Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hòai niệm nghề điện tử ngày xưa.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
    đó là một thiết bị quân sự của Mỹ thả từ máy bay xuống khu vực đối phương để thu thập tin tức về các hoạt động của xe cộ , con người gần khu vực quanh đó , nó giống như một trái hỏa tiễn nhỏ đường kính thân khoảng 10cm thân cao khoảng 40cm , râu anten cao 40cm nữa có 5 râu , một râu đứng cao và 4 râu xung quanh có vỏ bằng cao su mềm , đầu thu nhọn cắm xuống đất để đứng vững , nó có cảm biến thu nhận rung động quanh nó và phát sóng truyền lên máy bay và máy bay truyền về căn cứ , mỗi máy này có tần số riêng , các rung chấn được thu về được phân tích đó là chân người đi , hoặc xe vận tải , xe tăng v.v
    Vậy cái ắc quy của nó trông như thế nào. Mà bác tháo đầu đạn 105ly không sợ nó nổ à

    Comment


    • #92
      Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
      Mấy cái Radio trực tiếp đó để bây giờ dùng làm cảm biến điện trường thì ... được . Hehe
      Vì bây giờ môi trường điện từ ô nhiễm nặng . Ti tỉ loại sóng điện phát ra từ hàng trăm ngàn thiết bị , đồ dùng . Nên để nghe được tiếng nói của nhà anh Đài cho rõ e là quá khó .
      Các ông thày thời đó đáng khâm phục ở chỗ cặm cụi .
      Còn về phương thức thì không được , và không chấp nhận được .
      Ngay cả thày của tôi cũng thế thôi .
      Nhưng mà tiếc rằng cái phương pháp đó , phương thức làm việc đó ( đã quá cũ và không hợp thời ) lại được phổ biến ngay trong cái gọi là Đại học ngày nay .

      Các thày đều giống nhau ở chỗ là "dò" sóng . Một việc rất lâu , tỷ mỷ .
      Nhưng bây giờ .... Một sản phẩm cao tần có giá dăm ba chục ngàn . Cho nên việc can chỉnh các sản phẩm đó không được nhiều hơn 30 giây đồng hồ . Bởi vì chi phí cho công việc đó khong thể niều hơn 1kđồng cho mỗi sản phẩm .
      Nếu làm như các tiên sinh , lương của kỹ sư sẽ không qua được 30k đồng 1 ngày ( can được 3 chục sản phẩm chứ mấy ?) .
      Bây giờ trong chường học . Chả có giải pháp , chả có quy trình gì , lại giao cho học sinh lắp mạch thu phát cao tần . Một cách làm ngu học trò .
      Có những cái nguồn ko rõ xuất xứ khi e đo EMC thấy nhiễu loạn cả lên (cả tạo lẫn thu) mà vẫn đc dùng ầm ầm (chắc DIY).

      Bác phân tích rất có lý. Là thực trạng chung của GD hiện nay.
      Nói về khả năng học tập thì svvn có (70-80%) nhưng đào tạo khiến các em đi xa thực tế quá...

      Comment


      • #93
        Nguyên văn bởi error404 Xem bài viết

        Vậy cái ắc quy của nó trông như thế nào. Mà bác tháo đầu đạn 105ly không sợ nó nổ à
        cái ăc quy của nó thì mình không thấy , vì khi đến tay mình thì nó đã được các anh bộ đội tháo xài rồi , mà hình như nó là bộ pin thủy ngân hay sao ấy , vì khi mình hỏi thì họ bảo có cái cục điện đó , mình tháo ra thì thấy có thủy ngân bên trong chảy ra , loại thiết bị này thì chỉ có nhiều ở miền Quảng trị , nam lào thôi , còn đầu nổ 105ly vô tuyến khi chưa dùng thì sao mà nổ được, trừ khi cố ý kích nổ nó thôi , vì khi chưa bắn thì bình điện của nó chưa phát ra điện , nó là dạng hộp trụ tròn , bên trong có nhiều lớp bản cực màu đen xếp xen kẽ , ở giữa có khoảng trống , trong khoảng trống đó có 1 ;lọ axit bằng đầu ngón tay , khi nào chuẩn bị bắn thì người ta xoay vòng điều chỉnh bên ngoài thân đầu nổ vào vị trí kích nổ và thời gian nổ (delay) , khi bắn đi thì bình axit bị vỡ ra do lực gia tốc của quả đạn bay đi , và 1-2 giây sau bình điện mới phát ra điện cỡ 100vdc , lúc đó mạch điện hoạt động , khi cách vật cản , mục tiêu khoảng vài chục mét thì sóng phản xạ về nó mới kích nổ quả đạn,(nổ cao chụp xuống) . vì thời đó nhà gần đồn pháo binh nên có thứ và tài liệu đạn dược để mà nghịch

        Comment


        • #94
          Mấy anh bộ đội nhà ta táy máy phải gọi bằng cụ , hồi tôi làm lâm tặc ở Long thành có gặp vài cái cứ của mấy ảnh đủ cả bếp lẫn hầm trong hầm thì eo ơi mấy anh ấy tháo gỡ đủ thứ từ lựu đạn da láng đến đạn 105 , 175 cả bom nữa mới sợ tác phẩm được xếp thành hàng trên nền hầm tôi có lụm về cả chục trái da láng giờ còn bỏ dưới rẫy . Hồi đi tuyển vỏ đạn đồng ở Cầu tre tôi đươc mấy ông công binh bảo là vật liệu nổ đều có cơ chế an toàn khi cơ chế này bị tác động thì tránh xa cho lành còn nguyên thì rờ thoải mái ví dụ bom gắn lên máy bay có thêm sợi dây nối thân máy bay với chốt an toàn trên bom khi thả bom rơi dây rút chốt an toàn bom ở trạng thái kích nổ vì thế thấy bom trong rừng thì tránh xa ra vì có ông đi rừng ngồi nghĩ trên quả bom buồn tay gỏ rựa vào thế là bùm chẳng còn gì để nhặt .

          Comment


          • #95
            làng mình hồi trước trùm cưa bom bán thuốc cho người ta đi biển, ra suối khúc là thấy 3 ông cưa 1 trái, hai người cưa một người xối nước, cưa chùng 1cm vào vỏ giáp vòng rồi lấy búa tạ đập cho gãy đôi, vì mấy bác ấy làm rừng bị sốt rét nên ở nhà cưa bom để kiếm tiền, lâu lâu củng có tai nạn nghề nghiệp ba ông hốt lại được một rổ. hồi đó đầu đạn M79 ( súng phóng lựu cá nhân) họ lấy rựa chặt cái đứt đôi để lấy kip, mà mấy trái đó cực nguy hiểm, xoay đủ vòng là bòm
            Khoa học công nghệ mới là chìa khóa của sự phát triển!

            Comment


            • #96
              việc cưa bom nghe mấy bác kể mà sợ nhỉ, vì miếng cơm manh áo mà mạng sống như chỉ mành treo chuông

              Comment


              • #97
                Bây giờ, sau vụ nổ ở Hà Đông, nhiều người đã bỏ nghề cưa bom (vật liệu nổ bằng gang).
                Nhưng vẫn còn nhiều vị "cưa bom" trên thị trường.
                Một số ví dụ điển hình là vòng tay titan, điện thoại Bom Phone,...
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #98
                  Thực sự là do ẩu đỏang , coi thường . Theo kiểu tau sợ gì bom !!! ???? Nhưng họ không hiểu ngược lại rằng Bom sợ gì ai mà không dám nổ ??? Cho dù ông có là Bộ trưởng quốc phòng hay Tổng thống Mỹ thì nó cũng cứ nổ nếu nó đủ điều kiện để nổ thôi .
                  Cũng có kiểu nữa là " tau sợ gì điện mà không dám sờ " . Nhưng ngược lại thì ... điện sợ gì ai mà không dám giật người ấy ?? !!!
                  Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                  nguyendinhvan1968@gmail.com

                  Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                  Comment


                  • #99
                    Ngày trước em cũng mê điện tử lắm nhưng vì nhiều lý do mà chẳng thể theo nghề được.

                    Comment


                    • Đọc hết 7 trang, cảm phục các tiền bối wa. Thời đó mần được con link kiện quý giống như bây giờ đi chợ Nhật Tảo ghé khu đồ cũ lụm được con encoder 4000 xung vậy.
                      Đọc bài các bác tới khúc bình luận về radio, tivi chuyển hệ rồi đến cây nhiệt đới thấy giống như mình đang xem phim tài liệu vây. Cảm giác nó đã thật.
                      Nghe các bác kể chuyện thời điện tử lên ngôi làm cháu, em nhớ lúc nhỏ tầm năm 94 nhà có cái tivi màu nội địa của nhật lâu lâu cái màn hình dẹp lép lại nhỏ xíu nên phải chở đi sửa. Xuống thợ nó thay cái cục đen den như ngón tay trỏ thôi lấy 50K. Giờ vẫn nhớ hình của nó và biết nó là cái tụ hóa tầm 1000uF đến 2000uF thôi. Thế mới biết hồi xưa làm điện tử mới giàu.
                      Còn giờ làm điện tử mà giàu chắc khó wa. Các bác bảo phải có công nghệ cao là thế nào chứ cháu từ học ĐH đến giờ làm gần 10 năm. Cũng chịu khó tự học wa trời. Vi xử lý nào cũng chơi từ 8-32bit của Atmel, NXP, ST, TI, Novoton, STC,.... Wifi, bluetooth, ethernet TCP/IP, camera, âm thanh, GsM, GPRS, Email, thẻ nhớ, USB device, USB host. Giao tiếp đầu nhận dạng tiền mặt VN, $,.... của ngân hàng. Giao tiếp Pos của ngân hàng,... kể ra cũng ko hết. Nhưng giờ nhìn lại cũng ko có tiền và kết luận rằng điện tử giờ ko thể giàu được. Phải có sự liên kết điện tử, CNTT, cơ khí, kinh doanh, tiền nhiều,.. để làm ra sp hay rồi mới có cơ hội kiếm nhiều tiền.

                      Email:
                      Tel: 0983.497.310

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                        cái ăc quy của nó thì mình không thấy , vì khi đến tay mình thì nó đã được các anh bộ đội tháo xài rồi , mà hình như nó là bộ pin thủy ngân hay sao ấy , vì khi mình hỏi thì họ bảo có cái cục điện đó , mình tháo ra thì thấy có thủy ngân bên trong chảy ra , loại thiết bị này thì chỉ có nhiều ở miền Quảng trị , nam lào thôi , còn đầu nổ 105ly vô tuyến khi chưa dùng thì sao mà nổ được, trừ khi cố ý kích nổ nó thôi , vì khi chưa bắn thì bình điện của nó chưa phát ra điện , nó là dạng hộp trụ tròn , bên trong có nhiều lớp bản cực màu đen xếp xen kẽ , ở giữa có khoảng trống , trong khoảng trống đó có 1 ;lọ axit bằng đầu ngón tay , khi nào chuẩn bị bắn thì người ta xoay vòng điều chỉnh bên ngoài thân đầu nổ vào vị trí kích nổ và thời gian nổ (delay) , khi bắn đi thì bình axit bị vỡ ra do lực gia tốc của quả đạn bay đi , và 1-2 giây sau bình điện mới phát ra điện cỡ 100vdc , lúc đó mạch điện hoạt động , khi cách vật cản , mục tiêu khoảng vài chục mét thì sóng phản xạ về nó mới kích nổ quả đạn,(nổ cao chụp xuống) . vì thời đó nhà gần đồn pháo binh nên có thứ và tài liệu đạn dược để mà nghịch
                        Theo những cái tớ biết thì đạn "nổ chụp" không có vặn thời gian nổ. Cái này tự động, không cần người bắn điều chỉnh. Lọai này trong súng phòng không cũng có.

                        Đạn "nổ chậm" (Delay) thì cần vặn cái nút thời gian. Nó là một miếng nhựa có độ dầy từ thay đổi, Càng dầy thì càng mất thời gian cho axit ăn qua.

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết

                          Theo những cái tớ biết thì đạn "nổ chụp" không có vặn thời gian nổ. Cái này tự động, không cần người bắn điều chỉnh. Lọai này trong súng phòng không cũng có.

                          Đạn "nổ chậm" (Delay) thì cần vặn cái nút thời gian. Nó là một miếng nhựa có độ dầy từ thay đổi, Càng dầy thì càng mất thời gian cho axit ăn qua.
                          cám ơn ý kiến của bác , thời đó 1975 thì tôi tháo đầu nổ vô tuyến ( 105mm/Mỹ)đó để lấy linh kiện , còn các thông tin sử dụng thì tôi hỏi những người trực tiếp sử dụng , bắn nó, thì những người lính đó đã nói cho tôi biết như vậy bác à , họ có nói là muốn nổ cao hay thấp thì phải điều chỉnh thời gian, tương ứng với cao độ của đầu đạn cách vật cản (mặt đất) , chứ thời đó thì tôi đã được cầm súng đâu . còn loại đầu nổ thường thì nút delay là cơ cấu cơ khí ,vặn để chạm nổ hay chui sâu vào lòng đất rồi mới nổ .

                          Comment


                          • Mấy bác lão làng trong nghề có đổi nghề không vậy? Nghề gì bác bật mí cho em theo với, em bí quá. Giờ đồ điện tử quá rẻ, xuống giá nhanh khủng khiếp. Ngày xưa cái PC phải mua hàng cây vàng mà giờ đây chỉ 1 tháng lương tối thiểu cũng mua được. Làm sản xuất thì phụ thuộc nguồn cung cấp linh kiện của Tàu quá. Hay là sản xuất linh kiện hả các bác? Mà ko biết sản xuất linh kiện thì có ai mua nữa không cơ. Đúng là rối thật. Chót theo nghề mà giờ chuyển nghề khó quá ạ!
                            Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên,

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi thwcs Xem bài viết
                              Mấy bác lão làng trong nghề có đổi nghề không vậy? Nghề gì bác bật mí cho em theo với, em bí quá. Giờ đồ điện tử quá rẻ, xuống giá nhanh khủng khiếp. Ngày xưa cái PC phải mua hàng cây vàng mà giờ đây chỉ 1 tháng lương tối thiểu cũng mua được. Làm sản xuất thì phụ thuộc nguồn cung cấp linh kiện của Tàu quá. Hay là sản xuất linh kiện hả các bác? Mà ko biết sản xuất linh kiện thì có ai mua nữa không cơ. Đúng là rối thật. Chót theo nghề mà giờ chuyển nghề khó quá ạ!
                              đổi nghề hay không thì còn tùy vào khả năng , môi trường sống và hoàn cảnh điều kiện của mỗi người bác ơi , như tôi thì thì đam mê nghề này nên không bỏ nó được , mặc dù đã bỏ đi 8 nghề khác rồi , nói chung là vẫn sống với nghề được tuy rằng có chật vật , cốt lõi là có tâm với nghề hay không mà thôi , đừng nên coi nghề này là điều kiện để làm giàu bất minh thì nghề sẽ không phụ người đâu , tất nhiên là ngoài 65-70 tuổi thì chẳng mất ai làm nghề được minh mẫn đâu , nhưng vẫn cứ cố gắng tích lũy kinh nghiệm thì vẫn "còn hạn sử dụng" còn ý tưởng sản xuất linh kiện thì theo tôi là không nên , vì đầu tư quá lớn , mà đầu ra không chắc chắn lắm , giờ thì đầu tư 'gỡ linh kiện" từ xác máy đã qua sử dụng nhiều khi còn hay hơn , thực tế hơn , giờ thì nâng cao khả năng thích ứng với xã hội , ai cần gì trong khả năng thì mình tự nghĩ ra và chế tạo thì dù bậc thấp vẫn có ăn hơn là những thứ cao siêu .

                              Comment


                              • Tôi đổi nghề từ lâu rồi, gần 10 năm. Vì thế các comment của tôi toàn là "đồ cũ", "hàng xưa" .
                                Bây giờ tôi làm nghề "điện tử nghỉ hưu"
                                "Hưu" rồi nhưng ngứa ngáy, vẫn thèm xon xen. Vẫn còn hay lượm đồ điện tử cũ hỏng về chơi, nhưng mắt lèm nhèm nên nhiều khi "bất lực"

                                Tôi đang có ý định mua 1 miếng đất nho nhỏ, re rẻ trong khu quy hoạch (tương lai có vài ngàn căn hộ), rồi mở 1 cửa hàng đồ điện (Lại vẫn liên quan đến điên nặng ! ) để bán dây, đèn, quạt, điều hòa, tủ lạnh,... và tổ chức dịch vụ lắp đặt đường điện cho bà con sắp đến xây nhà.

                                Các bác thấy có khả thi không ?
                                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                vi van pham Tìm hiểu thêm về vi van pham

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X