Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cuộn cảm và Sự tích trữ năng lượng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
    Muốn lưu trữ năng lượng từ trường thì phải duy trì dòng điện bằng cách chập 2 đầu cuộn dây lại để dòng điện chạy trong vòng khép kín. Điện trở cuộn dây càng nhỏ thì từ trường lưu được càng lâu. Hiện nay có nhiều cuộn dây có thể lưu được dòng điện chạy lòng vòng bên trong đến cả chục năm mà không cần nguồn nuôi bên ngoài.

    Nếu để hở 2 đầu dây thì năng lượng sẽ tiêu tán dưới dạng tia lửa điện hoặc truyền ra không gian dưới dạng sóng điện từ.

    Bác vvp giải thích kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia. Hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân khác hoàn toàn với hiện tượng cảm ứng từ. ( Một cái thì từ trường không đổi và phát ra sóng điện từ khi bị kích thích, Cái kia thì từ trường biến đổi và sinh ra sức điện động). Chụp MRI thường dựa vào hạt nhân nguyên tử Hydro chứ không phải chỉ dựa vào nước. Nhiều hợp chất không có nước vẫn chụp được.

    1- Cảm ơn bác rất nhiều, Vì e đã có thêm 1 ý kiến nữa khẳng định giống bác @Quocthaibmt đó là năng lượng sẽ tiêu tán qua tia lửa hoặc sóng ...

    2- Cảm ơn bác vì những kiến thức hay về bản chất của cảm ứng điện từ và cộng hưởng hạt nhân và vật liệu siêu dẫn duy trì từ trường

    3 - Nhưng từ trsước đến nay người ta vẫn nói : Cuộn cảm tích trữ năng lượng dưới dạng từ trường đúng không bác ? ý e chỉ là khi ngắt ra thì nó chuyển trở lại năng lượng điện ngay chứ ko giữ được từ trường như cuộn dây siêu dẫn
    |

    Comment


    • #17
      Trong các cuộn cảm sử dụng cho chức năng lọc nguồn, có một đại lượng dùng để đánh giá về chất lượng lõi lọc đó là đại lượng TỪ THẨM. Đây là đại lượng không được bàn đến trong sách vở phổ thông lẫn chương trình đại học, cao học có thể sẽ gặp lí đo lý thuyết đo đạc phức tạp vẫn còn nhiều tranh luận, máy đo chuyên dụng (ko có ở VN)
      Đại lượng từ thẩm có lẽ chỉ về mức năng lượng dạng từ trường mà lõi lọc có thể hấp thu (lưu trữ) được, vượt mức này lõi sẽ bão hòa. Nếu vậy thì bản chất là thứ nằm giữa các vòng dây chứ ko liên quan nhiều đến mớ dây quấn, mấy cái vòng dây chỉ tạo từ trường cho lõi hoạt động. Và rõ ràng tên là lõi lọc làm nhiệm vụ lọc chứ khả năng tích trữ không phải là bản chất và nhiệm vụ cơ bản của nó. Mà thực tế có ai dùng cuộn cảm với mục đích tích trữ năng lượng đâu. Chưa kể đến lõi không khí / chân không trong ứng dụng cao tần thì mình ko nghĩ năng lượng tích trữ vào không khí, và lý thuyết các hạt chạy kiểu này nọ trong Fe thì đâu có đúng trong không khí / chân không đâu.
      Mình ko nhiều kiến thức hàn lâm về cuộn cảm nên chỉ biết vậy thôi, chỉ thấy chủ thớt đi một con đường khá lạ có thể so sánh như việc nghiên cứu về khả năng cản trở dòng điện của acquy (nội trở bản cực) thay vì nghiên cứu về khả năng tích trữ điện của acquy. Nhưng thế nào cũng rất hay, rất đáng quan tâm, học hỏi.
      Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
      Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

      Comment


      • #18
        tuyendtk3 : Thì SGK đã nói rồi năng lượng từ trường của cuộn dây là (L.I^2)/2. Muốn tích trữ lâu như tụ điện (nhiều giờ) thì điện trở cuộn dây phải cỡ nano hoặc pico ôm.

        hoahauvn2 : Nhập môn vật lý đại cương đã có nói về từ thẩm rồi. Nói nôm na cho dễ hiểu thì từ thẩm là "độ nhạy" khi chuyển đổi từ dòng điện sang từ trường. Thí dụ khi cấp dòng điện 1mA vào cuộn dây lõi không khí thì do kk có từ thẩm nhỏ nên nó tạo ra từ trường nhỏ. Cũng cuộn dây đó nếu thêm lõi sắt có từ thẩm lớn thì cũng với 1mA nó tạo ra từ trường lớn hơn nhiều. Tóm lại là 2 cuộn dây cùng số vòng, cùng hình dạng kích thước, lõi nào có từ thẩm lớn thì cuộn đó có L lớn.
        sau.ph

        Comment


        • #19
          Em cảm ơn tất cả các bác đã tham gia thảo luận ..... tính em hay cãi nhưng cũng chỉ vì muốn tìm đến điều đúng đắn thôi .... mong các bác đừng giận ....

          Qua nhiều ý kiến đóng góp e cũng phần nào tìm được cho mình 1 số kết quả rồi .... cũng có đôi điều đáp ứng được cái thắc mắc trong suy nghĩ ... và cũng thu được khá nhiều kiến thức hay .... Và điều quan trọng nhất là đã nhận được sự quan tâm tham gia ý kiến của mọi người ... Một lần nữa cảm ơn tất cả các bác ....

          Em cũng xin nghe thêm từ đây chứ vấn đề của e cũng tương đối rồi .... Mời các bác tiếp tục ý kiến tiếp về vấn đề cũ để e được nghe thêm, hoặc là đưa ra vấn đề mới để mọi người cùng nhau thảo luận tiếp ..... Vì chủ đề này là mọi thứ về cuộn cảm mà ....
          |

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi T.L.M;n1692799

            Bác vvp giải thích kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia. Hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân khác hoàn toàn với hiện tượng cảm ứng từ.[COLOR=#0000FF
            Một cái thì từ trường không đổi và phát ra sóng điện từ khi bị kích thích,[/COLOR]Cái kia thì từ trường biến đổi và sinh ra sức điện động. Chụp MRI thường dựa vào hạt nhân nguyên tử Hydro chứ không phải chỉ dựa vào nước. Nhiều hợp chất không có nước vẫn chụp được.
            Đã ngu còn nói bậy.
            1-Não con người chứa nước, trong nước có H, còn não con bò chỉ có đậu phụ Muốn đả kích thì đi đả kích các ông tiến sĩ giảng dạy môn MRI.

            2-Từ nền cơ bản người ta phát triển lên MRI. Chỉ có thằng khùng mới nói râu ông này cắm cằm bà kia, không có nền tảng này làm gì có máy MRI?
            MRI cần có sóng RF cùng tần số proton trong cơ thể kích thích các magnetic moment để khảo sát.

            3-Cái dòng xanh là dòng chứng minh đã ngu còn hay nói.
            Last edited by vi van pham; 29-10-2017, 18:28.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi tuyendtk3 Xem bài viết

              cuộn dây đang hở mạch, năng lượng đó, từ trường trước đó, sức điện động vừa sinh ra đó, nó biến đi đâu, khi không có đưỡng xả ..... chỉ cuộn cảm đứng 1 mình hở mạch 2 đầu thì sức điện động biến đi đâu ... nó không tự xả thì gì .... chẳng nhẽ năng lượng tự biến mất ... định luật bảo toàn là sai sao ... hay năng lượng sức cảm ứng đó nó chuyển hóa thành gì khác ????? .....

              Hay bác cho rằng kết thúc biến thiên cũng là kết thúc cảm ứng và cũng là kết thúc năng lượng lưu trữ ... nếu vậy thì Nam châm điện 1 chiều cũng là cuộn dây, nó cũng cảm ứng khi mới cấp nguồn ... sau đó dòng điện 1 chiều đã ổn định không có biến thiên .... cảm ứng đã kết thúc .... vậy sao nó vẫn hút, vẫn còn từ trường đang lưu trữ

              Nó không tự xả thì gì nữa bác ? Mà không xả qua dây quấn thì cũng vô lý, vì 2 đầu dây có điện áp cảm ứng, có cực +/- mà dây quấn nối 2 đầu cực đó với nhau mà vô lý lại không có dòng điện ?????

              ở đây khi cảm ứng đã sinh ra xong thì không còn cơ chế nào nữa mà cần phải luân hổi ... chỉ còn lại 2 cực điện tích và dây nối ở giữa ... nó dẫn dòng từ + về - cho đến khi nào hết điện tích đó là xong ... chứ không cần duy trì nên không cần vòng khép kín làm chi ... bác cứ hình dung đơn giản là nối dây dẫn giữa 2 điện tích chứ không phải nối vào mạch điện khép kín....
              - 1 vật gọi là có năng lượng khi nó có khả năng sinh công, để có khả năng sinh công thì phải có cơ chế gì đó, VD xăng thì phải đốt, nguồn điện phải nối với tải, còn khi không có cơ chế gì thì nó chỉ là năng lượng "tiềm năng" và có thể tự mất đi (xăng có thể tự bay hơi hết, pin có thể tự hết điện). Định luật BTNL nói về phần năng lượng được chuyển hóa chứ ko phải năng lượng tiềm năng.

              - Nam châm điện hút chặt miếng sắt vào nó nhưng miếng sắt ko di chuyển nên ko có năng lượng nào tiêu tốn cho việc đó cả. Trong SGK người ta lấy 1 VD dễ hiểu: người lực sĩ giữ quả tạ trên không, dù rất mệt nhọc nhưng lực sĩ vẫn không được gọi là đã sinh công cho việc giữ tạ.

              - Ko biết cuộn dây nó có tự xả qua chính nó ko nhưng VD 1 viên pin để hở thì nó đâu có tự xả qua chính nó, nếu có thì pin sẽ hết điện rất nhanh.

              Comment


              • #22
                hóng phần tranh luận
                Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi tuyendtk3 Xem bài viết
                  ại sao từ trường lại hút hay đẩy các hạt e trong dây dẫn được ... từ trường chỉ tác dụng lên từ trường chứ không thể tác dụng lên điện trường, xung quanh e chỉ có điện trường, tại sao lại đẩy được, nếu nói rằng electron chuyển động nên lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động hay tác dụng lên dòng điện thì cũng không phải, vì e lectron bình thường chuyển động nhiêt hỗn loạn không phương hướng nên lực từ có tác động thì cũng loạn hướng và biến đổi liên tục ... không thể làm các điện tích di chuyển xác định về 1 hướng được ....
                  Từ trường có tác động đến e chứ, nhờ vậy người ta mới dùng cuộn dây để lái tia e đập vào đúng vị trí trên màn hình CRT chứ. Nếu đưa cái nam châm đến gần màn hình CRT thì hình ảnh cũng bị méo đi.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi tuyendtk3 Xem bài viết




                    Nhưng vấn đề là cơ chế nó như nào ? tại sao từ trường lại hút hay đẩy các hạt e trong dây dẫn được ... từ trường chỉ tác dụng lên từ trường chứ không thể tác dụng lên điện trường, xung quanh e chỉ có điện trường, tại sao lại đẩy được, nếu nói rằng electron chuyển động nên lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động hay tác dụng lên dòng điện thì cũng không phải, vì e lectron bình thường chuyển động nhiêt hỗn loạn không phương hướng nên lực từ có tác động thì cũng loạn hướng và biến đổi liên tục ... không thể làm các điện tích di chuyển xác định về 1 hướng được ....
                    Electron mang điện tích âm, quay quanh trục và hạt nhân tạo thành magnetic moment. Nằm trong môi trường từ magnetic moment được sắp đặt theo 1 chiều quy định.
                    Từ trường biến thiên, các electron di chuyển 1 chiều quanh hạt nhân, nếu " là 1 đám mây electron", 1 electron thóat ra khỏi quỷ đạo của nó để lại 1 lỗ tróng, electron khác nhảy vào lỗ tróng đó, cứ thế tạo thành dòng địên.

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
                      Bạn T.L.M ơi, bạn có nhầm lẫn cơ bản rồi, Cùng số vòng dây thì lõi nào có từ thẩm lớn thì L nhỏ hơn. Mình làm về Inverter , đập L nhiều phát chán rồi ko lầm được. Thực tế luôn lõi A7 bột sắt từ lọc cao tần cho sóng sin và lõi bột nhôm lọc DC cùng quấn 150T thì lõi A7 từ thẩm rất cao cho ra 1.5mH, tương tự cho lõi bột nhôm và lõi từ thẩm thấp ra 24mH, còn lõi không khí thì cao lút kim ko đo được. Mình sẵn sàng tặng bạn 2 loại lõi để thử nghiệm luôn,
                      Hình như bạn cũng hơi nhầm thì phải, vì độ tự cảm của cuộn dây L tỉ lệ thuận với độ từ thẩm u của lõi mà. Lõi bột từ A7 có độ từ thẩm lớn hơn lõi bột nhôm của PSU nên cùng số vòng dây thì L với lõi A7 sẽ lớn hơn.

                      Comment


                      • #26
                        Chết, mình nhầm thật, sorry mọi người, thức đêm nhiều nên đầu hơi mất tỉnh táo.
                        Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                        Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        tuyendtk3 Tìm hiểu thêm về tuyendtk3

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X