Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thắc mắc về SSR và SCR

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thắc mắc về SSR và SCR

    Mình đang tìm hiểu để nâng cấp cái máy Trán nhựa lên bề mặt vải nhựa.
    Vấn đề là ở chổ Công Suất của các thanh điện trở vòng là khá lớn, được duy trì ở nhiệt độ khoản 300-400oC. Máy thì đã củ nên ai đó đã thay thế từ bộ đ/k nhiệt dùng SCR sang SSR (solid relay) . Từ khi dùng SSR vào thì điện trở mau hư hơn và SSR thì cũng rất dể chết do điện trở bị chạm hay 1 nguyên nhân gì đó (giá 1 SSR không rẻ 700-1000K). SSR rất dể thay thế do đó rút ngắn thời gian sữa chửa.
    Thắc mắc của mình là dùng bộ kíck SCR và SSR cái nào tốt hơn ??? Từ giá thành đến độ bền của công suất và độ bền của tải. (Có 22 tải, dòng mổi tải là 50-60A )
    Liệu mình có phuơng pháp nào tốt hơn để điều khiển hệ thống nhiệt này cho ổn định và bền hơn không ?
    Rất mong được sự góp ý của mọi người . Cảm ơn
    Chúc vui.
    Tại sao cuộc sống không cho tôi biết tôi yêu điện tử sớm nhỉ. Bây giờ mới bắt đầu có quá muộn không......?

  • #2
    tốc độ hỏng SSR của bác như thế nào? dùng SCR điều khiển chuẩn hơn, và thay SCR thì thường rẻ hơn SSR cùng công suất, nhưng mạch điều khiển thì giá thành cũng không rẻ lắm

    Comment


    • #3
      Như tuần trước là hư liên tục 6 SSR.
      Trong Công ty hiện dùng 3 loại : 1- Kick SCR , 2- Kick Triac, 3- SSR tất cả dùng để điều khiển nhiêt độ.
      Tại sao cuộc sống không cho tôi biết tôi yêu điện tử sớm nhỉ. Bây giờ mới bắt đầu có quá muộn không......?

      Comment


      • #4
        Giải pháp của bạn là dùng 1 đồng hồ nhiệt độ. Thiết bị này trong công nhiệp có nhiều. Chế độ điều khiển PID. Đầu ra áp dạng On/Off điện áp 5V. dùng SSR loại điều khiển 3-30VDC. Đầu ra dòng tải có thể chọn lớn hơn để đảm bảo. Cái này mình thấy cũng ổn. Nhưng nếu là máy trung quốc làm thì nó toàn rơle với khởi động từ thôi. Hệ thống nhiệt của bạn là 3p hay 1p vây ?
        Nhà phân phối, đại lý bán biến tần,PLC,HMI,AC Servo... Delta

        Mr.Quỳnh 0978706839

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi quynhnb Xem bài viết
          Giải pháp của bạn là dùng 1 đồng hồ nhiệt độ. Thiết bị này trong công nhiệp có nhiều. Chế độ điều khiển PID. Đầu ra áp dạng On/Off điện áp 5V. dùng SSR loại điều khiển 3-30VDC. Đầu ra dòng tải có thể chọn lớn hơn để đảm bảo. Cái này mình thấy cũng ổn. Nhưng nếu là máy trung quốc làm thì nó toàn rơle với khởi động từ thôi. Hệ thống nhiệt của bạn là 3p hay 1p vây ?
          Hiện là hệ thống nhiêt đang được đ/k như bạn nói, không dùng relay và contacter. Hệ thống đang sử dụng điện 3 pha, đấu Mass vòng tròn.
          Vấn đề là sử dụng SSR dể hư quá. Nếu có cách gì để bảo vệ nó bền hơn thì SSR là tuyệt vời.
          Còn dùng mạch kick SCR thì bền hơn, dòng rất cao tốc độ đóng ngắt tuyến tính hơn (kick SCR đặt biệt hơn SSR ở chổ có thể điều chỉnh công suất tải hoạt động không đến 100% nên điện trở có tuổi thọ rất cao). Nhưng khi hư hỏng (board mạch) khăc phục không quá khó nhưng cũng mất thời gian sữa chữa nhanh nhất 3h, điều này thật là tệ hại khi thời gian dừng lâu -> ngụi nhựa trong khuôn và sau khi sửa xong lại phải chờ khuôn nóng lại . Very Bad . Còn SSR hư thì trong vong 3 phút tôi thay xong rồi .
          Rất cảm ơn
          Chúc vui
          Tại sao cuộc sống không cho tôi biết tôi yêu điện tử sớm nhỉ. Bây giờ mới bắt đầu có quá muộn không......?

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi Ga_Thooje Xem bài viết
            Hiện là hệ thống nhiêt đang được đ/k như bạn nói, không dùng relay và contacter. Hệ thống đang sử dụng điện 3 pha, đấu Mass vòng tròn.
            Vấn đề là sử dụng SSR dể hư quá. Nếu có cách gì để bảo vệ nó bền hơn thì SSR là tuyệt vời.
            Còn dùng mạch kick SCR thì bền hơn, dòng rất cao tốc độ đóng ngắt tuyến tính hơn (kick SCR đặt biệt hơn SSR ở chổ có thể điều chỉnh công suất tải hoạt động không đến 100% nên điện trở có tuổi thọ rất cao). Nhưng khi hư hỏng (board mạch) khăc phục không quá khó nhưng cũng mất thời gian sữa chữa nhanh nhất 3h, điều này thật là tệ hại khi thời gian dừng lâu -> ngụi nhựa trong khuôn và sau khi sửa xong lại phải chờ khuôn nóng lại . Very Bad . Còn SSR hư thì trong vong 3 phút tôi thay xong rồi .
            Rất cảm ơn
            Chúc vui
            Đâu phải lúc nào cũng hỏng mạch kích SCR, mạch kích này nếu thiết kế đúng làm đạt tiêu chuẩn mình nghĩ nó không mấy khi hỏng, trước mình từng thấy mạch làm thủ công không có mạch in hàn lởm chởm dùng trong môi trường mạ điện mà dùng mấy năm không hỏng... dùng SCR công suất có thể thay đổi từ 0-100% công suất do vậy tiết kiệm điện, khống chế nhiệt tốt hơn, tuổi thọ dây điện trở tốt hơn, SCR chọn công suất lớn hơn so với yêu cầu (khoảng 30%) thì chắc SCR cũng dùng rất bền...

            Comment


            • #7
              Hiện tại mình có ý định làm 22 bộ kick SCR công suất lớn khoãng 70-90A . Mạch kích sẽ được kích bởi 1 đồng hồ điều khiển nhiệt độ áp ra 0-5V (mổi đồng hồ đ/k 1 mạch kích SCR) . Dùng để thay thế cho SSR . Liệu ý định này có khả thi hơn không ? Nếu có thì mình sẽ dùng mạch nào ổn định nhất và có thể điều chỉnh được công suất ra cho tải ?
              Mong được các a/e hổ trợ.
              Cảm ơn
              Tại sao cuộc sống không cho tôi biết tôi yêu điện tử sớm nhỉ. Bây giờ mới bắt đầu có quá muộn không......?

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi Ga_Thooje Xem bài viết
                Mình đang tìm hiểu để nâng cấp cái máy Trán nhựa lên bề mặt vải nhựa.
                Vấn đề là ở chổ Công Suất của các thanh điện trở vòng là khá lớn, được duy trì ở nhiệt độ khoản 300-400oC. Máy thì đã củ nên ai đó đã thay thế từ bộ đ/k nhiệt dùng SCR sang SSR (solid relay) . Từ khi dùng SSR vào thì điện trở mau hư hơn và SSR thì cũng rất dể chết do điện trở bị chạm hay 1 nguyên nhân gì đó (giá 1 SSR không rẻ 700-1000K). SSR rất dể thay thế do đó rút ngắn thời gian sữa chửa.
                Thắc mắc của mình là dùng bộ kíck SCR và SSR cái nào tốt hơn ??? Từ giá thành đến độ bền của công suất và độ bền của tải. (Có 22 tải, dòng mổi tải là 50-60A )
                Liệu mình có phuơng pháp nào tốt hơn để điều khiển hệ thống nhiệt này cho ổn định và bền hơn không ?
                Rất mong được sự góp ý của mọi người . Cảm ơn
                Chúc vui.
                Em không nói rõ mạch điện nên không nói chi tiết được,vì vậy tôi nói chung thế này:
                -SCR là linh kiện công suất điều khiển dòng 1 chiều.Nếu muốn dùng trong mạch xoay chiều phải dùng 1 cặp.
                -SSR là linh kiện công suất điều khiển dòng xoay chiều.

                Nếu mạch điện của em được thiết kế SCR, em dùng SSR -----> công suất điện trở sẽ tăng làm đứt điện trở -----> hư SSR.Do đó em nên xem lại mạch điện để chọn linh kiện cho phù hợp.

                Comment


                • #9
                  Mạch kích SCR này có ổn không ? (file đính kèm)
                  Điện áp SCR 200V-400V, dòng SCR 70-90A . Liệu có ổn cho mạch điều khiển không ?
                  Xin góp ý giúp mình.
                  Cảm ơn mọi người
                  Attached Files
                  Tại sao cuộc sống không cho tôi biết tôi yêu điện tử sớm nhỉ. Bây giờ mới bắt đầu có quá muộn không......?

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi Ga_Thooje Xem bài viết
                    Mạch kích SCR này có ổn không ? (file đính kèm)
                    Điện áp SCR 200V-400V, dòng SCR 70-90A . Liệu có ổn cho mạch điều khiển không ?
                    Xin góp ý giúp mình.
                    Cảm ơn mọi người
                    Mạch này về cơ bản là đúng nhưng với A1015 và C1815 mình sợ không đủ dòng điều khiển và do đó mạch không chạy hoặc chạy không ổn định

                    Comment


                    • #11
                      Bạn nguyenha có thể nói rỏ hơn không ? Và theo bạn mạch có thể thay đổi ra sao để nó phù hợp hơn.
                      Bạn có tài liệu chi tiết nào về mạch kích SCR này không ? Nếu mình làm được mạch này để cải tiến máy cho công ty với chi phí hợp lý thì rất cảm ơn các bạn.
                      Cảm ơn mọi người .
                      Tại sao cuộc sống không cho tôi biết tôi yêu điện tử sớm nhỉ. Bây giờ mới bắt đầu có quá muộn không......?

                      Comment


                      • #12
                        Bạn hãy tra con SCR mà bạn định sử dụng xem dòng kích mở của nó bằng bao nhiêu.... rồi từ đó bạn xem lại sơ đồ của bạn xem liệu con C1815 trong sơ đồ của bạn xem nó cho ra được dòng bao nhiêu có đủ dòng kích không từ đó chỉnh sửa cho fù hợp thì nó mới kích mở SCR mở và chạy theo ý muốn được, chúc bạn thành công...

                        Comment


                        • #13
                          Cảm ơn bạn.
                          Sau khi làm xong mạch mình sẽ post lên diển đàn cho anh em cùng xem nha. Hy vọng thành công
                          Tại sao cuộc sống không cho tôi biết tôi yêu điện tử sớm nhỉ. Bây giờ mới bắt đầu có quá muộn không......?

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi Ga_Thooje Xem bài viết
                            Cảm ơn bạn.
                            Sau khi làm xong mạch mình sẽ post lên diển đàn cho anh em cùng xem nha. Hy vọng thành công
                            Này,khoan làm đã.
                            Cái mạch của em chỉ kích được mỗi 1 con SCR thôi.Muốn kích 1 cặp thì điện áp kích phải nghịch pha nhau.Em quấn cuộn biến thế xung cho 2 cuộn thứ cấp,mỗi cuộn kích 1 SCR,như thế cách ly được nguồn 220v an tòan cho mạch điều khiển

                            Comment


                            • #15
                              "Sửa board mạch mất 3 giờ mới xong" -> Tại sao bạn không làm sẵn vài board sơ cua, khi hư chỉ cần thay vào là xong?

                              Không cần làm 22 bộ điều khiển đâu. Bạn bạn có thể cấp điện trực tiếp cho 11 tải và điều khiển 11 tải còn lại.

                              Để tăng tuổi thọ cho điện trở, bạn có thể chuyển điện áp từ 380V xuống 220V. Thay vì mắc tam giác (đấu mass vòng tròn?) thì mắc hình sao. Hoặc mắc nối tiếp điện trở với 1 điốt để giảm dòng. Nếu công suất không đủ thì tăng số lượng điện trở lên.

                              Với mạch điều khiển chỉ dùng 1 SCR, bạn chỉ có thể thay đổi công suất trong khoảng 0-50%. Mắc thêm 1 điốt ngược chiều với SCR, công suất có thể thay đổi trong khoảng 50%-100%

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              Ga_Thooje Tìm hiểu thêm về Ga_Thooje

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X