Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch hạ áp bằng tụ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
    Tụ 0.2uF có dung kháng là 64k. Tại sao lúc cắm tụ vào ổ điện nghe tiếng nổ lép bép còn khi cắm trở 64k thì không nghe thấy gì?

    Mắc tụ nối tiếp với 2 led song song ngược chiều. Cắm, rút vào ổ điện dăm ba lần thì led chết mặc dù theo tính toán thì dòng tổng chỉ có 14 mA, dòng trung bình qua mỗi led chỉ có 7 mA. Dùng điện trở thì cắm rút thoải mái không bị chết led như khi dùng tụ?

    Lúc trước đã up cái hình soi oscillo lúc cắm tụ 1 uF vào điện 220V. Dòng điện nạp cho tụ từ 0V lên 310V là 40A chỉ trong vài micro giây nhưng đủ giết chết những linh kiện nhỏ. Phải thêm điện trở nối tiếp nữa thì led mới không bị chết.
    Cùng là nối p-n nhưng diode zenner và diode phát quang có khác nhau. Tại sao led hư thường hở mạch khi zenner hư thường thông mạch?

    PS: chưa kể khi bắt đầu cắm điện lần đầu, dù là 310V, đã có con tụ 220uF nối mass an toàn cho zen. Và thực tế mình test với zen chỉ 0.25W(0.5?)/5V1 loại dán với tụ 1uF, tắt mở hoài có nóng hay chết zen đâu, chắc hên linhkienchatluong nó bán đúng hàng chất lượng, 🤣
    //những gì mình viết ở trên (commen này) nhiều phần chưa đúng, chỉ xin đưa kết luận cuối cùng theo mô phỏng như sau:
    Attached Files

    Comment


    • Bàn về cái này càng lúc càng đi vào đường ma đạo đến nỗi không phân biệt được kết cấu của diod zenner và phát quang nữa . Diod chết do áp , áp cao zenner xả nhiều nên quá dòng sau . Linh kiện dc như 7805 dùng dc áp cao đưa vào xem có chết ic không .

      Comment


      • Tất nhiên là có áp mới sinh ra dòng điện bác ạ.
        Đặt giả sử đấu con zen 12V trực tiếp vô accu 12V mới sạc đầy thì nó chết vì áp hay dòng? Đương nhiên là vì áp accu, không có áp đó hay chỉ dùng cọc áp 4, 6, 8V thì nó đâu có chết.

        Và rõ ràng chính em đã dùng áp 245Vac, chỉ thông qua con tụ 0.84uF và R 11.5 ôm cấp cho cặp zen 5V1/0.25W đấu ngược đầu (ráp y mạch thớt, cho tải 270R), đóng mở điện liên tục mấy chục lần nó vẫn sống khi áp đỉnh cấp kia lớn biết chừng nào.

        Haiz, tẩu hỏa nhập ma với cái ông ráp ra mạch...khác người này mất!!

        Và lí thuyết cũng thật khó kiểm chứng. Nhất là cái vụ tụ điện tiêu thụ, làm hao phí điện năng kia mà nhiều người tin, lắm kẻ, nhà máy lại cứ thích gắn cái của nợ hao phí ấy nữa chứ!!!
        Bác nói con 7805 thì y chang kiểu này, nếu cứ gắn R hạn dòng để con zen trong ic khi có tải ra và không tải ra an toàn thì em nghĩ chắc nó không hư đâu.

        PS: ngày xưa em học ngành Vật lý Ứng dụng, ít nghiên cứu sâu lí thuyết, chỉ ứng dụng luôn lí thuyết vào thực nghiệm thành thử bị ám ảnh, hở tí là làm thí nghiệm kiểm chứng liền, hì hì.
        ♡◇♧♤Bác nào tuyệt đối tin lí thuyết "đóng điện zenner hư vì áp cấp 220Vac cao" thì đánh bạc với em, em gởi mạch dưới nhờ bác đóng ngắt liên tục ở 250Vac luôn, em chỉ mong con zenner dỏm này nó chết thôi, em xin chịu phí chuyển bo và 100K vì bác bỏ thời gian giúp nó chết. (Tất nhiên, làm khoa học phải trung thực rồi, ai lại lấy cái accu 24V làm nó chết rồi nói do đóng điện!!!)
        Attached Files

        Comment


        • Led chỉ có mấy chục mW làm sao đem so với zener hàng W. Nếu có trở hạn dòng, có tụ hoá chống sốc điện thì led cũng đâu có chết.

          78xx thì cần phải có biến áp. Đâu có nhỏ gọn bằng tụ hạ áp.

          Tóm lại là tuỳ trường hợp mà ta chọn mạch nguồn thích hợp. Mạch này chọn trị số linh kiện hợp lý thì vẫn dùng được.

          Nhớ lúc trước có bác nào đưa lên cái mạch cầu 1 zener+3 diot thường.
          sau.ph

          Comment


          • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

            Tóm lại là tuỳ trường hợp mà ta chọn mạch nguồn thích hợp. Mạch này chọn trị số linh kiện hợp lý thì vẫn dùng được.

            .
            Đồng ý với bạn, mạch thiết kế tồi tệ đó vẫn có thể dùng tốt nếu trị số linh kiện phù hợp, diode zen chết vì dòng tải chứ không vì điện áp AC lớn ( tất nhiên dòng do áp sinh ra nhưng khống chế được).

            Nhờ mô phỏng mà giờ đây vấn đề sáng tỏ rồi, các bạn hãy xem hình dưới để rút ra nguyên nhân chính nhé ( chưa kể lí do quá độ).

            Chúng ta cần phải tin tưởng tuyệt đối vào lí thuyết đã được thực tế kiểm nghiệm, chứng minh.
            Chúng ta nên làm thí nghiệm kiểm chứng những gì người khác nói chứ đừng nghe ai hết vì công trình của giáo sư, tiến sĩ, nhà bác học lỗi lạc rồi cũng có lúc không còn phù hợp, giả như thuyết tiến hóa của Đác-uyn, cơ chế sinh ra tia X trong SGK 12 ngày xưa (dùng tới 1998, vì không biết giờ đã được chỉnh lí chưa), ....
            Attached Files

            Comment


            • Cậy có R2 mắc ngang C2 thêm R1 ,R7 nối tiếp hạn chế xung áp đỉnh nên mới đề nghị đánh bạc à không ăn thua đâu , cái mạch hạ áp này mình làm mấy chục năm rồi cải tiến cho nó khỏi bị vụ xài thường xuyên không sao rồi ngày nào đó cắm điện cái là bụp thì thua chứ làm nó hư thì dễ dàng .

              Đồng ý là cái nào lạc hậu thì phải thay nhưng mạch dùng zenner thay diod có tốt lành gì hơn mạch cũ đâu , mạch hạ áp này toàn hư cầu diod loại nhỏ , hư tụ đầu vào , hư zenner , nổ tụ lọc , hư led còn diod 4007 hiếm khi hư .

              Comment


              • Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                Cậy có R2 mắc ngang C2 thêm R1 ,R7 nối tiếp hạn chế xung áp đỉnh nên mới đề nghị đánh bạc à không ăn thua đâu , cái mạch hạ áp này mình làm mấy chục năm rồi cải tiến cho nó khỏi bị vụ xài thường xuyên không sao rồi ngày nào đó cắm điện cái là bụp thì thua chứ làm nó hư thì dễ dàng .

                Đồng ý là cái nào lạc hậu thì phải thay nhưng mạch dùng zenner thay diod có tốt lành gì hơn mạch cũ đâu , mạch hạ áp này toàn hư cầu diod loại nhỏ , hư tụ đầu vào , hư zenner , nổ tụ lọc , hư led còn diod 4007 hiếm khi hư .
                Bác có chắc là đóng mở khoảng 30 lần trong 30s-3 phút sẽ có con zen hư không nè?

                Em đồng ý với bác thiết kế dùng zen trong cầu diode là tồi tệ, dễ chết zen, nhưng theo em thì nguyên nhân là do dòng qua nó hoặc lí do khác chứ không vì điện áp cấp cao, vì dù có tải hay không dòng này vẫn lớn như dòng mà tụ hạn được, dù khi có tải thì dòng ngược (ổn áp) nhỏ đi, đỡ hơn.

                Bởi nếu đúng là do áp như các bác nói, thì trong tối đa chục lần đóng mở nó phải hư chứ, và bác giải thích con tụ hạn dòng( hạ áp) thực tế cũng hay hư là vì đâu? ( không thể vì áp vì em từng dụng tụ 450V với mạch thường ở điện nhà đèn vẫn hư).

                Mời bác xem video em đóng mở hơn chục lần, cái mạch... gạ bạc ở 248V/50Hz, nó vẫn ổn áp 15V:
                https://youtu.be/W5p-YJMLuyU

                PS: chuyện xài thường xuyên không sao, lâu lâu cắm điện hư là không thể đổ lỗi như thiết kế mạch này được. Vì nếu vậy, làm sao giải thích cho 2 cái ti vi led 40" của em, một cái Sony, một cái Samsung, cứ hết bảo hành không lâu là hôm trước bình thường, hôm sau cắm điện thì hư, không lên một cách lạ kì. Chẳng lẽ bọn kĩ sư chúng nó lại ứng dụng những thiết kế tồi tệ tương vào ti vi led hay sao bác?

                Comment


                • Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                  Diod chết do áp , áp cao zenner xả nhiều nên quá dòng sau . Linh kiện dc như 7805 dùng dc áp cao đưa vào xem có chết ic không .
                  Trường hợp 7805 là khác bác ơi, data nó ghi rõ là Vi max 35V, tức không cần trở hạn dòng làm gì, cứ Vin dưới 35V cấp vào là OK, ngược lại thì có thể vì con trở hạn dòng cho zenner trong ic là cố định, dẫn tới Iz quá mức, chết zenner, hư ic hoặc áp Vi trên 35V đó gây hư l/k nội bộ ic.
                  Còn zenner nó không hề ghi giới hạn áp vào, nó đặc trưng dòng, bất chấp áp vào, miễn sao dòng qua nó trong giới hạn thì OK. (Tất nhiên là dùng áp 500kV cấp qua một R cũng vẫn được miễn là vị trí áp đủ xa để an toàn tĩnh điện/phóng điện)

                  Trường hợp hư nối p-n do áp cao tĩnh điện như bác kia nói là hoàn toàn đúng, ví như mình làm bọc nilon nhiễm điện, treo con zenner hay l/k nối p-n gì đó dù cách điện lơ lửng thì đưa bọc nilon lại gần, nối p-n sẽ bị phá hủy bởi áp tĩnh điện cao.
                  Còn trường hợp thớt này không phải như vậy.
                  Việc bác nói mạch tụ hạ áp này toàn hư l/k khác ngoài diode 4007 là hoàn toàn đúng, hợp logic, vì cứ giả sử trường hợp thằng thiết kế ngu đến mức cho con 4007 chạy max 1A liên tục thì mỗi con cũng chỉ phải nuốt cỡ 0.7W so với thân xác và chân kim loại to lớn của nó cũng rất lợi thế hơn nhiều:
                  • tụ hóa thì khô điện phân,
                  •zenner 1W thì thân xác nhỏ hơn và Ip chỉ có 380mA khi 4007 tới 5A,
                  •tụ hạ áp thì dòng AC qua liên tục, chịu mọi sự cố lưới điện như nhiễu cao tần, gai nhiễu cao áp,... và thường nó là tụ 400V chỉ chịu cỡ 600Vmax, 4007 thì tới 1000V!

                  Đây, em theo lời bác, gắn thử luôn con ic L7805 vào mạch tụ hạ áp 1uF. Đã thử thay con 330R sao cho Vi =20.5V, đóng mở hơn chục lần liên tục, nó vẫn bình thường, trong khi hiệu ứng tĩnh điện thì chắc hư trong một nốt nhạc:

                  PS: bác nào nhận làm hư ic 7805 giúp em chỉ bằng cách đóng mở điện áp cấp 220-240Vac và/hoặc đóng mở tải thuần trở 5V/35mA trong điều kiện áp ac bình thường thì cho em xin địa chỉ, em sẽ gởi mạch đó ạ.😂
                  Attached Files
                  Last edited by dinhthuong80; 05-10-2020, 11:34. Lý do: Thêm giải thích

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                    ...Trường hợp hư nối p-n do áp cao tĩnh điện như bác kia nói là hoàn toàn đúng, ví như mình làm bọc nilon nhiễm điện, treo con zenner hay l/k nối p-n gì đó dù cách điện lơ lửng thì đưa bọc nilon lại gần, nối p-n sẽ bị phá hủy bởi áp tĩnh điện cao.
                    Còn trường hợp thớt này không phải như vậy...
                    Linh kiện hỏng do số hạt mang điện đi qua trong một đơn vị thời gian lớn hơn thiết kế thì nó hỏng. Trong bán dẫn là electron. Mà số hạt electron đi qua linh kiện trong một đơn vị thời gian là cường độ dòng điện. Tĩnh điện giống như bản cực của tụ điện được tích điện nên khi phóng điện làm di chuyển cực nhiều hạt electron trong thời gian rất ngắn, nghĩa là cường độ dòng điện cao hơn thiết kế

                    Tĩnh điện cũng là điện, cũng làm hỏng linh kiện do cường độ dòng điện lớn, ở thớt này zener chết từ từ, còn tĩnh điện thì đột tử nhưng cũng đều giống nhau, không khác

                    Comment


                    • Vài chục năm trước, học sinh lớp đệ tứ ( lớp 9 bây giớ) trường kỹ thuật như Cao thắng, Cao Đạt, Nguyễn trường Tô, La sand đã thông thạo dùng tụ cho điện áp thấp. Trợ huấn cụ bấy giờ do Mỹ cung cấp các biểu đồ. Chỉ cần biết áp vào bao nhiêu volt Ac. Áp ra bao nhiêu volt DC, dòng tải bao nhiêu Ma, vẽ 1 đường thẳng trên biểu đồ sẽ biết dùng tụ bao nhiêu uf.

                      Vài chục năm trước học sinh đã làm được mạch. Vài chục năm sau sinh viên cũng làm được mạch với sự giúp đỡ của các chương trình mô phỏng free. Các sinh viên kết luận hùng hồn và thách thức nhau đánh bạc.

                      Vài chục năm trước các học sinh kỹ thuật lớp đệ tứ đó, ai hỏi tại sao có dòng 15Ampe qua mạch mà dùng được. Các em sẽ trả lời tại sao có dòng này, dòng này tồn tại lâu hay mau tại vì..........Do đó linh kiện cần phải đạt các yêu cầu này.....

                      Vài chục năm sau các sih viên không cần biết hay không biết điều này, chỉ cần mô phỏng không hư linh kiện là đủ rồi...

                      Nền giáo dục đi lên hay đi xuống?

                      Comment


                      • Datasheet là 1 chuyện thiết kế mạch là chuyện khác nếu mạch hư lk cần suy xét nguyên nhân chính để khắc phục từ gốc , con 7805 nếu đưa áp cao vào nó sẽ nóng lâu dần thì đi nên nguyên nhân chính là áp còn nếu tải ngang cs ic quá nóng lâu dần cũng đi là chết do dòng .

                        Để 7805 cho bền là sử dụng 70% cs và áp vào max 9 vdc .

                        Xung áp đỉnh là cái xung sinh ra khi mới cấp nguồn không phải cái áp 310 vdc kia đâu khi gặp xung này lk bán dẫn đều bị đánh thông , các mạch nguồn hạ áp và nguồn xung phần lớn bị hư vì cái xung này .

                        Xung này sinh ra ngẫu nhiên nên tắt mở liên tục vài chục lần hay cả ngàn lần cũng chưa chắc xảy ra đâu rồi vô thức bật cái là bùm hư đèn ngủ hay ti vi , đèn bóng led .

                        Comment


                        • Con 7805, chiếu theo cái mạch em ráp trên ( theo thông số đo được và tính toán) thì điện trở hạn dòng cho zen của nó khoảng 620 ôm. Nếu cấp vào 35V thì con zen đó phải gánh dòng ngược ổn áp khi không tải là:

                          [35V-(5V+0.7V) ]/620ôm = 47.2mA (Vz=5V, 0.7V=Vbe), và phải tiêu tán công suất:

                          Pz = 5V x 47.2mA = 236mW, khá là nóng đấy! Trong khi nó tích hợp vào IC thì công suất chắc cũng chỉ 0.25W là cùng.

                          Trước khi vào bàn luận ở đây, em cũng định lên hỏi vì sao cái mạch điều khiển từ xa 3 rơle củe em, hàng TQ, nó rất nhỏ gọn, dùng mạch hạ áp bằng tụ ổn áp zen 12V mạch thường ( chỉ 1 zen) rồi qua 7805 cấp cho VXL, lại chỉ hay hư tụ hạ áp.

                          Hình như nó dùng tụ gốc 1.5uF, đã hư được e thay bằng tụ CBB22 0.68uF/400V để tiết kiệm điện chờ. Vài tháng lại hư tụ, lại thay bằng tụ 1uF/450V, sau cũng lại hư.
                          Có lẽ nó hư bởi máy lạnh, ti vi, máy bơm,... vì nó được cắm điện hầu như 24/24. Nguyên nhân hư tụ hạn dòng chắc là nhiễu cao áp của mấy thiết bị đó.

                          PS: Công nhận thằng Nhật nó kĩ tính thật, tất cả các loại đèn led nó mua công ty em là nó yêu cầu Pf >0.95 và đúng chuẩn chống nhiễu hài EMC, THD,... Thế nên em cứ phải thường xuyên chỉnh sửa, thêm thắt linh kiện cho đạt 2 tiêu chí này dù linh kiện nhập TQ cũng thuộc hàng chất lượng.

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                            Vài chục năm sau các sih viên không cần biết hay không biết điều này, chỉ cần mô phỏng không hư linh kiện là đủ rồi...

                            Nền giáo dục đi lên hay đi xuống?
                            Bác qua Webdien mà xem, toàn nhân viên điện lực mà cứ tin và đổ lỗi cho tụ bù tiêu thụ điện năng, khi có tụ lại tổn thất hơn nhiều khi không tụ ( tất nhiên nó nó phải tiêu thụ, nhưng một lượng rất nhỏ so với gì nó làm được).
                            Rồi mấy cái clip động cơ vĩnh cửu, máy phát điện free, nguồn điện miễn phí vô hạn được lấy từ quạt CPU, từ nam châm ổ cứng,... mà dân mình cũng khá nhiều người tin sái cổ luôn ấy, chắc mấy ông như Newton, ông đưa ra cái định luật bảo toàn năng lượng có vấn đề hết rồi!

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

                              Bác qua Webdien mà xem, toàn nhân viên điện lực mà cứ tin và đổ lỗi cho tụ bù tiêu thụ điện năng, khi có tụ lại tổn thất hơn nhiều khi không tụ ( tất nhiên nó nó phải tiêu thụ, nhưng một lượng rất nhỏ so với gì nó làm được).
                              Rồi mấy cái clip động cơ vĩnh cửu, máy phát điện free, nguồn điện miễn phí vô hạn được lấy từ quạt CPU, từ nam châm ổ cứng,... mà dân mình cũng khá nhiều người tin sái cổ luôn ấy, chắc mấy ông như Newton, ông đưa ra cái định luật bảo toàn năng lượng có vấn đề hết rồi!
                              Biết sai.
                              Kệ, người ta sai mình cũng sai theo cho chắc ăn. Ai phản đối cứ mạnh miệng cãi là xong.
                              Tốp người này hiện nay nhiều lắm.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                                Vài chục năm trước, học sinh lớp đệ tứ ( lớp 9 bây giớ) trường kỹ thuật như Cao thắng, Cao Đạt, Nguyễn trường Tô, La sand đã thông thạo dùng tụ cho điện áp thấp. Trợ huấn cụ bấy giờ do Mỹ cung cấp các biểu đồ. Chỉ cần biết áp vào bao nhiêu volt Ac. Áp ra bao nhiêu volt DC, dòng tải bao nhiêu Ma, vẽ 1 đường thẳng trên biểu đồ sẽ biết dùng tụ bao nhiêu uf.

                                Vài chục năm trước học sinh đã làm được mạch. Vài chục năm sau sinh viên cũng làm được mạch với sự giúp đỡ của các chương trình mô phỏng free. Các sinh viên kết luận hùng hồn và thách thức nhau đánh bạc.

                                Vài chục năm trước các học sinh kỹ thuật lớp đệ tứ đó, ai hỏi tại sao có dòng 15Ampe qua mạch mà dùng được. Các em sẽ trả lời tại sao có dòng này, dòng này tồn tại lâu hay mau tại vì..........Do đó linh kiện cần phải đạt các yêu cầu này.....

                                Vài chục năm sau các sih viên không cần biết hay không biết điều này, chỉ cần mô phỏng không hư linh kiện là đủ rồi...

                                Nền giáo dục đi lên hay đi xuống?
                                Bác ơi còn trường Donbosco nữa học sinh ra trường toàn người giỏi về lý thuyết lẫn thực hành học sinh trường khác trong đó có em chỉ có ngưỡng mộ chứ không dám ti toe gì .

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhchanh Tìm hiểu thêm về lanhchanh

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X