Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điện áp ắc quy khi đầy là bao nhiêu vôn 13,8 hay 12,6v

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    Hai bác đói thủ truyền kiếp TML và VVP lại tái ngộ nhỉ.!
    Mình thì làm cái mạch nạp bằng nguyên lí là dò áp để phát hiện accu cạn và cho nạp với dòng lớn nhất có thể (hạn dòng max ). Khi accu đầy dần thì dòng nạp cũng giảm dần. Mình sẽ cho ngắt nguồn nạp khi dòng giảm đến mức yêu cầu tương đương với accu đầy. Dò dòng khi ngắt nạp để tránh tình trạng accu đầy ảo làm mạch nạp hiểu sai và có thể nạp cho nhiều loại accu có mức áp đầy khác nhau.
    Cái bình 85A của mình mua năm 2009 mà đến năm 2015 vẫn còn chạy tích điện dc tương đối tốt có khả năng là gặp hên hay do cách nạp này mình cũng chưa biết. Chắc đợi cái accu thứ 2 xem sao.

    Comment


    • #77
      Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
      Bqv không nói tất cả ắc-quy chì, nhưng cụ thể đối với cái ắc-quy chì người tàu bán sang đây, dùng bộ nạp tàu bán sang đây (hoặc đám xạc VN nhập bo mạch tàu) thì nạp thả nổi là rất tai hại đối với tuổi thọ. Kể cả hàng Chilwee gì gì thì cũng vậy thôi.
      Thôi thì biết vậy mình khắc phục được điểm nào thì khắc phục a Việt ạ.Táo tầu thì xưa nay vẫn vậy,nó sản xuất theo nhu cầu của Việt Nam mình,mà người Việt mình thì ham rẻ.Cái sạc nó quyết định tương đối đến độ bền cái bình.Mà đi mua nó rẻ như cái sạc điện thoại thì làm sao mà chả nhanh hỏng bình.

      Comment


      • #78
        Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
        Hai bác đói thủ truyền kiếp TML và VVP lại tái ngộ nhỉ.!
        Mình thì làm cái mạch nạp bằng nguyên lí là dò áp để phát hiện accu cạn và cho nạp với dòng lớn nhất có thể (hạn dòng max ). Khi accu đầy dần thì dòng nạp cũng giảm dần. Mình sẽ cho ngắt nguồn nạp khi dòng giảm đến mức yêu cầu tương đương với accu đầy. Dò dòng khi ngắt nạp để tránh tình trạng accu đầy ảo làm mạch nạp hiểu sai và có thể nạp cho nhiều loại accu có mức áp đầy khác nhau.
        Cái bình 85A của mình mua năm 2009 mà đến năm 2015 vẫn còn chạy tích điện dc tương đối tốt có khả năng là gặp hên hay do cách nạp này mình cũng chưa biết. Chắc đợi cái accu thứ 2 xem sao.
        Đây là phương pháp nạp kinh điển và thông dụng nhất. Phương pháp này dựa vào dòng nạp rất nhỏ so với giá trị nạp ban đầu, báo hiệu accu đầy để ngừng nạp.
        Sự kiện này không sai nhưng chưa phải hòan tòan đúng, Thí dụ accu nếu nạp dòng = 1/10 điện dung accu trong 10h sẽ đầy, bây giờ bị sulfat nhẹ chỉ còn nạp 9h là đầy. Cứ thế nạp tiếp tục đến n lần, dung lượng accu giảm đáng kể, chỉ còn nạp vài giờ là dòng rất nhỏ so với ban đầu.

        Câu hỏi làm sao biết accu đầy 100%, câu trả lời: đo tỷ trọng acid là chính xác nhất.
        Thí dụ ban đầu châm acid có tỷ trọng 23 độ B vào accu, Accu hết điện tỷ trọng acid là 20 độ B, nạp điện cho đến khi tỷ trong acid trở lại 23 độ B là accu đầy 100% .
        Ngày xưa không ai đo điện accu bằng VOM để nói accu đầy cả, họ dùng đồng hồ đo có gắn điện trở rất nhỏ, đo từng ngăn accu, dòng tải qua điện trở đỏ rực. Nếu điện thế >= 2.1 volt, ngăn đó tốt, đo tuền tự hết 6 ngăn, ngăn nào cũng >= 2.1 volt là accu đầy điện.
        Ngày nay cứ nói điện thế > 12.6volt là accu đầy hòan tòan không có cơ sở khoa học. Thậm chí còn có nhà thông thái cho rằng đo tỷ trọng acid là sai nữa.

        Comment


        • #79
          Đo tỷ trọng cũng cho kết quả tương đối thôi bác. Chưa kể với bình khô, kín khí thì phương án này bất khả thi.

          Lý do nó cho kết quả tương đối là vì các nhà SX họ ko thống nhất chung 1 mức tỷ trọng cho các bình flooded. Với cùng 1 nhà SX thì ở các bình dùng với tải trọng lớn như ứng dụng cho xe nâng điện tỷ trọng dung dịch của họ cũng cao hơn. Ngoài ra còn phải kể đến bình mới cũ thì tỷ trọng cũng khác nhau.

          Phương pháp nông dân của em để sạc cho bình đầy là sạc với dòng tối đa C/10 theo thông số của bình, hạn áp 14.4V hoặc theo thông số áp trong giới hạn ghi trên vỏ bình của từng nhà SX, theo dõi dòng sạc tới mức nào nó ko thể giảm xuống thấp hơn được nữa. Và chốt ngưỡng kia lại làm mức chuyển sang thả nổi. Kiểm tra và chốt lại ngưỡng sạc mới khi thời gian sạc đầy tăng lên dài hơn. Vì bình theo thời gian nó cũ đi thì dòng dò cũng cao hơn bình mới nên phải chỉnh ngắt lên sớm hơn.

          Nói mới nhớ lại con Vitalizer gel 12V/50Ah/10hr. Chạy mấy năm trời mà ngưỡng ngắt nó gần như ko thay đổi. Duy có điều là dòng xả max cho phép và điện áp khi đầy của nó ko được cao như các dòng accu của Vision, Fiamm. Con ấy em sạc có 14.2V/7A max cho chế độ sạc mạnh.

          Comment


          • #80
            Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
            1-Đo tỷ trọng cũng cho kết quả tương đối thôi bác. Chưa kể với bình khô, kín khí thì phương án này bất khả thi.

            Lý do nó cho kết quả tương đối là vì các nhà SX họ ko thống nhất chung 1 mức tỷ trọng cho các bình flooded. Với cùng 1 nhà SX thì ở các bình dùng với tải trọng lớn như ứng dụng cho xe nâng điện tỷ trọng dung dịch của họ cũng cao hơn. Ngoài ra còn phải kể đến bình mới cũ thì tỷ trọng cũng khác nhau.

            2-Phương pháp nông dân của em để sạc cho bình đầy là sạc với dòng tối đa C/10 theo thông số của bình, hạn áp 14.4V hoặc theo thông số áp trong giới hạn ghi trên vỏ bình của từng nhà SX, theo dõi dòng sạc tới mức nào nó ko thể giảm xuống thấp hơn được nữa. Và chốt ngưỡng kia lại làm mức chuyển sang thả nổi. Kiểm tra và chốt lại ngưỡng sạc mới khi thời gian sạc đầy tăng lên dài hơn. Vì bình theo thời gian nó cũ đi thì dòng dò cũng cao hơn bình mới nên phải chỉnh ngắt lên sớm hơn.

            Nói mới nhớ lại con Vitalizer gel 12V/50Ah/10hr. Chạy mấy năm trời mà ngưỡng ngắt nó gần như ko thay đổi. Duy có điều là dòng xả max cho phép và điện áp khi đầy của nó ko được cao như các dòng accu của Vision, Fiamm. Con ấy em sạc có 14.2V/7A max cho chế độ sạc mạnh.
            1- Nhà sản xuất A dùng tỷ trọng cao thì theo nồng độ của họ. Nhà sản xuất B dùng tỷ trọng thấp thì theo tỷ trọng của họ, tỷ trọng 23 độ B chỉ là tỷ trọng thông thường không bắt buộc phải theo.Bình cũ và mới khác nhau tỷ trọng vì chính bị sulfat mà không nạp đầy làm tỷ trọng bị hạ.
            Nói đo tỷ trọng chỉ cho kết quả tương đối thì không còn phương pháp nào tốt hơn.Nói bình khô kín khí bất khả thi thì chíinh xác.

            2- tôi muốn hỏi thnhfdc thế này: 1 accu có diện tích điện cực 20cm2 Pbo2 điện áp đầy 12.6volt và 1 accu thứ 2 có diện tích 40cm2 Pbo2 điện áp đầy 12.6volt, cả 2 bình cùng châm acid có tỷ trọng giống nhau.
            câu hỏi:
            1- Bình có diện tích 40cm2 Pbo2 sau khi hết điện đã tái nạp lại có diện tích 20cm2 Pbo2 giống như bình 1 có đạt điện thế đầy là 12.6volt như bình 1 không? giải thích lý do.

            Comment


            • #81
              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

              Nói đo tỷ trọng chỉ cho kết quả tương đối thì không còn phương pháp nào tốt hơn.
              Bác nói em mới nhớ... Ngày xưa đi lái xe hay bị hết accu. Đem vào "gara vườn" để sạc, chúng nó bèn tháo sạch các nút dùng để châm nước, rồi giải thích là "để accu mau đầy, lại chống... tràn"!!!

              Sạc một hồi nó còn cân lại cái accu, nói xanh rờn: "Đầy rồi đấy"!!!

              Nghe đâu bọn nó sau này thất nghiệp đi làm nghề "nghiên cứu điện tử vạn năng".

              Bác mà gặp bọn này, nên cân đong đo đếm đã, kẻo lại tốn sức cãi lộn.
              Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

              Comment


              • #82
                Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                Đây là phương pháp nạp kinh điển và thông dụng nhất. Phương pháp này dựa vào dòng nạp rất nhỏ so với giá trị nạp ban đầu, báo hiệu accu đầy để ngừng nạp.
                Sự kiện này không sai nhưng chưa phải hòan tòan đúng, Thí dụ accu nếu nạp dòng = 1/10 điện dung accu trong 10h sẽ đầy, bây giờ bị sulfat nhẹ chỉ còn nạp 9h là đầy. Cứ thế nạp tiếp tục đến n lần, dung lượng accu giảm đáng kể, chỉ còn nạp vài giờ là dòng rất nhỏ so với ban đầu.

                Câu hỏi làm sao biết accu đầy 100%, câu trả lời: đo tỷ trọng acid là chính xác nhất.
                Thí dụ ban đầu châm acid có tỷ trọng 23 độ B vào accu, Accu hết điện tỷ trọng acid là 20 độ B, nạp điện cho đến khi tỷ trong acid trở lại 23 độ B là accu đầy 100% .
                Ngày xưa không ai đo điện accu bằng VOM để nói accu đầy cả, họ dùng đồng hồ đo có gắn điện trở rất nhỏ, đo từng ngăn accu, dòng tải qua điện trở đỏ rực. Nếu điện thế >= 2.1 volt, ngăn đó tốt, đo tuền tự hết 6 ngăn, ngăn nào cũng >= 2.1 volt là accu đầy điện.
                Ngày nay cứ nói điện thế > 12.6volt là accu đầy hòan tòan không có cơ sở khoa học. Thậm chí còn có nhà thông thái cho rằng đo tỷ trọng acid là sai nữa.
                Chỗ cuối cùng bác VVP có chút hiểu nhầm. Người mở luồng hỏi là ắc-quy đầy thì điện áp bao nhiêu : 13,8 hay 12,6V chứ không khẳng định ắc-quy 13,8V / 12,6V là đầy. Cái ắc-quy bình thường đầy ở trạng thái ổn định thì điện áp 12,6V hoặc cao hơn chút; nhưng cái ắc-quy có điện áp 12,6 - 13,8V thì không chắc đã đầy. Chắc hẳn mọi người đều đồng ý ở cái vụ này.

                Còn chuyện nạp thả nổi có tốt hay không, có cần hay không, có ảnh hưởng đáng kể tới tuổi thọ hay không ... thì vẫn còn tranh luận mãi ...
                Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                Comment


                • #83
                  Bác gõ nhầm tên em rồi. Với bình flooded thì em ít tiếp xúc hơn. Nhưng cũng xin trả lời bác là bình có diện tích bản cực 40cm2 (đúng ra phải tính bằng cm3, nhưng cứ cho nó có cùng độ dày, chỉ quy ra bề mặt cho dễ tính) mà tái nạp lại mới chỉ đạt 20cm2, tương đương oxit hóa được 50% diện tích bản cực từ PbSO4 sang PbO2 thì nó mới chỉ đầy 1 nửa. Điện áp trên 2 đầu cọc chưa thể đạt được tới 12.6V. Nó chưa đầy. Nhưng nếu nạp cho nó chuyển hóa hoàn toàn thì vẫn đạt điện thế đầy 12.6V như cũ.

                  Tỷ trọng acid ở 2 bình này khi nạp đầy là giống nhau vì nó cũng được châm acid ban đầu có tỷ trọng giống nhau. Vì diện tích bản cực lớn hơn cũng đòi hỏi dung tích bình lớn hơn. Hay cụ thể là lượng acid ở bình 40cm2 phải gấp đôi bình 20cm2.

                  Và ở trường hợp này tuy dung lượng 2 bình khác nhau nhưng kết quả đo với tỷ trọng kế để phán đoán dung lượng là chính xác như nhau.

                  Bác xem em giải tạm thế có ổn ko. Chứ em vẫn thấy nên quy hết sang cm3 với lit...

                  Comment


                  • #84
                    Đối với ắc-quy nước flooded, các nguồn Internet đều khẳng định rằng đo tỷ trọng dung dịch là cách xác định đầy chính xác nhất. Dù là trang Battery University, Wikipedia và đám tham khảo của nó ...

                    Đối với ắc-quy khô/kín thì chỉ có thể đo gián tiếp. Cho tới nay, đo điện áp vẫn là cách dễ nhất (và may thay, đối với ắc-quy còn tốt thì đúng là điện áp 2 cực có tỷ lệ với lượng điện chứa bên trong thật). Ngoài ra cũng có cách khác là đo sự thay đổi của dòng/áp khi nạp, còn gọi là phương pháp theo dõi độ chênh lệch (delta).

                    Với "trường phái" nạp thả nổi, bộ nạp duy trì điện áp cố định ở giai đoạn 2 đồng thời theo dõi dòng nạp giảm dần. Khi thấy dòng nạp dưới một ngưỡng nào đó thì "coi như" đầy. Nhưng rõ ràng đối với bình tự phóng mạnh thì sẽ là không bao giờ đầy. Phương pháp delta ở đây là theo dõi sự giảm của dòng nạp (delta I) : nếu trong một quãng thời gian nếu lượng giảm của dòng nạp không đáng kể (mặc dù bản thân dòng nạp vẫn có) - tức delta I = 0 thì có nghĩa là bình đã đầy.

                    Tương tự ở "trường phái" nạp bổ sung ngắt quãng, khi bơm một dòng nhỏ cố định qua ắc-quy, nếu trong một quãng thời gian nào đó nếu điện áp ắc-quy không thấy tăng lên nữa (delta V = 0) cũng có thể coi là bình đã đầy.

                    Vấn đề của phương pháp theo dõi độ chênh này vẫn là : hoặc phải có người kinh nghiệm theo dõi liên tục, hoặc máy nạp phải thông minh một chút - không thể chỉ đơn giản là chuyển 3 trạng thái bằng mỗi phần cứng.
                    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                    Comment


                    • #85
                      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                      1- Nhà sản xuất A dùng tỷ trọng cao thì theo nồng độ của họ. Nhà sản xuất B dùng tỷ trọng thấp thì theo tỷ trọng của họ, tỷ trọng 23 độ B chỉ là tỷ trọng thông thường không bắt buộc phải theo.Bình cũ và mới khác nhau tỷ trọng vì chính bị sulfat mà không nạp đầy làm tỷ trọng bị hạ.
                      Nói đo tỷ trọng chỉ cho kết quả tương đối thì không còn phương pháp nào tốt hơn.Nói bình khô kín khí bất khả thi thì chíinh xác.

                      2- tôi muốn hỏi thnhfdc thế này: 1 accu có diện tích điện cực 20cm2 Pbo2 điện áp đầy 12.6volt và 1 accu thứ 2 có diện tích 40cm2 Pbo2 điện áp đầy 12.6volt, cả 2 bình cùng châm acid có tỷ trọng giống nhau.
                      câu hỏi:
                      1- Bình có diện tích 40cm2 Pbo2 sau khi hết điện đã tái nạp lại có diện tích 20cm2 Pbo2 giống như bình 1 có đạt điện thế đầy là 12.6volt như bình 1 không? giải thích lý do.
                      Trả lời vấn đề này cần kiến thức về bản chất ắc quy hoạt động như thế nào.Đây cũng là vấn đề mà cháu và nhiều người đều không thực sự hiểu rõ.Dưới đây là cách cháu hiểu :
                      - Ắc quy đầy điện Bản cực dương là PbO2,cực âm là Pb.Giữa chúng là axit H2SO4. Cái này theo cháu hiểu nôm na là 2 loại kim loại khác nhau và dung dịch điện phân nó sẽ sinh ra 1 hiệu điện thế
                      - Ắc quy phóng điện sau 1 quá trình phản ứng lung tung gì đấy.1 phần cực âm và cực dương bị ăn mòn chuyển thành PbSO4.Về phần điện đóm ta thấy điện áp ắc quy giảm.Còn bên trong ắc quy thì sao.Cực dương là hỗn hợp pbo2 và pbso4,cực âm là hỗn hợp pb và pbso4.giữa chúng là dung dịch H2SO4 đã bị loãng hơn.Rõ ràng 2 cái phần Pbso4 trên 2 bản cực giống nhau nó k thể sinh ra điện.Vậy lúc này Điện áp ắc quy sao lại giảm.Là do dung dịch điện phân loãng đi do mất axit?.Và khi phản ứng hoàn toàn thì 2 bản cực chuyển hết thành PbSo4.Giữa chúng lúc này hầu như là Nước?.Lúc đó ắc quy hết điện hoàn toàn vì dù còn dung dịch điện phân thì 2 thanh kim loại giống nhau cũng chẳng sinh ra điện
                      Vậy giải thích cho câu hỏi của bác Vi cháu nghĩ là bình 40Cm2 PbO2 tái nạp lại chỉ được có 20cm2 PbO2 thì phần còn lại rõ là PbSO4.Do đó điện áp nó sẽ nhỏ hơn 12,6 vì lúc này H2SO4 LOÃNG hơn nhiều.
                      Sau 1 hồi phân tích thấy hợp lý thế nhỉ .:d

                      Comment


                      • #86
                        Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
                        Bác gõ nhầm tên em rồi. Với bình flooded thì em ít tiếp xúc hơn. Nhưng cũng xin trả lời bác là bình có diện tích bản cực 40cm2 (đúng ra phải tính bằng cm3, nhưng cứ cho nó có cùng độ dày, chỉ quy ra bề mặt cho dễ tính) mà tái nạp lại mới chỉ đạt 20cm2, tương đương oxit hóa được 50% diện tích bản cực từ PbSO4 sang PbO2 thì nó mới chỉ đầy 1 nửa. Điện áp trên 2 đầu cọc chưa thể đạt được tới 12.6V. Nó chưa đầy. Nhưng nếu nạp cho nó chuyển hóa hoàn toàn thì vẫn đạt điện thế đầy 12.6V như cũ.

                        Tỷ trọng acid ở 2 bình này khi nạp đầy là giống nhau vì nó cũng được châm acid ban đầu có tỷ trọng giống nhau. Vì diện tích bản cực lớn hơn cũng đòi hỏi dung tích bình lớn hơn. Hay cụ thể là lượng acid ở bình 40cm2 phải gấp đôi bình 20cm2.

                        Và ở trường hợp này tuy dung lượng 2 bình khác nhau nhưng kết quả đo với tỷ trọng kế để phán đoán dung lượng là chính xác như nhau.

                        Bác xem em giải tạm thế có ổn ko. Chứ em vẫn thấy nên quy hết sang cm3 với lit...
                        Tạm thời chưa nói về cm2 hay cm3 chất Pbo2, vì nó thuộc về accu khởi động hay kích điện sẽ nói sau.
                        Có 2 trường hợp cần nói ở đây:
                        1- Đứng ở góc xả điện accu phóng điện chỉ còn diện tích 20cm2 Pbo2 thì điện thế accu vẫn còn là 12v6, đúng như lời mod bqviet nói là đủ điện nhưng accu không đầy.
                        2- Đứng ở góc nạp điện không bao giờ nạp 20cm2 Pbo2 của accu 40cm2 Pbo2 mà có điện thế 12.6 volt. Tụi khoai tây căn cứ vào đâu để nhận định accu nạp đầy điện 100% là 12.6volt ? và thuyết nạp thả nổi khi dòng nạp còn rất nhỏ ra đời.

                        Thanhfdc còn muốn nghe tôi giải thích tại sao không bao giờ nạp 50% mà đạt 12.6 volt và nên nạp thả nổi thế nào không?

                        @uret87:Không phải tỷ trọng acid cao là điện thế cao đâu cháu, cháu có thể kiểm tra khi accu hết điện, thay acid mới có tỷ trọng cao điện thế accu vẫn không tăng.
                        Last edited by vi van pham; 09-07-2017, 14:12. Lý do: thêm @uret87.

                        Comment


                        • #87
                          Đúng là còn phải phân ra 2 trường hợp nạp và xả. Em bổ xung thêm trường hợp nạp với accu bị sulfat hóa 50% diện tích bản cực nữa là 3.

                          Nếu xét ở vấn đề đo trực tiếp ở accu nước thì ở trường hợp 1 nồng độ dung dịch sẽ ở giữa khoảng nạp đầy hẳn với đói hẳn ở thằng 40cm2. Nếu dùng phương pháp gián tiếp đo điện áp hở tải thì em chắc chắn nó ko thể đạt 12.6V. Cái này thì bác mới đặt ra vấn đề nên em cũng muốn học hỏi thêm. Muốn nghe bác giáo huấn.

                          Trong thực tế khi mua lại bình VRLA cũ, về dùng tiếp thì các bác nhà em cũng cân lên, bình nào nặng nhất thì ưu tiên. Có mấy ae thử nạp thêm acid cho bình, loại Fiamm 12/160Ah. Loại này phủ gel ngăn bốc hơi nước nên phải "tiêm", tăng nồng độ dung dịch các bác ấy thấy áp cao hơn. Nhưng em thì cho rằng về lâu dài sẽ ko ổn, vì nó thừa quá nhiều gốc SO4, dễ gây sulfat hóa bình. Ngoài ra thêm quá nhiều dung dịch acid vào có thể gây tăng áp suất bình khi sạc do lượng nước cũng tăng.

                          Quay trở lại với trường hợp 2 và 3. Giữa 1 bình mới, chỉ được nạp 50% diện tích bản cực và 1 bình cũ bị sulfat hóa 50% diện tích bản cực. Cái có thể phán đoán là dung lượng phóng nó gần như tương đương, trừ việc bình cũ bị sulfat hóa 50% sẽ có nội trở cao hơn và dòng phóng tối đa sẽ thấp hơn. Nhưng áp sau khi sạc, max cho bình sulfat và bình mới nạp 50% kia có bằng nhau ko??? Bản cực cũng là PbSO4 mà sao cái bình mới kia sạc thêm được mà cái bình cũ ko thể nào sạc thêm được.

                          Về nguyên lý cũng giống như câu hỏi bác đặt ra. Chỗ này cần bác thông não giùm.

                          Cái điện áp đo được và cái dung lượng xả được, ko đồng nhất, nếu bình cùng dung lượng. Có 1 ông anh bảo là nên dùng kích điện dùng áp cao như 48V hơn là dùng 12V chỉ là vì 48V dùng được 48-44 thì nhiều hơn 12-11 chứ chả thèm tính đến công suất, dòng xả hay dung lượng bình. Em im lặng.

                          Comment


                          • #88
                            Điện thế accu quyết định bởi ngưỡng nồng độ acid sulfuric, người ta đã nghiên cứu và sử dụng nó với nồng độ tối ưu là 23 độ B để không bị sulfat, còn ngưỡng của nó khõang mười mấy độ B là đạt 2,1 volt cho 1 ngăn tôi không nhớ chính xác.

                            1- trường hợp thứ 1: Bao phủ phân nữa diện tích điện cực bằng bao nylon, xả hết điện 20cm2 điện cực, tỷ trọng hạ thấp (nhưng vẫn lớn hơn ngưỡng) sau đó mở bao nylon ra cho điện cực tiếp xúc với acid sẽ có điện áp 12.6 volt không tải. Câu này tôi chơi tiểu xảo không fair play vì nghỉ thanhfdc cũng thuộc lọai "nghiên cứu điện tử vạn năng" xin lỗi nhé.

                            2- trường hợp thứ 2: Thanhfdc trả lời câu này đúng, nạp 50% không bao giờ đạt 12,6 volt do tỷ trọng dưới ngưỡng.
                            Khi nạp tỷ trọng trên ngưỡng ( chưa bằng tỷ trọng 23 độ B) vẫn sẽ đạt điện áp 12.6 volt dù accu chưa đầy 100%, vì vậy mới phải nạp thả nổi vào giai đọan cuối để điện cực Pbo2 không tác động với acid khi ngưng nạp, có nghĩa là nếu ngưng nạp, điện áp sẽ tự xả điện < 12.6vol. Nếu chưa hiểu tôi sẽ nói rõ hơn.

                            3-Trường hợp thứ 3 câu hỏi của thanhfdc là: " Nhưng áp sau khi sạc, max cho bình sulfat và bình mới nạp 50% kia có bằng nhau ko??? Bản cực cũng là PbSO4 mà sao cái bình mới kia sạc thêm được mà cái bình cũ ko thể nào sạc thêm được."

                            Giống như câu 2 nếu sau khi nạp tỷ trọng acid tăng lên lớn hơn ngưỡng sẽ có điện áp 2 bình bằng nhau ( trường hơp này sulfat ít chứ 50% không thể nào có điện áp bằng nhau"
                            Còn tại sao không thể nào nạp thêm được vì phản ứng hóa học trong accu mất cân bằng. Nếu chưa hiểu tôi sẽ nói rõ hơn.

                            Comment


                            • #89
                              Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                              Hai bác đói thủ truyền kiếp TML và VVP lại tái ngộ nhỉ.!
                              Mình thì làm cái mạch nạp bằng nguyên lí là dò áp để phát hiện accu cạn và cho nạp với dòng lớn nhất có thể (hạn dòng max ). Khi accu đầy dần thì dòng nạp cũng giảm dần. Mình sẽ cho ngắt nguồn nạp khi dòng giảm đến mức yêu cầu tương đương với accu đầy. Dò dòng khi ngắt nạp để tránh tình trạng accu đầy ảo làm mạch nạp hiểu sai và có thể nạp cho nhiều loại accu có mức áp đầy khác nhau.
                              Cái bình 85A của mình mua năm 2009 mà đến năm 2015 vẫn còn chạy tích điện dc tương đối tốt có khả năng là gặp hên hay do cách nạp này mình cũng chưa biết. Chắc đợi cái accu thứ 2 xem sao.
                              A cho e xem hình acquy của a được không a ?

                              Comment


                              • #90
                                Như vậy gặp bình acquy khô thì làm sao đo được từng ngăn?

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                uret87 Tìm hiểu thêm về uret87

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X