Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Máy thu AM dân dụng dùng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • mà bác queduong ơi, bác có thể chỉ cho e chức năng của một số linh kiện trong sơ đồ đc k, thanks bác

    Comment


    • a chị e có thể giúp mình xem chức năng của các linh kiện trong sơ đồ máy thu thanh này đc k
      Click image for larger version

Name:	mạch radio.jpg
Views:	1
Size:	118.2 KB
ID:	1386887

      Comment


      • Nguyên văn bởi endday92 Xem bài viết
        a chị e có thể giúp mình xem chức năng của các linh kiện trong sơ đồ máy thu thanh này đc k
        [ATTACH=CONFIG]75919[/ATTACH]
        Mình nghĩ chẳng ai giúp bạn được đâu , nó là cơ bản và thuộc về lý thuyết mạch ... ít người có thời gian và độ nhiệt tình để ngồi hí hoáy giải thích cho bạn bằng cách gõ gõ như thế này .

        Lý thuyết và kiến thức sách vở có lẽ hỏi mấy ông thầy thừa thời gian và hỏi các bạn trong lớp, trong trường là nhanh nhất.
        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

        Comment


        • bac cho em xin cai so do nay nhe, thank bac

          Comment


          • Mấy anh cho em hỏi bộ bẫy sóng của máy thu AM, gồm có tụ xoay và cuộn thì mình chọn như thế nào ?
            Em có lấy cái tụ xoay từ máy Radio cũ, nó có 6 chân nhưng mà em không biết nên xài chân nào ?? Và nó cũng đi kèm 1 cuộn dây lõi sắt, cuộn dây này có 3 dây luôn, nên xài dây nào ?
            Em sắp bv rồi mong các anh giúp đỡ T_T

            Comment


            • Vo tình đọc cái pic này thấy mấy Bác hồi xưa nhiệt tình quá

              Comment


              • e đọc chỉ hiểu nguyên lý chứ ko phân tích đc mạch
                chắc tại e quá súp pơ chích cừn

                Comment


                • Mấy bác thì bùng lên ngọn lửa nhiệt tình, còn mấy bác thì đưa tai sưỡi ấm đến tắt lửa luôn. Thế là mất lửa.

                  Chúc vui.

                  Comment


                  • Click image for larger version

Name:	AM-radio-receiver-circuit-with-MK484.GIF
Views:	1
Size:	4.7 KB
ID:	1397563 hay đấy nhỉ e chưa có con IC MK484 lại lục ra đồng nát đảm bảo hay hơn mấy đài kia tìm cả CHỢ SẮT mà không có số nhọ

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                      1/ Dải tần AM không chỉ ở VN mà theo quy định quốc tế. Gồm 3 dải tần:
                      LW (long wave) hay sóng dài; f = 150kHz đến 450kHz. Dải tần cố định. Việt nam không dùng dải tần này.
                      MW (middle wave) hay sóng trung; f = 530kHz đến 1600kHz (1,6MHz). Dải tần cố định.
                      SW (short wave) hay sóng ngắn; f= 2MHz đến 30MHz. Dải tần này quá rộng nên thường được chia thành nhiều băng nhỏ (SW1, SW2, SW3..., có những cái radio có tới trên 15 dải tần sóng ngắn (SW1 - SW15).
                      Trong các radio AM/FM thường hay gọi băng MW là AM.
                      Như vậy người ta đã đánh đồng giữa AM và MW. Ta tạm coi "AM" mà bạn đang nói đến chính là MW, 530 - 1600kHz.
                      2/ Đúng là giải điều chế tách sóng đường bao dùng diode. Dùng diode tách sóng (loại tiếp điểm) và thường dùng diode loại Germanium (Ge), có điện thế tiếp xúc nhỏ hơn loại Silicium (Si), nên có độ nhạy cao hơn và do đó ít bị méo tín hiệu.
                      3/ Không những nghịch, mà còn ráp rồi, nhưng khi đó không có máy tính nên không còn sơ đồ trên máy. Xem tiếp phần 4.
                      4/ Cuốn sách xem được : "Thiết bị truyền thanh", NXB Công nhân Kỹ thuật, 1977. Đủ kiến thức, lý luận lẫn sơ đồ thực tế, từ đơn giản đến phức tạp, hai phần máy tăng âm và máy thu thanh, cả Vacuum tube, transistor lẫn IC đời đầu. Xem cuốn này bạn có thể lùng mua linh kiện về lắp được thành một cái radio. Ví dụ radio "Sông Hồng", "Mẫu đơn" (6 -7 transistor).
                      Bạn có thể tìm được cuốn sách này ở Thư viện trung tâm hoặc cửa hàng sách cũ, hoặc giỏ đồng nát.
                      Không gì sướng bằng nghe cái radio do tự mình ráp mà lại kêu được !
                      Các radio hiện nay thường dùng CXA 1191 nên khảo sát nó cũng chẳng thể hiểu được về cơ bản. Buồn thế đấy.
                      anh có bìa của cuốn sách đó không cho em xem với ạ!

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi thangvanhan Xem bài viết
                        anh có bìa của cuốn sách đó không cho em xem với ạ!
                        Tôi có bản photo của cuốn sách đó, mất bìa, mất một số trang ruột. Một số sơ đồ bị thất lạc hoặc không còn rõ ràng. Lý thuyết tuy cũ nhưng cơ bản. Các sơ đồ từ đơn giản đến phức tạp + một số sơ đồ máy thương mại của VN, Liên xô, TQ, Nhật, Hungari, Ba lan,... Bạn cần phần nào (nguyên lý tăng âm, nguyên lý AM, nguyên lý FM) ?

                        Cách nay hai chục năm, tôi đã cho đi hơn 10 cuốn sơ đồ radio do SG in trước năm 1975, giấy cứng, sơ đồ rất rõ ràng,... dùng rất thích và "oai". Ai mà biết được đến nay vẫn còn các bạn cần.
                        Last edited by HTTTTH; 20-04-2016, 11:25.
                        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                        Comment


                        • Hôm nay không biết luồng này còn ai không? Có thể cho em xin hướng dẫn để làm cái radio năm 1960 tên National Panasonic T-66D không. Em mang từ Quy Nhơn về Sài Gòn trong tình trạng mất nguồn. Tìm trên mạng thì được sơ đồ này :

                          Click image for larger version  Name:	gFkxu.png Views:	0 Size:	682.9 KB ID:	1716297

                          Những con em Khoanh đỏ là bị mất còn lại chỉ cháy trở chân E 2 con công suất 2SB176. Cứ đóng 6v vào là nhảy 0.5A và con R này lại ra khói.
                          Cho em hỏi :
                          1.Mạch công suất có thể sửa được không , sửa ra sao?
                          2.Trans cao tần 2SA102 và diode tách sóng 0A70 bị mất có thể thay bằng con gì hiện tại? Con Trans này theo data nó là 20Mhz- 40Mhz.
                          3. Con diode A.O.C MA23B trên sơ đồ là diode nhưng thưc tế nó là trans được mắc theo BE 1 cực và C 1 cực.
                          4.Vị trí mắc ANT ở đâu trên mạch thực tế, vì hiện tại nó không còn anten và dây.
                          Ghi chú: Nếu mạch công suất không sửa nổi thì lắp mạch rời cho nó được không? cắt nối tín hiệu từ đâu? và mạch công suất nào có thể chạy ngược nguồn theo sơ đồ?
                          Cảm ơn các bác !

                          Comment


                          • Bác vi van pham và bác HTTTTH Giúp con với ạ. Con ở Sài Gòn có dịp gặp được 1 bác rồi nên con biết lớn tuổi rồi ạ. Cảm ơn hai bác !

                            Comment


                            • Lại hoài cổ à bạn ^^! Bác Vị giờ không biết còn tham gia không, nhớ bác quá mà không biết nhà qua thăm. Mình cũng được gặp bác 2 lân thôi, lâu rồi! đồ bác cho con còn giữ nguyên vẹn xem như kỷ niệm.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi Viemmangtui Xem bài viết
                                Những con em Khoanh đỏ là bị mất còn lại chỉ cháy trở chân E 2 con công suất 2SB176. Cứ đóng 6v vào là nhảy 0.5A và con R này lại ra khói.
                                Cho em hỏi :
                                1.Mạch công suất có thể sửa được không , sửa ra sao?
                                2.Trans cao tần 2SA102 và diode tách sóng 0A70 bị mất có thể thay bằng con gì hiện tại? Con Trans này theo data nó là 20Mhz- 40Mhz.
                                3. Con diode A.O.C MA23B trên sơ đồ là diode nhưng thưc tế nó là trans được mắc theo BE 1 cực và C 1 cực.
                                4.Vị trí mắc ANT ở đâu trên mạch thực tế, vì hiện tại nó không còn anten và dây.
                                Ghi chú: Nếu mạch công suất không sửa nổi thì lắp mạch rời cho nó được không? cắt nối tín hiệu từ đâu? và mạch công suất nào có thể chạy ngược nguồn theo sơ đồ?
                                Cảm ơn các bác !
                                Máy ngày xưa chạy trans pnp hay dùng mass+/Vcc-. Không biết bạn gắn nguồn có đúng chiều không?

                                Trở cháy đa phần là do trans bị chạm. Cũng có thể tụ CB bị chạm hoặc diot ghim áp phân cực bị đứt.

                                Mạch công suất âm tần là phần đơn giản nhất trong radio. Bạn không biết sửa thì làm sao hy vọng sửa phần còn lại?
                                sau.ph

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                mashima0905 Tìm hiểu thêm về mashima0905

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X