Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Các thuật ngữ điện tử bằng tiếng Anh

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
    cái biến thế trung tần chính là 1 hay 2 cái bíên cảm trong đó, nhưng vì nhiều lý do nào đó người ta ít dùng rồi may một luôn, điều này cũng không có gì lạ trong thuật ngữ, thí dụ như: kí-lô ohm thì thường quá, ngưng kí-lô ampe thì không ai dùng , chỉ dùng 1000 ampe, kí-lô mét thì thường mả mê-ga mét thì không, chỉ dùng 1000 km, v.v... Nhưng đứng về lập trường kỹ thuật thì chúng ta có quyền dùng vô tư, các cụ tổ không đánh rớt đâu mà sợ, chỉ khổ nổi hơi chướng mà thôi, Thân ái.

    Ngôn ngử vốn dĩ giống như cuộc sống, có sinh ra, có chết đi, có khi bị lãng quên, cũng có chấn thương sọ não, hôn mê rồi hồi sinh thức dậy chạy marathon_ Ranh ngôn_
    ki-lo ohm hay dùng nhưng kA không ai dùng (đúng ra là ít dùng) vì đơn vị này rất lớn. Khi sử dụng nó ít đại diện cho một thực tế nào. Đơn vị kA vẫn dùng khi nói tới dòng điện ngắn mạch trong hệ thống điện.

    Cũng tương tự đơn vị micro-Fara thường hay dùng nhưng mi-li Fara (khá lớn) hay Fara (rất lớn) lại ít dùng.

    Cái này không liên quan gì đến tiếng Việt bác ạ. Còn thảo luận về sự trong sáng của tiếng Việt em có thể thảo luận với bác cả ngày.
    Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
    Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

    Comment


    • #92
      Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
      Viết thêm: Lại còn vấn đề bạn nghaiha nêu lên , tại sao cảm biến thì có mà biến cảm thì không, tươngđồng như thế: biến trở thì có, trở biến thì ko/ biến dung thì có, dung biến thì ko.....Tất cã các vấn đề này tôi qui tội vào "sự khập khển của tiếng việt". không phải riêng trong lảnh vực khoa học kỹ thuật mà cả văn hóa, cũng còn quá nhiều vấn đề để nói! tiếc thay! người ta có thể tốn hàng tỉ tỉ đồng để mưu cầu một chiếc huy chương vàng bé tí để nở mặt với 5 châu, nhưng thành lập một hội đồng chuẩn hóa, một ũy ban định chuẩn hay một hàn lâm viện, thì biết ngay là "còn nghèo".
      Biến trở: Độ cản trở thay đổi được. Ta đã sử dụng nó như một danh từ, giống như tủ lạnh, đồng hồ, bàn là... không thể tách rời từng chữ hay phân tích ngữ pháp ở đây được mặc dù ta có thể thấy "biến" là tính từ, "trở" là danh từ.

      Vậy thì trở biến là cái quái gì ở đây?

      Tương tự cho từ biến dung.

      Dung biến là cái quái gì ở đây?

      Biến cảm: Theo em nghĩ nó ít dùng nên ta ít được nghe vì đã có một biến dung thay thế. Ví dụ mạch cộng hưởng LC, thay vì làm L thay đổi người ta làm C thay đổi vì chế tạo một cái tụ xoay thì dễ hơn một cái L thay đổi được. Em không rành lắm, các bác khác giải thích thêm.

      Biến cảm thì liên quan quái gì đến Cảm biến (sensor) mà bác dám quy vào là "sự khập khển của tiếng Việt" trong khi chính tả bác viết cũng sai.
      Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
      Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

      Comment


      • #93
        Nguyên văn bởi nghaiha Xem bài viết
        Biến trở: Độ cản trở thay đổi được. Ta đã sử dụng nó như một danh từ, giống như tủ lạnh, đồng hồ, bàn là... không thể tách rời từng chữ hay phân tích ngữ pháp ở đây được mặc dù ta có thể thấy "biến" là tính từ, "trở" là danh từ.

        Vậy thì trở biến là cái quái gì ở đây?

        Tương tự cho từ biến dung.

        Dung biến là cái quái gì ở đây?

        Biến cảm: Theo em nghĩ nó ít dùng nên ta ít được nghe vì đã có một biến dung thay thế. Ví dụ mạch cộng hưởng LC, thay vì làm L thay đổi người ta làm C thay đổi vì chế tạo một cái tụ xoay thì dễ hơn một cái L thay đổi được. Em không rành lắm, các bác khác giải thích thêm.

        Biến cảm thì liên quan quái gì đến Cảm biến (sensor) mà bác dám quy vào là "sự khập khển của tiếng Việt" trong khi chính tả bác viết cũng sai.
        Thank nghaiha_ Đúng là mình khinh suất trong từ" khập khiễng" thành thật xin lổi. Mình hoàn toàn ok với bạn "Biến cảm thì liên quan quái gì đến Cảm biến". ở đây mình chưa đề câp đến ngữ nghỉa của các từ "trở biến", " dung biến", "biến cảm", có nên dùng hay không? nếu dùng thì họa hay phúc? mình chỉ mới khoanh vùng ý khi gặp một từ "lật ngược" như biến trở/trở biến, nếu chúng ta muốn dùng nó để thay thế, để thêm vào thì chúng ta gặp ngay bức tường " khập khiễng" , sự "khập khiễng" này bản chất từ ngữ tự nó không có mà chính con ngừoi tạo ra, vì vốn ngôn ngữ cũng chính con người tao ra. Trước đây nếu Cụ Tổ, Cụ Sư nào đó dùng từ trở biến thay vì biến trở, thì có lẽ ngày nay khi chúng ta muốn dùng từ biến trở chúng ta gặp ngay "khập khiễng". Tôi còn nhớ trước đây từ "bảo đảm" được thông dụng, sau 75 từ "đảm bảo" được thêm vào, thế thì kẻ nói tương đồng, người nói khác biệt, nào chiết tự, nào phân tích, cuối cùng, tranh luận vẩn không ngã ngũ, hệ lụy là "khập khiễng" xảy ra. Quen dùng 'đảm bảo" thì dị ứng với "bảo đảm", ngược lại. Do đó, cái bức xúc của mình là Hàn lâm viện đâu? sau không đào thai trên đất nước Việt. Nếu có thì đời ta bớt khổ biết bao!..
        _ Cái "biến cảm" dể chế tạo hơn, rẻ hơn cái "biến dung" rất nhiều, Trong cái radio, mình cho là cái bc nhiều hơn cái bd. Cuộn dây cao tần chỉ có 3 vòng lỏi KK người ta bẻ nghiên 1 vòng để có trị số L tương đồng 2,5 vòng đấ cũng là biến cảm. Từ "cảm biến" (sensor) được thông dụng cho nên theo mình suy diển chính nó là một trong những nguyên nhân khiến từ "biến cảm" tự tử. Thân ái. Chúc bạn giàu kiến thức như Sông Biển. Bạn cứ tranh luận để mình tự chỉnh, cảm ơn. Sai lổi chính tả là bệnh nan y của mình. Hết thuốc chửa! hic!hic!

        Comment


        • #94
          Cái "biến cảm" dể chế tạo hơn, rẻ hơn cái "biến dung" rất nhiều, Trong cái radio, mình cho là cái bc nhiều hơn cái bd. Cuộn dây cao tần chỉ có 3 vòng lỏi KK người ta bẻ nghiên 1 vòng để có trị số L tương đồng 2,5 vòng đấ cũng là biến cảm
          Ví dụ tuyệt vời.

          Nói về biến trở, hồi mới vào công ty sếp mình kêu "lấy tao cái pô-tăng 10 ký", thiệt tình lúc đó mình đứng đực mặt. Sau này mới hiểu là í ổng là potentiometer: biến trở

          Một số thuật ngữ "nước ngoài" khác:
          +tăng-phô: transformer, biến áp. Một số người vẫn gọi tăng-phô để chỉ biến áp chứ không phải chấn lưu.
          +Rề: Pre-amplifying/amplifier con/bộ tiền khuyếch đại (quá quen)
          +Khiển: driver-con điều khiển/lái

          Bác ptoanel chắc lăn lộn nhiều giúp em thống kê thêm cho mọi người dễ đi Nhật tảo
          Đẹp từng kilomét

          Comment


          • #95
            Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
            Cái "biến cảm" dể chế tạo hơn, rẻ hơn cái "biến dung" rất nhiều, Trong cái radio, mình cho là cái bc nhiều hơn cái bd. Cuộn dây cao tần chỉ có 3 vòng lỏi KK người ta bẻ nghiên 1 vòng để có trị số L tương đồng 2,5 vòng đấ cũng là biến cảm.
            Em không biết chút xíu gì về điện tử thông tin mặc dù ở trường cũng có được học (điện tử công suất 1, công suất 2, điện tử thông tin...), xong tai nọ nó chui ra tai kia mất tiêu.

            Tuy nhiên đã gọi là biến trở, biến dung hay biến cảm thì ta phải điều chỉnh được bằng con trượt, ốc xoay hoặc điều khiển bằng tín hiệu điện với một độ tuyến tính nào đó ... chứ không thể cầm kìm hay tay để bẻ nghiêng để đạt một giá trị nào đó.

            Do vậy cái mà bác ptoanel nói ở trên chắc không gọi là biến cảm được nhỉ?

            À, mà từ biến cảm có được xài hay sao đó. Bác tham khảo link này xem

            http://dictionary.bachkhoatoanthu.go...3JkPQ==&page=1

            BIẾN CẢM:

            cuộn dây có điện cảm thay đổi được một cách liên tục hoặc từng nấc. Có nhiều kiểu chế tạo BC, vd. thay đổi vị trí lõi, thay đổi vị trí cuộn dây.
            Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
            Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

            Comment


            • #96
              biến cảm và biến kháng

              Nguyên văn bởi nghaiha Xem bài viết
              ... đã gọi là biến trở, biến dung hay biến cảm thì ta phải điều chỉnh được bằng con trượt, ốc xoay hoặc điều khiển bằng tín hiệu điện với một độ tuyến tính nào đó ... chứ không thể cầm kìm hay tay để bẻ nghiêng để đạt một giá trị nào đó.

              Do vậy cái mà bác ptoanel nói ở trên chắc không gọi là biến cảm được nhỉ?

              À, mà từ biến cảm có được xài hay sao đó.
              Lan Hương lâu nay vẫn dùng hai từ "biến cảm""biến kháng" để chỉ các cuộn dây có trị số thay đổi được. Phương thức thay đổi trị số L của cuộn dây có thể là chỉnh lõi (đa số), hay chỉnh vỏ chụp ferrite (trung tần radio AM) hoặc chỉnh hình dạng cuộn dây (L có trị số bé + khoảng thay đổi không lớn trong cao tần và siêu cao tần). Cách thay đổi hình dạng cuộn dây để đổi trị số L của nó theo cách : giãn ra để giảm L và thun lại để tăng L, đôi lúc "bẻ quẹo" một cách kỳ quái mới có được trị số cần thiết.



              Biến kháng thường để chỉ các cuộn RFC có trị số L khá lớn thay đổi được.

              Thân ái.

              Lan Hương.
              Attached Files

              Comment


              • #97
                Thuật ngữ chuyên ngành điện-Điện tử

                Nguyên văn bởi nghaiha Xem bài viết
                Em không biết chút xíu gì về điện tử thông tin mặc dù ở trường cũng có được học (điện tử công suất 1, công suất 2, điện tử thông tin...), xong tai nọ nó chui ra tai kia mất tiêu.

                Tuy nhiên đã gọi là biến trở, biến dung hay biến cảm thì ta phải điều chỉnh được bằng con trượt, ốc xoay hoặc điều khiển bằng tín hiệu điện với một độ tuyến tính nào đó ... chứ không thể cầm kìm hay tay để bẻ nghiêng để đạt một giá trị nào đó.

                Do vậy cái mà bác ptoanel nói ở trên chắc không gọi là biến cảm được nhỉ?

                À, mà từ biến cảm có được xài hay sao đó. Bác tham khảo link này xem

                http://dictionary.bachkhoatoanthu.go...3JkPQ==&page=1
                Theo mình thì tuy bẻ nghiêng bằng kìm, nhưng từ lược đồ nó vẩn có ký hiệu là cuộn dây có mũi tên vắt chéo, do đó vẩn gọi là biến cảm. Tuy từ 'biến cảm" có muốn hay đã tự tử, nhưng tên của nó vẩn còn đó. Thân ái!
                Last edited by ptoanel; 14-10-2008, 22:41.

                Comment


                • #98
                  Nguyên văn bởi nghaiha Xem bài viết
                  Em không biết chút xíu gì về điện tử thông tin mặc dù ở trường cũng có được học (điện tử công suất 1, công suất 2, điện tử thông tin...), xong tai nọ nó chui ra tai kia mất tiêu.

                  Tuy nhiên đã gọi là biến trở, biến dung hay biến cảm thì ta phải điều chỉnh được bằng con trượt, ốc xoay hoặc điều khiển bằng tín hiệu điện với một độ tuyến tính nào đó ... chứ không thể cầm kìm hay tay để bẻ nghiêng để đạt một giá trị nào đó.

                  Do vậy cái mà bác ptoanel nói ở trên chắc không gọi là biến cảm được nhỉ?

                  À, mà từ biến cảm có được xài hay sao đó. Bác tham khảo link này xem

                  http://dictionary.bachkhoatoanthu.go...3JkPQ==&page=1
                  "Em không biết chút xíu gì về...." Bạn khiêm nhường thái quá làm mình e ngại. Với 1 thành viên tích cực, 5 sao, có hơn 700 bài viết trên diển đàn, nếu mình không nể phục mới là chuyện lạ?....
                  Trích:
                  BIẾN CẢM:

                  (cuộn dây có điện cảm thay đổi được một cách liên tục hoặc từng nấc. Có nhiều kiểu chế tạo BC, vd. thay đổi vị trí lõi, thay đổi vị trí cuộn dây).
                  Theo mình thì "thay đổi vị trí cuộn dây" bao gồm ý thay đổi hình dáng cd, còn như chưa thỏa đáng thì mình sẽ thêm vào "thay đổi hình dáng cd" ...vô tư.
                  Ngày nay ngừơi ta biên soạn tự điển, hầu hết là trên www, và thường theo cách "tự điển mở", chủ ý là thu gom thật nhiều ý kiến đại chúng cho nên chúng ta tha hồ mà thêm bớt, thay đổi, sửa chửa, miển sao hợp với thiện ý và logic, còn chấp nhận hay không còn tùy sự sàng lọc của đại chúng và nhà biên soạn. Thân ái.

                  Rao vặt:
                  Tôi đang biên soạn bộ :TỰ ĐIỂN TỪ ĐIÊN, Ký tự A sẽ nằm ở trang cuối. Có ai hợp tác không? Hí hí....
                  Last edited by ptoanel; 15-10-2008, 16:14.

                  Comment


                  • #99
                    Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                    Lan Hương lâu nay vẫn dùng hai từ "biến cảm""biến kháng" để chỉ các cuộn dây có trị số thay đổi được. Phương thức thay đổi trị số L của cuộn dây có thể là chỉnh lõi (đa số), hay chỉnh vỏ chụp ferrite (trung tần radio AM) hoặc chỉnh hình dạng cuộn dây (L có trị số bé + khoảng thay đổi không lớn trong cao tần và siêu cao tần). Cách thay đổi hình dạng cuộn dây để đổi trị số L của nó theo cách : giãn ra để giảm L và thun lại để tăng L, đôi lúc "bẻ quẹo" một cách kỳ quái mới có được trị số cần thiết.



                    Biến kháng thường để chỉ các cuộn RFC có trị số L khá lớn thay đổi được.

                    Thân ái.

                    Lan Hương.
                    Nịnh chút xíu nhé! Thấy Lan Hương, viết bài về "Tử ngoại_ Cực tím", dẩn chứng bằng một loạt chữ Hán, mình bái sư ngay, gặp Bác học rồi...vì thần tượng của mình là bác Huệ Thiên/An Chi mà. Đừng nhạy cảm với từ Bác học nhé!! Vì thời kỳ Nho học ngự trị, chử Nho ( Hán phiên âm ra Việt) được tôn vinh là ngôn ngữ bác học đó mà. Mình hoàn toàn không biết chữ Hán ngoại trừ 3 chữ nhất, nhị, tam, mà giửa thời đại TH ngày nay, mình thấy ai viết được chữ Hán là mình nể ngay.
                    Trích:
                    Variable Inductor,_,_ = biến cảm = biến kháng
                    Mình nhận thấy từ biến kháng hình như khập khiễng ( khập khiễng= không vững, ở đây ám chỉ không rỏ ràng, chưa sáng tỏ, có vấn đề_ mổi khi dùng từ khập khiễng thì bạn bè phản ứng nhạy cảm ngay, nhưng với LH thì mình tin LH vượt trên cái đó).
                    Từ "kháng" góc Hán nghĩa là chống, mà cảm kháng, trở kháng, dung kháng, mới đủ nghỉa là chống bằng cảm, bằng trở, bằng dung. nhưng bấy lâu nay, từ kháng lại được hiểu là cuộn dây, mình thấy nó KK là vậy. Xin Hán Lan Hương tiếp tay tham luận để mình học thêm. Thân ái!
                    Last edited by ptoanel; 15-10-2008, 19:01.

                    Comment


                    • Thuật ngữ ....

                      Nguyên văn bởi Kilodeth Xem bài viết
                      Ví dụ tuyệt vời.

                      Nói về biến trở, hồi mới vào công ty sếp mình kêu "lấy tao cái pô-tăng 10 ký", thiệt tình lúc đó mình đứng đực mặt. Sau này mới hiểu là í ổng là potentiometer: biến trở

                      Một số thuật ngữ "nước ngoài" khác:
                      +tăng-phô: transformer, biến áp. Một số người vẫn gọi tăng-phô để chỉ biến áp chứ không phải chấn lưu.
                      +Rề: Pre-amplifying/amplifier con/bộ tiền khuyếch đại (quá quen)
                      +Khiển: driver-con điều khiển/lái

                      Bác ptoanel chắc lăn lộn nhiều giúp em thống kê thêm cho mọi người dễ đi Nhật tảo
                      Potentiometer không thể hiểu là biến trở được, Potentiometer được dịch là chiết áp, có nghỉa là chiết ra một phẩn của áp rơi trên 2 đầu điện trở đó. Quan sát bên ngoài thì chiết áp phải có 3 chân trở lên còn biến trở thì chỉ có 2 chân. Khi người ta dùng chiết áp để làm biến trở bằng cách nối chân giửa (con chạy) vớ 1 chân bìa, lúc bấy giờ từ lược đồ cũng như mạch điện mình có quyền gọi là biến trở.
                      Tăng-phô_ Người Hoa khó phát âm Đ, R. TR. Thí dụ khi học nhạc, các nốt DO, RÉ, MI, PHA, SOL... Họ phát âm là TÔ LÊ, MI,...Vì thế, transformer/ transformareur-gọi tắt transfo người Hoa phát âm là tăng phô, do đó ở chợ gọi theo, lâu ngày thành quen
                      Transfo hoàn toàn khác với chấn lưu, transfo phải có 3 dây trở lên, còn chấn lưu = cuộn cảm kháng, chỉ có 2 dây, nếu có nhiều dây thì chẳng qua là thêm nhiều thang bậc để dể sữ dụng. Từ chấn lưu có nghĩa là chặn bớt lưu lượng, đầu tiên do tác giả nào đó dùng, sau đó được khá nhiều người chấp nhận, nhưng có người bảo nên sửa là "chắn lưu" hoặc "trấn lưu",hoặc "hạn lưu", mình chưa tra Bách khoa TT, không biết họ quyết ra sao?. Nhưng BKTT cũng không phải là Thiên sứ, chúng ta thấy có nhiệt tâm, thiện ý, thì có quyền can dự vào. Xa tận chân trời gần ngay trước mắt, có chị Lan Hương, tốt nhất là mình xin thêm ý kiến của chị LH. Thân ái
                      Alo! Alo! Có mặt chị Lan Hương ở đó kh...ông?....Xin trả lời!... SOS!
                      Last edited by ptoanel; 15-10-2008, 18:54.

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi Kilodeth Xem bài viết
                        Ví dụ tuyệt vời.

                        Nói về biến trở, hồi mới vào công ty sếp mình kêu "lấy tao cái pô-tăng 10 ký", thiệt tình lúc đó mình đứng đực mặt. Sau này mới hiểu là í ổng là potentiometer: biến trở

                        Một số thuật ngữ "nước ngoài" khác:
                        +tăng-phô: transformer, biến áp. Một số người vẫn gọi tăng-phô để chỉ biến áp chứ không phải chấn lưu.
                        +Rề: Pre-amplifying/amplifier con/bộ tiền khuyếch đại (quá quen)
                        +Khiển: driver-con điều khiển/lái

                        Bác ptoanel chắc lăn lộn nhiều giúp em thống kê thêm cho mọi người dễ đi Nhật tảo
                        Pré(Pháp) đọc là bờ-rề / Pre(Anh)đọc là bờ-rì. ở nước ta, Pháp ngữ được phát triển trước, nên gặp pré hay pre cũng phát âm là bờ-rề. Nhưng âm "pr" thì nhiều người không phát âm được nên bỏ bớt âm "p" từ đó pre được phát âm là rề. Cho nên đi chợ thì học thêm một số từ chợ, đọc sách thì học một số từ sách, viết lách thí cố gắng chuẩn xác hơn, viết sai gặp ngay búa rìu. Các bạn nào kém, kém thì cứ viết càng, sẽ có hàng cao năng chỉnh sửa, có gì phải lo cho mệt.
                        Driver nên dịch là "lái" thì ổn hơn vì "khiển/điều khiển" đã được dùng ở nhiều hoàn cảnh khác rồi.
                        Thống kê, mình làm không nổi đâu! Thân ái.
                        Last edited by ptoanel; 15-10-2008, 18:19.

                        Comment


                        • [QUOTE=lanhuong;139460]Đây là một số thuật ngữ điện tử tiếng Pháp.

                          -Prendre comme équivalent le ... : Dùng tương đương với (như) ...
                          -MBR Transistor au Silicium : transistor (vật liệu) Silic (Si)
                          -Transistor au Germanium : transistor (vật liệu) Germanium (Ge)
                          -MBR Transistor FET a canal ... : Transistor hiệu ứng điện trường kênh ... (N hay P)


                          Cảm ơn chị đã giải đáp thắc mắc của em
                          À Chị ( các anh chị đi trước) có tài liệu nào hay xin mail cho em (hoặc tải lên diễn đàn ) để cùng mở mang tri thức.

                          Comment


                          • bác nào có cả phần mềm không?
                            Up lên đi

                            Comment


                            • chào chị hiện giờ em đang rất cần bộ từ điển chuyên ngành dien tu( tieng anh) khong biet chi co khong hay co thong nao ve dieu nay khong, càm ơn

                              Comment


                              • Ủa sao không có ai trả lời ta!!!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                tuan_dxm Tìm hiểu thêm về tuan_dxm

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X