Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Pin Li-FePO4 (pin sắt) rất dể hỏng! Các biện pháp ngăn ngừa.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    One my take-aways from the monster Crusiers Forum LFP thread is that

    an initially balanced bank
    used at fractional-C charge/discharge rates (as when charged with common RV solar installations, my particular interest)
    charged to 3.45v/cell then stopped
    kept "between the knees"
    Những điều mà bqv cố gắng truyền tải xuyên suốt các bài viết ở luồng này, và vài luồng khác cũng liên quan tới pin LiFePO4 hầu như trùng khớp với nhận xét của nhiều người khác trong/ngoài nước
    1. Chất lượng cell từ đầu cần tương đối tốt
    2. Ngay từ đầu các cell trong cả chuỗi cần match với nhau, tức là có dung lượng và nội trở khá sát nhau
    3. Nạp và xả ở dòng nhỏ hơn đáng kể so với dung lượng (fractional-C), ví dụ xe điện chạy bình 12Ah đừng dùng pin 8Ah (mặc dù thực tế 8Ah là đủ rồi), chạy pin 12 hoặc 20Ah luôn
    4. Chỉ nạp tới 3,45V mỗi cell rồi dừng, không nạp ngâm, không nạp thả nổi
    5. Nạp và xả vừa phải thôi, tốt nhất dùng trong vòng 20 - 90%, không xả sâu cũng không cần nạp đầy

    "Between the knees" tức là hai điểm uốn ở cái đồ thị điện áp theo dung lượng khi nạp và xả. Vượt dưới quá điểm uốn khi xả là điện áp tụt thảm hại, tuổi thọ giảm. Vượt trên điểm uốn khi nạp là điện áp tăng phi mã đồng thời tuổi thọ giảm mạnh.

    Đáp ứng đủ 5 điểm trên thì chạy bộ pin ngon lành không cần BMS. Ngay cả khi các cell chưa cân bằng với nhau, nếu nạp & xả dòng vừa phải trong một thời gian dài chỉ trong vùng 30-80%, các cell sẽ tiệm cận sát lại với nhau - đây chính là tính năng tự cân bằng rất hay của cell LiFePO4 và cell chì-axit.

    Pin rất đỏng đảnh, nhưng nếu chiều đúng ý nó thực tế cũng không quá tốn kém, sẽ được hái quả ngọt về tuổi thọ dài, dung lượng lớn (so với khổi lượng và kích thước), khối lượng nhẹ và kích thước gọn gàng.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #47
      Mình dùng mỗi mạch TP4056 để sạc cho từng cell pin xe điện sanyo, nhưng sao sạc đầy, mạch nó ngắt đem pin 18650 ra đo có 4V? Mình có 1 thắc mắc là mạch nào tốt để sạc độc lập 1 hoặc sạc 5 viên? Mạch TP4056 có chuẩn không?

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi Nexus 6P Xem bài viết
        Mình dùng mỗi mạch TP4056 để sạc cho từng cell pin xe điện sanyo, nhưng sao sạc đầy, mạch nó ngắt đem pin 18650 ra đo có 4V? Mình có 1 thắc mắc là mạch nào tốt để sạc độc lập 1 hoặc sạc 5 viên? Mạch TP4056 có chuẩn không?
        Pin Li-ion hay LiFePO4?

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết

          Những điều mà bqv cố gắng truyền tải xuyên suốt các bài viết ở luồng này, và vài luồng khác cũng liên quan tới pin LiFePO4 hầu như trùng khớp với nhận xét của nhiều người khác trong/ngoài nước
          1. Chất lượng cell từ đầu cần tương đối tốt
          2. Ngay từ đầu các cell trong cả chuỗi cần match với nhau, tức là có dung lượng và nội trở khá sát nhau
          3. Nạp và xả ở dòng nhỏ hơn đáng kể so với dung lượng (fractional-C), ví dụ xe điện chạy bình 12Ah đừng dùng pin 8Ah (mặc dù thực tế 8Ah là đủ rồi), chạy pin 12 hoặc 20Ah luôn
          4. Chỉ nạp tới 3,45V mỗi cell rồi dừng, không nạp ngâm, không nạp thả nổi
          5. Nạp và xả vừa phải thôi, tốt nhất dùng trong vòng 20 - 90%, không xả sâu cũng không cần nạp đầy

          "Between the knees" tức là hai điểm uốn ở cái đồ thị điện áp theo dung lượng khi nạp và xả. Vượt dưới quá điểm uốn khi xả là điện áp tụt thảm hại, tuổi thọ giảm. Vượt trên điểm uốn khi nạp là điện áp tăng phi mã đồng thời tuổi thọ giảm mạnh.

          Đáp ứng đủ 5 điểm trên thì chạy bộ pin ngon lành không cần BMS. Ngay cả khi các cell chưa cân bằng với nhau, nếu nạp & xả dòng vừa phải trong một thời gian dài chỉ trong vùng 30-80%, các cell sẽ tiệm cận sát lại với nhau - đây chính là tính năng tự cân bằng rất hay của cell LiFePO4 và cell chì-axit.

          Pin rất đỏng đảnh, nhưng nếu chiều đúng ý nó thực tế cũng không quá tốn kém, sẽ được hái quả ngọt về tuổi thọ dài, dung lượng lớn (so với khổi lượng và kích thước), khối lượng nhẹ và kích thước gọn gàng.
          Bác bqv đưa ra nhận xét chậm quá nhưng mà cũng tốt vì mình đã làm và tự nhận ra được , mình tự bỏ không chế pin cho xe đạp điện cũng chỉ vì chất lượng các cell mà mình có không đều dù rằng cùng chung 1 thùng nó quá chênh đến nỗi mình bỏ luôn ý định mua thêm cell về lựa ra . Khi xưa mình đã gặp vấn đề này khi ráp amp cs lớn khi mua 50 con trans cs về đo lại không lựa ra được 16 con có số đo như nhau và cũng nhận ra amp dùng 2 con cs bền hơn so với ráp 4-8-16 con nhiều và volt làm việc càng cao càng mau chết .

          Comment


          • #50
            Mình muốn đóng pin máy khoan, dùng cell 18650 hiệu Sanyo mua từ cục pin xe đạp điện, giờ chỉ cần nạp đầy tất cả pin rồi ráp vào thôi hay phải xem nội trở, dung lượng và số volt các bác?

            Muốn mua cái sạc như LIITOKALA và B6 thì chọn cái nào? 2 cái này đều đo được nội trở và dung lượng, nhưng không biết loại nào tốt, phù hợp với nhu cầu. Các bác tư vấn giúp với.

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi Nexus 6P Xem bài viết
              Mình muốn đóng pin máy khoan, dùng cell 18650 hiệu Sanyo mua từ cục pin xe đạp điện, giờ chỉ cần nạp đầy tất cả pin rồi ráp vào thôi hay phải xem nội trở, dung lượng và số volt các bác?

              Muốn mua cái sạc như LIITOKALA và B6 thì chọn cái nào? 2 cái này đều đo được nội trở và dung lượng, nhưng không biết loại nào tốt, phù hợp với nhu cầu. Các bác tư vấn giúp với.
              Đơn giản là nối tiếp các cell cho đủ v như khối pin cũ và sạc với bộ sạc cũ nếu không có thì dùng nguồn dc gần bằng nguồn pin để sạc . Kỹ hơn thì sạc lẻ ở ngoài từng cell sau đó đo dung lượng từng cell rồi chọn ra số cell có dung lượng tương đương nhau đủ để ráp nối tiếp .

              Comment


              • #52
                Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết

                Pin rất đỏng đảnh, nhưng nếu chiều đúng ý nó thực tế cũng không quá tốn kém, sẽ được hái quả ngọt về tuổi thọ dài, dung lượng lớn (so với khổi lượng và kích thước), khối lượng nhẹ và kích thước gọn gàng.


                Pin Li-Fe-Po4 rát đỏng đãnh Tội rất đồng tình với nhận xét của bạn bqviet vì đoạn uốn ở cái đồ thị điện áp theo dung lượng khi nạp của chúng rất khác nhau qua test thử tôi đã thấy:có viên pin cần 12 phút để hoàn thành đoạn này, có viên mất 5 phút và lạ lùng hơn nữa có viên chỉ mất 30 giây để điện áp giửa 2 đầu pin đầu pin tăng từ 3.5V lên 3.65V .
                Vì thế "ý tường về mạch phát hiện đoạn uốn này để cắt sạt của tôi là bất khả thi"
                Vừa rồi sau khi đa kiểmd ung lượng 82 viên pin mất hơn 7 ngày đêm tôi nhập vào Exel và sấp xếp theo độ tăng dần thì thấy vien có dung lượng thấp nhất 3990mA/h vien có DL cao nhất 4860mA/h (chênh lệch 21.8%) Nếu chúng ta vô tình sắp xếp chúng theo cách ngẩu nhiên thì độ chênh lệch bình quân giửa các string ghép thành 18 string có thể sẽ ở mức 10%.
                Tôi áp dụng nguyên lý bù sai xếp 2cell có DL cao nhất cùng string với 2 cell có DL thấp nhất và cứ thế cho đến hết ( nhóm thứ có sụ đồng đều cao nhất ) so dung lượng của 18 strngs thấy có sự đồng đếu với dung sai 1.14%
                Từ cách sắp xếp này tôi nghĩ khi sạt không cần mạch cân bằng khi về đích chúng sẽ về với thời gian rất gần nhau có nghĩa là nếu chỉ đặt mục tiêu nạp đến 3.45V bình quân thì dừng sẽ có độ an toàn rất cao không lo sạt quá áp.
                Kết quả theo dõi trong lần sạt đầu tiên cho thấy suy luãn trên là đúng. Tôi set up điện áp sạt 63.5V bình quân 3.52V cho 1 string thì thấy như sau: khi điện áp sạt tăng dần đén 61V dòng sạt giàm còn 2.5A.khK điện áp sạt tăng dần đén 62V dòng sạt giàm còn o,8A và khi dòng sạt <0,7A bộ sạt dừng sạt theo chế độ tự động.
                Tôi tạm hài long với kết quả này nên lắp vào xe và đã pin hoạt động như dự kiến.

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi chinhnguyen9 Xem bài viết
                  [/I]


                  Kết quả theo dõi trong lần sạt đầu tiên cho thấy suy luãn trên là đúng. Tôi set up điện áp sạt 63.5V bình quân 3.52V cho 1 string thì thấy như sau: khi điện áp sạt tăng dần đén 61V dòng sạt giàm còn 2.5A.khK điện áp sạt tăng dần đén 62V dòng sạt giàm còn o,8A và khi dòng sạt <0,7A bộ sạt dừng sạt theo chế độ tự động.
                  Tôi tạm hài long với kết quả này nên lắp vào xe và đã pin hoạt động như dự kiến.
                  khi sạc, bác có đo thử từng cell theo từng áp sạc tăng dần không?
                  Đúng là pi Li-po này có phải vì nội trở không mà điện áp nó rất không ổn định/đồng đều như pin Ni-Cd hay Li-ion.
                  Em cũng thử sạc hạn áp 7.08V vài cặp pin 5000mAh thì thấy không tin nổi (xả từng cục, sạc nối tiếp). Tuy 2 pin vừa xả hết điện, điện áp nó rất khác nhau. Phải đấu song song chúng vài tới vài chục phút để cân bằng. KHi sạc thì 2 cục chênh nhau cỡ 0.1V

                  Comment


                  • #54
                    Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

                    khi sạc, bác có đo thử từng cell theo từng áp sạc tăng dần không?
                    Đúng là pi Li-po này có phải vì nội trở không mà điện áp nó rất không ổn định/đồng đều như pin Ni-Cd hay Li-ion.
                    Em cũng thử sạc hạn áp 7.08V vài cặp pin 5000mAh thì thấy không tin nổi (xả từng cục, sạc nối tiếp). Tuy 2 pin vừa xả hết điện, điện áp nó rất khác nhau. Phải đấu song song chúng vài tới vài chục phút để cân bằng. KHi sạc thì 2 cục chênh nhau cỡ 0.1V
                    Cái vấn đề cân bằng khi 2 pin hết điện em có 1 cái nhìn khác với a dinhthuong80.Em có thử nghiệm vấn đề cân bằng ở các bình ắc quy xe điện.Để cân bằng trong việc sạc sử dụng bình ở hệ nối tiếp nên dùng thiết bị sạc riêng đầy từng bình rồi ghép lại với nhau.Và việc xả của hệ này chỉ được tiến hành cho đến khi 1 cái trong hệ hết điện .Mặc dù khi xả hết điện áp của từng bình trong hệ có thể chênh lệch khá lớn(chúng ta nghĩ là sẽ xảy ra mất cân bằng)- nhưng không khi sạc lại điện áp rơi trên từng bình là chênh lệch không quá nhiều.Và nó đầy đồng thời với nhau
                    Trước đó.Em cũng từng nhiều lần thử cân bằng các bình trong hệ bằng cách ghép song song chúng lại để cùng có 1 điện áp giống nhau.Nhưng đến lúc ghép nối tiếp lại để sạc thì áp rơi đo trên bình nó chênh lệch rất lớn.Và sau khi bộ sạc ngắt thì điện áp trên từng bình lại mất cân bằng hơn.
                    Tất nhiên ắc quy thì dễ dãi hơn pin khá nhiều.Mặt khác nội trở của ắc quy cũng lớn hơn pin - dẫn đến ứng xử của chúng có thể khác nhau.Đặc biệt là khả năng chịu quá áp.Em đã từng theo dõi những bộ ắc quy xe điện trong quá trình sạc điện áp các bình chênh lệch đến 1v(14.4 và 15.4) tuy nhiên sạc đầy điện áp rơi chỉ chênh nhau cỡ 0.05v. Với pin thì chuyện dâng áp chênh lệch vậy sẽ tèo ngay sau 1 chu kì .
                    Pin lifepo4 này(lfp) mới có thông tin được Tesla đặt hàng lắp cho oto điện của họ.Các anh các bác nghiên cứu dần để mai kia ứng dụng.Em thì lót dép ngồi hóng thôi

                    Comment


                    • #55
                      Bàn chuyện ngoài lề LiFePO4 chút

                      Về mặt điện, pin li-ion nói chung (gồm cả Li-ion thường, LiPo, LiFePO4) có điện áp làm việc phẳng, khi xả đã gần hết điện thì điện áp cell thay đổi đáng kể. Nó tụt thảm hại khi dung lượng còn lại giảm dù chỉ 1%. Vì thế 2 hoặc nhiều cell nối tiếp khi đã xả gần kiệt điện áp chênh nhau nhiều là chuyện dễ hiểu. Chỉ cần 1c còn 2%, chiếc kia còn 3% thì điện áp chênh nhau vài trăm mV được rồi. LiPo đặc tính linh hoạt hơn li-ion thường (điện môi polymer ?) nên điều đó thể hiện càng rõ. Khi nạp ở giai đoạn đầu, điện áp cũng tăng đáng kể và rất khác nhau giữa các cell trong cả chuỗi nối tiếp. Nội trở chỉ là cái thể hiện ra ngoài, có lẽ bản chất điện hóa li-ion nói chung gây hiện tượng như vậy.

                      Bình điện chì-axit có điện áp thay đổi đáng kể trong quá trình hoạt động. Nó cũng là thứ duy nhất có thể đo điện áp 2 cực không tải mà ước lượng được dung lượng còn lại. Có lẽ cũng chính vì điện áp vốn thay đổi nhiều trong dải làm việc nên khi nạp điện áp giữa các bình trong cả chuỗi lại chênh nhau ít. Lý giải thô thiển vậy thôi.
                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • #56
                        Theo em thì ngoài việc sạc đúng điện áp ra thì BMS cũng cần phải đúng loại 3.2V cho pin sắt PO4, không thì "đóng học phí" ạ.

                        Ngoài ra, bộ cân bằng mặc dù BMS tốt đã có sẵn, nhưng để an tâm thì nên mua thêm cân bằng bên ngoài lắp thêm cho an toàn và không nên sử dụng loại xả = điện trở,
                        - Trung tâm chuyên nghiệp thợ giỏi

                        Comment


                        • #57
                          Em có 2 câu hỏi về mạch bảo vệ pin BMS Daly 60A 8s:
                          1. Khi xả nếu có 1 cell nào đó tụt điện áp xuống dưới 2,5V thì BMS sẽ ngắt không cho xả => Lúc này cứ đẩy điện áp sạc vào thì BMS có cho sạc hay không? (em toàn phải nạp thủ công 1 cell cho lên trên 2,7V thì BMS nó mới làm việc trở lại và lúc đó mới cho sạc)
                          2. Khi nạp nếu có 1 cell nào đó đạt điện áp 3,65V thì BMS sẽ ngắt không cho nạp thêm nữa => Lúc này có thể xả hệ pin được hay không?

                          Comment


                          • #58
                            Nguyên văn bởi nmlinh1987 Xem bài viết
                            Em có 2 câu hỏi về mạch bảo vệ pin BMS Daly 60A 8s:
                            1. Khi xả nếu có 1 cell nào đó tụt điện áp xuống dưới 2,5V thì BMS sẽ ngắt không cho xả => Lúc này cứ đẩy điện áp sạc vào thì BMS có cho sạc hay không? (em toàn phải nạp thủ công 1 cell cho lên trên 2,7V thì BMS nó mới làm việc trở lại và lúc đó mới cho sạc)
                            2. Khi nạp nếu có 1 cell nào đó đạt điện áp 3,65V thì BMS sẽ ngắt không cho nạp thêm nữa => Lúc này có thể xả hệ pin được hay không?
                            1. Mạch khác thì sạc là vào luôn nhé
                            2. Dĩ nhiên xả được

                            Comment


                            • #59
                              Có phải ý bác trthnguyen là những mạch có đường sạc và đường xả riêng phải không?

                              Em hỏi thêm trường hợp này nữa:
                              Hệ pin của em khi xả bị 1 cell tụt áp nên BMS nó ngắt, tuy nhiên trong quá trình BMS ngắt thì mạch cân bằng nó lại làm việc liên tục và nó tự động lấy điện từ cell cao sạc sang cell bị tụt áp đó. Vấn đề là mặc dù điện áp các cell sau khi được cân bằng đều đã vượt lên trên điện áp phục hồi(em test thử hình như là 2,7V) cả rồi nhưng BMS nó vẫn trong trạng thái ngắt, em phải làm thao tác tắt CB của cả hệ pin kết nối với kích điện đi và bật lại thì nó lại hoạt động bình thường. => vậy bác hoặc bác nào đó khác có cao kiến gì giúp em giải quyết vấn đề này một cách tự động để em không phải trèo lên tận tầng thượng làm cái thao tác hết sức "nhàm chán" đó nữa. Em xin cảm ơn!

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi nmlinh1987 Xem bài viết
                                Có phải ý bác trthnguyen là những mạch có đường sạc và đường xả riêng phải không?

                                Em hỏi thêm trường hợp này nữa:
                                Hệ pin của em khi xả bị 1 cell tụt áp nên BMS nó ngắt, tuy nhiên trong quá trình BMS ngắt thì mạch cân bằng nó lại làm việc liên tục và nó tự động lấy điện từ cell cao sạc sang cell bị tụt áp đó. Vấn đề là mặc dù điện áp các cell sau khi được cân bằng đều đã vượt lên trên điện áp phục hồi(em test thử hình như là 2,7V) cả rồi nhưng BMS nó vẫn trong trạng thái ngắt, em phải làm thao tác tắt CB của cả hệ pin kết nối với kích điện đi và bật lại thì nó lại hoạt động bình thường. => vậy bác hoặc bác nào đó khác có cao kiến gì giúp em giải quyết vấn đề này một cách tự động để em không phải trèo lên tận tầng thượng làm cái thao tác hết sức "nhàm chán" đó nữa. Em xin cảm ơn!
                                E nói bác lần trước rồi. Bms cân bằng sạc chớ ko có cân bằng xả. Chỉ cân bằng lúc sạc thôi.
                                Ngắt tải pin nó tự tăng áp từ 2.5 lên 2.7v là chuyện bình thường. Lên 2.7v mà mạch bảo vệ vẫn ko mở trở lại, mới là mạch hay đó bác.
                                Bác làm ơn tìm đọc nguyên lý hoạt động của mạch Bms và mạch bảo vệ đi.
                                Ps. Mạch Bms của bác thực chất là tích hợp 2 mạch: cân bằng bms và bảo vệ cell pin.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                chinhnguyen9 Tìm hiểu thêm về chinhnguyen9

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X