Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Inverter mô hình DC=>DC=>AC

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
    Đây là sơ đồ khối và dạng sóng sau cầu H.
    Trong mạch của Lan Hương thì có nhiều mức áp biểu kiến Sin - động với những đường đồng mức khác nhau, vì thế mà sự "ghim" áp ở các mức là tất định.

    Còn sơ đồ nguyên lý này của anh Hùng thì việc tạo điện áp "đa bậc" là không thể, mặc dù ...



    Cái khối chia tần bằng 4017 thì nó chia thành bao nhiêu ? Giả như chia 5 thì tần số ở đó là ... 10 Hz. Có nghĩa là cứ mỗi 5 xung vuông lại có một đường đồng mức ==> điện áp đỉnh của dòng điện được điều chỉnh để ... thay đổi theo chu kỳ 10 lần một giây ==> giết hại tải cảm mà không hề có hiệu quả đa bậc như cái hình phía dưới của anh Hùng.

    Đó là chưa kể đến việc điều chỉnh điện áp ở công suất lớn như thế là nan giải. Ví dụ, bậc điện áp thấp nhất cần thiết là 110VDC thì điện áp rơi trên transistor điều áp là Vce = 310V - 110V = 200V. Với dòng I = 5A thì ... kinh dị lắm.

    Anh Hùng có thể lý giải toán học rõ hơn mô hình này không vậy ?
    Last edited by stone_fman; 20-05-2008, 03:27.
    Hôm nay phải hơn hôm qua và thua ngày mai!

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi stone_fman Xem bài viết

      Cái khối chia tần bằng 4017 thì nó chia thành bao nhiêu ? Giả như chia 5 thì tần số ở đó là ... 10 Hz. Có nghĩa là cứ mỗi 5 xung vuông lại có một đường đồng mức ==> điện áp đỉnh của dòng điện được điều chỉnh để ... thay đổi theo chu kỳ 10 lần một giây ==> giết hại tải cảm mà không hề có hiệu quả đa bậc như cái hình phía dưới của anh Hùng.


      Mãi mới có người chịu khó nhìn kỹ và suy ngẫm một chút... Lâu nay thấy người "cưỡi ngựa xem hoa" nhiều quá nên hơi chán

      Thế nào là mạch chia? Ví dụ ở mạch chia 9, có nghĩa cứ 9 xung đầu vào thì đầu ra mới có một xung.

      Việc ta cần là bộ chia phải hoạt động đồng bộ, vì vậy tớ lấy hai đường xung 50Hz để đưa về điều khiển chân Clock enable của 4017. Còn clock cho 4017 tớ lại lấy ở... SG3525 cơ.
      Nếu tinh ý, sẽ thấy tớ vẽ 2 mũi tên vào SG3525. Nếu để điều khiển điện áp thì có cần đến 2 đường đâu nhỉ? Thực ra trong đó có một đường lấy clock từ SG3525 đưa sang 4017 (có qua một bộ xxx nữa ). Tại sao làm cách này thì anh em thử giải thích xem.
      Tớ cố tình vẽ sai là để thử mọi người về cách xem một bản vẽ như thế nào thôi.

      Nguyên văn bởi stone_fman Xem bài viết
      Đó là chưa kể đến việc điều chỉnh điện áp ở công suất lớn như thế là nan giải. Ví dụ, bậc điện áp thấp nhất cần thiết là 110VDC thì điện áp rơi trên transistor điều áp là Vce = 310V - 110V = 200V. Với dòng I = 5A thì ... kinh dị lắm.
      Đoạn này thì lại chẳng ra làm sao . Điện áp ra sẽ hồi tiếp qua cầu điện trở. Các transistor chỉ làm switch để thay đổi giá trị cầu điện trở đó.
      Attached Files
      Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

      Comment


      • #33
        inverter

        Giản đồ xung của mạch inverter:
        Attached Files

        Comment


        • #34
          Đoạn này thì lại chẳng ra làm sao . Điện áp ra sẽ hồi tiếp qua cầu điện trở. Các transistor chỉ làm switch để thay đổi giá trị cầu điện trở đó.
          Đúng là ... chả ra làm sao. Tưởng cái gì khác gì chứ điều áp (công suất lớn) trên cầu điện trở thì hiệu suất chắc chắn là như ... sóng ở đáy sông. Thực nghiệm thử đi anh Hùng ơi, rồi sẽ thấy cái mô phỏng của ntcisa rất buồn cười, vì nó không hề giống như thực tế với tải phi tuyến mà em đã gặp đâu.

          Cái này chính là "vết xe đổ" của em hồi mới ra trường đó ...
          Last edited by stone_fman; 20-05-2008, 12:18.
          Hôm nay phải hơn hôm qua và thua ngày mai!

          Comment


          • #35
            vấn đề của mô hình INVERTER này

            nếu so sánh với mô hình đa cấp của Lan Hương thì ngyên lý hoàn toàn giống nhau.
            .Điểm khác nhau là :
            -Của Lan Hương thì tần số không đổi cấp cho DC-->DC tạo ra các cấp điện áp riêng biệt 50,115,195,280,310 vdc
            -Của bạn Hùng thì tần số thay đổi -->tạo ra 1 nguồn DC có điện thế thay đổi lần lượt là 50,115,195,280,310 vdc

            .vấn đề ở đây là bạn xử lý trên IC SG3525 như thế nào để thay đổi được tần số của nó

            .để thay đổi tần số có thể bằng các cách :
            -thay đổi trị CT,RT
            -điều khiển vào các chân 2, 9...

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi phamkhuyen Xem bài viết
              nếu so sánh với mô hình đa cấp của Lan Hương thì ngyên lý hoàn toàn giống nhau.
              .Điểm khác nhau là :
              -Của Lan Hương thì tần số không đổi cấp cho DC-->DC tạo ra các cấp điện áp riêng biệt 50,115,195,280,310 vdc
              -Của bạn Hùng thì tần số thay đổi -->tạo ra 1 nguồn DC có điện thế thay đổi lần lượt là 50,115,195,280,310 vdc

              .vấn đề ở đây là bạn xử lý trên IC SG3525 như thế nào để thay đổi được tần số của nó

              .để thay đổi tần số có thể bằng các cách :
              -thay đổi trị CT,RT
              -điều khiển vào các chân 2, 9...
              Tần số không thay đổi, chỉ có biên độ thay đổi thôi(50,115,195,280,310 ). sự thay đổi phải đồng bộ với điện áp ra 50Hz.

              Comment


              • #37
                cái hình này là của TL494 nhìn vào nó bạn sẻ suy luận ra là có thể thay đổi tần số bằng cách nào ,thay đổi độ rộng xung là ở cấp tinh , thay đổi điện áp là ở cấp thô
                Attached Files

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi phamkhuyen Xem bài viết
                  cái hình này là của TL494 nhìn vào nó bạn sẻ suy luận ra là có thể thay đổi tần số bằng cách nào ,thay đổi độ rộng xung là ở cấp tinh , thay đổi điện áp là ở cấp thô
                  tần số luôn cố định(tín hiệu răng cưu trong hinh của bạn) được xác định bằng RC, tín hiệu kích có tần số cố định (Q1,Q2) chỉ có độ rộng xung bị thay đổi.

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi stone_fman Xem bài viết
                    Đúng là ... chả ra làm sao. Tưởng cái gì khác gì chứ điều áp (công suất lớn) trên cầu điện trở thì hiệu suất chắc chắn là như ... sóng ở đáy sông. Thực nghiệm thử đi anh Hùng ơi, rồi sẽ thấy cái mô phỏng của ntcisa rất buồn cười, vì nó không hề giống như thực tế với tải phi tuyến mà em đã gặp đâu.

                    Cái này chính là "vết xe đổ" của em hồi mới ra trường đó ...
                    không biết bạn buồn cười gì?. vấn đề ở đây là biến đổi đa cấp tạo các điện áp khác nhau, sau đó lọc ngõ ra để được điện áp gần giống sin. Đối với tải phi tuyến thì có cách khắc phục nhưng cũng không hoàn toàn là sin hoàn hảo được.

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi ntcisa Xem bài viết
                      không biết bạn buồn cười gì?. vấn đề ở đây là biến đổi đa cấp tạo các điện áp khác nhau, sau đó lọc ngõ ra để được điện áp gần giống sin. Đối với tải phi tuyến thì có cách khắc phục nhưng cũng không hoàn toàn là sin hoàn hảo được.
                      Ra sân bắc ghế nhìn trời ...

                      Tức cười vì nỗi thấy người ... giống ta

                      Stone
                      Hôm nay phải hơn hôm qua và thua ngày mai!

                      Comment


                      • #41
                        nếu Control signal là đường màu đỏ thì sao
                        Attached Files

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi phamkhuyen Xem bài viết
                          nếu Control signal là đường màu đỏ thì sao
                          nếu Control signal như vậy thì ngõ ra Q1, Q2 không có xung kích, mạch ở trạng thái nghỉ (ổn định điện áp ngõ ra).
                          Attached Files

                          Comment


                          • #43
                            xung kích bằng không và không có xung kích có khác nhau không? nếu tôi đưa vào đường đỏ là xung có tần số F mà tôi có thể thay đổi tần số này theo ý muốn thì bạn cho biết ngỏ ra Q1, Q2 tần số kích có thay đổi không?

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi phamkhuyen Xem bài viết
                              xung kích bằng không và không có xung kích có khác nhau không? nếu tôi đưa vào đường đỏ là xung có tần số F mà tôi có thể thay đổi tần số này theo ý muốn thì bạn cho biết ngỏ ra Q1, Q2 tần số kích có thay đổi không?
                              tần số kích sẽ thay đổi nhưng nó còn phụ thuộc vào biên độ của tín hiệu đều khiển chứ không chỉ phụ thuộc vào tần số tín hiệu điều khiển(tần số F).

                              Comment


                              • #45


                                Tuyệt lắm! Cố lên anh em.... Sắp ra vấn đề rồi...

                                @stone_fman: Đừng nghĩ ai cũng làm như thế, và bị như thế... Thế giới họ sản xuất ầm ầm... Có những điều họ nghĩ là không tưởng, nhưng được chúng ta khắc phục bằng những ý tưởng "nhỏ" đến mức họ không thể tin nổi.
                                Đó là bản lĩnh của người VN.
                                Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nhathung1101 Dài, nhẳng, chỗ đen chỗ trắng. Tìm hiểu thêm về nhathung1101

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X