Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Máy thu AM dân dụng dùng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Máy thu AM dân dụng dùng

    Chào toàn thể ace dientuvietnam.....
    Tình hình rất ư là tình hình.Mới được thấy giao cho cái đồ án môn học thiết kế và thi công máy thu AM dân dụng.Nhưng ngặt nỗi không được xài IC tích hợp .hix hix.E chẳng bít bắt đầu từ đâu nên quyết lập cái " thớt " để ace vào giúp em.
    Đầu tiên e xin có 1 số câu hỏi muốn nhờ a chị giải đáp:
    1/ Giải tần phát AM ở VN ta là bao nhiêu??
    2/ Giải điều chế thường dùng trong máy thu có phải là giải điều chế tách sóng đường bao dùng diod ko nhỉ ?? Nếu đúng thì diod là diod loại gì nhỉ

    3/ ACE nào ở đây đã nghịch làm 1 cái radio AM rùi thì cho e xin cái sơ đồ nguyên lý để tham khảo?
    4/E có được biết là trong 1 số sách về thu thanh của Nga hồi trước có một số mạch nguyên lý máy phát thu rất cơ bản,học sinh cấp 2 3 cũng ráp được.Ko bít trên đây ae nào lúc trước có nghiên cứu và kiếm được tài liệu thì share e với
    Bài đầu như thế thui.Có gì ùi e sẽ hỏi anh chị tiếp
    Mong nhận được sự giúp đỡ của anh chị

  • #2
    Hix hnay thứ 7 ace đi chơi đại lễ hết ùi ko ai giúp e với à

    Comment


    • #3
      1/ Dải tần AM không chỉ ở VN mà theo quy định quốc tế. Gồm 3 dải tần:
      LW (long wave) hay sóng dài; f = 150kHz đến 450kHz. Dải tần cố định. Việt nam không dùng dải tần này.
      MW (middle wave) hay sóng trung; f = 530kHz đến 1600kHz (1,6MHz). Dải tần cố định.
      SW (short wave) hay sóng ngắn; f= 2MHz đến 30MHz. Dải tần này quá rộng nên thường được chia thành nhiều băng nhỏ (SW1, SW2, SW3..., có những cái radio có tới trên 15 dải tần sóng ngắn (SW1 - SW15).
      Trong các radio AM/FM thường hay gọi băng MW là AM.
      Như vậy người ta đã đánh đồng giữa AM và MW. Ta tạm coi "AM" mà bạn đang nói đến chính là MW, 530 - 1600kHz.
      2/ Đúng là giải điều chế tách sóng đường bao dùng diode. Dùng diode tách sóng (loại tiếp điểm) và thường dùng diode loại Germanium (Ge), có điện thế tiếp xúc nhỏ hơn loại Silicium (Si), nên có độ nhạy cao hơn và do đó ít bị méo tín hiệu.
      3/ Không những nghịch, mà còn ráp rồi, nhưng khi đó không có máy tính nên không còn sơ đồ trên máy. Xem tiếp phần 4.
      4/ Cuốn sách xem được : "Thiết bị truyền thanh", NXB Công nhân Kỹ thuật, 1977. Đủ kiến thức, lý luận lẫn sơ đồ thực tế, từ đơn giản đến phức tạp, hai phần máy tăng âm và máy thu thanh, cả Vacuum tube, transistor lẫn IC đời đầu. Xem cuốn này bạn có thể lùng mua linh kiện về lắp được thành một cái radio. Ví dụ radio "Sông Hồng", "Mẫu đơn" (6 -7 transistor).
      Bạn có thể tìm được cuốn sách này ở Thư viện trung tâm hoặc cửa hàng sách cũ, hoặc giỏ đồng nát.
      Không gì sướng bằng nghe cái radio do tự mình ráp mà lại kêu được !
      Các radio hiện nay thường dùng CXA 1191 nên khảo sát nó cũng chẳng thể hiểu được về cơ bản. Buồn thế đấy.
      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

      Comment


      • #4
        Bạn học ở trường có thiết bị đo L, C, R hay đếm tần số không? Nếu có tôi sẽ bày cho bạn cách mua linh kiện, lắp ráp và cân chỉnh radio để hoàn thành việc thực hiện đồ án.
        Bạn hãy tìm mua diode 1N 60 là diode Ge, nó to hơn hẳn cái 1N 4148, đo điện trở thang x 100 thấy cả 2 chiều đều lên nhưng điện trở 2 chiều khác nhau.
        Bạn xem thêm luồng "ngẫm lại một thời galen" do vuthaonguyen làm chủ thớt, box "Tâm tình...".
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #5
          Lang thang trên mạng mới tìm được cái mạch này.Thấy có vẻ đơn giản.Không bít ráp thực tế có chạy nổi ko.Mà cái anten của mạch này là seo nhỉ.Em ko hiểu lắm.



          Từ cái mạch này lại lòi ra thêm 1 số câu hỏi nữa:
          1/Cái anten trên chế tạo thế nào?? Hay là có bán sẵn nhỉ
          2/Giá trị tụ xoay bán trên thị trường có giá trị thay đổi được trong khoản nào
          3/Mạch trên là giải điều chế kiểu nào

          @HTTTTH : cám ơn anh rất nhiều.Cuốn sách đó cũ quá không bít trên thư viện trường e có không nữa.Mai e lượn lên xem thế nào.Mà thư viện trung tâm anh nói là ở đâu nhỉ.HCM hay ở HN hả anh???

          Comment


          • #6
            3/ Mạch của bạn được gọi là "máy thu thanh khuếch đại trực tiếp có hồi tiếp tái sinh". Cao tần được khuếch đại qua Q và Q2 rồi lại vòng lại qua điện trở 120k để khuếch đại tiếp (= hồi tiếp tái sinh). Tách sóng ở tiếp giáp B-C của Q3. Nó không có đổi tần nên chất lượng thu rất kém, và chắc rằng thầy bạn cũng sẽ khó chấp nhận một "máy thu" quá đơn giản kiểu thế này. Đó là chưa kể cái máy thu này có hoạt động được hay không.
            1/ Anten và L1 cuốn trên cùng một thanh ferrite.
            2/ Tụ xoay đời xưa thường có trị số Cmax = 495pF. Đời nay không thấy ghi trị số.
            Bạn có các câu hỏi này chứng tỏ bạn khá là mơ hồ về radio. Mong bạn tìm hiểu kỹ hơn để có thể nói chuyện được với thầy của bạn.
            Về cuốn sách thì mình chỉ phán đoán như thế. Nếu ở Hà Nội, chắc chắn nó sẽ được tìm thấy ở thư viện KH-KT Trung Ương. Mình đã nhìn thấy "phic" của nó ở TV này.
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi mashima0905 Xem bài viết
              Lang thang trên mạng mới tìm được cái mạch này.Thấy có vẻ đơn giản.Không bít ráp thực tế có chạy nổi ko.Mà cái anten của mạch này là seo nhỉ.Em ko hiểu lắm.



              Từ cái mạch này lại lòi ra thêm 1 số câu hỏi nữa:
              1/Cái anten trên chế tạo thế nào?? Hay là có bán sẵn nhỉ
              2/Giá trị tụ xoay bán trên thị trường có giá trị thay đổi được trong khoản nào
              3/Mạch trên là giải điều chế kiểu nào

              @HTTTTH : cám ơn anh rất nhiều.Cuốn sách đó cũ quá không bít trên thư viện trường e có không nữa.Mai e lượn lên xem thế nào.Mà thư viện trung tâm anh nói là ở đâu nhỉ.HCM hay ở HN hả anh???
              Cái mạch này không tin tưởng được.
              Muốn làm được cái radio AM em phải dùng tụ xoay đôi (kiếm cái radio cũ tháo ra),trên tụ xoay (CV) có 3 chân,chân giữa là masse.Hai chân còn lại ghi O và A ,viết tắt của chữ Oscillator và Antene.

              Thí dụ em muốn bắt đài phát thanh tp Hồ chí Minh,đài này phát sóng ở tần số 550 Khz.Em phải :
              1-quấn cuộn anten trên lỏi sắt bụi,có hệ số tự cảm L.Tụ xoay có chữ A ,điện dung là C.Mạch LC này cộng hưởng để có tần số 550 Khz.(Tháo cái antene radio cũ ra khỏi quấn)
              2- quấn cuộn dao động trên lỏi sắt ferrit (kiếm mấy cái radio cũ,lấy cái hộp sắt vuông 1cm, cao 1cm ,lỏi sơn màu đỏ khỏi mất công quấn)có tần số lớn hơn tần số antene 455KHz (550+455= 1005khz) .Tụ xoay có chữ O ráp vào cuộn dây dao động
              3-Hiệu của 2 tần số này là tần số trung tần 455khz
              4-Tín hiệu đài phát thanh đã thu được rất yếu,cần được khuyếch đại .Tháo bộ khuyếch đại trung tần cũng vuộng 1cm,cao 1cm có lỏi màu vàng hay xanh dương hoặc màu trắng cũng được,dùng làm bộ khuyếch đại trung tần.(nếu bạn siêng thì ráp đủ 3 bộ theo thứ tự vàng,xanh trắng.
              5- Dùng diode tách sóng,sau đó qua amply khuyếch đại

              6-Cuối cùng,pha 1 ly cà phê nghe nhạc từ cái radio mình ráp.

              Ngày xưa tôi tự ráp radio từ radio cũ như thế đó,tôi sẽ giúp đỡ cho em

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                Cái mạch này không tin tưởng được.
                2- quấn cuộn dao động trên lỏi sắt ferrit (kiếm mấy cái radio cũ,lấy cái hộp sắt vuông 1cm, cao 1cm ,lỏi sơn màu đỏ khỏi mất công quấn)có tần số lớn hơn tần số antene 455KHz (550+455= 1005khz) .Tụ xoay có chữ O ráp vào cuộn dây dao động
                3-Hiệu của 2 tần số này là tần số trung tần 455khz
                4-Tín hiệu đài phát thanh đã thu được rất yếu,cần được khuyếch đại .Tháo bộ khuyếch đại trung tần cũng vuộng 1cm,cao 1cm có lỏi màu vàng hay xanh dương hoặc màu trắng cũng được,dùng làm bộ khuyếch đại trung tần.(nếu bạn siêng thì ráp đủ 3 bộ theo thứ tự vàng,xanh trắng.
                5- Dùng diode tách sóng,sau đó qua amply khuyếch đại

                6-Cuối cùng,pha 1 ly cà phê nghe nhạc từ cái radio mình ráp.

                Ngày xưa tôi tự ráp radio từ radio cũ như thế đó,tôi sẽ giúp đỡ cho em
                Xin mạn phép bác pham bổ sung:
                - Còn thêm một tụ nối tiếp giữa cuộn dao động và tụ xoay O nữa (tụ padding), để tăng tần số của dao động lên cao hơn tần số cao tần một lượng đúng bằng 455kHz.
                - Cuộn dây nối ra diode tách sóng có lõi màu đen, cuộn dây dao động có lõi màu đỏ... như trong sách.
                Khi nào bạn pha cà phê, nhớ pha 3 ly cho bác pham và tôi với nữa nhé.
                Chúc bạn thành công.
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                  3/ Mạch của bạn được gọi là "máy thu thanh khuếch đại trực tiếp có hồi tiếp tái sinh". Cao tần được khuếch đại qua Q và Q2 rồi lại vòng lại qua điện trở 120k để khuếch đại tiếp (= hồi tiếp tái sinh). Tách sóng ở tiếp giáp B-C của Q3. Nó không có đổi tần nên chất lượng thu rất kém, và chắc rằng thầy bạn cũng sẽ khó chấp nhận một "máy thu" quá đơn giản kiểu thế này. Đó là chưa kể cái máy thu này có hoạt động được hay không.
                  1/ Anten và L1 cuốn trên cùng một thanh ferrite.
                  2/ Tụ xoay đời xưa thường có trị số Cmax = 495pF. Đời nay không thấy ghi trị số.
                  Bạn có các câu hỏi này chứng tỏ bạn khá là mơ hồ về radio. Mong bạn tìm hiểu kỹ hơn để có thể nói chuyện được với thầy của bạn.
                  Về cuốn sách thì mình chỉ phán đoán như thế. Nếu ở Hà Nội, chắc chắn nó sẽ được tìm thấy ở thư viện KH-KT Trung Ương. Mình đã nhìn thấy "phic" của nó ở TV này.
                  Quả thật là e mơ hồ về vấn đề này thật.Phải cố gắng tìm hiểu thêm và nhờ sự giúp đỡ thêm của các bác mới mong đạt được cái đồ án này.Hehe.
                  Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                  Cái mạch này không tin tưởng được.
                  Muốn làm được cái radio AM em phải dùng tụ xoay đôi (kiếm cái radio cũ tháo ra),trên tụ xoay (CV) có 3 chân,chân giữa là masse.Hai chân còn lại ghi O và A ,viết tắt của chữ Oscillator và Antene.

                  Thí dụ em muốn bắt đài phát thanh tp Hồ chí Minh,đài này phát sóng ở tần số 550 Khz.Em phải :
                  1-quấn cuộn anten trên lỏi sắt bụi,có hệ số tự cảm L.Tụ xoay có chữ A ,điện dung là C.Mạch LC này cộng hưởng để có tần số 550 Khz.(Tháo cái antene radio cũ ra khỏi quấn)
                  2- quấn cuộn dao động trên lỏi sắt ferrit (kiếm mấy cái radio cũ,lấy cái hộp sắt vuông 1cm, cao 1cm ,lỏi sơn màu đỏ khỏi mất công quấn)có tần số lớn hơn tần số antene 455KHz (550+455= 1005khz) .Tụ xoay có chữ O ráp vào cuộn dây dao động
                  3-Hiệu của 2 tần số này là tần số trung tần 455khz
                  Cái phần này có phải là để tạo dao động nội để đổi tần đúng ko hả bác???
                  P/s : Bác có thể vẽ sơ đồ cụ thể để e dễ hình dung ko bác ơi.Nếu lấy từ radio cũ ghép lại thì cũng phải bít sơ đồ thế nào để báo caochuwss.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi mashima0905 Xem bài viết
                    Quả thật là e mơ hồ về vấn đề này thật.Phải cố gắng tìm hiểu thêm và nhờ sự giúp đỡ thêm của các bác mới mong đạt được cái đồ án này.Hehe.


                    Cái phần này có phải là để tạo dao động nội để đổi tần đúng ko hả bác???
                    P/s : Bác có thể vẽ sơ đồ cụ thể để e dễ hình dung ko bác ơi.Nếu lấy từ radio cũ ghép lại thì cũng phải bít sơ đồ thế nào để báo caochuwss.
                    trích: Cái phần này i là để tạo dao động nội để đổi tần đúng ko hả bác???
                    đúng thế.

                    Tôi rất lười vẽ,nhưng thôi vì đàn em thân yêu tôi sẽ vẽ hoàn chỉnh 1 cái radio tranistor giúp em.Bây giờ em đi kiếm mấy tài liệu nàu chỉ có vào cửa hàng đồng nát mới có.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                      trích: Cái phần này i là để tạo dao động nội để đổi tần đúng ko hả bác???
                      đúng thế.

                      Tôi rất lười vẽ,nhưng thôi vì đàn em thân yêu tôi sẽ vẽ hoàn chỉnh 1 cái radio tranistor giúp em.Bây giờ em đi kiếm mấy tài liệu nàu chỉ có vào cửa hàng đồng nát mới có.
                      Ôi..........Ko bít nói gì hơn.Vào đây thấy yêu đời bít bao nhiêu.Em sẽ cố gắng hoàn thành tốt đồ án này để còn có dịp mời cafe 2 bác Pham và HTTTH

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi mashima0905 Xem bài viết
                        Ôi..........Ko bít nói gì hơn.Vào đây thấy yêu đời bít bao nhiêu.Em sẽ cố gắng hoàn thành tốt đồ án này để còn có dịp mời cafe 2 bác Pham và HTTTH
                        Hôm nay chúa nhật ở nhà không làm gì vẽ cho em cái sơ đồ máy radio.Tôi chỉ vẽ đến phần tách sóng, ko vẽ phần amply.
                        Attached Files

                        Comment


                        • #13
                          Còn đường AGC nữa, bác pham ơi. Bác vẽ sơ đồ dùng npn nên diode tách sóng phải mắc ngược lại để lấy điện áp AGC âm cho đúng chiều. Mà mạch dao động này không thông dụng bằng mạch mắc cuộn dao động chủ ở chân E, cuộn hồi tiếp ở chân C. Đối với cao tần thì Q1 mắc theo kiểu E chung, đối với dao động thì mắc theo kiểu B chung. Bác đã vẽ sẵn sơ đồ rồi thì bác sửa lại dùm em cái, cho bạn mashima được hưởng lợi, mấy bác cháu mình được uống cafe mà không phải ăn năn.
                          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                            Còn đường AGC nữa, bác pham ơi. Bác vẽ sơ đồ dùng npn nên diode tách sóng phải mắc ngược lại để lấy điện áp AGC âm cho đúng chiều. Mà mạch dao động này không thông dụng bằng mạch mắc cuộn dao động chủ ở chân E, cuộn hồi tiếp ở chân C. Đối với cao tần thì Q1 mắc theo kiểu E chung, đối với dao động thì mắc theo kiểu B chung. Bác đã vẽ sẵn sơ đồ rồi thì bác sửa lại dùm em cái, cho bạn mashima được hưởng lợi, mấy bác cháu mình được uống cafe mà không phải ăn năn.
                            He he ,cái chú hơi to to thành teo hẳn này nhớ dai quá nhỉ?cái mạch AGC anh không nhớ nên không vẽ,ai ngờ chú lật tẩy.Còn cái mạch dao động nữa,chú có tài liệu nào thì up luôn cho em nó mấy cái giá trị,em nó sẽ pha caphe6 sữa mời chú.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                              Còn đường AGC nữa, bác pham ơi. Bác vẽ sơ đồ dùng npn nên diode tách sóng phải mắc ngược lại để lấy điện áp AGC âm cho đúng chiều. Mà mạch dao động này không thông dụng bằng mạch mắc cuộn dao động chủ ở chân E, cuộn hồi tiếp ở chân C. Đối với cao tần thì Q1 mắc theo kiểu E chung, đối với dao động thì mắc theo kiểu B chung. Bác đã vẽ sẵn sơ đồ rồi thì bác sửa lại dùm em cái, cho bạn mashima được hưởng lợi, mấy bác cháu mình được uống cafe mà không phải ăn năn.

                              Đã sửa lại mạch theo ý bác,thêm mạch AGC vừa ý bác chưa?bác uống nhiều hay ít sữa để em nó pha?

                              Vì thêm mạch AGC, lại sai điện thế chỗ volume rồi,em sửa lại thay mase bằng vcc nhé.
                              Thêm cái masse vào cuộn dao động.
                              Attached Files
                              Last edited by vi van pham; 10-10-2010, 21:08.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              mashima0905 Tìm hiểu thêm về mashima0905

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X