Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điện qua điện trở có bị tiêu thụ không?Hạ áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
    ....Mắc tụ với led thì phải dùng 2 con ngược chiều nhau chứ bác. Như vậy luôn luôn có 1 con bị sốc nặng khi gặp điện áp đỉnh. Cái đèn led của bác chắc chắn là có 1 nhánh chết trước rồi, sau đó thêm 1 nhánh nữa chết nên nó mới tịt hẳn. Như vậy là bác đã gặp xui 2 lần rồi. Kể ra thì xui như vậy vẫn còn ít vì led chịu dòng max là 20mA. Thường thì người ta dùng ở 10-15mA là khá bền rồi. Đằng này led của bác chỉ chịu dòng có 3,5mA mà vẫn chết đến 2 lần. ........
    Cái đèn ngủ đó dùng LED trắng, nên LED nó "ngỏm" là do bị quá áp ngược. Đo mấy cái LED chết thì thấy cả 2 chiều đều có điện trở. Vậy khi 1 nhánh bị "chết" trước (rò ngược) thì trên 2 đầu của nhánh, trong cả 2 bán kỳ đều có điện áp rơi ở mức thấp, sao nhánh còn lại lại bị chết ?
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
      Cái nào cần thiết thì mới đưa vào thôi bác HTTTTH ạ.

      Mắc tụ với led thì phải dùng 2 con ngược chiều nhau chứ bác. Như vậy luôn luôn có 1 con bị sốc nặng khi gặp điện áp đỉnh. Cái đèn led của bác chắc chắn là có 1 nhánh chết trước rồi, sau đó thêm 1 nhánh nữa chết nên nó mới tịt hẳn. Như vậy là bác đã gặp xui 2 lần rồi. Kể ra thì xui như vậy vẫn còn ít vì led chịu dòng max là 20mA. Thường thì người ta dùng ở 10-15mA là khá bền rồi. Đằng này led của bác chỉ chịu dòng có 3,5mA mà vẫn chết đến 2 lần.

      Xét đến bài toán kinh tế thì led có giá thành tính trên mỗi Watt cao hơn các loại bóng thông dụng khác. Mua led 20mA mà chỉ dùng có vài mA là không kinh tế. Bác nào mắng người khác "ngu vì không kinh tế" thì cần phải xem xét lại.

      Vấn đề mắc thêm trở hạn dòng thì em đã có nói rồi:
      thực tế sau cầu chỉnh lưu nhà sản xuất có mắc song song tụ hóa ( mấy chục mi) với dàn led nên khi mới cắm bóng vào có nẹt qua nẹt lại thì led vẫn bình thường. Lúc nảy đã tháo thử bóng led cầu 18led của aladin, móc oscilo với dàn led và cắm phíc nẹt đủ các kiểu thì biên độ áp trên tụ lọc 68u song song với dàn led chỉ tăng từ từ áp DC không thấy gai nào lọt vào. chứng tỏ đèn led không chết do cắm nẹt mà do thiết kế quá dòng làm quá nhiệt trong thời gian dài hoặc chết cho xung cao áp khác chẳn hạn sét lam truyền...... cắt mạch nối thêm 2 led từ đèn khác qua ( không có led rời tháo 2 con led mà hi sinh đến 5 con chảy chân) thấy bóng sáng vẫn vậy nhưng tấm nhôm ít nóng hơn hẳn.
      Khoa học công nghệ mới là chìa khóa của sự phát triển!

      Comment


      • Thấy các bác tốn khá nhiều "giấy mực" cho vana đề này mình cũng có chút ya kiến. Led chết, sáng mạnh hay sáng yếu đều do giá trị R nối tiếp lớn hay nhỏ, tính ac220v. Nếu Rnt nhỏ thì led sáng mạnh và có nguy cơ chết. thứ nhất chết do dòng quá độ qua phân cực thuận cao hơn định mức (vi dụ 20mA) trong thời gian dài. Thứ 2 ở phân cực ngược là do quá áp ngưởng mà dòng lớn dẫn đến led cũng die trong thời gian nào đó.
        Nếu Rnt lớn dòng qua led luôn nhỏ hơn nhiều so với 20mA thì led sáng yếu và đồng nghĩa led lâu chết hơn. Ở chiều phân cực thuận ko cần nói. Còn ở phân cực nghịch, dù áp nghịch rất cao nhưng dòng được Rnt cấp cho rata bé, trong lúc này có dòng rò qua led thì cũng chỉ giới hạn khi áp nghịch bị tụt. Cứ 1 chu kì 1 lần chưa đủ đánh thủng tiếp giáp PN nên léd ko hư.
        Tóm lại, ko thể đòi hỏi Led sáng mạnh nhất mà lâu hư được. Tính ra duty led chỉ có chưa tới 50%.

        Comment


        • Chính vì có trở và tụ lọc nên led mới không chết vì xung dòng ban đầu. Nếu chỉ vì nhấp nháy thì bọn tq không bao giờ gắn tụ lọc vì tần số nhấp nháy là 100 lần/giây giống như đèn huỳnh quang, mắt thường khó nhận biết được. Nếu nghe lời bác VVP bỏ tụ lọc đi led sẽ rất mau chết mỗi khi bật điện.
          sau.ph

          Comment


          • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
            Cái đèn ngủ đó dùng LED trắng, nên LED nó "ngỏm" là do bị quá áp ngược. Đo mấy cái LED chết thì thấy cả 2 chiều đều có điện trở. Vậy khi 1 nhánh bị "chết" trước (rò ngược) thì trên 2 đầu của nhánh, trong cả 2 bán kỳ đều có điện áp rơi ở mức thấp, sao nhánh còn lại lại bị chết ?
            Nó mắc song song ngược chiều nên ko bị quá áp ngược. Và theo cháu thì ý bác TLM là đèn đấy nó chết vì sốc dòng chứ ko phải áp ngược

            Comment


            • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
              [/COLOR]
              Nhà thông thái tra google biết rằng bắt đầu nạp tụ, dòng lớn nhất ----> suy ra chết led mà không biết rằng lưới điện 220volt tần số 50 hezt sẽ có 50 lần tụ bắt đầu nạp ngược lại so với lần trước (mà nạp ngược lại giá trị ban đầu dòng còn cao hơn bình thường). 1Phút sẽ có 50 x60 =3000 lần bắt đầu nạp. 1giờ sẽ có 3000 x60=180.000 lần bắt đầu nạp ----> dòng nạp khởi đầu cao. Thế mà chẳng con led nào chết cả.
              Chỉ có thằng tâm thần mới sáng tạo lý thuyết như thế, vậy mà ngay trên thớt này ít nhất có 2 người nghe theo.
              Bác nói chuyện mắc cười quá. Trong 1 giây sẽ có 50 lần nạp và 50 lần xả (nạp thuận/nạp ngược). Chẳng lẽ 50 lần nạp thuận dòng nhỏ hơn 50 lần nạp ngược? Trong công thức tính trở kháng và dòng của tụ thì nó đã bao gồm cả trường hợp nạp và xả rồi.

              Cháu xin nhắc lại là theo công thức, dòng qua tụ tỉ lệ với tốc độ biến thiên điện áp (dU/dt) chứ không phụ thuộc vào nạp xuôi hay nạp ngược. Thí dụ tụ nạp xuôi từ 0 lên 1V trong 0,01 ms thì dòng vẫn lớn hơn tụ nạp ngược từ 310V xuống -310V trong 10 ms (nửa chu kỳ 50Hz).

              Theo bác VVP thì khi điện áp điều hòa hình sin thì dễ làm chết led vì tụ nạp xuôi rồi nạp ngược liên tục. Còn khi bật điện, áp thay đổi đột ngột, dòng xung ban đầu rất lớn thì không làm chết led !?!

              Thực nghiệm sẽ có câu trả lời chính xác nhất.
              sau.ph

              Comment


              • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                Cái đèn ngủ đó dùng LED trắng, nên LED nó "ngỏm" là do bị quá áp ngược. Đo mấy cái LED chết thì thấy cả 2 chiều đều có điện trở. Vậy khi 1 nhánh bị "chết" trước (rò ngược) thì trên 2 đầu của nhánh, trong cả 2 bán kỳ đều có điện áp rơi ở mức thấp, sao nhánh còn lại lại bị chết ?
                Khi 1 nhánh chết thì giống như nhánh còn lại mắc song song với 1 điện trở bác ạ. Khi có dòng quá độ rất lớn chạy qua thì nó vẫn làm chết led còn lại. sau đó dòng ở trạng thái ổn định thì áp mới ở mức thấp.
                sau.ph

                Comment


                • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                  Tôi vẫn nhớ khi tôi đi học, trong sách vật lý năm 1974, phát biểu của định luật Ohm như sau: "Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây" I = U/R.
                  R phụ thuộc bản chất của "dây dẫn" (= mạch điện).
                  U là nguyên nhân, I là kết quả.
                  Thế nếu viết lại thành U=R.I thì sao ạ. Phải có dòng thì mới có sụt áp trên điện trở.

                  Em thì cứ coi cả 2 cái đó xảy ra đồng thời. Không có điện trở thì dòng lớn áp lớn. Có điện trở thì dòng giảm áp nhỏ.

                  Ông Maxwell cũng đã nói dòng điện và điện trường có liên hệ chặt chẽ với nhau mà.
                  sau.ph

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                    Thế nếu viết lại thành U=R.I thì sao ạ. Phải có dòng thì mới có sụt áp trên điện trở.
                    Em thì cứ coi cả 2 cái đó xảy ra đồng thời. Không có điện trở thì dòng lớn áp lớn. Có điện trở thì dòng giảm áp nhỏ.
                    Ông Maxwell cũng đã nói dòng điện và điện trường có liên hệ chặt chẽ với nhau mà.
                    - Cả thế giới đều biết định luật Ohm được phát biểu như vậy. Không biết bây giờ đã có nhà bác học nào phát biểu khác đi chưa.
                    Viết đúng của định luật Ohm phải là I = U/R.
                    Các công thức U = R.I và R = U/I là các công thức dùng để tính toán, không phản ánh bản chất vật lý của định luật... Chẳng lẽ bạn không biết ?

                    - Hồi tôi đi học, năm 1974, tôi được thầy giảng như thế này:
                    U là nguồn. Không có U thì không bao giờ có I. Không có R, chưa thấy có I thì vẫn có U.
                    Chưa có R (hở mạch) thì I = 0; có R trong mạch thì "sinh ra" I = U/R..
                    Không thể tự nhiên mà có I chảy qua R để xuất hiện U.
                    Như vậy là chặt chẽ, khoa học. Và vì vậy, người ta không chọn công thức U = R.I để phát biểu định luật Ohm.

                    ​Nếu "2 cái đó" là U và I ? Bó tay với luận điểm "coi 2 cái đó xảy ra đồng thời", ...
                    Còn với tôi: U = R.I được giải thích như sau: Mạch hở (R = ∞; I = 0). Nguồn là accu 12V. Vậy U = R.I = 12V,
                    Kết luận: ∞ * 0 = 12 ? Blah blah...

                    - Không đưa ông Maxwell vào đây, vì: (1) chẳng liên quan đến điện trở hạ áp (2) topic này sẽ có thể kéo dài đến 3000 trang vì sau Maxwell sẽ là còn bao nhiêu ông khác sẽ được lôi vào. Mà tôi học "Trường điện từ" kém lắm.
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                      Khi 1 nhánh chết thì giống như nhánh còn lại mắc song song với 1 điện trở bác ạ. Khi có dòng quá độ rất lớn chạy qua thì nó vẫn làm chết led còn lại. sau đó dòng ở trạng thái ổn định thì áp mới ở mức thấp.
                      Sụt áp thuận trên LED chết, đo bằng đồng hồ hiện số là khoảng 120mV (0,12V) bạn ạ.
                      Cả 3 cái đều thế.
                      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                      Comment


                      • Xin hỏi năm 74 bác đã thi tú tài chưa ạ. Vì chương trình trước và sau tú tài khác nhau. Thí dụ công thức cộng vận tốc không áp dụng được cho các chất điểm gần bằng vận tốc ánh sáng.

                        Không có áp vẫn có thể có dòng. Thí dụ như trường hợp nam châm siêu dẫn.

                        Và trường hợp dòng sinh ra áp em được học thế này: Cho 1 cuộn dây quay với vận tốc cao rồi dừng lại đột ngột. Các điện tử tự do vẫn tiếp tục chuyển động (dòng điện) tạo thành áp 2 đầu cuộn dây.

                        Không đưa ông Maxwell thì em chịu thua. Trường và sóng điện từ em cũng kém lắm.

                        ---------------------------------------------------------------

                        Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                        Sụt áp thuận trên LED chết, đo bằng đồng hồ hiện số là khoảng 120mV (0,12V) bạn ạ.
                        Cả 3 cái đều thế.
                        Đấy là khi dòng nhỏ. Khi có dòng lớn thì áp nó sẽ lớn bác ạ.
                        sau.ph

                        Comment


                        • Thấy mọi ng tranh luận sôi nổi quá. Ko biết đã đi đến đâu rồi.
                          Như thế này đi, mọi ng tranh luận nên đưa vào tình huống cụ thể (hình mạch) tránh "ông nói gà bà nói vịt" dẫn đến cuộc tranh luận chẳng có ý nghĩa gì, chỉ gây mâu thuẫn chẳng giải quyết đc gì.

                          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                          Trở nối tiếp với led bắt // vào điện thế 220v.
                          Tải cũng bắt // vào điện thế 220v.

                          Chờ mãi sao không thấy chú em trả lời?
                          .
                          Sr a, mấy hnay bận quá. E ko giải thích ở lớp bán dẫn PN đc nhưng e sẽ dẫn chứng 1 dù có hơi khiêng cưỡng 1 chút.
                          1 mạch mô phỏng cho thấy khi có tải tụ (tải cảm thì tương tự) (xảy ra khi có mấy con tụ to tướng sau mạch chỉnh lưu): Click image for larger version

Name:	mophong.JPG
Views:	880
Size:	44.4 KB
ID:	1666938


                          Ở những giây đèn đỏ ấy (ngoại trừ sut áp trên lưới) thì những thiết bị kế bên như mạch #11-2 (Led nối tiếp trở) nếu ko có bảo vệ thì ai biết chuyện gì sẽ xảy đến (nếu a thấy khiêng cưỡng quá thì thôi bỏ qua, ko nên tranh luận tiếp). Và việc thiết kế mạch nằm ngoài datasheet của nhà SX mà ko bảo vệ thì em cho là hên xui.
                          Bác gì nói e là con ếch ko thực tế thì e cũng xin đưa hình khi đo mạch thực tế: Click image for larger version

Name:	mophong2.JPG
Views:	885
Size:	37.4 KB
ID:	1666939


                          Giá trị đo đc là 66A rất gần vs mô phỏng (cái thiếu chắc là những giá trị ko lý tưởng như trở dây, trở nguồn, trở tụ...).


                          Còn lại ko biết mọi người đang tranh luận về mạch thế nào.

                          Còn Nguồn thì có 2 loại nguồn áp và nguồn dòng, nguồn áp sinh ra dòng, nguồn dòng sẽ sinh áp. Nguồn áp ko để ngắn mạch, nguồn dòng ko để hở mạch.
                          Định luật Ohm là đúng nhưng tùy mỗi người hiểu công thức U=IR đó như thế nào... Xin mọi người cứ tiếp tục tranh luận trong ôn hòa (ko nên dùng lời lẽ đả kích, a di đà phật...).

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                            Xin hỏi năm 74 bác đã thi tú tài chưa ạ. Vì chương trình trước và sau tú tài khác nhau. Thí dụ công thức cộng vận tốc không áp dụng được cho các chất điểm gần bằng vận tốc ánh sáng.

                            Không có áp vẫn có thể có dòng. Thí dụ như trường hợp nam châm siêu dẫn.

                            Và trường hợp dòng sinh ra áp em được học thế này: Cho 1 cuộn dây quay với vận tốc cao rồi dừng lại đột ngột. Các điện tử tự do vẫn tiếp tục chuyển động (dòng điện) tạo thành áp 2 đầu cuộn dây.

                            Không đưa ông Maxwell thì em chịu thua. Trường và sóng điện từ em cũng kém lắm.

                            ---------------------------------------------------------------


                            Đấy là khi dòng nhỏ. Khi có dòng lớn thì áp nó sẽ lớn bác ạ.
                            Cách tạo ra điện kiểu này bây giờ mình mới đc biết, sao ko thấy trong sách vở ta. Nghe bác nói thì có vẻ nó dựa vào quán tính của các electron tự do để tạo thành dòng điện. Nhưng kiểu này chắc chỉ tồn tại trong phòng lab chứ khó có để tạo ra điện dùng.

                            Comment


                            • Đúng vậy. Thí nghiệm này chỉ để chứng tỏ trong kim loại có điện tử tự do bác TP-electro ạ.

                              Ngoài ra còn có dẫn chứng khác: dòng điện là do chuyển động của các hạt điện tích. Để các hạt điện tích chuyển động thì ngoài việc dùng điện trường, ta còn có thể dùng lực từ (lực Lorenz) : cho thanh kim loại chuyển động trong từ trường. Lực Lorenz sẽ đẩy các điện tử dồn về 1 đầu thanh tạo nên điện thế giữa 2 đầu thanh. Trong hiệu ứng hall cũng vậy.

                              Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                              Còn với tôi: U = R.I được giải thích như sau: Mạch hở (R = ∞; I = 0). Nguồn là accu 12V. Vậy U = R.I = 12V,
                              Kết luận: ∞ * 0 = 12 ? Blah blah...
                              Công thức này áp dụng cho điện trở chứ không phải cho nguồn điện bác ạ.
                              sau.ph

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                                Đúng vậy. Thí nghiệm này chỉ để chứng tỏ trong kim loại có điện tử tự do bác TP-electro ạ.

                                Ngoài ra còn có dẫn chứng khác: dòng điện là do chuyển động của các hạt điện tích. Để các hạt điện tích chuyển động thì ngoài việc dùng điện trường, ta còn có thể dùng lực từ (lực Lorenz) : cho thanh kim loại chuyển động trong từ trường. Lực Lorenz sẽ đẩy các điện tử dồn về 1 đầu thanh tạo nên điện thế giữa 2 đầu thanh. Trong hiệu ứng hall cũng vậy.



                                Công thức này áp dụng cho điện trở chứ không phải cho nguồn điện bác ạ.
                                Bổ sung cho bác. dòng điện là do chuyển động có hướng của các hạt điện tích. Chứ chuyển động hỗn loạn thì ko tạo nên dòng điện đc.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                123456q Tìm hiểu thêm về 123456q

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X