Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp đỡ cách đọc mức cao với xung điện áp thấp (1-1.3v) cho Arduino

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giúp đỡ cách đọc mức cao với xung điện áp thấp (1-1.3v) cho Arduino

    Tình hình là em đang làm bộ đếm vòng tua xe máy dùng arduino , em quấn dây quanh dây cao áp của bugi (như hình dưới) qua con DIODE để đưa vào arduino đọc nhưng điện áp của nó so với GND sườn xe chỉ khoảng 1-1.3v nhưng arduino thì trên 3.v mới là mức cao, xin các bác giúp đỡ ạ.
    Em dân thuần cơ khí nên điện tử căn bản cũng yếu kém , mong các bác thông cảm.

  • #2
    Bảng mạch MCU có thể chạy ở 5V hoặc 3.3V, nhưng quy ước chung mức cao TTL là từ 0.8V trở lên. Điện áp xung tới 1V là thừa đủ để MCU nhận ra mức 1 logic rồi miễn sao chân vào đặt cấu hình là TTL input. Mức cao TTL 0.8V được viết ở tất cả các giáo trình Điện tử số. Nếu người dùng đặt cấu hình chân input của mạch Android là trigger Schmitt thì mới không nhận được.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
      Bảng mạch MCU có thể chạy ở 5V hoặc 3.3V, nhưng quy ước chung mức cao TTL là từ 0.8V trở lên. Điện áp xung tới 1V là thừa đủ để MCU nhận ra mức 1 logic rồi miễn sao chân vào đặt cấu hình là TTL input. Mức cao TTL 0.8V được viết ở tất cả các giáo trình Điện tử số. Nếu người dùng đặt cấu hình chân input của mạch Android là trigger Schmitt thì mới không nhận được.
      Em kiến thức về điện tử rất yếu, bác có thể nói kỹ hơn giúp em được không ạ.

      Comment


      • #4
        Muốn cảm ứng được thì 2 dây phải song song, có thêm lõi từ vuông góc với dây nữa thì càng tốt. Bạn quấn dây vuông góc với nhau làm sao cảm ứng được? Làm sao bạn biết nó ra xung 1,3V? Xung bạn thu được có thể là xung nhiễu.

        Áp càng cao thì dòng càng nhỏ. Bạn gắn cục biến dòng bên sơ cấp của bô bin sườn thì tín hiệu ra sẽ lớn hơn nhiều so với gắn bên thứ cấp (cao áp). Nên có trở hạn dòng và diod ghim áp để bảo vệ mạch.

        Có thể lấy tín hiệu từ cuộn kích qua biến áp tăng áp lên, cuộn đèn (chia cho số cặp cực nam châm)...
        sau.ph

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi yoboto Xem bài viết

          Em kiến thức về điện tử rất yếu, bác có thể nói kỹ hơn giúp em được không ạ.
          Tức là bạn hãy yên tâm, 1.3V của bạn là mạch arduino trong điều kiện bình thường nhận được là tín hiệu mức cao rồi.
          Góp ý chút, thay vì quấn vài vòng dây như vậy thì áp phản hồi yếu và không ổn định. Bạn kiếm cuộn kiếm cuộn cảm xuyến biến dòng thì tốt hơn.
          Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
          Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
            Muốn cảm ứng được thì 2 dây phải song song, có thêm lõi từ vuông góc với dây nữa thì càng tốt. Bạn quấn dây vuông góc với nhau làm sao cảm ứng được? Làm sao bạn biết nó ra xung 1,3V? Xung bạn thu được có thể là xung nhiễu.

            Áp càng cao thì dòng càng nhỏ. Bạn gắn cục biến dòng bên sơ cấp của bô bin sườn thì tín hiệu ra sẽ lớn hơn nhiều so với gắn bên thứ cấp (cao áp). Nên có trở hạn dòng và diod ghim áp để bảo vệ mạch.

            Có thể lấy tín hiệu từ cuộn kích qua biến áp tăng áp lên, cuộn đèn (chia cho số cặp cực nam châm)...
            https://www.youtube.com/watch?v=mUJ5qGii0AQ em thấy họ quấn như trong clip này vẫn cảm ứng dc nè,

            Comment


            • #7
              Thu được, nhưng là xung nhiễu. Không tính được biên độ là bao nhiêu, lại thay đổi theo môi trường nắng/mưa...
              sau.ph

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                Thu được, nhưng là xung nhiễu. Không tính được biên độ là bao nhiêu, lại thay đổi theo môi trường nắng/mưa...
                Hễ đụng đến từ trường tòan nói bậy. Đo vận tốc máy mà xung nhiễu làm được?
                Nên xem lại từ trường trên sợi dây khác với từ trường ống dây thế nào sau đó học lại lý thuyết cảm ứng điện từ.

                @chủ thớt: Arduino có các chân ADC quy định 5v là 1023. Muốn Arduino nhận dạng điện thế nào cũng được bằng cách viết code tương ứng cho nó.

                Comment


                • #9
                  Khuyết điểm của TLM ấy mà hoài không chịu sửa , Bác Vị dạo này khỏe không ạ dạo này`tưởng Bác và HTTtH nghỉ chơi với diễn đàn rồi .

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết



                    @chủ thớt: Arduino có các chân ADC quy định 5v là 1023. Muốn Arduino nhận dạng điện thế nào cũng được bằng cách viết code tương ứng cho nó.
                    em cảm ơn bác ạ. em sẽ đọc analog rồi set ạ.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                      Khuyết điểm của TLM ấy mà hoài không chịu sửa , Bác Vị dạo này khỏe không ạ dạo này`tưởng Bác và HTTtH nghỉ chơi với diễn đàn rồi .
                      Sắp bước vào tuổi "cổ lai hy" tôi bệnh hòai bạn ạ. Tính trung bình cứ 1 tháng tôi nằm viện 5 ngày, con tôi dấu điện thoại, máy tính không cho tôi sử dụng theo lời bác sĩ nên tôi ít lên mạng.
                      Chúc mọi điều tốt lành đến bác và HTTTTH.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                        Sắp bước vào tuổi "cổ lai hy" tôi bệnh hòai bạn ạ. Tính trung bình cứ 1 tháng tôi nằm viện 5 ngày, con tôi dấu điện thoại, máy tính không cho tôi sử dụng theo lời bác sĩ nên tôi ít lên mạng.
                        Chúc mọi điều tốt lành đến bác và HTTTTH.
                        Em cám ơn bác và chúc bác mau khỏe , bệnh lai rai cũng có cái lợi là khi đi khám nếu có gì thì bác sĩ biết và cho thuốc phòng ngừa ạ .

                        Comment


                        • #13
                          Từ trường xung quanh đoạn dây điện là những vòng tròn trong mặt phẳng vuông góc với đoạn dây đó. Muốn hứng được từ trường này thì cuộn thu phải đặt cạnh đoạn dây. Nếu quấn quanh như chủ thớt thì từ thông qua cuộn dây thu =0, không có hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra.

                          Trong clip nó thu được là vì nó dùng nguyên lý khác. Đoạn dây đó là anten thu sóng từ dây cao áp phát ra. Chỉ cần đặt gần nhau là thu được, không cần quấn thành cuộn dây. Người ta quấn để giữ dây khỏi rơi ra chứ không phải cảm ứng từ trường.
                          sau.ph

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                            Từ trường xung quanh đoạn dây điện là những vòng tròn trong mặt phẳng vuông góc với đoạn dây đó. Muốn hứng được từ trường này thì cuộn thu phải đặt cạnh đoạn dây. Nếu quấn quanh như chủ thớt thì từ thông qua cuộn dây thu =0, không có hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra.

                            Trong clip nó thu được là vì nó dùng nguyên lý khác. Đoạn dây đó là anten thu sóng từ dây cao áp phát ra. Chỉ cần đặt gần nhau là thu được, không cần quấn thành cuộn dây. Người ta quấn để giữ dây khỏi rơi ra chứ không phải cảm ứng từ trường.
                            Ngu còn hay cãi!
                            Chẳng biết gì về quy luật các đường sức trong cảm ứng điện từ để sinh ra điện thế mà cứ phát biểu như mình rành lắm vậy.
                            Lấy từ thông cuộn dây áp dụng cho từ thông sợi dây. => sợi dây phải // mới có cảm ứng điện từ . chẳng khác gì cứ thấy con vật nào 4 chân cũng là con bò.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                              Ngu còn hay cãi!
                              Chẳng biết gì về quy luật các đường sức trong cảm ứng điện từ để sinh ra điện thế mà cứ phát biểu như mình rành lắm vậy.
                              Lấy từ thông cuộn dây áp dụng cho từ thông sợi dây. => sợi dây phải // mới có cảm ứng điện từ . chẳng khác gì cứ thấy con vật nào 4 chân cũng là con bò.
                              1) Từ trường của đoạn dây được xác định bằng qui tắc bàn tay phải, hoặc qui tắc vặn nút chai. Hình minh hoạ rành rành ra đấy mà bác vu oan cho người khác "lấy từ thông cuộn dây áp dụng cho từ thông sợi dây" bác không thấy ngượng miệng à.
                              Trong các bộ biến dòng người ta cũng bố trí các vòng dây cảm ứng cạnh đoạn dây cần đo dòng giống như trong hình thứ 2.

                              2) Từ thông = B.S .Chỉ có khung dây khép kín bao quanh diện tích S trong từ trường mới có từ thông. 1 đoạn dây thì không xác định được diện tích S nên chẳng có ai nói "từ thông của sợi dây" cả. Khái niệm cơ bản mà bác không nắm được thì...
                              sau.ph

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              yoboto Tìm hiểu thêm về yoboto

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X