất cũng rẻ đi nhiều. Công việc của mạch đo chỉ là tạo một nguồn dòng (current source) để "bơm" cho cầu điện trở đó và đo điện áp trên cầu để quy ra áp suất. Sau đó là chuyển đổi A/D và các khâu tiếp theo thì do MCU đảm nhiệm.
      Tôi gửi kèm theo datasheet của loại sensor này, tôi đã gặp rất nhiều trong quá trình làm việc. Mong các bác tham khảo và cho ý kiến

      Chúc vui
      Attached Files

      Comment


      • #18
        Đúng như bác thuaimi nói: Có hai cách đo huyết áp máu người là đo huyết áp "máu trong" IBP (Invasive Blood Pressure) và đo huyết áp "máu ngoài" hay đo huyết áp không tiếp xúc NIBP( Non-Invasive Blood Pressure).

        Những điều các bác nói ở trên thuộc cách đo NIBP, nhờ phương pháp này chúng ta có thể xác định được áp suất tâm trương, áp suất tâm thu và áp suất trung bình trong thành động mạch. Về cách này thì có nhiều phương pháp: Phương pháp thính chẩn(ausculatory method) phương pháp này dựa trên nguyên lýxác định âm thanh Korotkoff. Phương pháp dao động kế (oscillometric method) phương pháp này xác định dao động max khi áp suất trong băng quấn gần bằng áp suất động mạch trung bình, cũng có thể đo áp suất bằng siêu âm, hoặc đo áp suất theo phản lực ...

        Nguyên lý chính của huyết áp ko tiếp xúc là chúng ta dùng một bao hơi quấn quanh bắp tay rồi thổi khí vào bao hơi đó. Khi áp suất trong bao hơi lớn hơn áp suất trong động mạch thì sẽ làm nghẽn động mạch, tức sẽ không có dao động (dao động này do tim của chúng ta đẩy máu đến các mô và các cơ quan tác động lên thành động mạch). Sau đó chúng ta sẽ xả khí từ từ trong bao hơi ra đến áp suất tâm trương thì bắt đầu thấy có dao động, dao động này sẽ kết thúc khi áp suất trong động mạch lớn hơn áp suất trong bao hơi đó chính là điểm áp suất tâm thu của động mạch.

        Trong các máy đo áp suất hiện nay người ta sẽ điều khiển quá trình bơm và xả các van này một cách tự động thông qua việc cài đặt cho vi điều khiển. Quá trình nhận ra sự dao động trong bao hơi cũng dựa vào cảm biến áp suất tích hợp. Vi điều khiển sẽ dựa vào các dao động này mà tính toán ra được áp suất tâm trương, áp suất tâm thu và áp suất trung bình. Ngoài ra còn có thể xác định được nhịp tim của người bệnh BPM

        Comment


        • #19
          Tôi có 1 cái HAK điện tử đo chỉ số sai, hiệu chỉnh thế nào nhờ các bạn giúp đỡ.Thank

          Comment


          • #20
            Đo HA là một kỷ thuật tối thiểu của một người Điều dưỡng phải làm được ...._____^^____.....

            Comment


            • #21
              Xem ra khá nhiều người quan tâm chuyện huyết áp. Đây là tín hiệu tốt. Tuy nhiên sức khỏe không phải thứ để thí nghiệm. Nhất là huyết áp > bạn thân thầm lặng của đột quỵ !!
              Qua kinh nghiệm bản thân có vài lời chia sẽ :
              1/ Các huyết áp kế (HAK) bằng cơ loại quấn bắp tay, bóp bóng cao su, đọc bằng đồng hồ kim, mặc dầu khó xài (quen rồi cũng rất dễ) nhưng độ chính xác cao, độ bền thì ...vô địch miễn là đừng làm rớt hay bạo lực với nó. HAK này 1 ngày đo vài trăm bệnh nhân vẫn chạy tốt. Loại này chì +/- 250k/cái. Nên mua loại đồng hồ Nhật ít sai số.
              2/ HAK điện tử thì đo luôn nhịp tim, hiện số rõ ràng, ai xài cũng được nhưng độ chính xác thì ẹ lắm, khi đo mà đổi tư thế nó cũng đổi số theo, đo liên tục vài bệnh nhân là nó...mệt ! Giá thì mắc mà lại hay nhỏng nhẻo thấy ghét.
              Nếu ai mua rồi thì nên xách theo đến nhờ y/bác sĩ (hay bạn bè) đo bằng máy cơ trước, sau đó mình đo lại ngay bằng máy điện tử (nhớ giải thích để họ hiểu lầm) rồi so sánh 2 kết quả lấy sai số cho máy mình, làm vậy vài lần thì hiểu được HAK điện tử của mình
              Thường thì đo huyết áp tay trái do động mạch có liên hệ gần tim hơn, ko bị phân nhánh vào phổi nên áp lực ít phân tán.
              Mỗi người có trị số khác nhau, trị số đo được vào lúc khỏe nhất (đo vài ngày liên tục) chính là giá trị huyết áp tốt nhất của người đó.
              3/ Ko nên tự làm HAK nếu ko chắc chắn 100%, nhất là HAK điện tử, nó ko giống như 1 mạch điện " lỡ cháy thì tốn tiền ráp lại " . Ngay cả mua máy mới cũng nên có sự so sánh chéo với 1 máy khác đang sử dụng.
              4/ Ko nên viết tắt kết quả. VD bạn đo là 12/8 kết luận không cao huyết áp nhưng lại viết tắt: bệnh nhân ko CHA => bệnh nhân cải : tui có cha mẹ đàng hoàng chứ có phải con hoang đâu mà nói tui không cha? ( CHA = cao huyết áp = father !!!) huyết áp từ 12/8 lên 18 trong 1phút30giây

              Comment


              • #22
                Em chỉ xin mao muội nói thêm là:làm được nhưng mấy ai hiểu được tường tận như sự phân tích của các Bác không nhỉ!?

                Comment


                • #23
                  Nguyên tắc hoạt động của HAK các bác đã nói rất chi tiết,còn cách sửa chữa sao không bác nào ý kiến gì vậy?

                  Rất mong mod vi van pham viết bài cách cân chỉnh và sửa chữa HAK .Đây là kiến thức cần thiết xin bác đừng từ chối phổ biến kinh nghiệm cho chúng em.
                  Trân trọng cám ơn bác

                  Comment


                  • #24
                    chào mọi người, theo tôi, hiểu rõ nguyên lý hoạt động thì mới sữa chữa đc, còn không thì sẽ làm hư HAK!
                    cách đo và đọc trị số HA cơ:
                    1. quấn vừa phải túi khí cao su vào tay(ngay chỗ con chuột, vì ở đây có mạch lớn)
                    2. bơm tùi khí cho đến khoản 180mmHg, rồi xả từ từ đề thấy kim đo xuống từ từ và đọc trị số ngay khi kim bắt đầu giật(khi này áp suất túi khí giảm, sức tống máu-tâm thu-của tim làm chi túi khí bị thay đổi áp suất thông qua mạch máu, làm kim giật), đây là huyết áp tối đa.
                    3. xả cho đến khi thấy kim không còn giật nữa thì đó chính à huyết áp tối thiểu.
                    còn cái tai nghe thì chỉ để xác định chính xác xem kim giật là do mạch máu đập hay là do co cơ của bệnh nhân, đồng thời để đếm số nhịp tim trên phút!

                    như vậy HAK điện tử hoạt động trên nguyên tắc kiểm tra áp suất và độ ổn định áp suất để cho ra kết quả, nên khi đo huyết áp điện tử bệnh nhân cẩn để tay cố định để có kết quả chính xác!
                    thân!
                    TamPhieuLuuKy@yahoo.com
                    092 2838 712 --->>

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi superhieu1 Xem bài viết
                      chào mọi người, theo tôi, hiểu rõ nguyên lý hoạt động thì mới sữa chữa đc, còn không thì sẽ làm hư HAK!
                      Cái này thì không đúng rồi,Sửa HAK điện tử chẳng cần biết nguyên lý họat động .Tôi mới đi công tác về mệt quá,thở không ra hơi.....Tôi sẽ viết chủ đề này,các bạn có thể sửa cho khách hàng kiếm thêm thu nhập vì bây giờ HAK đã phổ thông mà chưa có thợ sửa chữa.
                      Các bạn thấy chủ đề này đem lại ích lợi cho các bạn thì tôi mới viết,viết mà chẳng ai thèm đọc, mất thời gian và buồn lắm.

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                        Cái này thì không đúng rồi,Sửa HAK điện tử chẳng cần biết nguyên lý họat động .Tôi mới đi công tác về mệt quá,thở không ra hơi.....Tôi sẽ viết chủ đề này,các bạn có thể sửa cho khách hàng kiếm thêm thu nhập vì bây giờ HAK đã phổ thông mà chưa có thợ sửa chữa.
                        Các bạn thấy chủ đề này đem lại ích lợi cho các bạn thì tôi mới viết,viết mà chẳng ai thèm đọc, mất thời gian và buồn lắm.
                        Á, bắt giò bác Vi nhé , bác phải khao 1 chầu thôi, vì bác đã nói : kết thúc cầm que đo điện mà, sao bi giờ còn đi công tác, chắc là "tư tác" rồi.
                        Vui thôi, bác biết bài cho em cháu học hỏi đi. Chúc bác mạnh khẻo, í lộn, mạnh khỏe!
                        Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                        <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                        Comment


                        • #27
                          Tôi thì không biết gì cái món Y tế này ... nhưng đứng về góc độ kỹ thuật thì thấy ta ăn cỗ chay nhiều quá ...( 2 năm rồi ) nay chuyển sang tí cá thịt , ăn mặn 1 tí cho đỡ nhạt mồm nhạt miệng...

                          --- Như các bác đã trình bày về nguyên lý huyết áp kế , đo nhịp tim kế ... rất là đầy đủ và chi tiết rồi thì tại sao ta lại không thử bắt tay chế 1 cái ???
                          Cứ bàn mãi mà tinh thần DIY giảm sút không thấy " bốc " lên tí nào .
                          Vì cũng chưa thông tỏ lắm nhưng tôi xin trình bày ý tưởng ( xem dạo này đầu óc có phát kiến ra được cái dở hơi gì không ) ... hay bao nhiêu lâu chui vô hầm chú ẩn, đọc sách thánh quên sạch mấy cái kỹ thuật điện rồi ... có gì các bác đừng chê cười.

                          --- Ở trên các bác nói kỹ thuật là dùng cái HAK bằng cơ vẫn chuẩn , chính xác...
                          tôi thấy nhiều người vẫn dùng,

                          vậy thì khi " chế " 1 cái HAK điện tử ta sẽ dùng nó như " đồ mẫu " chuẩn để cân chỉnh hay thực nghiệm.

                          --- HAK điện tử của tôi sẽ dựa trên nguyên lý ... : Bơm hơi vào ống cao su , quấn quanh tay, đo áp suất khí bơm trong đó... xả khí từ từ ... đo áp suất xả khí ... đồng thời theo dõi " nhịp đập " hay sự dao động qua 1 sensor rung ( cũng chính từ cái này ta có thể nhận biết được nhịp đập của tim). rồi thông qua mạch xử lý ... hiển thị hình ảnh lên LCD ( chơi cả cái loại LCD graphics ) ta vẽ luôn dạng dao động .... giống như mấy cái thiết bị ở bệnh viện cho nó Prồ.

                          Từ nguyên lý đó ta mới bắt đầu bắt tay chọn nguyên vật liệu làm "món ăn " này !

                          Đầu tiên , quan điểm của tôi là " Nhà trồng được" hoặc những thứ gần quanh ta có thể kiếm ( như kiểu ... đừng vứt rác đi, đừng vứt mấy cái đồ thải đi mà hãy tiết kiệm, biến chúng thành ô tô, xe máy ).

                          Vì thế thôi thì nếu chế mà không chính xác, chẳng ra gì ... tiền mà nhiều gấp hàng chục lần đồ người ta bán cũng chẳng buồn ... chí ít ta cũng thu được cái bài học hay phải trả giá cho 1 cái gì đó hê hê.
                          Nhưng theo tiêu chí của Việt Nam ... " Ngon bổ rẻ " nên ta tự kiếm mồi trước.

                          Nào vào bếp :

                          - Đầu tiên là cái vòng quấn tay : Cái vòng này phải là cao su, đàn hồi ... mục đích để ta quấn vào tay, bơm hơi vào đó.
                          Không biết ta nên chế từ cái gì ? ... nhìn thấy quả bóng bay của con , nảy ra ý tưởng ... nhưng rồi lại thôi... bơm căng nó nổ " bụp" 1 cái ... ý tưởng bay mất .
                          - Có lẽ phải kiếm cái gì nó dày dày hơn.

                          - Chui vào nhà kho... ờ há ... vớ ngay được cái săm xe máy ... ờ mà sao nó bì bì ... cái này mà bơm hơi vào chắc đo huyết áp của voi chứ ... người " bó máy " chết luôn. dày quá ...( loại ).
                          - Đảo mắt tìm kiếm... A ha ... tao bắt được cái xe đạp rách ai để quên ...
                          có vể được đây ... Móc lốp, xà cầy ... cuối cùng cũng lấy được cái săm ra ... bơm bơm ... , mềm mại ... có vẻ được đấy ... thôi , cắt lấy 1 khúc ( vì nghĩa diệt thân vậy ) chứ bơm cả cái săm chắc chết luôn ... huyết áp , nhịp tim tăng vù vù, thở !!!

                          - Cắt ra rồi lại vá ... chít 2 đầu.... bơm bơm ... thấy căng như cái xúc xích ... đạt !

                          --- Khâu đoạn 2 , cái sensor để phát hiện rung , đập của mạch... dùng mấy cách rung rung cổ thì sợ nó nhảy loạn ... nhưng thôi ... cứ thử đã ... biết đâu khám phá ra điều gì ?

                          Với tính chất dao động của tinh thể thạch anh ... nên ta lựa chọn loại loa Ceramic , áp điện để theo dõi " nhịp đập, rung " ... mỗi khi mạch đập, rung ... thì loa sẽ dao động ... ta sẽ khuếch đại, mổ sẻ , phân tích rồi ===> thống kê kết quả.
                          Có thể dùng mic điện dung ... nhưng có lẽ sẽ lựa chọn loa ceramic, gốm áp điện làm đầu sensor vì có đặc điểm : bề mặt rộng , khả năng dao động " nhạy"... chắc hơn mic.

                          Có cái đồ chơi của con hỏng vứt xó kia rồi ... vặt ra lấy luôn cái loa ... thế là được 2 món rồi.

                          --- Đến cái thứ 3 , cái đầu sensor để đo áp suất khí ? ... không biết làm thế nào ?

                          Mua áp suất kế ư ? ( hãy nói không ) ... phải nghĩ ra cái gì đi chứ ? ... động não lên nào ... bần thần 1 lúc ...à ừ... bắt đầu : Áp suất là cái của nợ gì nhỉ , quên rồi ...thôi nghĩ theo thực tế vậy ...
                          Khi bơm hơi ống cao su căng lên ... xả hơi ...xì ra ... làm 1 cái lá mỏng. Được đó ... vớ ngay được cái mắt ổ CD hỏng ... đàn hồi tốt đây , mềm dẻo ... lại có sẵn cuộn dây , nam châm ... sinh ra điện... không biết có làm được gì không ... cứ thử đã ... ý tưởng mà ...
                          Nguyên lý vận hành hè hè : khí được bơm, xả vào bề mặt lá gió làm cho cuộn dây bị ép xuống ...
                          nhưng ... nó không ra điện , khó rồi , đo độ tự cảm ... không chính xác chỗ này thì vứt ... cũng không xong ... không được ... hỏng rồi... ( phá sản ) ... nghĩ phương án khác !!!

                          - Làm sao để đo được áp suất ... một mình khó nghĩ hơn nhiều người đưa ý tưởng ... khi 1 chỗ trong săm bị lồi lên ,áp lực đặt vào đó chắc là lớn hơn những chỗ khác ... có thể như thế gây " nổ lốp " ???
                          được , lại có ý tưởng . Dựa vào lực đẩy của từ trường để đo quang thông ( lượng ánh sáng ) ===> áp lực ? ừ , có vẻ chính xác và nhàn hơn ... dùng cách này vậy !

                          --- Lại chế ! : Đầu tiên kiếm 2 miếng nam châm ... ồ , có ngay " hên quá " nó được lấy từ cái khóa cặp sách ... tròn như đồng xu... thử nào ... cùng cực đẩy nhau , trái cực hút nhau ... Chuẩn ... đưa tất cả chúng vào một cái ống để định hình, cho chúng chỉ chạy lên xuống trong lòng ống ( ma sát lòng ống , hix , kệ ... cứ thế đã, tính sau ) ... Dùng led chiếu sáng ... bên kia photo transistor hoặc quang trở loại tốt ... đo mức sáng ... qua mạch khuếch đại thuật toán, ra điện .
                          xong ...

                          ( hoàn thành 3 món )

                          --- rồi , đến cái màn hiển thị ... chắc dùng 128x64 cho nó to ... ra chợ mua thôi ! ... hic mà thôi , tiết kiệm là quốc sách ... Có cái điện thoại của thằng điện lực nó khuyến mại cho lúc lắp công tơ điện ... ậm à ậm ọe mà thấy chán ... để đấy chẳng dùng ( mỗi tháng đóng mấy chục k thuê bao ) , xong 1 năm ... cắt .... chú mày để anh mổ thịt , mượn tạm cái LCD nhé ( hi sinh cho khoa học vậy )

                          tiếp nào : đến ông MCU ...
                          Lục tủ thôi : Nào ARM ... phí quá không cần thiết , 68HC ... cũng được ( không phổ thông), psoc ( ngon đây, bên trong có mạch thuật toán, rail to rail rất hợp đo đạc) ... còn mỗi chú làm mẫu ... thôi ( phí đi ) ... mà mua cũng khó ...
                          AVR ... dạo này khan hiếm quá, đắt kinh ( tiết kiệm để dành) ... 89... không được ( nghi ngờ về độ an toàn, tiêu chuẩn ) ... PIC ... ừ .
                          quanh đi quẩn lại , lại PIC ... PIC là gì ... PIC ( píc ) là con lợn ... đành sài vậy ... dù sao thì thịt lợn cũng dễ mua, dễ kiếm hơn mấy cái món kia ... Nào pic đi , chọn con PIC16F877A đi cho nó phổ thông ! ... mà bộ nhớ hơi ít , xử lý hơi bị chậm ... thôi cứ tạm thế đã ... cần thiết ta chuyển qua pic18 cho nhanh hơn , viết thoải mái hơn ... chắc chỉ cần đến thế , không cần đến mấy con cao hơn cho nó mệt đầu !

                          Tất cả đã xong .... Gọi điện cho người thân, hỏi ý kiến của khán giả đã ... không biết có cái ý tưởng nào " điên rồ " xuất phát không mới băm chặt được !!!

                          Hix, động cái gì cũng khó ... vợ bắt đi ngủ roài


                          Click image for larger version

Name:	HAK.JPG
Views:	1
Size:	49.5 KB
ID:	1346689
                          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                          Comment


                          • #28
                            chắc cái sensor kiểm tra lực nén kia là khó nhất ... nhất là độ đều của ánh sáng , rồi phải kín hơi ... ( vì của ta ở đây đo áp lực hơi ) ... chứ có một số cái cân sử dụng phương pháp ánh sáng này ... thế mà nó chính xác kinh ...
                            --- để kín hơi ... chắc dùng cái pit tông ( xi xanh) tiêm chủng chế tác thử vậy ... không biết có nén nổi không ... Nhà không có bơm kim tiêm rồi ... ra hiệu thuốc mua vậy ... nhiều người mắt tròn , mắt dẹt nhìn quá ... Cứ như mình mua để chích heroin không bằng, ngại thật ( vốn dĩ người đã gày gò ) ... thây kệ !!!

                            --- Kính mời các bác có ý tưởng gì thì ... thử góp tí cho nó xôm
                            Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                            Comment


                            • #29
                              vừa ngồi tần mần , nghịch cái ống tiêm ... , thử thử ... kéo cái pittong rồi lấy tay bịt đầu ống .... khi nén khí trong ống tiêm đến 1 mức độ nào đó ( tức là áp lực trong ống tăng lên...) ... khi thả tay khỏi pittong ... thì pittong có xu hướng bị đẩy ngược lại về đúng vị trí trước khi nén ... phải chăng đó là sự cân bằng của áp suất ??? ... đến 1 mức nào đó thì áp suất ở bên trong lòng ống = với bên ngoài nên pittong đã dừng lại

                              --- Trên cơ sở của cái này ... ta có thể làm phép đo ( dựa vào phương pháp cân bằng )... khi khí ở bóng hơi nén vào xi xanh ( đầu pittong) ... vì xilanh đã bịt 1 đầu nên khí trong đó bị nén lại ....
                              cho đến khi pittong ở điểm cân bằng ( tức là áp lực của khí trong lòng xi lanh = với áp lực khí từ bóng hơi nén vào pittong )

                              Không biết như vậy có chuẩn hay không ... nhưng chí ít nó cũng có 1 tỷ lệ nén nhất định ... và ta sẽ đo lượng " quang thông " ở cái xi lanh này ....
                              Không cần thiết sử dụng đến cục nam châm nữa !
                              Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                              Comment


                              • #30
                                Thật là khâm phục tinh thần DIY của bác QueDuong, hi vọng bác tiếp tục sáng kiến ngon bổ rẻ này.
                                Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                                <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                vi van pham Tìm hiểu thêm về vi van pham

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X