Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cần giúp về công nghệ sạc nhanh intelligent negotiation for optimum voltage(INOV).

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
    Trời ơi, ngưỡng an toàn về áp của pin li-ion là 4.2V, li-po là 4.3V, quá là dễ tới ngưỡng nổ đấy!
    Đã bảo là sạc nhanh thì cứ theo tiêu chuẩn hiện tại của người ta: pin hết sạc 15-30min đạt 50-80%, vì thế mới cần tính dung lượng!
    Vậy tại sao lại có cục quick charge 3.0 hoặc 4.0 lại có dãy điện áp từ 3.6V đến 20V vậy a?

    Comment


    • #17
      Cục sạc dù từ 1.0-10.0, dù áp từ 3.0V-30V thì nó luôn có Imax và nó phải bắt tay với vxl của đt nữa để mà có dòng sạc là bao nhiêu (<=Imax)và luôn có áp pin max là 4.3V, không thể lớn hơn( có thê là 4.31, 32, 33,...không đg 4.4V do sai số)

      Comment


      • #18
        Mình đoán thế này. Do các đt, tablet ngày nay dùng đầu cắm nhỏ (micro USB) nên không thể tải dòng quá 2A được. Giả sử cục pin có thể sạc với dòng 5A chẳng hạn. Khi đó phải cấp nguồn khoảng 12V/2A cho tablet. Trong tablet có mạch đổi từ 12V/2A thành 4V2/5A (mạch buck CC-CV) để sạc nhanh cho pin.
        sau.ph

        Comment


        • #19
          Mọi thứ có vẻ hợp lý rồi! Tks mấy sư huynh! Tiện thể có ai biết về MPPT của Solar Panel không? Cho em hỏi tý!

          Comment


          • #20
            Chân thành cảm ơn anh dinhthuong80 đã giải đáp cho em tới cùng! cảm ơn anh nhiều!

            Comment


            • #21
              Cái vụ sạc này có vẻ nhiều mâu thuẫn giữa chủ thớt quá ha.
              Cơ bản sạc nhanh mấy chấm hay điện áp vài chục volt thì vẫn phải tuân thủ 2 cái cực kỳ quan trọng là giới hạn dòng và áp.
              Về gh áp thì max là 4,2 hay 4,3 tùy loại pin.
              Gh dòng cơ bản phụ thuộc điện lượng mà pin sx.
              Vậy nếu để muốn kiểm chứng và hiểu rõ bạn nên kiếm 1 nguồn DC với dòng tải vô cùng, k sụt áp khi dùng và lắp mạch thử với gh áp. Và dòng b sẽ sạc với dòng imax mà pin chịu được, khi đó b sẽ biết thời gian thực của nonó thật sự nhanh như b muốn chưa nhé!
              Còn công nghệ sạc nhanh ngày nay k đơn thuần như xưa mà ngay cả cái điện thoại nó cũng thông minh hơn từ việc quản lý sạc cho tới số cell pin. 1 số loại hiện nay các nsx đã ghép nhiều hơn 1 cell vào. 2,3 cell chẳng hạn. Vì mục đích sạc 1 lúc sẽ nhân đôi hay 3 cho số cell pin do vậy ta sẽ lầm tưởng thời gian thực nó ngắn hơn nhiều.
              Giống việc b rót nước vào cái chai 1lít với cổ cchai phi 20 thì sẽ lâu hơn việc b rót vào 2 chai 0.5lít phi 20 (điều kiện lưu lượng nước rót như nhau)
              Và dĩ nhiên như vậy cho dù cái vòi b rót vô có bằng hay lớn hơn phi 20 thì tối đa nó cũng chỉ nhận theo phi 20 thôi,
              Còn khi b dùng 2 chai thì khi này phi sẽ là 40, nghĩa là sự rơi vãi hay tổn hao sẽ ít đi và nước đong nhanh hơn!

              Comment


              • #22
                Cái gì mà đổ 1 chai với 2 chai thế này. Thời gian Sạc 1 bộ 1 triệu cái cell mắc nối tiếp cũng như sạc 1 triệu cái cell mắc song song và cũng bằng thời gian sạc 1 cái cell mà thôi. Sao có thể nhầm lẫn 1 cách căn bản như vậy được...

                Comment


                • #23
                  Dạ em cảm ơn anh các anh đã tham gia bàn luận. Sau tất cả những góp ý của các anh thì em đúc kết được như thế này và chuẩn bị đi vào thiết kế và lập trình. Sạc nhanh thì dòng sạc sẽ cao hơn dòng sạc mà nhà sx khuyến khích, có thể là 2C 3C trong thời gian sạc ổn dòng. Trong thời gian này vxl sẽ luôn tục đọc nhiệt độ và áp suất để đảm bảo an toàn, nhưng như vậy sẽ làm tuổi thọ pin giảm nhanh. Thay vì vậy thì sử dụng cell pin có dung lượng nhỏ hơn. Nhưng sẽ ghép nhiều cell pin để có dung lượng lớn hơn.
                  Ưu điểm là chúng ta sẽ sạc với dòng sạc 1.5C, thời gian sạc sẽ nhanh hơn, tuổi thọ pin ít giảm hơn so với sạc dòng 2C hay 3C và chúng ta có thể sạc độc lập nếu có cell nào đạt nhiệt đột hay áp suất giới hạn. Thêm một ưu điểm nữa là dòng sạc sẽ cao hơn, ví dụ với cell pin 3000mAh thì nhà sx cũng chỉ khuyến khích sạc với dòng 1C, nếu sạc 2C 3C pin sẽ nhanh hư. Bây giờ sử dụng 2 cell pin 1500mAh ghép lại nhưng chúng ta có thể sạc nhanh với dòng là 3C mà tuổi thọ pin được an toàn hơn, vì mỗi cell sẽ được sạc với dòng 1.5C. sạc nhanh hơn, an toàn hơn và tối ưu hơn. Đó là cái tối ưu của sạc quick charge 2.0(5v 2A) và quick charge 3.0+.
                  Nhược điểm là chúng ta phải thiết kế bộ nguồn có công suất lớn hơn, nhưng với sạc di động tiêu chí nhỏ gọn thì 5V 2A là giới hạn. Bởi vậy người ta mới ra chuẩn sạc 3.0 và usb type C. Áp sạc của cục sạc lớn hơn nhưng dòng không cần lớn. Vì theo định luật bảo toàn công suất thì sau khi vào điện thoại, người ta sẽ dùng một mạch Buck để hạ áp xuống áp sạc, lúc này dòng sạc tăng lên dễ dàng. Lúc này bộ sạc không còn là bộ sạc mà nó sẽ trở thành bộ nguồn. còn việc sạc lúc này do smartphone điều khiển.
                  Đúc kết được như vậy mong mấy anh góp ý thêm. Cho em hỏi thêm là nếu sạc pin với nguồn dòng có được không ạ? Vì muốn có dòng thì phải có chênh áp, nếu dòng cao nhưng áp thấp hơn áp của cell pin hay acquy thì không sạc được đúng không ạ?

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi Mèo mướp Xem bài viết
                    Cái gì mà đổ 1 chai với 2 chai thế này. Thời gian Sạc 1 bộ 1 triệu cái cell mắc nối tiếp cũng như sạc 1 triệu cái cell mắc song song và cũng bằng thời gian sạc 1 cái cell mà thôi. Sao có thể nhầm lẫn 1 cách căn bản như vậy được...
                    Bạn có chắc điều tôi nói là sai k bạn?
                    Bạn nên nhớ trong điện thoại đường mạch và các chấu pin rất nhỏ, nếu nguồn cấp sạc dòng cao sẽ k tốt nên họ có nhiều cách khác để làm.
                    Còn việc bạn nói cũng đúng vì nối tiếp 10 cell (cùng thông số) thì điện áp cao hơn nên giới hạn áp của nó cũng là 10x gh.áp 1 cell chứ khi ấy gh áp đâu phải của 1 cell nữa. Ấy là nói đơn giản sạc 10 cell nối tiếp thôi đó. Thời gian nó cũng tương đương 1 cell nếu với công nghệ sạc nhanh nhé!
                    Còn việc tôi ví dụ 2 cái chai nghĩa là tổng điện lượng của dt khi này là của cả 2 cell (đối với máy 2cell)
                    Cho bạn tính xem sạc 1 cell hay sạc 2 cell có tổng điện lượng như nhau thì cái nào sạc full trong thời gian ngắn nhất đó?
                    Công nghệ sạc có nhiều kiểu. Bạn chứng minh điều tôi nói là sai đi đã hãy phát biểu vậy nhé!

                    Comment


                    • #25
                      Bạn @hungnghiaspkt nói như thế là đã tham khảo và ngấm nhiều rồi đó. Có khả năng bắt đầu rồi.
                      Dĩ nhiên sạc thì phải có chênh áp mới có dòng chứ. Tuy nhiên sạc càng gần thì dòng càng nhnhỏ lại và do vậy chỉ còn ổn áp thôi. Ban đầu nó chênh áp lớn nên cần ổn dòng theo giới hạn.
                      Như các thông tin mọi người đã chia sẻ và với cách tổng hợp #23 thì tôi nghĩ bạn có thể làm được đó.
                      Hi không biết còn thiếu mấu chốt nào quan trọng k nhờ các cao nhân ra tay giúp bạn ý.
                      Chúc b thành công.

                      Comment


                      • #26
                        Góp ý thêm thế này, "chú mèo đi hia" nói vậy là đúng đó, đã là sạc thì dù theo chuẩn thường hay chuẩn sạc nhanh thì dù sạc một cục pin dung luợng lớn hay n cục dung lượng nhỏ, dù mắc kiểu gì thì thời gian sạc vẫn không đổi, vì sạc là cấp dòng hợp lí cho cái dung lượng đó, thế mới có bộ sạc cho accu 3Ah, cho accu 200Ah, nếu không chỉ cần thiết kế một bộ sạc duy nhất với dòng 10A chẳng hạn, đem sạc cái 3Ah chỉ mất 0.3h, nó thành sạc cực nhanh, đem sạc bộ accu 400Ah chỉ mất...40h, nó trở thành...sạc siêu chậm cho bộ đèn exit!

                        Và vấn đề nữa chính là định luật bảo toàn, muốn được cái này thì bạn phải từ bỏ ít nhất một cái kia. Muốn sạc nhanh thì phải hi sinh thời gian sử dụng, nếu không, dù là pin, accu gì đi nữa cũng chỉ nên sạc dòng tối đa là C/10.

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                          Góp ý thêm thế này, "chú mèo đi hia" nói vậy là đúng đó, đã là sạc thì dù theo chuẩn thường hay chuẩn sạc nhanh thì dù sạc một cục pin dung luợng lớn hay n cục dung lượng nhỏ, dù mắc kiểu gì thì thời gian sạc vẫn không đổi, vì sạc là cấp dòng hợp lí cho cái dung lượng đó, thế mới có bộ sạc cho accu 3Ah, cho accu 200Ah, nếu không chỉ cần thiết kế một bộ sạc duy nhất với dòng 10A chẳng hạn, đem sạc cái 3Ah chỉ mất 0.3h, nó thành sạc cực nhanh, đem sạc bộ accu 400Ah chỉ mất...40h, nó trở thành...sạc siêu chậm cho bộ đèn exit!

                          Và vấn đề nữa chính là định luật bảo toàn, muốn được cái này thì bạn phải từ bỏ ít nhất một cái kia. Muốn sạc nhanh thì phải hi sinh thời gian sử dụng, nếu không, dù là pin, accu gì đi nữa cũng chỉ nên sạc dòng tối đa là C/10.
                          Bác dinhthuong80 cho em xin phép ý kiến ạ. Lý do ở #21 là nói thực tế với smartphone ghép trên 1 cell song song. Cách ví dụ như thế là việc chỉ ra việc sạc cho các cell được chia nhỏ ra với mỗi cell có thể sạc độc lập và quá trình sạc cũng giám sát kỹ hơn mức độ an toàn khi sạc của mỗi cell. Và đơn thuần là dòng tải trên đường mạch của smartphone nó cũng không quá cao vì main smartphone nó khá nhỏ, đa lớp vậy việc tải dòng cao là không ổn.
                          Việc bạn Mèo Mướp nói cũng không phải sai, nhưng vấn đề ở đây em nói là chỉ ra cách hoạt động sạc nhanh có nhiều cách, và cách tốt nhất là chia ghép nhiều cell sạc độc lập vẫn tốt hơn vì giám sát riêng được so với việc ghép nối tiếp nhiều cell à.

                          Không biết em trình bày vấn đề có rõ không hay khó hiểu để có bạn hiểu sai cách em nói nữa.

                          Comment


                          • #28
                            Theo bảo toàn công suất thì anh Mèo mướp nói đúng ấy nhỉ! Đọc kỹ thì ý 2 anh là như nhau, nên đừng cải nữa :3 ! ghép song song thì tăng dòng giữ áp, ghép nối tiếp thì tăng áp giữ dòng! Dung lượng là như nhau! Mà smartphone hay EV thì là ghép cả nối tiếp lẫn song song hay sao ấy! Còn về thời gian sạc là như nhau thì em không đồng ý. Quá trình chuyển hóa năng lượng có thể xảy ra nhanh hơn không đồng nghĩa là chiều ngược lại cũng nhanh hơn, vì có xúc tác và không có xúc tác nó khác. có thể là xẽ giảm nhanh hơn so với sạc tiêu chuẩn nhưng không nhanh như sạc. Vì công nghệ mới nhất hiện tại em thấy là có thể sạc trong 15p nhưng không thể nào xả trong 15p được. Nếu điều này xảy ra thì sạc nhanh không có ý nghĩa gì hết. Vì dòng sạc và dòng xả khác nhau.

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi Mèo mướp Xem bài viết
                              Cái gì mà đổ 1 chai với 2 chai thế này. Thời gian Sạc 1 bộ 1 triệu cái cell mắc nối tiếp cũng như sạc 1 triệu cái cell mắc song song và cũng bằng thời gian sạc 1 cái cell mà thôi. Sao có thể nhầm lẫn 1 cách căn bản như vậy được...
                              Theo dòng dưới thì đúng đó mèo ơi nối tiếp thì 1 cục đứt thì cà 1 triệu cục không đủ áp còn // thì có 999.999 cục có áp ,

                              Comment


                              • #30
                                Có thể là chưa hiểu nhau. Vì ở đây là nói đến thiết kế sạc nhanh, tức trước hết bộ cấp nguồn sẽ không bàn đến, nó phải đủ CS cho giới hạn dung lượng cần sạc. Thế thì chỉ cần biết thời gian cần sạc nhanh là bao nhiêu thôi ( theo tiêu chuẩn sạc nhah), không quan tâm cục/bộ pin ấy cấu tạo từ một hay nhiều cell, điều cần là tính ra dung lượng của nó để cấp dòng sạc cho phù hợp và điều khiển sạc bởi nhiệt đo được và giới hạn áp đầy pin, thế thôi.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Huunghiaspkt Tìm hiểu thêm về Huunghiaspkt

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X