Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhờ mọi người giúp e vấn đề này với ạ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
    Mười mấy năm trước tôi có làm ở gara, cũng sửa đề và máy phát nhưng tiếp xúc ít, có xem qua cái sơ đồ con ic tiết chế nó gắn trong MP nhưng phức tạp lắm, không đơn giản như mạch này.

    Và vì mỗi loại xe, mỗi hãng có thiết kế MP khác nhau, con ic tiết chế dùng riêng cho nó( nói chung độc quyền), cho nên các bạn cứ từ bỏ ý định chế ic này đi nha, trừ khi chỉ dùng cho chính cáu xe của mình!
    Mạch này trong sạc thực tế cũng đơn giản chứ có ghê gớm lắm đâu bác.

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết

      Rất tiếc là không phải như vậy. "điện áp thực của máy phát" là do cầu 6 con đi ốt nắn toàn sóng cao hơn là điện áp do diode trio nắn nửa chu kỳ!
      Và vì vậy diode trio chỉ cần trú ngụ chung trong thân hình nho nhỏ thôi (hình vẽ cũng có thể hiện nó là một khối), nó đâu cấp được dòng lớn!
      3 con trio chỉnh lưu điện dương cho kích từ, 3 con cầu trên chỉnh lưu điện dương cho bình ắc qui. 3 Con cầu dưới chỉnh lưu âm dùng chung cho cả 2.

      Nếu hở mạch hoặc tải trở, không có tụ hoặc ắc qui, thì áp từ trio ra cũng giống y như áp từ 3 diot cầu trên.

      Nếu thay 3 con trio 5A bằng 3 con diot 35 A thì 2 đầu ra + có thể hoán đổi cho nhau.
      sau.ph

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

        trong hình trên của thành viên đưa lên là toàn bộ một bộ tiết chế và máy phát điện 3 pha của xe ô tô , 2 cầu diode chính có 6 con diode là diode 35A mỗi con, ráp trên 2 cầu có giải nhiệt nằm trong thân máy phát , có cực B+ đưa ra ngoài phân phối đến các tải , xạc , cấp điện cho đèn và các thiết bị 12vdc khác , còn 3 diode nhỏ 5A tri-diode là mạch nắn kích từ , lấy áp dương đưa vào cuộn kích từ trong roto , mạch tiết chế ổn áp có 2 transistor và các linh kiện ngoại vi có nhiệm vụ điều áp để đưa một áp cố định vào roto nhằm tạo từ trường kích từ của lõi ổn định để điện áp ra được ổn định ,khi áp phát ra cao lên thìQ1 nhận áp cao hơn kích dẫn Q2 sẽ mở , phần áp dư sẽ theo đó từ chân C qua chân E về mass (âm) , làm cho điện áp kích từ được giữ nguyên, áp điều chỉnh ở dây âm của roto , còn điện trở R trong vòng màu đỏ thì chỉ là một mạch rẽ của đèn chỉ thị (đèn báo trạng thái máy phát đang chạy), nói chính xác hơn là đèn báo là một phần mạch rẽ của điện trở đó , điện trở đó hạn chế dòng điện đi vào mạch ổn ấp , đây là mẫu phổ biến của máy phát điện 3 pha xe ô tô .
        Theo mạch ở trên đầu bài viết thì trans 1 ngưng sạc, trans thì đóng mở điện cho rotor thôi chứ đâu có ổn định áp cho kích từ đâu, có gì lộn rồi ă.

        Comment


        • #34
          Con trio là nắn 1/2 chu kỳ sóng cho 3 1/3 pha, cho kích từ hoạt động, bỏ 1 con trong triod ra thì áp giảm, tức là áp ra không liền nhau.

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi trongbang3 Xem bài viết

            Theo mạch ở trên đầu bài viết thì trans 1 ngưng sạc, trans thì đóng mở điện cho rotor thôi chứ đâu có ổn định áp cho kích từ đâu, có gì lộn rồi ă.
            bạn lưu ý là trong hình trên không có bộ phận kiểm soát xạc đâu nhé , bộ xạc nằm ở chỗ khác , mạch điện đó chỉ là AVR cho bộ kích từ roto thôi. loại này dùng mạch điện tử , mẫu đó là của máy phát của xe MTZ liên xô . và cũng là nhiều loại khác tương tự như vậy

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

              trong hình trên của thành viên đưa lên là toàn bộ một bộ tiết chế và máy phát điện 3 pha của xe ô tô , 2 cầu diode chính có 6 con diode là diode 35A mỗi con, ráp trên 2 cầu có giải nhiệt nằm trong thân máy phát , có cực B+ đưa ra ngoài phân phối đến các tải , xạc , cấp điện cho đèn và các thiết bị 12vdc khác , còn 3 diode nhỏ 5A tri-diode là mạch nắn kích từ , lấy áp dương đưa vào cuộn kích từ trong roto , mạch tiết chế ổn áp có 2 transistor và các linh kiện ngoại vi có nhiệm vụ điều áp để đưa một áp cố định vào roto nhằm tạo từ trường kích từ của lõi ổn định để điện áp ra được ổn định ,khi áp phát ra cao lên thìQ1 nhận áp cao hơn kích dẫn Q2 sẽ mở , phần áp dư sẽ theo đó từ chân C qua chân E về mass (âm) , làm cho điện áp kích từ được giữ nguyên, áp điều chỉnh ở dây âm của roto , còn điện trở R trong vòng màu đỏ thì chỉ là một mạch rẽ của đèn chỉ thị (đèn báo trạng thái máy phát đang chạy), nói chính xác hơn là đèn báo là một phần mạch rẽ của điện trở đó , điện trở đó hạn chế dòng điện đi vào mạch ổn ấp , đây là mẫu phổ biến của máy phát điện 3 pha xe ô tô .
              Cám ơn bác đã cho thông tin thực tế về các điôt. Thông tin chủ thớt cần hỏi thì đã được giải đáp rồi. Tuy nhiên ở đây nảy sinh 2 ý kiến trái ngược về đèn báo sẽ sáng khi nào. Chủ thớt chưa thấy ý kiến gì. Phiền bác cho ý kiến giải thích nguyên lý để rõ đó là trong mạch này, đèn sáng khi sạc ắc quy hay sáng khi máy phát sự cố!

              Comment


              • #37
                Tôi không có điều kiện thực tế tiếp xúc với mạch điện loại này. Các ý kiến đưa ra chỉ là dựa trên nguyên lý các linh kiện liên kết nhau trong hình mà chủ thớt đưa ra. Nay, bác Quocthaibmt ​nói đó​là mạch trên ô tô MTZ của Liên Xô nên xin được suy luận thế này:
                Ví dụ, khi ắc quy no ở mức 14,5V tức máy phát ra 6,2V AC (theo công thức tính nắn toàn sóng cầu ba pha có tụ điện, trong hình có thể hiện có tụ lọc). Từ đó tính ra điện áp do diode trio nắn nửa sóng ra, không có tụ lọc, là khoảng 7,25V. Vậy, đèn báo sẽ chịu điện áp 7,25V=14,5-7,25. Ô tô đời cũ với accu 12V thì các đèn đều dùng sợi đốt 12V, không biết đèn này công suất mấy W, có sáng với điện 7,25V không nhỉ?

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết

                  Cám ơn bác đã cho thông tin thực tế về các điôt. Thông tin chủ thớt cần hỏi thì đã được giải đáp rồi. Tuy nhiên ở đây nảy sinh 2 ý kiến trái ngược về đèn báo sẽ sáng khi nào. Chủ thớt chưa thấy ý kiến gì. Phiền bác cho ý kiến giải thích nguyên lý để rõ đó là trong mạch này, đèn sáng khi sạc ắc quy hay sáng khi máy phát sự cố!
                  đèn sáng khi máy phát đang hoạt động (đang chạy) thôi , nó chỉ là đèn báo hiệu thôi .khi máy ngưng chạy thì đèn tắt .còn xạc thì chỉ có đồng hồ đo dòng xạc -30A - 0 - +30A và một cụm rơ le điều khiển xạc dựa trên dòng xạc thôi.

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết
                    Tôi không có điều kiện thực tế tiếp xúc với mạch điện loại này. Các ý kiến đưa ra chỉ là dựa trên nguyên lý các linh kiện liên kết nhau trong hình mà chủ thớt đưa ra. Nay, bác Quocthaibmt ​nói đó​là mạch trên ô tô MTZ của Liên Xô nên xin được suy luận thế này:
                    Ví dụ, khi ắc quy no ở mức 14,5V tức máy phát ra 6,2V AC (theo công thức tính nắn toàn sóng cầu ba pha có tụ điện, trong hình có thể hiện có tụ lọc). Từ đó tính ra điện áp do diode trio nắn nửa sóng ra, không có tụ lọc, là khoảng 7,25V. Vậy, đèn báo sẽ chịu điện áp 7,25V=14,5-7,25. Ô tô đời cũ với accu 12V thì các đèn đều dùng sợi đốt 12V, không biết đèn này công suất mấy W, có sáng với điện 7,25V không nhỉ?
                    đèn đó chỉ có 3w thôi , giống đèn báo trên mặt đồng hồ xe máy thôi, khi máy phát chạy thì điện áp ra cao hơn 12v , thực tế là 14vdc ,bộ phận AVR làm việc thì đèn mới sáng được , đèn chỉ sáng mức độ 35-50% thôi , vì nó chỉ là indicator lamp thôi mà .loại máy phát này tôi đã sửa chữa và sử dụng 35 năm trước rồi .

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi tungoc Xem bài viết
                      Shunt không được dùng để hạn dòng.
                      Trong các ampe kế thông thường thì đúng là shunt không dùng để hạn dòng.

                      Nhưng trong mạch này, đối với rotor thì R dùng để hạn dòng, đỡ hao ắc qui. Đối với đèn báo thì R để đo dòng.
                      sau.ph

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

                        đèn sáng khi máy phát đang hoạt động (đang chạy) thôi , nó chỉ là đèn báo hiệu thôi .khi máy ngưng chạy thì đèn tắt .còn xạc thì chỉ có đồng hồ đo dòng xạc -30A - 0 - +30A và một cụm rơ le điều khiển xạc dựa trên dòng xạc thôi.
                        Cám ơn bác nhiều. Như vậy là đèn không tắt dù máy phát đủ vòng tua.

                        Comment


                        • #42
                          Bác nhầm rồi, con trio chỉ được xem là chỉnh lưu bán kỳ NẾU cực âm là điểm trung tính của mạch sao. Trong mạch này cực âm có 3 con diot nữa nên nó là chỉnh lưu cầu.

                          Bây giờ giả sử áp ắc qui là 12V. Áp đỉnh máy phát là 11,9V. Không có dòng qua 3 con điot cầu trên nên ta có thể cắt bỏ 3 con diot này đi mà không ảnh hưởng tới mạch. Có phải trio và 3 con diot cầu dưới tạo thành 1 chỉnh lưu cầu không? Không tin thì bác cứ mô phỏng thử xem áp ra của trio là bao nhiêu.

                          Máy phát điện mới cần mạch AVR để ổn áp. Còn đây là củ sạc nên mạch này là mạch điều khiển dòng sạc, xem phần diot zener là biết ngay.

                          Xe nào đèn sáng khi sạc? Cứ vào diễn đàn ô tô hỏi thử.
                          sau.ph

                          Comment


                          • #43
                            Các bác xem phần giải thíc của tôi đi, đèn sẽ báo sự cố máy không phát ra điện tới accu mà! Mạch đó chính là mạch tiết chế, nó tiết chế dòng điện hay điện áp ra các thiết bị và accu. Bình yếu hay thiết bị xài cao CS thì nó tăng dòng qua kích từ để tăng CS máy phát, tức tăng dòng ra và ngược lại, luôn hạn áp ra max 24V chả hạn, bảo vệ bình và thiết bị

                            Comment


                            • #44
                              Đồng ý với cách giải thích của bác dinhthuong80 ở #28, ngoại trừ chỗ trio diot là chỉnh lưu bán kỳ. Nó chỉ là chỉnh lưu bán kỳ khi lấy mass ở trung tính máy phát. Trong mạch này nó kết hợp với 3 diot bên dưới thành chỉnh lưu cầu.

                              Nếu bác Quocthai và bác tungoc cho rằng đèn sáng khi máy chạy, tắt khi máy ngưng thì giải thích xem mạch hoạt động như thế nào?
                              sau.ph

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                                ..., ngoại trừ chỗ trio diot là chỉnh lưu bán kỳ. Nó chỉ là chỉnh lưu bán kỳ khi lấy mass ở trung tính máy phát. Trong mạch này nó kết hợp với 3 diot bên dưới thành chỉnh lưu cầu.
                                Chỗ màu đỏ này mình không chú ý, chỉ thuận nói theo bạn tungoc để khẳng định dù bán kì vẫn có thể lớn hơn áp tại accu.

                                Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

                                ...., mạch tiết chế ổn áp có 2 transistor và các linh kiện ngoại vi có nhiệm vụ điều áp để đưa một áp cố định vào roto nhằm tạo từ trường kích từ của lõi ổn định để điện áp ra được ổn định ,khi áp phát ra cao lên thìQ1 nhận áp cao hơn kích dẫn Q2 sẽ mở , phần áp dư sẽ theo đó từ chân C qua chân E về mass (âm) , làm cho điện áp kích từ được giữ nguyên, áp điều chỉnh ở dây âm của roto , còn điện trở R trong vòng màu đỏ thì chỉ là một mạch rẽ của đèn chỉ thị (đèn báo trạng thái máy phát đang chạy), nói chính xác hơn là đèn báo là một phần mạch rẽ của điện trở đó , điện trở đó hạn chế dòng điện đi vào mạch ổn ấp , đây là mẫu phổ biến của máy phát điện 3 pha xe ô tô .
                                -Phần màu đỏ của bác chưa đúng nguyên lí tiết chế rồi. Nó không phải điều áp để tạo từ trường ổn định trong rô to. Con Q1 và Q2(TR1,2) điều chỉnh dòng điện vào rô to để tăng hay giảm từ trường mục đích là tăng hay giảm công suất máy phát, còn điện áp sau Trio có thể sẽ không thay đổi dù máy phát đã giảm công suất (vì nó vẫn luôn phải nạp bình, tức tối thiểu thì áp ra sau chỉnh lưu phải bằng áp accu.

                                -Phần màu xanh thì cũng chưa đúng, vì R không không hạn chế dòng vào mạch ổn áp/ mạch tiết chế ( thực ra là mạch hạn áp), chức năng đó là con R1 trong tiết chế. Còn con R, nó thực sự là con cấp dòng kích từ ban đầu cho máy phát bởi không có nó, dòng điện kích từ khá nhỏ, chỉ vài trăm mA không đủ tạo ra công suất tối thiểu ban đầu để duy trì từ tường và nạp accu ( vì đèn báo thường 12/24V, chục oát đổ lại, có lẽ bây giờ là led luôn rồi!)

                                -Một vấn đề nữa là, dù khi chưa chạy xe, chỉ ga tự động thì công suất máy phát chí ít cũng lớn đủ để sáng đèn pha-khẩn cấp, còi và dư một it để nạp bình chứ không có chuyện áp ra không đủ. Còn khi máy quay chạy tối đa thì điện áp ra cũng không thể lớn hơn lúc mới đề, không thể nổ accu được vì sạc quá dòng , vì đã có accu ghim áp ra và mạch tiết chế điều khiển công suất máy phát rồi.

                                Nguyên văn bởi trongbang3 Xem bài viết

                                Mạch này trong sạc thực tế cũng đơn giản chứ có ghê gớm lắm đâu bác.
                                Tuy mạch này đúng là đơn giản nhất của IC tiết chế và mạch bạn bán ra cực tốt và bền thì bạn cũng thất bại vì không ai dám gắn một mạch rời trong cabin hay trong buồng máy khi mà bất kì một máy phát nào đều cấu tạo theo riêng nó về công suất, kích thước, đặc biệt là có chỗ tích hợp luôn ic tiết chế trong máy phát.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                n.huu.b.anh Tìm hiểu thêm về n.huu.b.anh

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X