Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phát minh vĩ đại về máy Xquang Compact năm 2014.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
    ... Tụ chỉ còn 1uf như vậy không đủ để cấp năng lượng cho đèn xquang .
    Ví dụ điện áp là 50kV; dòng Cathode là 5mA.
    Với điện áp là 50kV = 50.000V, điện lượng là Q = C*U = 0,000.001 * 50.000 = 0,05(Culomb)
    Mặt khác, Q = I*t. Nếu làm sao đó để dòng phát ra là không đổi, thì thời gian tồn tại dòng là 10s.

    Ý kiến của em đến đây là hết.
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #62
      Sáng nay lang thang trên mạng tìm sơ đồ bộ nguồn máy thử lực tôi đọc được thông số kỹ thuật của máy X ray Toshiba KLD 10 M 7_7 như sau :
      - Anode quay .
      - Output 100 Kv .
      - Dung kháng bank tụ 10000 - 40000 mf công suất 100 KJ .
      - Thứ cấp cục cao áp nắn bội áp 50 k x 2 lọc bằng 2 tụ 2 mf 2 1 con tụ là 1 cái hộp gồm nhiều tụ tròn to bằng quân cờ cở lớn đấu lại , chi tiết này bác Thuami đã nêu .
      - Toàn máy nặng 430 kg gồm 2 khối trong đó khối nguồn AC-DC hình trụ tròn kính 3 tấc cao 7 tấc chi tiết này bác HTTTH đã nêu .
      Vì không biết nhiều về thứ này nên tôi đưa lên để ai đó rành hơn xem thử có tính được kích cở của bank tụ không vì với kết cấu như thế thì máy chạy bằng nguồn nạp vào bank tụ rồi .

      Comment


      • #63
        Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
        Ví dụ điện áp là 50kV; dòng Cathode là 5mA.
        Với điện áp là 50kV = 50.000V, điện lượng là Q = C*U = 0,000.001 * 50.000 = 0,05(Culomb)
        Mặt khác, Q = I*t. Nếu làm sao đó để dòng phát ra là không đổi, thì thời gian tồn tại dòng là 10s.
        Ý kiến của em đến đây là hết.
        Nhờ HTTTTH tính hộ dòng catod là 300ma-500mA xem dòng tồn tại được bao lâu. Cái khó là làm dòng không đổi

        Comment


        • #64
          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
          Nhờ HTTTTH tính hộ dòng catod là 300ma-500mA xem dòng tồn tại được bao lâu. Cái khó là làm dòng không đổi
          Rất nhanh và đơn giản: 500mA = 5mA * 100. Nếu có cách để giữ cho dòng không đổi thì t = 10s/100 = 0,1s (Một phần mười của giây)
          ------------> Như vậy cũng gần được gọi là "flash" rồi.
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • #65
            Nguyên văn bởi vi van pham
            - Tôi thấy máy xquang compact do Tù Lù Mù bán có kèm theo sợi dây dù và dây thun cao su không biết để làm gì, bây giờ mới hiểu ý đồ của nhà sản xuất máy x quang compact như sau:
            -Trong trường hợp chụp phổi cho em bé, các em khóc không chịu đứng im để chụp, khi bấm phát tia X , 20 giây sau mới nạp được tụ, lúc đó sẽ dùng dây dù trói em bé lại không cho cử động rồi mới được chụp. Click here to enlarge
            -Trong trường hợp chụp cản quang, máy bơm thuốc cản quang đã bơm thuốc đến bộ phận cần chụp, bấm phát tia x, 20 giây sau mới nạp xong tụ, lúc đó dùng dây cao su cột bộ phận nào đó lại (nếu cột được) để delay rồi mới chụp được.
            Nhờ có tụ nên nó có thể chụp nhanh không phải dùng dây thun như máy xách tay mà bác thuami đưa lên.

            Nguyên văn bởi vi van pham
            Cái bóng đèn xquang 3 cực lạc hậu lắm rồi, bây giờ không còn xử dụng nữa. Cái xưa cũ mà tưởng rằng mới buồn cười quá.
            Cháu nói là có chứ đâu có nói là vừa mới có đâu.

            Nguyên văn bởi vi van pham
            -Bác nói chuyện mắc cười quá. Để ngắt tia X sao không dùng contactor ngắt điện hạ thế mà phải dùng lưới làm gì cho mất công. Mà ngắt hạ thế thì tia X ngắt hoàn toàn, ngắt bằng lưới thì vẫn có tia X rò (dark X ray). Sáng chế của bác mới gọi là đại tài.
            -Không lẽ dùng tiếng Đan Mạch ở đây? Bác Htttth không phải dân trong ngành cũng biết tia x muốn xử dụng cần phải lọc, tia rò chẳng ăn thua gì cả, sao bác là nhà phát minh ra máy xquang compact lại không biết việc này nhỉ?
            Bác chưa thấy lại phán bậy nữa rồi. Nhân viên bật máy, nạp cao thế, gọi bệnh nhân thay đồ vào chụp. Chẳng may hôm đó cái mà trập shutter bị kẹt không đóng lại được, tia X rò (dark x ray) do đầu đèn đang có điện cao thế mặc dù cực lưới âm. Trong lúc chờ bệnh nhân thì phim cháy đen thui, chụp xong rửa không ra hình.

            Nguyên văn bởi vi van pham
            -Mấy cái tụ đó chỉ làm nhiệm vụ bù thôi. Công suất chính vẫn là nguồn điện AC nhé.
            Công suất đầu đèn hàng chục KW, Công suất tiêu thụ max của máy theo tài liệu chỉ có 1,5KW thôi mà bác lại bảo nó là công suất chính.

            Nguyên văn bởi vi van pham
            -Cái này là máy di động nên không cần phát tới 1 giây như máy đa dụng.
            -Càng nói càng thấy ngu, máy di động càng yếu thời gian phát tia càng dài, khi nào xử dụng đến 5s thì lên google tìm nhé.Chính vì thời gian phát tia không cần điều chỉnh nên mới gọi là máy xquang compact, phát minh vĩ đại của năm 2014.
            Máy này người ta thiết kế để chụp những ca thông thường, tối đa của nó chỉ được 35mAs thôi, tương ứng với 0,7 giây.

            Nguyên văn bởi vi van pham
            -Đấy chính vì nạp cao thế vào tụ rổi mới xả qua bóng xquang nên máy xq compact bán máy kèm khuyến mãi dây dù và dây cao su.
            Nhờ có tụ mà nó chụp nhanh hơn những máy xách tay không dùng tụ discharge.
            sau.ph

            Comment


            • #66
              Hình đầu tiên là nguồn cao thế cung cấp cho đầu đèn xquang, có 4 tụ 0.23mf nối tiếp với cao thế. Thùng cao thế máy Toshiba có 2 tụ 2mf ráp nối tiếp lên cao thế.
              Nhà khoa học Tù Lù Mù nói tụ này xả cao thế cho đèn xquang thì đúng là điên nặng, dám múa rìu qua mắt thợ.
              Máy của bác 500mA,dùng 4 con tụ 0,23uF tương đương với 0,0575uF
              Máy mobile của Toshiba dòng chỉ có 50mA@100KV, so với máy trên thì lẽ ra chỉ cần dùng tụ 0.00575uF là đủ lọc phẳng nguồn rồi. Vậy mà nó dùng 2 con tụ 2uF nối tiếp = 1uF vậy mà bác chê nó nhỏ.
              sau.ph

              Comment


              • #67
                Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                Như vậy thì năng lượng chính (khi máy chụp, tức là khai thác với công suất tiêu thụ cao nhất) sẽ do thùng tụ cung cấp hay do nguồn AC ? ... Đợi bác thuaimi post cái sơ đồ tiếng Sex (ý lộn, tiếng Sec )
                Như đã báo cáo trong #53, Sau khi tìm lại thì cả cuốn tài liệu đó nó có đến >20 trang schematic. Thôi thì "chộp" lấy 3 trang đặc trưng nhất rồi post lên để các bác tham khảo thêm, bình luận cho xôm. Lưu ý, vì lý do chỉ post file có dung lượng nhỏ lên đây nên tôi đã chuyển (ép) xuống khoảng 500kB/file nhưng chắc vẫn soi được. Bác nào quan tâm (hoặc có cái HOST nào tốt) thì mách giúp để tôi gửi nó vào đó phục vụ cho các bác (khoảng 2MB/file ảnh jpeg).
                Hình 1: Các bác chú ý cái tụ C190 (ở phía đáy sơ đồ là 3 khoang chứa nhé; mỗi khoang tương đương với 1 capacitor bank gồm 49 tụ ở sheet_2). Các tụ "thành phần' là cỡ 2uF/375V, xếp nhiều như tút thuốc lá
                Click image for larger version

Name:	Chirana_sheet 1.JPG
Views:	1
Size:	292.4 KB
ID:	1400019

                Hình 2: Một "khối" tụ thành phần để tạo thành "bank" tụ điện.
                Click image for larger version

Name:	Chirana Sheet 2.JPG
Views:	1
Size:	243.3 KB
ID:	1400020

                Hình 3: Kích cỡ của máy (để các bác hình dung ra khoang tụ điện = xấp xỉ 1/3 không gian thùng máy phía dưới - trong phần xe đẩy)
                Click image for larger version

Name:	Chirana Sheet 3.JPG
Views:	1
Size:	242.2 KB
ID:	1400021
                Last edited by thuaimi; 21-11-2014, 10:05.

                Comment


                • #68
                  Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                  @bác thuaimi: Tụ C21 nối ra N1 và nối đất. Tụ C22 nối ra N2. Bình thường 2 điểm này nối với đồng hồ mA. Ở đây không nối với đồng hồ mà nối với điện trở r8 10 ohm/ 2 w.
                  Như vậy cao thế dương đặt vào C21 qua r8 nối tiếp với C22 về nguồn âm . Tụ chỉ còn 1uf như vậy không đủ để cấp năng lượng cho đèn xquang .
                  Nói chung mấy cái tụ (điện áp cao/điện dung nhỏ) này chỉ làm nhiệm vụ LỌC cao áp trước khi cấp cho X-ray tube ( giống như vai trò của hai cái lớp phủ bên trong/ngoài đèn CRT như MOD HTTTTH đã dẫn lại trong #45) thôi. Các máy X-quang này toàn thuộc loại H.F (cao tần) nên tụ lọc với điện dung đó đã rất OK rồi. Còn các mức năng lượng cấp cho đèn (X-ray tube) và kiểm soát thế nào là phải từ phía sơ cấp.

                  Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                  Sáng nay lang thang trên mạng tìm sơ đồ bộ nguồn máy thử lực tôi đọc được thông số kỹ thuật của máy X ray Toshiba KLD 10 M 7_7 như sau :
                  - Anode quay .
                  - Output 100 Kv .
                  - Dung kháng bank tụ 10000 - 40000 mf công suất 100 KJ .
                  - Thứ cấp cục cao áp nắn bội áp 50 k x 2 lọc bằng 2 tụ 2 mf 2 1 con tụ là 1 cái hộp gồm nhiều tụ tròn to bằng quân cờ cở lớn đấu lại , chi tiết này bác Thuami đã nêu .
                  - Toàn máy nặng 430 kg gồm 2 khối trong đó khối nguồn AC-DC hình trụ tròn kính 3 tấc cao 7 tấc chi tiết này bác HTTTH đã nêu .
                  Vì không biết nhiều về thứ này nên tôi đưa lên để ai đó rành hơn xem thử có tính được kích cở của bank tụ không vì với kết cấu như thế thì máy chạy bằng nguồn nạp vào bank tụ rồi .
                  Tìm được hàng hiếm vậy sao bác không download về hoặc share cái link lên đây cho mọi người được họa hỏi, mở rộng hiểu biết...

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
                    ...Tìm được hàng hiếm vậy sao bác không download về hoặc share cái link lên đây cho mọi người được họa hỏi, mở rộng hiểu biết...
                    Nếu tôi không nhầm thì đó chỉ là trang giới thiệu thôi mà. Ngoài những điều bác tuyennhan đã paste, không còn gì nữa.
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #70
                      Nhờ các bác giải thích hộ em:

                      - Tụ trong đèn flash là tụ lọc nguồn hay tụ discharge?

                      - Chụp một tấm phim phổi thông thường tốn bao nhiêu năng lượng? Tụ 1uF/100KV chứa được bao nhiêu năng lượng?
                      sau.ph

                      Comment


                      • #71
                        Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                        Nếu tôi không nhầm thì đó chỉ là trang giới thiệu thôi mà. Ngoài những điều bác tuyennhan đã paste, không còn gì nữa.
                        Đúng rồi ạ tay ngang nên có biết gì đâu , tìm mạch tăng áp từ 310 lên 380 volt dc không dùng cuộn dây tình cờ có cái hình nhấp vô thì ra vậy thôi chứ cái thông số 100 kj cũng không tính được là phải đấu bao nhiêu con tụ bằng nắm tay lại để đạt được , lại thêm mức tiêu thụ của bóng X ray nữa chứ cứ gọi là tít tìn tịt đành để cho người có chuyên môn thôi , với lại bác Vị đang gài bẫy không dám phá đâu .

                        Comment


                        • #72
                          Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                          Rất nhanh và đơn giản: 500mA = 5mA * 100. Nếu có cách để giữ cho dòng không đổi thì t = 10s/100 = 0,1s (Một phần mười của giây)
                          ------------> Như vậy cũng gần được gọi là "flash" rồi.
                          -Nếu chụp xquang với thông số 100 mAs thời gian sẽ là 100/500 = 0,2 giây hình chụp mờ nhạt.
                          -Nếu chụp xquang với thông số 20 mAs thời gian sẽ là 20/500 = 0,04 giây hình chụp đen thui.
                          Chỉ có máy xquang compact mới chụp khi đen khi trắng thế này, máy bình thường người ta điều khiển được thời gian phát tia với dòng không đổi.
                          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                          Nhờ có tụ nên nó có thể chụp nhanh không phải dùng dây thun như máy xách tay mà bác thuami đưa lên.
                          Này nhé máy nạp từ 0kv-100kv thời gian là 20 giây (có hình chụp đàng hoàng, lại tính ra công suất tụ vài trăm w nữa). Do đó nếu bệnh nhân chụp cản quang dạ dày, thuốc đã đến vị trí cần chụp mà nạp chưa xong, nhà sàn xuất đã khuyến mãi sợi dây cao su cột chặt bụng lại, không cho thuốc di chuyển, đợi đến khi nạp xong tụ mới chụp được.

                          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                          Bác chưa thấy lại phán bậy nữa rồi. Nhân viên bật máy, nạp cao thế, gọi bệnh nhân thay đồ vào chụp. Chẳng may hôm đó cái mà trập shutter bị kẹt không đóng lại được, tia X rò (dark x ray) do đầu đèn đang có điện cao thế mặc dù cực lưới âm. Trong lúc chờ bệnh nhân thì phim cháy đen thui, chụp xong rửa không ra hình.
                          Tôi sửa máy xquang gần 30 năm lần đầu tiên mới nghe thấy chuyện này, máy không an toàn mà bán được là chuyện lạ, cái màn trập đó nằm ở đâu vậy? quá hài.

                          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                          Máy này người ta thiết kế để chụp những ca thông thường, tối đa của nó chỉ được 35mAs thôi, tương ứng với 0,7 giây.
                          -Nếu chụp xquang với thông số 35 mAs,dòng là 35mA thời gian sẽ là 35/35 = 1 giây hình chụp mờ nhạt.
                          -Nếu chụp xquang với thông số 20 mAs dòng là 100mA thời gian sẽ là 20/100 = 0,2 giây hình chụp đen thui.
                          Chỉ có máy xquang compact mới chụp khi đen khi trắng thế này, máy bình thường người ta điều khiển được thời gian phát tia với dòng không đổi.
                          Chẳng có máy xquang chẩn đoán y tế nào không điều chỉnh thời gian phát tia cả, chỉ có máy xquang compact mà thôi. Máy xquang "cùi bắp" của China và Hàn quốc cũng 100mA chụp được 100mAs .Máy Xquang nha chỉ có 5mA cũng có bộ điều chỉnh thời gian phát tia.


                          Tóm lại: TLM chẳng biết gì về đầu đèn xquang cả. Bỏ trò trẻ con láu cá up "kỹ thuật của riêng mình" để học lóm. Không biết thì nói là không biết tôi giảng dạy cho, tôi chán trò hề này rồi.

                          Comment


                          • #73
                            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                            -Nếu chụp xquang với thông số 100 mAs thời gian sẽ là 100/500 = 0,2 giây hình chụp mờ nhạt.
                            -Nếu chụp xquang với thông số 20 mAs thời gian sẽ là 20/500 = 0,04 giây hình chụp đen thui...
                            Với I = 5mA thì t = 10s.
                            I = 500mA thì t = 0,1s
                            I = 100mA thì t = 0,5s
                            Và I = 20mA thì t = 2,5s.
                            Bác xem lại chỗ này, bác ạ. (Em không biết 100mAs và 100mA có khác nhau hay không)
                            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                            Comment


                            • #74
                              Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                              Với I = 5mA thì t = 10s.
                              I = 500mA thì t = 0,1s
                              I = 100mA thì t = 0,5s
                              Và I = 20mA thì t = 2,5s.
                              Bác xem lại chỗ này, bác ạ. (Em không biết 100mAs và 100mA có khác nhau hay không)
                              mAs là đơn vị điều khiển công suất máy xquang gồm tích của mA và s. Cái tụ đó trong máy "cùi bắp" bỏ đi phát tia vẫn được, chất lượng kém hơn chút đỉnh, nó chỉ có nhiệm vụ san bằng "nhấp nhô" điện thế DC. Trong máy hiện đại như máy xquang cao tầng HF30 mà tôi úp lên thì không thể bỏ tụ được, vì trong thùng cao thế có cầu điện trở, hồi tiếp cao thế về board điều khiển, cứ 1volt là 10kv.

                              Comment


                              • #75
                                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                                Tụ trong đèn flash là tụ lọc nguồn hay tụ discharge?
                                Rõ ràng tụ trong đèn flash là tu charge/discharge. Giá trị điện dung của loại tụ này hầu như không thấy ghi trên vỏ ?
                                Có được một lần tôi sửa cái đèn của Nga Xô (đèn "Traika" đời cổ) thì đọc được là 680uF/800V. Đèn không sáng, tụ chưa discharge, vô tình cái tuốc vít 4mm chạm vào 2 cực và "toác", cái tuốc vít đứt luôn !
                                - Chụp một tấm phim phổi thông thường tốn bao nhiêu năng lượng?
                                - Tụ 1uF/100KV chứa được bao nhiêu năng lượng?
                                - Không biết
                                - Năng lượng của tụ A = Q.U/2 = CU.U/2 = 0,000.001 * 100.000 * 100.000 /2 = 5.000(Joule) = 5kWs

                                Rồi sao nữa? Lại lót dép.
                                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                vi van pham Tìm hiểu thêm về vi van pham

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X