Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ai giúp em tính mạch ghép tầng khuếch đại với

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
    Anh TLM: Chẳng lẽ tôi phải dùng tất cả các loại từ tượng thanh như: rè rè, tạch tạch, tành tạch, cạch cạch, cành cạch, bành bạch, lạch tạch ... để chỉ hiện tượng rơ-le đóng ngắt không dứt khoát?
    Hiện tượng rơ-le "phân vân" giữa đóng và ngắt là có thật, và là nhược điểm của mạch điện đơn giản này.

    Tụ mắc song song với cuộn rơ-le chỉ kéo dài thời gian giữ trạng thái ON của rơ-le khi Q2 "OFF", sau thời hằng xả của mạch tụ và rơ-le mắc song song, rơ-le cũng đành "OFF" theo. Đến khi Q2 "ON" lại, rơ le đóng (hít) gần như tức thì vì tụ được nạp qua Q2 bão hòa sâu nên thời hằng nạp rất nhỏ.
    Mà khi trời nhá nhem, Q2 chuyển trạng thái giữa "ON" và "OFF" liên tục với tần suất 0,1s/lần hay chậm hơn là điều kiện khách quan, do "Trời định", vì người ta sẽ lấy ánh sáng bên ngoài để kích thích cảm biến LDR.
    Lúc ánh sáng nhấp nhổm chung quanh mức ngưỡng, có lúc Q2 làm việc ở chế độ khuếch đại; lực hút do dòng Ic của Q2 qua rơ-le "co kéo" với lực kéo của lò xo và rơ-le chẳng đóng, cũng chẳng ngắt.
    Cho đến khi ánh sáng thấp (hoặc cao) hơn mức ngưỡng, thì Q2 mới ổn định được trạng thái của nó.


    Anh này không thích đùa... , ...
    bác nói đúng, em có làm rồi và bị mấy lần, làm với role thì on là on mà off là off, phải rõ ràng chỗ kích chân B của Q2 chứ ở ngay giữa là có lúc thì nó đúng có lúc thì nó kêu rè rè.

    Comment


    • #92
      Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
      ...Về bão hòa của transistor. Khi tính toán ra Rb sao cho khi kéo rờ le thì transistor ở trạng thái bão hòa. Nhưng khi gắn thêm tụ lớn song song với rơ le thì nó không còn bão hòa nữa vì có thêm dòng nạp tụ. Cho đến khi tụ nạp đầy thì transistor mới là bão hòa.
      Ví dụ nguồn 6V, rơ-le 100 Ohm, dòng bão hòa "cạn" là 60mA. Tôi lấy dòng bão hòa sâu 120mA = 0,12A
      Vce = Vsat = 0,3V (Sách nói 0,1V, nhưng ta lấy hẳn 0,3V cho nó có vẻ "sâu vừa vừa".
      Tính thô thiển, điện trở tương đương của mạch C-E của transistor là 0,3V/0,12A = 2,5 Ohm.
      Thời hằng nạp tụ 1000uF (lấy hẳn 1000uF cho rơ-le khỏi rung, rè) qua điện trở 2,5Ohm là... T = RC = 0,001 * 2,5 = .... (s).
      Đau đầu quá, tính không được.
      Lấy 2 lần thời hằng đó, coi là tổng thời gian nạp tụ.
      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

      Comment


      • #93
        Bác gần hiểu ra vấn đề rồi đấy. Khi có dòng điện đi vào điểm giữa 2 tụ, một tụ sẽ tăng áp, một tụ sẽ giảm áp. Nhưng 2 tụ không song song trực tiếp với nhau mà phải qua trung gian nguồn 220VAC nữa.

        Nếu 2 tụ mắc song song một cách tường minh. Tức là 2 tụ song song và chỉ nối với dây đất, thì dòng điện đi vào sẽ làm 2 tụ tăng áp.

        Tương tự, nếu 2 tụ mắc song song và nối vào dây nóng thì dòng điện đi vào sẽ làm cả 2 tụ giảm áp.



        2 Hình ở trên đều là 1, chỉ thay đổi vị trí linh kiện cho dễ nhìn.

        Click image for larger version

Name:	ss.JPG
Views:	760
Size:	20.8 KB
ID:	1668421
        sau.ph

        Comment


        • #94
          Nguyên văn bởi anh_sang0001 Xem bài viết
          ...phải rõ ràng chỗ kích chân B của Q2 chứ ở ngay giữa là có lúc thì nó đúng có lúc thì nó kêu rè rè.
          Bạn phải có cái "cờ-nhíp" đưa lên, quay được cái lúc nó kêu rè rè hoặc cái lúc rơ-le treo lơ lửng, mọi người mới tin, bạn sẽ được thưởng 1 cái ghế mà ngồi.
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • #95
            Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
            Ví dụ nguồn 6V, rơ-le 100 Ohm, dòng bão hòa "cạn" là 60mA. Tôi lấy dòng bão hòa sâu 120mA = 0,12A
            Vce = Vsat = 0,3V (Sách nói 0,1V, nhưng ta lấy hẳn 0,3V cho nó có vẻ "sâu vừa vừa".
            Tính thô thiển, điện trở tương đương của mạch C-E của transistor là 0,3V/0,12A = 2,5 Ohm.
            Thời hằng nạp tụ 1000uF (lấy hẳn 1000uF cho rơ-le khỏi rung, rè) qua điện trở 2,5Ohm là... T = RC = 0,001 * 2,5 = .... (s).
            Đau đầu quá, tính không được.
            Lấy 2 lần thời hằng đó, coi là tổng thời gian nạp tụ.
            Bác phải tính dòng Ic là bao nhiêu, Điện tích nạp đầy tụ Q bằng bao nhiêu. Rồi giải hệ phương trình
            Ic=IRC+Inạp tụ
            Inạp tụ=Q/t

            Giải ra t đó mới là thời gian delay.

            Em làm cục nháy đèn xi nhan bằng tụ 2200uF và rờ le 12V. Chu kỳ chớp nháy khoảng 1 lần/giây.
            sau.ph

            Comment


            • #96
              Nguyên văn bởi anh_sang0001 Xem bài viết
              bác nói đúng, em có làm rồi và bị mấy lần, làm với role thì on là on mà off là off, phải rõ ràng chỗ kích chân B của Q2 chứ ở ngay giữa là có lúc thì nó đúng có lúc thì nó kêu rè rè.
              Nó rè là do tụ chưa đủ lớn để sang phẳng nhấp nhô. Nếu áp trên tụ lên tăng giảm chậm và không nhấp nhô thì nó sẽ không bị rè.
              sau.ph

              Comment


              • #97
                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                Bác phải tính dòng Ic là bao nhiêu, Điện tích nạp đầy tụ Q bằng bao nhiêu. Rồi giải hệ phương trình
                Ic=IRC+Inạp tụ
                Inạp tụ=Q/t
                Giải ra t đó mới là thời gian delay.
                Sao anh không tính luôn hộ tôi đi. Chỉ mới tính T = RC mà tôi còn đau đầu không tính nổi.
                Mà tôi có cố tính cho được thì anh lại đưa vào lý thuyết là dòng nạp giảm dần, điện áp trên tụ tăng dần, rồi tụ vừa nạp vừa phóng vì mắc song song với relay, vân vân ... dẫn đên Q là 1 lượng còn phải tính qua các hệ phương trình khác...
                Rồi thể nào cũng chuyển sang một vấn đề hết sức nguy hiểm. Đó là sẽ bàn về "cá độ", ý lộn "quá độ" cho mà xem.
                Cái cục nháy đèn đó, tụ song song hay nối tiếp với rơ le vậy? Tôi cũng đang thích thay cái cục nhày điện tử bằng cục nháy dùng rơ le, nó "lạch tạch", đỡ phải thêm cái "còi chít", quê lắm

                Còn ở các post trước, tôi xin nói lại là cái chỗ "điện trở nguồn coi như bằng 0", là tôi trình bày theo bài học của tôi, đối với mạch DC. Lấy cái lập luận đó mà đưa vào chỗ AC, tôi không biết sai đúng thế nào đâu nhé.
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #98
                  Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                  Nó rè là do tụ chưa đủ lớn để sang phẳng nhấp nhô. Nếu áp trên tụ lên tăng giảm chậm và không nhấp nhô thì nó sẽ không bị rè.
                  em lấy tụ 4700u,35v cho vào được không bác, vậy cái mạch em nó có điều khiển đúng theo lúc ánh sáng em cần tắt không, hay nó bị trễ quá

                  Comment


                  • #99
                    Bạn cứ làm thử, rồi lấy cái ống màu đen úp vào, mở ra cái LDR; xong ngồi đếm nhịp tim để xác định độ trễ.
                    Tôi tin là khi bạn mắc song song với rơ-le một tụ 4.700uF thì độ trễ sẽ dài hơn khi dùng tụ 1.000uF và ngắn hơn so với khi dùng tụ 10.000uF. Bạn thử xem tôi nói có đúng không nhé.
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • Cục nháy đó tụ mắc song song với cuộn dây bác HTTTTH ạ. Nạp cho tụ + cuộn dây bằng điện trở khoảng 100 ôm tức là dòng ban đầu qua điện trở là khoảng 120mA sau đó giảm dần. Còn dùng transistor thì dòng ổn định nên thời gian nạp sẽ ngắn hơn.

                      Tụ cỡ đó thì nó delay khoảng 1 vài giây là cùng. Bạn làm đèn hành lang hay làm gì mà cần phải tắt ngay?
                      sau.ph

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                        Cục nháy đó tụ mắc song song với cuộn dây bác HTTTTH ạ. Nạp cho tụ + cuộn dây bằng điện trở khoảng 100 ôm tức là dòng ban đầu qua điện trở là khoảng 120mA sau đó giảm dần. Còn dùng transistor thì dòng ổn định nên thời gian nạp sẽ ngắn hơn.
                        Thực tình là tôi chưa hiểu. Anh dùng rơ-le mấy Vôn (điện trở của rơ-le mấy Ohm) để đóng điện cho mấy cái đèn xi nhan vậy ?
                        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                        Comment


                        • HÌnh như em có đưa cái mạch này lên rồi. . Rờ le 5 chân 12V cuộn dây khoảng 400ôm gắn cho xe honda.

                          ------------------------------------------------------------

                          Nó đây bác ạ


                          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                          [ATTACH]92520[/ATTACH]

                          R=100 ôm
                          C=2200-4700uF/16V
                          Diot = 4007 hoặc 4148
                          Rờ le 12V 5 chân

                          Khi bật công tắc xi nhan, điện nạp vào tụ qua điện trở, điốt và tim đèn (dòng nạp nhỏ nên đèn không sáng). Khi điện áp trên tụ khoảng 8V thì rờ le hút đóng điện làm đèn sáng. Nhờ có điốt nên tụ không phóng điện qua tiếp điểm mà chỉ xả qua cuộn dây.

                          Khi điện áp trên tụ sụt xuống còn khoảng 4V thì rờ le nhả, đèn tắt. Tụ lại bắt đầu nạp điện.

                          Dùng mạch này thì 1 bóng xi nhan bị đứt nó vẫn nháy được. Nếu dùng tụ nhỏ khoảng mấy trăm uF thì nó nháy nhanh, có thể gắn cho còi hoặc đèn thắng.
                          sau.ph

                          Comment


                          • Hai tụ đang ráp nối tiếp sẽ có điện thế + ( - +) -
                            Nơi ( - + ) là 100v. Khi 2 tụ // nó có nổ vì trái dấu không? (nguồn + tụ này gặp nguồn - tụ kia)

                            Comment


                            • Nó không mắc song song trực tiếp với nhau mà 1 tụ nối tiếp với nguồn bác ạ. Bác xem bài số 93 ấy.
                              sau.ph

                              Comment


                              • .Tôi xem rồi. Cái hình phía dưới đầu tiên đấy

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                QuenTenRoi Tìm hiểu thêm về QuenTenRoi

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X