Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin giúp đỡ về bơm nước gia đình

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Dạ cảm ơn bác Vi ban pham nhiều! em hỏi thêm bác tí là nên để khoảng cách giưa 2 bơm là bao nhiêu? em mới kiếm đc cái bơm công suất lớn hơn là 250w thì nên đặt trước hay là sau ạ? ống nước ra em lắp phi 27 hay 21 bác?

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi xuanbinhktv Xem bài viết
      Dạ cảm ơn bác Vi ban pham nhiều! em hỏi thêm bác tí là nên để khoảng cách giưa 2 bơm là bao nhiêu? em mới kiếm đc cái bơm công suất lớn hơn là 250w thì nên đặt trước hay là sau ạ? ống nước ra em lắp phi 27 hay 21 bác?
      Hai bơm đặt gần nhau, ống hồi tiếp càng ngắn càng tồt. Bơm 250w đặt phía trước, ống nước lên bể dùng ống 21.

      Comment


      • #18
        Dạ cảm ơn bác rất nhiều ạ!

        Comment


        • #19
          Lắp đường hồi phải có kỹ thuật chứ không phải lắp đại là được. Bên trong đường hồi có gắn củ hút (có người còn gọi là ống tiêu) hỏi mua ở mấy chỗ khoan giếng.

          Không có củ hút thì ít ra cũng phải đi ống giống như cái pit tô lê phun sơn: Đường hồi phun thẳng vào miệng hút của máy bơm, đường giếng thì đặt vuông góc. Nước giếng được hút lên theo nguyên lý Becnuli.

          Lắp như hình trên nước chạy lòng vòng tốn nhiều điện mà nước ra vẫn yếu.

          Nếu không lầm thì bơm của chủ thớt là loại dùng bánh răng. Trong buồng bơm đã có đường hồi rồi không cần chế thêm nữa. Gắn phao tự động sao cho mực nước tụt xuống một chút là nó bơm. Đừng chờ cạn bơm lâu nóng máy.
          sau.ph

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
            Lắp đường hồi phải có kỹ thuật chứ không phải lắp đại là được. Bên trong đường hồi có gắn củ hút (có người còn gọi là ống tiêu) hỏi mua ở mấy chỗ khoan giếng.

            Không có củ hút thì ít ra cũng phải đi ống giống như cái pit tô lê phun sơn: Đường hồi phun thẳng vào miệng hút của máy bơm, đường giếng thì đặt vuông góc. Nước giếng được hút lên theo nguyên lý Becnuli.

            Lắp như hình trên nước chạy lòng vòng tốn nhiều điện mà nước ra vẫn yếu.

            Nếu không lầm thì bơm của chủ thớt là loại dùng bánh răng. Trong buồng bơm đã có đường hồi rồi không cần chế thêm nữa. Gắn phao tự động sao cho mực nước tụt xuống một chút là nó bơm. Đừng chờ cạn bơm lâu nóng máy.
            NGU còn hay dạy khôn thiên hạ. Mấy ông thợ khoan giếng ráp thế hút sâu cả trăm mét.
            xem tại đây: http://www.dientuvietnam.net/forums/...A2u-100m/page3

            Comment


            • #21
              Dạ đúng là loại bánh răng đồng bác ạ, cảm ơn bác!

              Comment


              • #22
                Nhân tiện nói về cái bơm nước này,em xin tư vấn của mọi người về vấn đề nước giếng khoan:chả là dạo này cái giếng khơi nhà em cạn nước,không đủ dùng,xung quanh hàng xóm cũng thế(quê em ở sóc sơn_hà nội),thế là nhà nhà gọi máy về khoan giếng,do đặc thù địa chất chỗ em là từ mặt đất xuống(như nhà em) tầm 4m là tới đá non,xuống vài m nữa là đá xanh như người ta ngày xưa đục cối xay,phướng lợn vậy,vì thế mà cái giếng khơi nước rất sạch,tới giờ 36 tuổi đời em đều dùng nó,cách đây vài ngày nhà em gọi thợ khoan cái giếng khác cách giếng cũ 1,5m.Công nghệ khoan kiểu mũi phá như khoan bê tông,ko phải rút lõi,mũi phá phi 110,họ dùng khí nén áp suất cao ép xuống,cái mũi khoan có 1 hệ thống khi khí nén qua taọ rung,búa rất khủng,đá bị phá vỡ như hạt ngô,hạt gạo lại bị khí nén ép thổi bay lên khỏi mặt đất,chỉ trong 2 ngày họ khoan cho nhà em đc cái giếng xâu 58m,đầu tư cả cái máy bơm hỏa tiễn phi 65 thả xâu ở vị trí 45m so với mặt đất,tổng chi phí hết 24,5tr.Nghe mọi người mách em bơm liên tục 2 ngày cho hết mạt bẩn,giờ nước rất trong,nhưng mùi tanh tanh,kiểu nước trong thùng sắt bịt kín để lâu,mọi người bảo là nhiễm sắt,test thử bằng cách em cho nước ra 2 chậu,1 nước giếng khoan,1 nước giếng khơi,sau đó pha 1 ấm chè và rót đều vào 2 chậu,chậu đựng nước giếng khơi thì vẫn trong ko đổi màu,chậu giếng khoan thì đang trong chuyển màu tím nhạt.Em lên mạng tìm hiểu thì hoang mang quá!!! nhờ các tiền bối lão làng trên dtvn bớt chút time tư vấn giúp nên xử lý như nào? em vẫy chưa dám dùng giếng mới.thanks.
                Vũ Kiên. Xã Hiền ninh - Huyện Sóc sơn - TP Hà nội

                Comment


                • #23
                  Phải khử sắt và lọc bùn,...thôi.
                  Bơm phun mưa lên bể lắng, lọc qua cát mịn, sỏi. Nếu có than thì càng tốt. Tất cả rửa, đãi sạch. Lớp dưới cùng là sỏi để tăng diện tích lọc. Lớp cát dày hơn 20cm lèn chặt. Cát rây, càng mịn càng tốt, cho vào chậu nước, khuấy đều, để lắng chút gạn bới nước, làm 4-6 lần đến khi nước trong là được. Làm xong nước chảy bỏ đi chừng 5-10 phút là trong. Để tạo mưa, bơm qua đoạn ống nhựa tiền phong có các khe 2 bên được tạo bằng lưỡi cưa sắt; hoặc dùng cưa sắt tạo thành 2 đường răng cưa 2 bên ống để tách dọc ống thành 2 nửa làm thành máng có răng sấu 2 bên thành máng, cho nước chảy tràn qua sẽ nhỏ các tia nhỏ 2 bên. Mục đích cho nước tiếp xúc càng nhiều với không khí rồi lọc sẽ tách được sắt. Nước phơi càng lâu càng khử sắt triệt để

                  Comment


                  • #24
                    Lâu lâu phải nạo bỏ lớp trên của bể lọc(rêu, váng, cỏ,...) của bể lọc

                    Comment


                    • #25
                      Nước đc hút từ các mạch trong lòng đá rất sâu,em nghĩ nó ko có bùn đất,chỉ là nhiễm sắt hoạc kim loại nào đó chưa biết.cái giếng khơi sâu có 9m,nó ăn các mạch nước phía trên nên ko bị nhiễm.Em đang tìm hiểu để xây bể lọc cho hợp lý.Trước mắt thì ăn uống vẫn dùng cái giếng khơi cũ.
                      Vũ Kiên. Xã Hiền ninh - Huyện Sóc sơn - TP Hà nội

                      Comment


                      • #26
                        Phải phun, phơi mới khử được sắt.

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi kehuydiet092 Xem bài viết
                          Nước đc hút từ các mạch trong lòng đá rất sâu,em nghĩ nó ko có bùn đất,chỉ là nhiễm sắt hoạc kim loại nào đó chưa biết.cái giếng khơi sâu có 9m,nó ăn các mạch nước phía trên nên ko bị nhiễm.Em đang tìm hiểu để xây bể lọc cho hợp lý.Trước mắt thì ăn uống vẫn dùng cái giếng khơi cũ.
                          Độ sâu này cũng chỉ là tầng nông thôi mạch chính còn sâu hơn nhiều , nước tầng này chỉ để tắm giặt chứ nấu ăn có mùi ghê lắm chưa kể nước tầng này thường nhiễm thạch tín lọc cát + giàn sương không hết phải dùng lỏi lọc chuyên dụng mà giá cái này thì đắt nên chỉ sử dụng cho ăn uống . Thế nên nếu thớt muốn dùng nước này để ăn uống thì đem mẫu nước đi xét xem có nhiễm thạch tín hay không rồi hãy quyết chứ hấp tấp nhiễm thạch tín ung thư thì khổ .

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                            Độ sâu này cũng chỉ là tầng nông thôi mạch chính còn sâu hơn nhiều , nước tầng này chỉ để tắm giặt chứ nấu ăn có mùi ghê lắm chưa kể nước tầng này thường nhiễm thạch tín lọc cát + giàn sương không hết phải dùng lỏi lọc chuyên dụng mà giá cái này thì đắt nên chỉ sử dụng cho ăn uống . Thế nên nếu thớt muốn dùng nước này để ăn uống thì đem mẫu nước đi xét xem có nhiễm thạch tín hay không rồi hãy quyết chứ hấp tấp nhiễm thạch tín ung thư thì khổ .
                            Em để ý những giếng khoan xung quanh nhà hàng xóm,cái khoan 47m(họ thả máy hơn 40-42m) thì ko bị nhiễm,nước rất ngon,cái xâu gần 100m thì nước nhiễm nặng hơn nhà em.Bây giờ cái giếng nhà em là 58m(thả máy xâu 48m),em nâng máy lên hút ở tầng 40m liệu có bớt nhiễm sắt ko?vì khi khoan em thấy gần 30m là có mạch nước rồi,hơn 35m thì nhiều mạch hơn(nước bị khí nén ép phun lên nhiều hơn),tới 58m thì rất nhiều.Liệu khi mình hút lấy nước phía trên,nước phía dưới có bị đẩy lên theo ko ạ?nước chỉ dùng cho sinh hoạt 2 nhà(nhà anh trai bên cạnh nữa),như nhà em khoảng 2-3 ngày máy bơm chạy 1 lần,bơm từ mức nửa bình 1000l lên tới đầy(em để phao tự động như vậy)
                            Vũ Kiên. Xã Hiền ninh - Huyện Sóc sơn - TP Hà nội

                            Comment


                            • #29
                              Từ ngày xưa tới giờ em chưa bao giờ phải để ý tới việc ô nhiễm nước,vì giếng khơi nước rất sạch,quê thuộc địa hình cao,ko có nhà máy,hay làng nghề gì xung quanh nên nước ngầm ko bị ô nhiễm,tự dưng 2 năm trở lại đây,vào mua đông là giếng ít nước,như tầm giờ là ko đủ dùng,thế là nhà nhà thi nhau khoan giếng,lấy nước ở tầng đá xâu hơn và gặp tình trạng nước nhiễm kim loại như này !!!
                              Vũ Kiên. Xã Hiền ninh - Huyện Sóc sơn - TP Hà nội

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi kehuydiet092 Xem bài viết
                                Từ ngày xưa tới giờ em chưa bao giờ phải để ý tới việc ô nhiễm nước,vì giếng khơi nước rất sạch,quê thuộc địa hình cao,ko có nhà máy,hay làng nghề gì xung quanh nên nước ngầm ko bị ô nhiễm,tự dưng 2 năm trở lại đây,vào mua đông là giếng ít nước,như tầm giờ là ko đủ dùng,thế là nhà nhà thi nhau khoan giếng,lấy nước ở tầng đá xâu hơn và gặp tình trạng nước nhiễm kim loại như này !!!
                                Tiếc quá nhỉ nước giếng khơi vùng cao có tầng đá trong và sạch hơn vùng thấp nhiều , hiện tượng thiếu hụt có thể do các vùng thấp như Hà nội khai thác nước ngầm nhiều gây sụt lún và kéo sụt mạch nước từ vùng cao theo nguyên lý nước chảy chổ trủng .
                                Khoan nước ngầm thì hên xui thôi phải chịu vậy , thớt thử phủ nylon bạt khắp vườn để qua đêm sáng dở ra xem chổ nào ẩm nhiều thì đào hay khoan chổ đó may thì trúng mạch chảy từ cao xuống thấp nước rất sạch không ô nhiễm .

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                xuanbinhktv Tìm hiểu thêm về xuanbinhktv

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X