Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Các mạch điện về tạo nguồn -,+từ điện áp một chiều

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Một mạch điện tạo nguồn dương khác

    Một mạch điện có nguồn +V, nhưng có thể tạo được các nguồn >+V khác nhờ quy tác phóng nạp của diot và tụ điện.
    Ví dụ này với nguồn 13.8V có thể tạo nguồn tới 95Vdc và cao hơn nữa nếu mắc tiếp các tầng sau.
    Phần khung đỏ là phần tạo dao động đa hài xung vuông và đệm công suất tín hiệu.
    Điểm màu xanh là lối ra của tín hiệu dao động(đã được khuếch đại công suất).

    Comment


    • #17
      Hic, hic, thử rồi, bạn Trang đúng rồi. Không cần phải bàn cãi nhiều nữa, vì đó là kết quả thực nghiệm mà.
      Đang làm việc để chuộc lỗi đây

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi opendoor2507
        Hic, hic, thử rồi, bạn Trang đúng rồi. Không cần phải bàn cãi nhiều nữa, vì đó là kết quả thực nghiệm mà.
        Đang làm việc để chuộc lỗi đây
        Hihi....vậy 5 bài anh nhé...em lãi to rồi

        Comment


        • #19
          Được rồi, thì nếu anh không thua , anh vẫn sẽ post nhiều mạch mà ( hi hi, nói nhỏ nhé : kiểu post mạch của em, thì 100 mạch anh cũng làm được)

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi opendoor2507
            Được rồi, thì nếu anh không thua , anh vẫn sẽ post nhiều mạch mà ( hi hi, nói nhỏ nhé : kiểu post mạch của em, thì 100 mạch anh cũng làm được)
            Hihi... nhưng anh chú ý,mạch điện hiểu theo nghĩa là một ý. Nhiều mach nhưng một ý thì vẫn coi là một mạch.
            Ví dụ luồng này em post nhiều mạch, nhưng chỉ tính là một mạch. Vì tất cả các mạch đó đều cùng một ý là dùng dao động để tạo nguồn -,+ bằng phương pháp dùng quy tắc phóng nạp của diot+tụ

            Comment


            • #21
              Một ví dụ nữa:
              ICL7107(ADC12 bit hiển thị trực tiếp ra kiểu LED7T) là một IC rất quen thuộc,nó cần 2 nguồn nuôi là +5V và -5V. Thực tế, người ta chỉ dùng PIN mà vẫn chạy tốt, bởi trong mạch đó, họ thường tạo một mạch dao động như phương án trên để tạo nguồn -5V.

              Comment


              • #22
                Bác opendoor, để tui tính cho bác nghe nè... Bây giờ một mạch, bác phải đền 5 mạch. Trong 5 mạch đó, bác mà để bị bắt lỗi 2 mạch thôi, thì bác sẽ được hân hạnh post lên 10 mạch nữa. Và nếu giữ tỉ lệ này thì bác sẽ phải post 20 mạch lần sau.

                Mà tình hình chỉ một buổi tối bác mất 5 mạch rồi, cho nên nếu 10 ngày qua đi, tui không chắc là bác đủ gia tài để trả cả vốn lẫn lãi cho bé Trang đâu... sao bác chơi liều quá, vay nặng lãi tui chẳng bao giờ dám vay

                Bởi vậy giờ bác có 2 đường, một là trả giá (chắc chắn vụ này phải trả giá, chơi vay lãi nặng vậy, tui cũng hổng chơi), hai là phải thiệt cẩn thận, một lần đầu trả cả vốn lẫn lãi cho đầy đủ luôn ...
                Falleaf
                Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                Comment


                • #23
                  Hi hi... anh F đừng có phá box của em nha. Kẻo các anh không ai dám post bài mất. Bởi vậy nếu có post sai(ví dụ do vẽ nhầm hay các lý do khác...) thì em ko bắt đền hay nặng lãi đâu. Chỉ dám bình luận thôi.
                  Em chỉ cá cược, nặng lãi khi hai bên đều đồng ý thôi. Hihi...

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên lý của charge-pump

                    Hình 1 là mạch charge-pump (kiểu step-down) cơ bản dùng diode. Các Q1 và Q2 là cặp transistor lối ra của bộ đảo CMOS. Khi lối vào bộ đảo làm cho Q1 mở (Q2 tắt) C1 được nạp thông qua diode D1 tới điện thế xấp xỉ 5V trừ đi thế phân cực thuận trên diode. Khi lối ra của bộ đảo trở thành Q1 tắt, Q2 mở, cực dương của C1 sẽ được nối xuống đất. Vì điện thế trên một tụ không thể thay đổi tức thời, điện cực của C1 nối với D2 sẽ là điện cực âm, làm mở diode D2. Điện tích âm (electron) trên C1 sẽ chảy vào C2 và sinh ra một thế lối ra âm. Tụ C2 hoạt động như một bể chứa điện tích và nó lớn hơn nhiều so với tụ charge-pump C1. Sau nhiều chu kỳ bơm nạp (charge pump), tụ C2 sẽ được nạp tới điện thế vào cỡ 2 lần thế phân cực trên diode trừ đi 5V.

                    Hình 2 biểu diễn chu trình nạp (charge - hình bên trái) và bơm (pump - hình phải), nối tiếp nhau. Bây giờ thì quý vị đã hiểu vì sao loại mạch kiểu Thái Thu Trang này được người ta gọi là charge-pump rồi chứ.

                    (lần này chỉ là chữa ngượng thôi chưa tính là mạch thứ nhất đâu nhé )

                    Comment


                    • #25
                      Anh có ví dụ nào cụ thể về kiểu 2 ko? em học kỹ phần này luôn mà.

                      Comment


                      • #26
                        Một mạch điện kiểu nhân áp

                        Có thể dùng kiểu thiết kế sau để làm mạch tăng áp(nhân áp)=~(k*(V-1.2)).
                        k là hệ số nhân
                        V là điện áp nguồn. (V-1.2) do sụt áp qua 2 diot
                        Có thể thay MAX1044 bằng các bộ dao động khác(ví dụ LM555)

                        Comment


                        • #27
                          Theo tôi nghĩ đề tài này không thể trả lời cụ thể được. vì phụ thuộc vào công suất power suply mà mình chế. Tốt nhất nên nghiên cứu phần DC-DC, mà có người gọi là nghịch lưu thì phải ( tôi không rành tiếng việt gọi là gì)

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi AnKhang
                            Theo tôi nghĩ đề tài này không thể trả lời cụ thể được. vì phụ thuộc vào công suất power suply mà mình chế. Tốt nhất nên nghiên cứu phần DC-DC, mà có người gọi là nghịch lưu thì phải ( tôi không rành tiếng việt gọi là gì)
                            Trên đều là những ý tưởng tạo mạch. Có thể nâng được công suất các mạch trên bằng cách: mắc tầng đệm khỏe hơn, tăng giá trị tụ điện, tăng khả năng chịu dòng của diot.
                            Tuy nhiên những cách trên nếu để đạt được công suất lớn thì có lẽ là rất khó.

                            Comment


                            • #29
                              Công suất thấp là một bất lợi của mạch charge-pump . Khó khăn này dường như thuộc về nguyên tắc, bởi vì dù có tăng công suất của tầng đệm thì cũng không tăng dòng lối ra được. Các bạn để ý nhé, ở trên mình chỉ mới phân tích một loại charge-pump cơ bản kiểu step-down (giảm thế), chứ còn các mạch step-up để tạo dược điện thế cao, chúng ta cần phải ghép nhiều tầng tụ-diode. Trong phần nạp của chu trình charge thì các diode mắc nối tiếp, nếu càng nhiều diode lập tức điện trở của chúng tăng lên theo cấp số cộng, còn trong lúc bơm (pump) các tụ lại mắc nối tiếp, vì vậy muốn tăng dòng lối ra gấp đôi, thì phải tăng giá trị của tụ điện (pump-capacitor) lên gấp đôi. Nếu có một hoặc 2 tụ trong mạch thì không sao, đằng này các mạch của Trang đều có khoảng hàng trăm (nếu muốn được trăm vôn từ một vài vôn), thậm chí hàng nghìn (ở trên có lúc thấy bạn nói muốn làm hàng Kv) tụ điện. Như vậy để tăng dòng tải lên gấp đôi thì giá thành mạch đã tăng hàng 2 trăm thậm chí 2 nghìn lần thì .... ặc ặc, -----nghĩ đến đây em không dám tưởng tượng tiếp nữa, trong lúc nước ta còn nghèo dân ta còn khổ lãng phí thế này quả là tội lỗi.

                              Việc chú ý đến giá thành là một bước trong khi thiết kế mạch ứng dụng.

                              Nếu muốn làm DC-DC converter công suất cao, người ta thường dùng kiều flyback chứ không dùng charge pump.

                              (hôm qua minh muốn viết một tổng quan về các loại DC-DC converter và ứng dụng của chúng, nhưng mắc kẹt mấy việc nên chưa chuẩn bị kỹ được, up lên đây bao nhiêu người nhìn vào nên mình muốn soạn kỹ một tí )
                              Last edited by opendoor2507; 07-02-2006, 08:53.

                              Comment


                              • #30
                                Hưởng ứng anh open

                                Em post lên một mạch điện khác, có thể khả thi hơn khi muốn điện áp cao hơn ở lối ra.
                                Các anh phân tích tính toán dùm em với.
                                V_out=f(f,L...)=?
                                Trong đó f là tần số đóng cắt
                                L là giá trị cuộn cảm
                                Attached Files

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thaithutrang Tìm hiểu thêm về thaithutrang

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X