Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phát minh vĩ đại về máy Xquang Compact năm 2014.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
    Nói chính xác ra ở cái chỗ này thì các máy mobile X-ray (kiểu C-Arm) hay một số kiểu Portable X-ray công suất nhỏ (dùng điện 1-phase) và có thể kéo/xách đến chụp tại giường bệnh nhân nó cũng có được trang bị các BỘ TỤ ĐIỆN rất khủng khiếp. Cá nhân tôi đã từng gặp vài lần (mặc dù cũng phải nói thật rõ ở đây là tôi không chuyên về máy X-quang) với cái C-Arm của Chirana (Tiệp Khắc-Czechoslovakia) ngày xưa. Cái chỗ màu đỏ trên bác nói vẫn đúng, vì dòng máy cao tần (H.F) nên cả bóng và thùng cao thế đều được tích hợp luôn trong cái "C-Arm" nên cái bộ tụ điện kia chỉ có tác dụng phóng năng lượng tức thời thôi-trong điều kiện dùng điện 1 phase (trong lưới điện sinh hoạt). Trong trí nhớ của tôi khi đó thì khoang tụ điện có lắp mấy con LED (báo nguy hiểm (high voltage) rất bự. Và mỗi lần "nạp điện" theo yêu cầu lên đến gần 30 phút chỉ phục vụ cho khoảng 3 cú chụp nhanh . Giờ đây vẫn còn lưu giữ được ít tài liệu và bộ ROM (chương trình) của nó, vì thấy quá ấn tượng!
    Cái tụ khủng khiếp đó không phải nạp cao thế vào rồi xả qua bóng xquang. Nếu sử dụng như thế làm sao điều chỉnh được thời gian phát tia x ?cái dòng tô đỏ là đầu đènloại monblok.
    giải thích thêm: nguồn Ac được chỉnh lưu thành Dc nạp vào tụ. Sau đó inverter cung cấp cho sơ cấp cao thế. không phải nạp cao thế vào tụ rồi xả qua bóng xquang nhé bác.
    Last edited by vi van pham; 18-11-2014, 15:21. Lý do: giải thích thêm

    Comment


    • #17
      Quên không nói rõ (trong #16 trên), dĩ nhiên là cái tụ đó nó chỉ phóng bên phía "sơ cấp" thôi chứ bác. Còn các thứ trong cái "C-arm" đó thì ai dám cho phép dân ngoại đạo (ví dụ như bọn em) sờ vào. Đền ốm đấy bác nhỉ? . Chắc bác có sự "hiểu lầm" nho nhỏ ở đây nên mới đặt ra vấn đề của cái "siêu tụ" kia và cái dòng màu đỏ (trong #17) trên đó.
      Last edited by thuaimi; 18-11-2014, 15:33.

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
        Quên không nói rõ (trong #16 trên), dĩ nhiên là cái tụ đó nó chỉ phóng bên phía "sơ cấp" thôi chứ bác. Còn các thứ trong cái "C-arm" đó thì ai dám cho phép dân ngoại đạo (ví dụ như bọn em) sờ vào. Đền ốm đấy bác nhỉ? . Chắc bác có sự "hiểu lầm" nho nhỏ ở đây nên mới đặt ra vấn đề của cái "siêu tụ" kia và cái dòng màu đỏ (trong #17) trên đó.
        Nhà khoa học Tù lù Mù đã viết: Trích:
        -------------------------------------------------------------------------------------------------------
        "Đèn X quang cần điện thế cao và công suất rất lớn. Chế bộ nguồn cho đầu đèn X quang không dễ. Hơn nữa điện lưới cũng phải mạnh không được sụt áp.

        Để khắc phục điều này, người ta đưa ra một giải pháp đó là dùng nguồn công suất nhỏ, nạp cho tụ cao thế tích trữ năng lượng rồi mới cho phóng điện qua đầu đèn.

        Vì nguồn CS nhỏ nên cần có thời gian nạp, áp trên tụ tăng từ từ. Lúc này người ta phải cấm bóng đèn phát tia X. Do đó phải dùng bóng X quang 3 cực. Bóng X quang thường tại ca tốt có 3 chân để nối với tim lớn, tim nhỏ và 1 chân chung. Bóng này có một chân nối với lưới nên hai chân còn lại chỉ có thể nối với một tim. Nó dùng chung cáp cao thế giống với đầu đèn thông thường.

        Mặc dù có lưới khống chế, vẫn có dòng rò nhỏ bay tới Anot sinh ra tia X. Vì vậy người ta phải làm thêm cửa sổ bằng chì. Khi nào cần phát tia thật sự mới mở cửa sổ ra, cửa sổ đó gọi là dark Xray shutter".
        -------------------------------------------------------------------------------------------------------



        Đang nói về cái "siêu tụ cao thế" bác lại nói về cái tụ san bằng nguồn lọc Dc. Cái này có giá trị >20.000mf và vẫn phải dùng với nguồn Ac (dù nguồn điện yếu) bác ạ.

        Tôi đã khuyên nhà khoa học chớ nói về bóng xquang nữa, bác, btraihn, bác pvkhai cười cho, nhưng nhà khoa học đâu tiếp thu và cái dòng xanh nói kỹ thuật của bác lạc hậu đấy

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
          .... Đang nói về cái "siêu tụ cao thế" bác lại nói về cái tụ san bằng nguồn lọc Dc. Cái này có giá trị >20.000mf và vẫn phải dùng với nguồn Ac (dù nguồn điện yếu) bác ạ.

          Tôi đã khuyên nhà khoa học chớ nói về bóng xquang nữa, bác, btraihn, bác pvkhai cười cho, nhưng nhà khoa học đâu tiếp thu và cái dòng xanh nói kỹ thuật của bác lạc hậu đấy
          Cái tụ "khủng" (dòng màu đỏ) mà bác nói trên các hãng nó xếp thành BANK tụ bác ah, trong cái PXP-60HF của Hàn Xẻng chế năm 2005 thì nó xài các tụ 330uF/400V ghép lại với nhau. Bác ngó qua cái tài liệu này (cũng múc trên GOOGLE về cho vui thôi), sơ đồ trang 36 đó. Cái này là dạng Portable hạng "ruồi"; còn mấy cái C-Arm kia thì bank tụ nó gớm lắm, chắc bác chẳng lạ gì ...
          Attached Files

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
            Cái tụ "khủng" (dòng màu đỏ) mà bác nói trên các hãng nó xếp thành BANK tụ bác ah, trong cái PXP-60HF của Hàn Xẻng chế năm 2005 thì nó xài các tụ 330uF/400V ghép lại với nhau. Bác ngó qua cái tài liệu này (cũng múc trên GOOGLE về cho vui thôi), sơ đồ trang 36 đó. Cái này là dạng Portable hạng "ruồi"; còn mấy cái C-Arm kia thì bank tụ nó gớm lắm, chắc bác chẳng lạ gì ...
            Các máy xquang di động dùng nguồn điện 1 pha dòng nhỏ hay dùng bank tụ, không phải để thay thế nguồn điện AC bác ạ, nó bù khi phát tia X mà nguồn AC không đáp ứng được.
            Không phải loại C-arm nào cũng có bank tụ lớn, có loại C-arm dòng phát tia X đơn vị là Micro Ampe (không phải mA) bank tụ của nó nhỏ thôi. Tia X đi qua vật chụp, qua hệ thống kính, hội tụ vào ccd truyền tín hiệu qua máy tính sau đó in kết quả.

            Comment


            • #21
              máy Xquang Compact năm 2014 này nghe giống đèn flash máy ảnh quá ! nguyên lý và cách hoạt động cũng giống !
              Từ chối trách nhiệm:
              Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
              Blog: http://mritx.blogspot.com

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi vi van pham
                Nạp cao thế 120kv vào tụ làm sao cách điện? rồi từ tụ xả qua đầu đèn xquang bằng cách nào?
                Bác nên hỏi hãng Toshiba hoặc người nào biết sửa máy X quang.

                Nguyên văn bởi vi van pham
                relay nào chịu được áp 120kv?
                Tại sao phải qua relay 120kv mà không nối trực tiếp vào?

                Nguyên văn bởi vi van pham
                Các máy xquang trung bình có công suất 60kw. Dĩ nhiên cũng có máy > 60kw và < 60kw. Nếu dùng tụ thay thùng cao thế tôi chưa thấy cái tụ nào có công suất "khủng" như vậy (chỉ có tụ vài mf mà thôi), nhà khoa học Tù Lù Mù chẳng biết cái tụ đó để làm gì, xem ngang service phán như thần.
                Tụ đèn flash máy ảnh cho công suất khoảng 10KW, cháu chỉ so sánh về công suất thôi.
                Từ định nghĩa điện dung, dòng điện... ta tính được tụ 1uF phóng 1mA trong 1 ms thì điện áp giảm 1V. Máy X quang thường chụp bao nhiêu mAs? KV cho phép sai số bao nhiêu? => tính ra được cần dùng tụ bao nhiêu (cũng không khủng lắm đâu). Bác đã xem hết cuốn service đó chưa mà phán?

                Nguyên văn bởi vi van pham
                nên tải chương trình mô phỏng máy xquang về (bài #20). Sau khi decompress chọn file x- quang.exe để hoạt động tôi viết từ 9-5-2009, xem xong rồi cãi tiếp.
                Bác vẽ mấy hình chữ nhật có đèn chớp rất đẹp!

                Nguyên văn bởi vi van pham
                Cái tụ khủng khiếp đó không phải nạp cao thế vào rồi xả qua bóng xquang.
                Cháu đã nói dùng tụ cao thế chỉ là một giải pháp chống sụt nguồn. Còn nhiều cách khác như dùng bank tụ hạ thế hoặc bình ắc qui.

                Nguyên văn bởi vi van pham
                Nếu sử dụng như thế làm sao điều chỉnh được thời gian phát tia x ?
                Vậy bác nghĩ cái cực lưới dùng để làm gì???
                sau.ph

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
                  máy Xquang Compact năm 2014 này nghe giống đèn flash máy ảnh quá ! nguyên lý và cách hoạt động cũng giống !
                  Thì cũng gần giống. Bác có thấy đèn flash nào không dùng tụ, chỉ dùng nguồn xung mà át được đèn pha của mấy tay quay phim trong đám cưới không?
                  sau.ph

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
                    Cái tụ "khủng" (dòng màu đỏ) mà bác nói trên các hãng nó xếp thành BANK tụ bác ah, trong cái PXP-60HF của Hàn Xẻng chế năm 2005 thì nó xài các tụ 330uF/400V ghép lại với nhau. Bác ngó qua cái tài liệu này (cũng múc trên GOOGLE về cho vui thôi), sơ đồ trang 36 đó. Cái này là dạng Portable hạng "ruồi"; còn mấy cái C-Arm kia thì bank tụ nó gớm lắm, chắc bác chẳng lạ gì ...
                    Bank tụ đó mới giải quyết được vấn đề sụt nguồn. Nó vẫn phải dùng nguồn cao thế công suất lớn. Nếu dùng tụ cao thế thì chỉ cần dùng nguồn có mấy trăm Watt để nạp tụ thôi, biến áp sắt từ sơ cấp mắc vào điện lưới 50Hz rất đơn giản. Phóng trực tiếp vào đầu đèn không qua inverter nên hiệu suất cao, không cần tụ quá lớn.
                    sau.ph

                    Comment


                    • #25
                      Phờ lát nó át thằng Pha
                      Nên Pha sắp bị thay ra hết rồi!
                      Ô-Tô, xe máy khắp nơi
                      Phờ lát chiếu rọi biển trời ... sáng trưng.
                      Tàu bay, tàu hỏa tưng bừng,
                      Sắm ngay Phờ lát " Phát sừn Mô đen".
                      Chả biết con tụ cho Phờ lát của Sờ mạt phôn cùi mình đang dùng nó to chừng nào?
                      Tập đoàn MIN, MOD là đao phủ của tự do ngôn luận!

                      Comment


                      • #26
                        Người ta đang nói đèn flash xài tụ (bóng xenon) lại đem đèn led vô. Máy ảnh mà không dùng đèn flash, dùng ké đèn pha halogen của máy quay phim, chụp ra hình cô dâu chú rể mặt vàng như nghệ.
                        ---------------
                        Thử pause hình video lúc đèn flash chớp xem nó có sáng hơn nhiều đèn pha không? (lúc quay phim nhớ để tốc độ 1/1000 cho nó bằng thời gian phóng điện của đèn flash nhé)
                        Last edited by T.L.M; 19-11-2014, 07:06.
                        sau.ph

                        Comment


                        • #27
                          Thật buồn cười,dùng tụ xả cao thế qua bóng xquang, cái tụ 350 volt to bằng cái chai, tụ 120kv to bằng thùng phi. Xem máy xquang nào có cái thùng phi chứa tụ là máy của nhà khoa học Tù Lù Mù.

                          Xem chương trình mô phỏng máy xquang mà không biết cách xử dụng chỉ thấy cái hình đẹp, thật hổ danh nhà khoa học. Tôi chỉ cho em xem để biết rằng người ta phải khống chế được thời gian phát tia x. Dùng tụ xả cao thế qua bóng đèn muốn năng lượng bức xạ ổn định, thời gian phát tia là 0,2 giây thì làm sao làm được? Dám nói bóng đèn x quang như bóng đèn flash thật xấu hổ, điếc không sợ súng.

                          Đó là kết quả của việc sợt gu gồ không thầy giảng dạy, tự hiểu theo cách của mình, lại đem giảng dạy làm hư thế hệ trẻ. Đừng tự bêu xấu mình.

                          Comment


                          • #28
                            Tụ 350V to bằng cái chai, thế sao bác không so sánh với cái tụ 2KV nhỏ bằng hạt đậu trong bộ nguồn ATX?

                            Cháu "khen" cái hình đẹp, còn chương trình chạy thì... Ẩn ý là thế mà bác cũng không hiểu. Bác viết chương trình đó hết bao nhiêu dòng lệnh mà cũng đem khoe?

                            Cháu đã phải nói rõ rằng chỉ so sánh công suất của đèn flash thôi, bác lại bẻ nó cong lại thành so sánh bóng đèn.

                            Bác không chịu xem những gì cháu viết (hay xem mà không hiểu?) rồi cứ phán bậy bạ. Cháu chả muốn tranh luận với người cố chấp như bác. Chỉ vì sợ lớp trẻ nghe theo những điều nhảm nhí nên mới phải post bài giải thích.
                            sau.ph

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                              Bác nên hỏi hãng Toshiba hoặc người nào biết sửa máy X quang.

                              Bác đã xem hết cuốn service đó chưa mà phán?
                              Cháu đã nói dùng tụ cao thế chỉ là một giải pháp chống sụt nguồn. Còn nhiều cách khác như dùng bank tụ hạ thế hoặc bình ắc qui.

                              Vậy bác nghĩ cái cực lưới dùng để làm gì???
                              Theo thiển ý của tôi thì nếu cái tài liệu service manual của em Toshiba X-ray đó không thuộc diện TUYỆT MẬT (hoặc đã đến thời hạn được phép giải mật) thì bác TLM cứ show nó lên (hoặc ít ra là cái sơ đồ chính). Như vậy thì mọi người cùng có cơ sở để phân tích, học hỏi. Rất có ích! Biết đâu đó lại là chủng thiết bị hàng "độc" thì cũng có thể rất nhiều người chưa gặp, trong đó có tui>

                              Comment


                              • #30
                                Kiến trúc bón flash xenon thì được chế tạo có đáp ứng ở tầm 10 microseconds.
                                Tuy nhiên theo kiến thức nông cạn của ITX thì hiện tại chưa có bóng X-ray nào đáp ứng được điều trên ? ngay cả kiến trúc bóng (lý thuyết) cũng chưa thấy có !
                                Thứ đến X-ray là phương pháp chụp xuyên thấu (không biết dùng từ này có chẩn chưa) nên sẽ cấn thời gian phóng X-ray vào khoảng 0.2-0.5 s để hình ảnh rõ, khác biệt hoàn toàn với phương pháp chụp ảnh phản xạ (chụp hình thông thường) mà flash xenon đang được áp dụng.
                                Cuối cùng 0.2-0.5 s là quá dài để có thể xem là flash xung trong điện tử.

                                Không biết có cách nào để giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn trên.

                                Nhắc mới nhớ, thiết bị chụp ảnh xuyên thấu không chỉ dùng cho y khoa mà còn xài cho các ngành khác như hạt nhân chẳng hạn.
                                Hiện tại thì để chụp xuyên thấu trên một thiết bị nhỏ gọn thì phải xài phóng xạ làm nguồn phát và đây cũng đang là giới hạn công nghệ hiện tại. gần đây có vụ lùm xùm trong "TP HCM truy tìm thiết bị chứa phóng xạ thất lạc" chính là cái thiết bị này !
                                Từ chối trách nhiệm:
                                Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                                Blog: http://mritx.blogspot.com

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                vi van pham Tìm hiểu thêm về vi van pham

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X