Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vấn đề công suất của điện trở mắc nối tiếp hoặc song song

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi vietroad Xem bài viết

    Không có thầy dạy sai, chỉ có trò chưa hiểu hết nên mới bảo thầy sai. Ví dụ 3 điện trở 1w nối tiếp thay cho 1 điện trở 3W đúng trong điều kiện 3 điện trở cùng giá trị với nhau nên công suất tiêu thụ chia đều nhau, mỗi con tiêu thụ 1W. Trường hợp 3 con có trị số khác nhau, công suất tỷ lệ với giá trị điện trở, con nào giá trị cao hơn thì tiêu thụ công suất càng cao (P=I^2*R) và dĩ nhiên là sẽ tèo nếu vượt quá công suất của trở. Ví dụ con 0.5 ôm gánh 0.5W, 1 ôm gánh 1W, con 1.5 ôm sẽ gánh 1.5W. Nếu cả 3 con đều 1W thì con thứ 3 sẽ cháy.
    Bạn nên đọc lại câu hỏi và các comment của mình ở trên để hiểu từ đầu nhé. Lý do mà mình cố hỏi và thắc mắc với bác quocthaibmt bởi vì mình có đưa ra bài toán trên lý thuyết ( đã là lý thuyết thì sẽ hiểu ở điều kiện lý tưởng điện trở 1 ohm là đúng 1 ohm và 1 w là đúng 1 w, tức là mình lấy giá trị được ký hiệu hay in trên điện trở làm thước đo chứ thực tế điện trở ghi 1 ohm trên thân khi đo bằng đồng hồ đâu chính xác 1 ohm đâu) dùng 3 con trở 1 ohm 1w hay cao hơn chút (1.5w chẳng hạn), "bạn lưu ý là 3 con điện trở đều có trị số 1 ohm và công suất đều là 1W " và chúng đều đấu nối tiếp với nhau để hạn đòng cho tải 3V 3w với điện áp nguồn 6v thì công suất tổng của 3 điện trở trên mình thấy theo lý thuyết sẽ là 3w nhưng bác quocthaibmt và nick tuyennhan lại khẳng định đấu nối tiếp 3 con điện trở 1ohm và 1w thì tổng công suất của cả 3 con chỉ có 1w thôi. Nếu 2 bác ấy bảo là 2.8 hoặc 2.9w thì mình cũng chả thắc mắc làm gì vì mình hiểu là các bác ấy đang nói về điều kiện thực tế và thực tế thì đương nhiên nó có sai số. Còn trường hợp giá trị điện trở khác nhau mình chưa đề cập tới ạ mặc dù mình có biết là công suất sẽ rơi vào con có trị số điện trở lớn nhất nếu lắp nối tiếp và nhỏ nhất nếu lắp song song.
    Còn thực tế thì phức tạp hơn vì bản thân cái dây dẫn và tải chúng đều có điện trở riêng của chúng và cũng sẽ làm tiêu hao năng lượng vô ích. Mình đang học lý thuyết nên mình hỏi ở các điều kiện lý tưởng (coi như bỏ qua các yếu tố sai số để tính toán cho dễ), còn bác quocthaibmt bác ấy lại suy nghĩ theo thực tế sử dụng có kiểm nghiệm. Với điều kiện lý tưởng trên lý thuyết thì điện trở có công suất 1w thì đúng 1w hay cao hơn là sẽ cháy. Còn thực tế, có khi 0.9w là trở nóng rang lên bốc khói rồi. Hay điện áp AC 220V mình đo nó có chính xác là 220V đâu mà luôn dập dình + hoặc - 20V quanh khoảng đó (tạm gọi là ổn định).

    Comment


    • #47
      Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
      trường hợp 1 - 4 trở 1w mắc nối tiếp thì công suất vẫn 1w , mắc 4 con song song thì là 4w , còn mắc hốn hợp thì tùy theo cách mắc thì sẽ có công suất khác nhau trong khoảng 2-3 w , tất nhiên là giá trị điện trở cũng khác , trường hợp 2 thì cũng như trường hợp 1 tùy theo cách mắc sẽ có những giá trị công suất khác nhau.
      Chỗ này bác Quocthai không sai, nhưng chưa được rõ ràng. Mình xin bổ sung thêm: công suất tiêu tán thực của điện trở còn tuỳ thuộc vào điện áp nữa. Nếu mắc trở nối tiếp mà không có nguồn điện, "mạch miếc" gì cả thì công suất tiêu tán =0W . Nếu mắc nối tiếp n điện trở mà nguồn điện áp không đổi thì công suất giảm đi n lần. Thí dụ 1 bóng đèn gắn vào điện 110V được 100W. Nếu mắc nối tiếp thêm 1 bóng nữa giống y như vậy thì điện trở tăng gấp đôi, dòng điện giảm 1/2, tổng công suất cả 2 bóng lúc này chỉ có 50W.

      Nếu gắn vào nguồn điện 156V thì tổng công suất của 2 bóng đèn sẽ bằng với ban đầu (100W). Ý bác Quocthai chắc là trường hợp này.

      Nếu tăng điện áp lên 220V thì tổng công suất 2 bóng là 200W và đây là mức giới hạn (công suất danh định), nếu tăng nữa sẽ đứt bóng. Đây là cái bạn TeppyVN muốn hỏi.
      sau.ph

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

        Đúng như vậy, thậm chí nhiều lúc người ta còn chủ động thiết kế như vậy chứ không phải là không có trở đúng trị số, thường thấy trong nguồn xung:
        Click image for larger version

Name:	top258.PNG
Views:	7734
Size:	130.6 KB
ID:	1710982
        Trường hợp này thì mình cho rằng vì lý do an toàn, mắc nối tiếp 2 điện trở sẽ cách điện tốt hơn. Lỡ có 1 con bị ẩm, phóng điện thì vẫn còn con kia cản lại, áp cao không xộc thẳng vào mạch.
        sau.ph

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
          Chỗ này bác Quocthai không sai, nhưng chưa được rõ ràng. Mình xin bổ sung thêm: công suất tiêu tán thực của điện trở còn tuỳ thuộc vào điện áp nữa. Nếu mắc trở nối tiếp mà không có nguồn điện, "mạch miếc" gì cả thì công suất tiêu tán =0W . Nếu mắc nối tiếp n điện trở mà nguồn điện áp không đổi thì công suất giảm đi n lần. Thí dụ 1 bóng đèn gắn vào điện 110V được 100W. Nếu mắc nối tiếp thêm 1 bóng nữa giống y như vậy thì điện trở tăng gấp đôi, dòng điện giảm 1/2, tổng công suất cả 2 bóng lúc này chỉ có 50W.

          Nếu gắn vào nguồn điện 156V thì tổng công suất của 2 bóng đèn sẽ bằng với ban đầu (100W). Ý bác Quocthai chắc là trường hợp này.

          Nếu tăng điện áp lên 220V thì tổng công suất 2 bóng là 200W và đây là mức giới hạn (công suất danh định), nếu tăng nữa sẽ đứt bóng. Đây là cái bạn TeppyVN muốn hỏi.
          Mắc nối tiếp thì dòng điện I (Ampe) là giữ nguyên không đổi, điện trở tăng gấp 2 nên chỉ có điện áp (U) giữa 2 bóng đèn giảm 1/2 mới đúng chứ nhỉ?

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết

            Dạ trên mạng thầy tên là Vĩnh đang dạy trong video clip như thế này đây ạ. Chắc mình phải gọi nick quocthaibmt là bác xưng em rồi. Theo như lời bác nói ở trên thì thầy Vĩnh đang dạy sai lý thuyết phải không ạ? Bác xem từ điểm 1 phút 50s ạ.
            https://www.youtube.com/watch?v=hn_j...index=18&t=28s

            Nếu đúng là thầy Vĩnh đang dạy sai lý thuyết thì em (nói thật) đọc sách giờ chả biết thế nào là đúng nữa. Chắc phải mang đồ ra thử thực nghiệm trực tiếp mới biết được phải không. Các "thầy" dạy mà ông bảo gà, bà bảo vịt thế này thì newbie như em....

            Cơ mà em thấy các thầy dạy (kể cả sách in bán ạ) đều dạy như thày Vĩnh nên em thấy chỉ có bác bảo không đúng thôi ạ. Em newbie nên mong bác đừng giận em.
            Thầy không sai chỉ có bạn chưa hiểu rõ , lý thuyết thì tổng cs 4 trở là 4w đúng chứ sai đâu nhưng khi cho thực nghiệm với tải 4w nếu cs tiêu tán trên 1con trở lớn hơn 1w thì nó nóng lên rồi cháy đứt nên mới có câu chỉ 1w vì nó là giới hạn của 1 con trở trong dãy 4 trở nối tiếp . Thực nghiệm là cách để hiểu rõ lý thuyết hơn thôi chứ không phải để bác bỏ trừ khi lý thuyết đó sai .

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết

              Mắc nối tiếp thì dòng điện I (Ampe) là giữ nguyên không đổi, điện trở tăng gấp 2 nên chỉ có điện áp (U) giữa 2 bóng đèn giảm 1/2 mới đúng chứ nhỉ?
              Mình đang nói trường hợp áp nguồn chính vẫn giữ nguyên, mắc nối tiếp thì điện trở tăng gấp đôi, dòng giảm một nửa. Áp trên mỗi bóng đèn giảm một nửa.
              sau.ph

              Comment


              • #52
                Tóm lại là để mình thử mua đồ board test rồi thực nghiệm. Cơ mà thực nghiệm thì đương nhiên nó sai khác với lý thuyết nhưng tổng trở công suất 4W mình dùng cho tải chỉ được 3W thì nghe còn có lý, tổng trở công suất 4W mà dùng cho tải 1W đã ngỏm die hết, chắc các bác chơi toàn hàng dỏm hay sao ấy.

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

                  hãy làm thực nghiệm đi , nói nhiều , tính toán những con số để làm gì , mặc dù tôi đã biết rất lâu rồi , nhưng để chắc chắn khi trả lời thì tôi cũng đã thực nghiệm rồi , 3 con trở 1ohm/2w nối tiếp đi qua tải 3ohm 3w , nguồn 6v để còn 3v trên tải , kết luận 3 trở đó đều quá nóng , nếu nó chỉ 1w thì chắc chắn sẽ cháy sau một thời gian không lâu ,
                  Có lẽ bác đo nhiệt độ bằng tay, nếu dùng tay thì 50 độ đã rất nóng rồi, 60 độ nóng rát và 80 độ thì chắc chắn chạm vào phải rụt lại ngay nhưng 80 độ thì trở vẫn chạy bình thường.
                  Trên nguồn ATX thường có các tải giả ở ngõ ra của mỗi nguồn, các trở này cũng quá nóng (nếu dùng tay sờ) nhưng cuối cùng chúng vẫn sống đó thôi.

                  Comment


                  • #54
                    Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

                    Có lẽ bác đo nhiệt độ bằng tay, nếu dùng tay thì 50 độ đã rất nóng rồi, 60 độ nóng rát và 80 độ thì chắc chắn chạm vào phải rụt lại ngay nhưng 80 độ thì trở vẫn chạy bình thường.
                    Trên nguồn ATX thường có các tải giả ở ngõ ra của mỗi nguồn, các trở này cũng quá nóng (nếu dùng tay sờ) nhưng cuối cùng chúng vẫn sống đó thôi.
                    với người thợ thì đa số cảm nhận độ nóng của linh kiện bằng tay , trừ khi nào cần biết chính xác nhiệt độ thì mới dùng đồng hồ đo nhiệt , và từ cảm nhận nhiệt độ đó sẽ biết được với linh kiện đó và với mạch điện đó , độ nóng như vậy thì có an toàn hay không , với trở tải giả nguồn thì nóng và đứt hoặc lỏng chân thì hậu quả cũng không nghiêm trọng , với trở cung cấp nguồn nóng quá và đứt thì chẳng sao , còn trở nằm vùng phân cực và bảo vệ mà nóng quá thì phải cảnh giác rồi , vì thế với những người quan trọng hóa lý thuyết , tính toán sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác với người làm theo kinh nghiệm , tính toán rồi cũng ra , làm theo kinh nghiệm rồi cũng xong , vậy thì ai thích kiểu gì thì làm theo kiểu ấy thôi .

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

                      với người thợ thì đa số cảm nhận độ nóng của linh kiện bằng tay , trừ khi nào cần biết chính xác nhiệt độ thì mới dùng đồng hồ đo nhiệt , và từ cảm nhận nhiệt độ đó sẽ biết được với linh kiện đó và với mạch điện đó , độ nóng như vậy thì có an toàn hay không , với trở tải giả nguồn thì nóng và đứt hoặc lỏng chân thì hậu quả cũng không nghiêm trọng , với trở cung cấp nguồn nóng quá và đứt thì chẳng sao , còn trở nằm vùng phân cực và bảo vệ mà nóng quá thì phải cảnh giác rồi , vì thế với những người quan trọng hóa lý thuyết , tính toán sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác với người làm theo kinh nghiệm , tính toán rồi cũng ra , làm theo kinh nghiệm rồi cũng xong , vậy thì ai thích kiểu gì thì làm theo kiểu ấy thôi .
                      Thôi xin thưa với các bác là không nên vì việc này mà tranh luận căng thẳng với nhau. Tóm lại là mỗi người có một suy nghĩ và bác nào cũng có lý của bác đó cả. Bác quocthaibmt theo em thấy thì bác có nhiều kinh nghiệm thực tế, em là dân mới tập toẹ tìm hiểu nên có gì không hiểu thì cũng chỉ đăng bài lên để hỏi, bác có kinh nghiệm bác bảo sách nó dạy thế nhưng thực tế nó không phải thế thì em cũng vâng (mặc dù em cũng có những thắc mắc vì ý kiến của bác nó "xa" sách quá, em không thể không thắc mắc. Điều đó cũng tốt mà bác.) Còn để lấy kinh nghiệm thì qua những ý kiến của bác và các anh em thì em sẽ rút ra những thông tin lưu ý để có dịp sẽ thực nghiệm kiểm chứng thôi ạ. Nhưng em đề nghị bác và các anh em có kinh nghiệm những lần sau tư vấn cho những anh em newbie như em chẳng hạn thì nên nói rõ ràng cụ thể để dễ tiếp thu hơn chứ nhiều cái thông tin chuyên môn, các bác nghe phát hiểu ngay nhưng những thằng như em nghe thì nghe nhưng chắc ..lâu lâu mới hiểu được bác ạ.

                      Rất cảm ơn bác quocthaibmt và các anh em khác đã giúp đỡ nhiệt tình.

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

                        với người thợ thì đa số cảm nhận độ nóng của linh kiện bằng tay , trừ khi nào cần biết chính xác nhiệt độ thì mới dùng đồng hồ đo nhiệt , và từ cảm nhận nhiệt độ đó sẽ biết được với linh kiện đó và với mạch điện đó , độ nóng như vậy thì có an toàn hay không , với trở tải giả nguồn thì nóng và đứt hoặc lỏng chân thì hậu quả cũng không nghiêm trọng , với trở cung cấp nguồn nóng quá và đứt thì chẳng sao , còn trở nằm vùng phân cực và bảo vệ mà nóng quá thì phải cảnh giác rồi , vì thế với những người quan trọng hóa lý thuyết , tính toán sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác với người làm theo kinh nghiệm , tính toán rồi cũng ra , làm theo kinh nghiệm rồi cũng xong , vậy thì ai thích kiểu gì thì làm theo kiểu ấy thôi .
                        Vâng dĩ nhiên có kinh nghiệm là tốt, nhưng kinh nghiệm mà mâu thuẫn với lý thuyết thì phải cân nhắc, tìm tòi xem có yếu tố gì tác động đến? Để đưa ra được lý thuyết thì các nhà vật lý cũng phải trải qua 1 loạt thí nghiệm thực tế chứ. Như cái chủ đề đang bàn đây này, mỗi 1 điện trở 1 ohm đã có thể coi như 2 con 0.5 ohm nối tiếp hoặc 10 con 0.1 ohm nối tiếp rồi, vậy cứ theo kinh nghiệm của bác chẳng thể có con trở nào tồn tại, hoặc đơn giản có 1 thí nghiệm là dùng 2 bóng đèn 110V/50W mắc nối tiếp vào nguồn 220V thì ai cũng đoán trước được là cả 2 đều sáng bình thường và tổng công suất 100W.

                        Comment


                        • #57
                          Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

                          Vâng dĩ nhiên có kinh nghiệm là tốt, nhưng kinh nghiệm mà mâu thuẫn với lý thuyết thì phải cân nhắc, tìm tòi xem có yếu tố gì tác động đến? Để đưa ra được lý thuyết thì các nhà vật lý cũng phải trải qua 1 loạt thí nghiệm thực tế chứ. Như cái chủ đề đang bàn đây này, mỗi 1 điện trở 1 ohm đã có thể coi như 2 con 0.5 ohm nối tiếp hoặc 10 con 0.1 ohm nối tiếp rồi, vậy cứ theo kinh nghiệm của bác chẳng thể có con trở nào tồn tại, hoặc đơn giản có 1 thí nghiệm là dùng 2 bóng đèn 110V/50W mắc nối tiếp vào nguồn 220V thì ai cũng đoán trước được là cả 2 đều sáng bình thường và tổng công suất 100W.
                          cám ơn bạn phản hồi , tất nhiên kinh nghiệm không thể mâu thuẫn với lý thuyết , nhưng lý thuyết phải thế nào đó phù hợp với thực tế , những nguyên tắc thì ta phải chấp nhận , còn vấn đề như luồng này thì có nhiều quan điểm , mình thì không tranh cãi ,bôi nhọ nhau như nhiều thành viên ở các luồng khác , mình chỉ đưa ra quan điểm theo những gì mình đã trải qua , có thể đúng với mình , nhưng không đúng với ý của người khác , đó cũng chỉ là quan điểm thôi , ai thấy hợp thì theo , không hợp thì thôi vậy .trở lại vấn đề là khi trong công việc kỹ thuật , mình cảm thấy bất an , chưa tin tưởng vào điều gì đó , thì cứ trừ hao để khỏi phân vân khi mà mình chưa đủ bản lĩnh .ngày xưa mấy chục năm trước dễ gì có ai để mà hỏi như bây giờ , vì thế mình phải lăn vào thực tế để kiểm nghiệm thôi , và đó cũng là kinh nghiệm nghề nghiệp .

                          Comment


                          • #58
                            Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

                            trường hợp 1 - 4 trở 1w mắc nối tiếp thì công suất vẫn 1w , mắc 4 con song song thì là 4w , còn mắc hốn hợp thì tùy theo cách mắc thì sẽ có công suất khác nhau trong khoảng 2-3 w , tất nhiên là giá trị điện trở cũng khác , trường hợp 2 thì cũng như trường hợp 1 tùy theo cách mắc sẽ có những giá trị công suất khác nhau.
                            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                            Chỗ này bác Quocthai không sai, nhưng chưa được rõ ràng. Mình xin bổ sung thêm: công suất tiêu tán thực của điện trở còn tuỳ thuộc vào điện áp nữa. Nếu mắc trở nối tiếp mà không có nguồn điện, "mạch miếc" gì cả thì công suất tiêu tán =0W . Nếu mắc nối tiếp n điện trở mà nguồn điện áp không đổi thì công suất giảm đi n lần. Thí dụ 1 bóng đèn gắn vào điện 110V được 100W. Nếu mắc nối tiếp thêm 1 bóng nữa giống y như vậy thì điện trở tăng gấp đôi, dòng điện giảm 1/2, tổng công suất cả 2 bóng lúc này chỉ có 50W.

                            Nếu gắn vào nguồn điện 156V thì tổng công suất của 2 bóng đèn sẽ bằng với ban đầu (100W). Ý bác Quocthai chắc là trường hợp này.

                            Nếu tăng điện áp lên 220V thì tổng công suất 2 bóng là 200W và đây là mức giới hạn (công suất danh định), nếu tăng nữa sẽ đứt bóng. Đây là cái bạn TeppyVN muốn hỏi.

                            Đã rõ ràng rồi. Nói trở 1w là đã nói đến tính công suất tối đa của điện trở. Mắc nối tiếp song song thì quy ra một thứ gọi là "điện trở tương đương", nói công suất của cái "tương đương" này thì cũng phải là công suất tối đa chịu được. Ông thợ điện kia nói vớ vẩn, cãi cùn. Đang tính công suất tối đa của điện trở lại lôi cái khác vào cãi cho bằng được.

                            Comment


                            • #59
                              Trong trường hợp 4 trở khác trị số thì cần tính công suất trên từng điện trở.
                              Công suất cả cụm sẽ tính tại điều kiện có 1 điện trở bắt đầu quá công suất.

                              Khi tất cả các điện trở mắc nối tiếp thì điện trợ trị số lớn nhất sẽ quá công suất đầu tiên. Nếu tất cả song song thì điện trở trị số nhỏ nhất sẽ quá công suất trước. Còn nối kết hợp thì phải tính theo sơ đồ cụ thể.

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết
                                Hi anh em,

                                Mình có một câu hỏi về công suất điện trở. Theo mình được học và biết thì công suất điện trở tăng khi được ghép nối tiếp hoặc song song. Cái vấn đề mình muốn hỏi là với 4 con 1kOm giống nhau công suất 1w nếu mắc nối tiếp hoặc song song sẽ có công suất 4w. Vậy với 4 con điện trở có giá trị khác nhau ( ví dụ 250ohm, 470ohm, 1kOm, 2kOm) cùng công suất 1w thì giá trị công suất tổng của 4 điện trở vẫn là 4w hay có thay đổi ạ?
                                Sai cơ bản. Bàn luận gì nữa.
                                4 con 1W 1kOm nối tiếp vào nguồn 1000v thì công suất tổng 1/4W
                                4 con 1W 1kOm song song vào nguồn 1000v thì công suất tổng 4W

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                TeppiVN Tìm hiểu thêm về TeppiVN

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X