Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vấn đề công suất của điện trở mắc nối tiếp hoặc song song

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vấn đề công suất của điện trở mắc nối tiếp hoặc song song

    Hi anh em,

    Mình có một câu hỏi về công suất điện trở. Theo mình được học và biết thì công suất điện trở tăng khi được ghép nối tiếp hoặc song song. Cái vấn đề mình muốn hỏi là với 4 con 1kOm giống nhau công suất 1w nếu mắc nối tiếp hoặc song song sẽ có công suất 4w. Vậy với 4 con điện trở có giá trị khác nhau ( ví dụ 250ohm, 470ohm, 1kOm, 2kOm) cùng công suất 1w thì giá trị công suất tổng của 4 điện trở vẫn là 4w hay có thay đổi ạ?

  • #2
    Xem lại lý thuyết cơ bản là ra ngay . Ghép // thì là 4 w còn nối tiếp vẫn là 1 w .

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết
      Hi anh em,

      Mình có một câu hỏi về công suất điện trở. Theo mình được học và biết thì công suất điện trở tăng khi được ghép nối tiếp hoặc song song. Cái vấn đề mình muốn hỏi là với 4 con 1kOm giống nhau công suất 1w nếu mắc nối tiếp hoặc song song sẽ có công suất 4w. Vậy với 4 con điện trở có giá trị khác nhau ( ví dụ 250ohm, 470ohm, 1kOm, 2kOm) cùng công suất 1w thì giá trị công suất tổng của 4 điện trở vẫn là 4w hay có thay đổi ạ?
      trường hợp 1 - 4 trở 1w mắc nối tiếp thì công suất vẫn 1w , mắc 4 con song song thì là 4w , còn mắc hốn hợp thì tùy theo cách mắc thì sẽ có công suất khác nhau trong khoảng 2-3 w , tất nhiên là giá trị điện trở cũng khác , trường hợp 2 thì cũng như trường hợp 1 tùy theo cách mắc sẽ có những giá trị công suất khác nhau.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
        Xem lại lý thuyết cơ bản là ra ngay . Ghép // thì là 4 w còn nối tiếp vẫn là 1 w .
        P = I*I*R -> R tăng 4 lần thì P phải tăng 4 lần chứ, và khi chia đều ra thì mỗi con vẫn chịu sông suất như cũ.
        Hoặc P = U*U/R, U tăng 4 lần và R tăng 4 lần thì P tăng 4 lần, chia đều ra cũng thế.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết
          Hi anh em,

          Mình có một câu hỏi về công suất điện trở. Theo mình được học và biết thì công suất điện trở tăng khi được ghép nối tiếp hoặc song song. Cái vấn đề mình muốn hỏi là với 4 con 1kOm giống nhau công suất 1w nếu mắc nối tiếp hoặc song song sẽ có công suất 4w. Vậy với 4 con điện trở có giá trị khác nhau ( ví dụ 250ohm, 470ohm, 1kOm, 2kOm) cùng công suất 1w thì giá trị công suất tổng của 4 điện trở vẫn là 4w hay có thay đổi ạ?
          Công suất cả bộ sẽ là tổng công suất của mỗi con nhưng KHÔNG ĐƯỢC CÓ CON NÀO VƯỢT QUÁ 1W
          Vậy mắc nối tiếp 4 con giống nhau sẽ là 4W
          Mắc song song 4 con khác nhau thì con có R nhỏ nhất sẽ có công suất lớn nhất, ta sẽ tính U chung cao cả bộ dựa theo con này, sau đó tính công suất các con khác theo U và cộng lại thôi.

          Trường hợp bạn ví dụ:

          Nếu mắc song song thì U bằng nhau, 1W rơi trên con có trị số nhỏ nhất là 250 ohm -> U = sqrt(P*R) = sqrt(1*250) -> U*U = 250
          -> Công suất con 470 ohm là P470 = U*U/470 = 250/470 = 0.532W
          P1k = 250/1000 = 0.25W
          P2k = 250/2000 = 0.125W
          -> P tổng = 1 + 0.532 + 0.25 + 0.125 = 1.907W

          Nếu mắc nối tiếp thì I bằng nhau, 1W rơi trên con có trị số lớn nhất là 2000 ohm -> I = sqrt(P/R) = sqrt(1/2000) -> I*I = 1/2000 = 0.0005
          -> Công suất cả bộ là P tổng = I*I*(250 + 470 + 1000 + 2000) = 1.86W

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

            trường hợp 1 - 4 trở 1w mắc nối tiếp thì công suất vẫn 1w , mắc 4 con song song thì là 4w , còn mắc hốn hợp thì tùy theo cách mắc thì sẽ có công suất khác nhau trong khoảng 2-3 w , tất nhiên là giá trị điện trở cũng khác , trường hợp 2 thì cũng như trường hợp 1 tùy theo cách mắc sẽ có những giá trị công suất khác nhau.
            4 điện trở 1w nối tiếp thì được điện trở tương đương có công suất 4w

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết

              4 điện trở 1w nối tiếp thì được điện trở tương đương có công suất 4w
              dùng điện trở thì có 2 loại công suất , công suất trở và công suất tiêu tán , trong thực tế tính toán mạch thì ta chỉ nêu công suất trở kháng , còn công suất tiêu tán dưới dạng nhiệt phát sinh thì không tính .

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

                Công suất cả bộ sẽ là tổng công suất của mỗi con nhưng KHÔNG ĐƯỢC CÓ CON NÀO VƯỢT QUÁ 1W
                Vậy mắc nối tiếp 4 con giống nhau sẽ là 4W
                Mắc song song 4 con khác nhau thì con có R nhỏ nhất sẽ có công suất lớn nhất, ta sẽ tính U chung cao cả bộ dựa theo con này, sau đó tính công suất các con khác theo U và cộng lại thôi.

                Trường hợp bạn ví dụ:

                Nếu mắc song song thì U bằng nhau, 1W rơi trên con có trị số nhỏ nhất là 250 ohm -> U = sqrt(U*R) = sqrt(1*250) -> U*U = 250
                -> Công suất con 470 ohm là P470 = U*U/470 = 250/470 = 0.532W
                P1k = 250/1000 = 0.25W
                P2k = 250/2000 = 0.125W
                -> P tổng = 1 + 0.532 + 0.25 + 0.125 = 1.907W

                Nếu mắc nối tiếp thì I bằng nhau, 1W rơi trên con có trị số lớn nhất là 2000 ohm -> I = sqrt(P/R) = sqrt(1/2000) -> I*I = 1/2000 = 0.0005
                -> Công suất cả bộ là P tổng = I*I*(250 + 470 + 1000 + 2000) = 1.86W
                Hình như có gì đó sai sai...1W sẽ rơi trên con có trị số nhỏ nhất là 250ohm -> U=sqrt(P*R) mới đúng chứ nhỉ? Với R=250ohm thì điện áp hoạt động của nó < U=sqrt(1*250)=15V.

                Comment


                • #9
                  Chỗ công thức đó gõ lộn, lúc thế số vô thì vẫn thế đúng P=1W.

                  Mạch nối tiếp thì trở càng lớn, công suất rơi trên nó càng lớn là đúng rồi.
                  sau.ph

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

                    Công suất cả bộ sẽ là tổng công suất của mỗi con nhưng KHÔNG ĐƯỢC CÓ CON NÀO VƯỢT QUÁ 1W
                    Vậy mắc nối tiếp 4 con giống nhau sẽ là 4W
                    Mắc song song 4 con khác nhau thì con có R nhỏ nhất sẽ có công suất lớn nhất, ta sẽ tính U chung cao cả bộ dựa theo con này, sau đó tính công suất các con khác theo U và cộng lại thôi.

                    Trường hợp bạn ví dụ:

                    Nếu mắc song song thì U bằng nhau, 1W rơi trên con có trị số nhỏ nhất là 250 ohm -> U = sqrt(U*R) = sqrt(1*250) -> U*U = 250
                    -> Công suất con 470 ohm là P470 = U*U/470 = 250/470 = 0.532W
                    P1k = 250/1000 = 0.25W
                    P2k = 250/2000 = 0.125W
                    -> P tổng = 1 + 0.532 + 0.25 + 0.125 = 1.907W

                    Nếu mắc nối tiếp thì I bằng nhau, 1W rơi trên con có trị số lớn nhất là 2000 ohm -> I = sqrt(P/R) = sqrt(1/2000) -> I*I = 1/2000 = 0.0005
                    -> Công suất cả bộ là P tổng = I*I*(250 + 470 + 1000 + 2000) = 1.86W
                    Theo như bạn tính toán thì có lắp 4 con điện trở (250, 470, 1000, 2000) 1W cho tải có công suất 3W cả theo hình thức nối tiếp hay song song đều sẽ gây cháy điện trở mặc dù công suất có tăng. Muốn có công suất 4W thì phải lắp 4 con giống nhau.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

                      trường hợp 1 - 4 trở 1w mắc nối tiếp thì công suất vẫn 1w , mắc 4 con song song thì là 4w , còn mắc hốn hợp thì tùy theo cách mắc thì sẽ có công suất khác nhau trong khoảng 2-3 w , tất nhiên là giá trị điện trở cũng khác , trường hợp 2 thì cũng như trường hợp 1 tùy theo cách mắc sẽ có những giá trị công suất khác nhau.
                      Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

                      dùng điện trở thì có 2 loại công suất , công suất trở và công suất tiêu tán , trong thực tế tính toán mạch thì ta chỉ nêu công suất trở kháng , còn công suất tiêu tán dưới dạng nhiệt phát sinh thì không tính .
                      Bác cứ văn vẻ đánh trống lảng, nhầm thì nhận quách đi. 4 trở 1w, R(Ω) nối tiếp tương đương với điện trở 4w, 4R(Ω​​​​​​​).

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết



                        Bác cứ văn vẻ đánh trống lảng, nhầm thì nhận quách đi. 4 trở 1w, R(Ω) nối tiếp tương đương với điện trở 4w, 4R(Ω).
                        tùy theo cách nghĩ của bạn thôi , còn quan điểm của tôi thì vẫn thế .

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

                          trường hợp 1 - 4 trở 1w mắc nối tiếp thì công suất vẫn 1w , mắc 4 con song song thì là 4w , còn mắc hốn hợp thì tùy theo cách mắc thì sẽ có công suất khác nhau trong khoảng 2-3 w , tất nhiên là giá trị điện trở cũng khác , trường hợp 2 thì cũng như trường hợp 1 tùy theo cách mắc sẽ có những giá trị công suất khác nhau.
                          Bạn có thể cho 1 ví dụ tại sao lắp các điện trở nối tiếp thì công suất nó vẫn giữ nguyên (như bạn đã nói ở trên) trong khi điện trở thay đổi?
                          Mình có thử lấy ví dụ mình có 3 điện trở 250 ohm công suất 1W (tổng trở sẽ là 750 ohm). Điện áp vào 12V. Vậy dòng (ở các R nối tiếp) sẽ bằng nhau và bằng 12/750=0.016A. Suy ra công suất của từng trở sẽ là 0.016x0.016x250=0.064W. Và 3 con sẽ có tổng công suất là 0,192W (vì IxIxR) 0.016x0.016x750=0,192W (tức là tăng gấp 3).

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết

                            Bạn có thể cho 1 ví dụ tại sao lắp các điện trở nối tiếp thì công suất nó vẫn giữ nguyên (như bạn đã nói ở trên) trong khi điện trở thay đổi?
                            Mình có thử lấy ví dụ mình có 3 điện trở 250 ohm công suất 1W (tổng trở sẽ là 750 ohm). Điện áp vào 12V. Vậy dòng (ở các R nối tiếp) sẽ bằng nhau và bằng 12/750=0.016A. Suy ra công suất của từng trở sẽ là 0.016x0.016x250=0.064W. Và 3 con sẽ có tổng công suất là 0,192W (vì IxIxR) 0.016x0.016x750=0,192W (tức là tăng gấp 3).
                            bạn có hiểu thế nào là công suất của điện trở không và ta dùng cái công suất của điện trở để làm gì không ?

                            Comment


                            • #15
                              Bác Quocthaibmt có ý là, khi dùng điện trở thì có 2 loại công suất, đó là công suất thực của trở trong mạch điện ( công suất tiêu tán dưới dạng nhiệt phát sinh của chúng) và công suất biểu kiến danh định của trở ( công suất trở).

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              TeppiVN Tìm hiểu thêm về TeppiVN

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X