Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thắc mắc về SSR và SCR

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Đây đúng là kinh nghiệm rất hay trong ngành nhiệt.
    Bạn có thể post mạch bảo vệ quá dòng và quá nhiệt cho anh em tham khảo không ?

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi Ga_Thooje Xem bài viết
      Em xin trình bày
      Vấn đề 1 : SSR khi có mức tác động từ 3-30v thì sẽ out áp maximum, nghĩa là điện trở sẽ chịu 1 áp cao (dòng điện trở nguội), đặt biệt 2 đầu điện trở sẽ rất dể bị đứt, do 2 đầu sẽ chịu dòng cao trước rồi mới tản đều ra cả thanh. (điện trở bị đứt thường ở 2 đầu) . Còn SSR dể hư là do : 1.tản nhiệt không tốt (cái này ít xảy ra nhưng có không lẻ phải gắn thêm 1 cảm biến nhiệt và 1 bộ điều khiển ); 2. SSR sẽ bị thông mạch ngay nếu điện trở chạm vỏ (100%), bảo vệ nó chỉ có 1 cái cầu chì mong manh kô an toàn (kô lẻ phải gắn thêm 1 bộ cảm biến dòng và 1 bộ ngắt dòng ).
      Vấn đề 2 : Theo em 2 SCR ~ 1 SSR (có thể rẻ hơn). Nhưng mình dùng mạch kích để áp ra của SCR tăng từ thấp đến cao, khi đó Tải điện trở không bị sóc điện, do đó Điện trở ít hư hơn ( 1 cái lợi). Mình có thể SET ngưỡng áp ra của SCR thay gì out 220v thì mình cho out 200-210V thôi, điện trở sẽ lâu già hơn (cái lợi thứ 2). Trong mạch kích SCR mình có thể tích hợp bộ ngắt quá dòng và quá nhiệt. (cái lợi thứ 3).
      Vấn đề "nhắm con mắt bên trái,nheo con mắt bên phải" đây mới chính là cái em lo lắng nên mới nhờ các anh tư vấn cho em . hì hì.
      Còn cái tranfor thì như anh nói em có biết sơ qua nhưng nó không điều chỉnh tuyến tính được. Mạch kich em định làm là áp out ra từ SCR phải tuyến tính từ tháp tới cao, còn phần bảo vệ quá dòng và quá nhiệt thì trong tầm tay rồi.
      Mong mọi người giúp đở.
      Thanks

      Chứng minh kỹ thuật của em hoàn toàn mang tính chủ quan không có cơ sở khoa học
      Vấn đề 1:
      Điều này hoàn toàn sai.
      -Dòng qua điện trở không nơi nào cao,không nơi nào thấp theo công thức R=U/I. (em nói điện trở dễ đứt 2 đầu,ta sẽ bàn ở dưới).
      -Nếu SSR dễ hư do tản nhiệt không tốt thì SCR cũng vậy.
      -Khi điện trở chạm 100% dòng tăng cao(từ dây pha đến dây đất)làm SSR thông mạch thì SCR cũng vậy.Cầu chì chỉ bảo vệ sơ cấp 0V-30VDC mà thôi.
      vấn đề 2:
      -Cái lợi thứ 1:em nói tăng điện thế từ từ để khỏi bị đứt 2 đầu điện trở do cấp nguồn đột ngột,(tải không bị sốc điện )Điều này sai hoàn toàn,tuổi thọ điện trở lệ thuộc vào:
      1-kim loại làm điện trở.
      2- tiết diện đồng đều.
      3-phân bố vòng dây đồng đều,nếu vòng điện trở nào sát nhau quá,tại nơi đó nhiệt độ sẽ cao hơn nơi khác và sẽ dễ bị đứt hơn nơi khác.(điều này em có thể kiểm chứng bằng bếp điện lò so).Hơn nữa khi cấp nguồn điện trở từ từ nóng lên chứ không phải nóng đột ngột)
      -Cái lợi thứ 2:SSR Đa phần linh kiện bên trong là TRiac được thiết kế đóng gói cứng để điều khiển cho tiện,dù đươc chế tạo thế nào thì vẫn dùng SSR để điều khiển điện áp chỉ còn 200-210 volt được.
      Cái lợi thứ 3:Em vẫn có thể dùng SSR tích hơp quá dòng và quá nhiệt được.

      Comment


      • #33
        Có cả máy sử dụng triac vậy nó có hay hư như như cái dùng SSR không nếu nó xài tốt hơn mà phần điện trở nung giông nhau thì xem mạch có thiếu gì thì bổ sung cho giống , SSR chỉ khác triac là nó có luôn mạch kích thôi . Nếu thay SCR bằng SSR mà vẫn sử dụng trở nhiệt cũ thì mau hư hơn vì áp ra SSR là 220 volt AC còn SCR đơn là 170 - 180 volt DC .

        Comment


        • #34
          Thật ra vấn đề này chắc phải xem lại mới được.
          Tại vì trong cty có khá nhiều máy dùng nhiệt chia ra 3 loại : 1, SSR (2 máy); 2, dùng mạch kích SCR (4 máy); 3,dùng mạch kích triac (4 máy). Và trong 3 loại này thì máy dùng SCR bền nhất, ít hư điện trở và công suất nhất, thỉnh thoang hư board mạch. Còn 2 loại còn lại thì chết công suất liên tù tì, từ đó mình mới có ý định thay tất cả bằng đk SCR.
          Hì hì có thể lâ mình chưa đúng, nhưng cái gọi là dòng điện trở nguội thì mình đã từng nghe qua. Có thể không chính xác.
          Còn làm giảm điện áp của SSR xuống thấp thì mình chưa làm được, Các anh em có ai nắm được nguyên lý giảm áp ra của SSR thì chỉ mình với.
          Cảm ơn moi người.
          Tại sao cuộc sống không cho tôi biết tôi yêu điện tử sớm nhỉ. Bây giờ mới bắt đầu có quá muộn không......?

          Comment


          • #35
            Triac thì có cách đơn giản là điều chỉnh áp kích còn SSR chỉ có điều chỉnh bằng cách thay đổi độ rộng xung thôi , cũng có SSR có biến trở chỉnh volt ra . Máy gốc dùng triac thì thay SSR vào thì được còn nếu xài SCR mà thay bằng SSR thì điện trở nhiệt mau hư hơn chỉ có gia nhiệt là nhanh hơn thôi , thử cách 1 SSR dùng cho 1,5 hay là 2 nhiệt trở hay nối tiếp với diod xem nếu SSR đủ công suất .

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi Ga_Thooje Xem bài viết
              Thật ra vấn đề này chắc phải xem lại mới được.
              Tại vì trong cty có khá nhiều máy dùng nhiệt chia ra 3 loại : 1, SSR (2 máy); 2, dùng mạch kích SCR (4 máy); 3,dùng mạch kích triac (4 máy). Và trong 3 loại này thì máy dùng SCR bền nhất, ít hư điện trở và công suất nhất, thỉnh thoang hư board mạch. Còn 2 loại còn lại thì chết công suất liên tù tì, từ đó mình mới có ý định thay tất cả bằng đk SCR.
              Hì hì có thể lâ mình chưa đúng, nhưng cái gọi là dòng điện trở nguội thì mình đã từng nghe qua. Có thể không chính xác.
              Còn làm giảm điện áp của SSR xuống thấp thì mình chưa làm được, Các anh em có ai nắm được nguyên lý giảm áp ra của SSR thì chỉ mình với.
              Cảm ơn moi người.
              Anh em đã có công giúp đỡ bạn,bạn nhận bằng thái độ này thì không ai giúp bạn nữa.

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi Cat tuong Xem bài viết
                Anh em đã có công giúp đỡ bạn,bạn nhận bằng thái độ này thì không ai giúp bạn nữa.
                ?????
                Sao Cattuong lại nói thế nhỉ .
                Mình có nói gì đâu, mình đang đặt những câu hỏi rất thực tế thôi mà. Mà bạn không giúp mình thì thôi sao lại xoắn thế.
                Bạn làm mình hơi bất ngờ.
                Mong mọi người giúp đở.
                Tại sao cuộc sống không cho tôi biết tôi yêu điện tử sớm nhỉ. Bây giờ mới bắt đầu có quá muộn không......?

                Comment


                • #38
                  Đúng là Triac và SSR dễ chết hơn SCR !
                  Máy ép nhựa của tôi dùng SSR 40A để đốt các vòng nhiệt 5-6A mà vẫn chết hoài, trong khi đó, các máy dùng SCR thì hầu như chả khi nào hư.
                  Có lẽ là do khả năng chống sốc dòng của nó hơi kém. Điện trở chạm là nó chết ngay, không kịp đứt cầu chì. SSR chạm, các điện trở khác sẽ bị đốt liên tục và cũng nhanh chóng giảm tuổi thọ.
                  Bạn nên đặt cầu chì loại fast có trị số khoảng 1.2-1.3 dòng định mức cho từng điện trở. Khi có sự cố nó sẽ bảo vệ cho SSR.
                  Thay cầu chì thì....nhanh và hình như....rẻ hơn thay SSR

                  Comment


                  • #39
                    Xem ra bạn Ga_thooje muốn 1 công đôi việc đây, theo như tôi biết thì bộ điều khiển SCR (chưa tính đồng hồ nhiệt) khá là đắt tiền. Bạn nghĩ sao nếu thay tất cả 22 tải, tôi nghĩ chắc tốn kém không nhỏ đúng không bạn ? SSR thât tế rẻ hơn SCR rất nhiều vì không cần bộ điều khiển gì cả do đó nó thiếu các tính năng như điều khiển tuyến tính và bảo vệ quá dòng. Nên cũng dễ hư là đúng thôi. Bạn nghĩ xem SCR khi bị quá dòng định mức thì có bộ báo lỗi ngắt ngay lập tức nên không hư, còn SSR chưa chắc là dễ chết nhưng do nó không được bảo vệ tốt nên bị quá dòng mà không được ngắt thì chết là điều tất yếu thôi.
                    Mình có vài ý này cho bạn :
                    Nếu bạn có đủ khả năng làm 1 mạch điều khiển SCR bao gồm chống quá dòng, kích tuyến tính mà giá rẻ và hợp lý thì bạn nên gắng cho nó (mua thì đắt lắm bạn à), còn nếu bạn không đủ khả năng tự làm mạch thì nên giữ SSR lại mà dùng khi đó bạn lắp bộ bảo vệ quá dòng và quá nhiệt cho SSR là được thôi nó cũng sẽ bền như SCR cho bạn xem.
                    Mình có 1 cách giúp bạn có cái mach tốt , bạn mua 1 bộ dk SCR (loại công suất nhỏ) của bọn Tàu về coi mạch nó mà làm y như thế, chắc chắn thành công.
                    Còn vấn đề tuổi thọ của điện trở mình có 1 cách hạn chế hư, bạn nên che khuất điện trở lại không cho bụi bẩn hoặc khói bám vào điện trở ( giảm tản nhiệt), thường xuyên kiểm tra tiếp xúc giửa điện trờ và bề mặt (không tỏa nhiệt cung gây hư điện trở)
                    Mình chi biết có thế, giúp bạn hết lòng rồi nhé.
                    Nếu bạn có làm mạch thành công thì nhớ gửi ảnh lên cho mình xem với nha. Cảm ơn.
                    Không biết cattuong suy nghĩ gì nữa, sao lại giận nhĩ ....

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi Ga_Thooje Xem bài viết
                      ?????
                      Sao Cattuong lại nói thế nhỉ .
                      Mình có nói gì đâu, mình đang đặt những câu hỏi rất thực tế thôi mà. Mà bạn không giúp mình thì thôi sao lại xoắn thế.
                      Bạn làm mình hơi bất ngờ.
                      Mong mọi người giúp đở.
                      mình thấy 2 tiền bối Tuyennhan và vivanpham rất nhiệt tình giúp bạn,bạn ko lời cám ơn mà còn trả lời khôi hài có thể làm người giúp buồn,chỉ nhắc bạn mà thôi.

                      Comment


                      • #41
                        Theo mình thấy vấn đề của bạn Ga_thooje là ở điện phần trở nhiệt vì nhiệt độ bạn sử dụng khá cao, các đầu dây cần tiếp xúc tốt và cách điện tốt, theo như bạn nói thì con SSR hoặc SCR bị chết do dây dẫn chạm vỏ máy, chứ đâu phải tự nhiên mà chết được, và điện trở nhiệt mau đứt do điện áp quá cao, thì tại sau khi quấn lại bạn không yêu cầu quấn lại với điện áp cao hơn, có như vậy thì bạn muốn thay SSR hay SCR đều được cả, điện trở nhiệt thì không sợ chuyện xốc điện đâu. Mình đã làm nhiều máy xài SSR có khi nào bị hư đâu
                        CTY TNHH MTV KỸ THUẬT ĐIỆN VINH PHÁT
                        595 TL15 ấp7, xã Tân Thạnh Đông, h Củ Chi, tpHCM
                        MST : 0310346840 - SĐT : 0913909851 Vinh

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi Cat tuong Xem bài viết
                          mình thấy 2 tiền bối Tuyennhan và vivanpham rất nhiệt tình giúp bạn,bạn ko lời cám ơn mà còn trả lời khôi hài có thể làm người giúp buồn,chỉ nhắc bạn mà thôi.
                          Cảm ơn bạn đã nhắc nhở. Mình luôn nhấn nút THANKS khi các anh ấy gợi ý cho mình, bạn xem từ đầu sẽ rỏ. Nói chung mình chỉ lấy tất cả những gì mình biết và không biết để thảo luận và tìm ra cách tốt nhât thôi. Mình biết không chỉ có riêng mình sẽ hiểu sâu hơn và thực tế hơn mà còn rất nhiều bạn trẻ sẽ đọc luồn này, có thể nói đây là 1 kinh nghiệm trong ngành nhiệt.
                          Mình không thích giấu cái dốt.
                          Rất cảm ơn mọi người đã giúp đở.
                          Tại sao cuộc sống không cho tôi biết tôi yêu điện tử sớm nhỉ. Bây giờ mới bắt đầu có quá muộn không......?

                          Comment


                          • #43
                            Cùng 1 áp nguồn điện trở dùng SCR bền hơn SSR không phải là do SCR tốt hơn SSR mà do áp ra của SCR thấp hơn SSR , còn nói SSR không tốt như SCR là sai vì kết cấu SSR là 1 khối kín nên trong mạch của nó thiết kế 1 điểm mà khi quá dòng điểm này sẻ đứt ngăn không cho SSR nổ banh xác . vậy nên dùng trong khoảng 70 - 80 % công suất và có cầu chì bảo vệ trên đường ra tải và cần kiểm lại các vấn đề như giangvinh 168 đã nêu để loại trừ . Điện trở hay đứt ngay đầu bỏ qua nguyên nhân hàng dỏm thì thường do dây cấp nguồn tiếp xúc không tốt hay là không đủ dài khoảng cách từ đầu ra SSR tới tải phải dài hơn 50 cm để tránh sốc dòng khi mới cấp nguồn . Nếu muốn đổi từ SSR sang SCR có cách đơn giản là điẹn áp điều khiển kích rờ le cấp nguồn + 12 hay 24 volt kích G của SCR bảo vệ quá dòng bằng cầu chì .

                            Comment


                            • #44
                              Tôi mới vừa tháo tan tành cái bộ điều khiểm dòng SCR ra nghiên cứu. Mạch thực tế luôn, có bảo vệ quá dòng, quá nhiệt luôn. Nếu thích tui post lên cho bác xem.

                              Comment


                              • #45
                                may quá tìm được người giúp rồi,các anh ơi em làm 1 mạch kích SCR .em làm với 3 pha đồng bộ điều khiển tốc độ động cơ DC kích từ độc lập.các anh có sơ đồ cho em xin em làm thử với .đây là đồ án của em mà mạch thực tế chưa đâu vào đâu các sư huynh à.
                                DC của em 2,5 KW ,tốc dộ 1000v,dải điều chỉnh 10/1 nhưng quan trọng nhất vẫn là mạch kick SCR .em đã tìm rất nhiều nhưng không có tài liệu nào ghi chi tiết các anh giúp em nhé .em muốn làm 1 mạch thực tế (mạch kich thôi ạ) còn mạch động lực em mượn của trường rồi đến lúc thí nhiệm là lắp vào thử.MONG CÁC ANH GIÚP ĐỠ EM ĐANG RẤT CẦN SỰ GIÚP ĐỠ CẢU CÁC ANH! ai có ơ đồ xin gửi dùm qua mail cho em xin mail em kythuatdien12@gmail.com

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Ga_Thooje Tìm hiểu thêm về Ga_Thooje

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X