Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tổng hợp các bài viết về IC TDA7294

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Rất cảm ơn bạn đã chia sẻ kiến thức! mình chẳng hề có một kiến thức gì về công thức , thông số và thế nào là âm trầm bao nhiêu hz...và mình tin chắc rằng ở nước ta người thực sự có kiến thức để am hiểu tường tận về loa chỉ đếm trên đầu ngón tay! mình chỉ là dân diy amater để thỏa cái thú chọc ngoáy và niềm đam mê loa lủng mà thôi
    mình đã phá hỏng rất nhiều gỗ vì đóng thùng loa nên cũng có tí ti kinh nghiệm,và đã khá thành công với mẫu thùng bandpass đang dùng (ý kiến khách quan của rất nhiều người nghe thử)
    Không biết loa sub của mình đang "cắt " ở bao nhiêu hz. nhưng nó không ngại thể loại nhạc nào,dù là dance,metal rock,pop,trữ tình ...cũng có thể đôi loa vệ tinh polkaudio của mình chơi tốt ở dãi trầm từ 80 - 200hz như bạn nói...
    Và nếu bạn nói thùng này không phải thùng bandpass thì mình không biết phải gọi nó là gì. mình kém tiếng anh nên nhờ bạn hay bác nào trên D Đ dịch hộ,xin cảm ơn các bác!
    Attached Files

    Comment


    • Nguyên văn bởi nongdanfo Xem bài viết
      Thank bác nhiều ! Chiều nay em mới nhận được ạ . Pót vội cái hình lên cho anh em chiêm ngưỡng
      Bác quét lên mạch cái gì thế ạ ? nhựa thông à ?? mạch này cứ thế mà hàn linh kiện vào hay phải đánh bay lớp nhựa đó đi ạ ??
      Lần đầu nên gà quá ạ
      Đấy là nhựa thông bác ạ,em quét lên để lớp đồng không bị ôxy hóa ,bác cứ để nguyên lớp nhựa đó,hàn linh kiện càng tốt ! chúc bác thành công.

      Comment


      • Nguyên văn bởi blackmask23 Xem bài viết


        - Xin trả lời bạn là ko có sub bandpass nào dùng ngoài trời cả, âm siêu trầm ko định hướng nghe ngoài trời ko thấy j cả, cái con loa số 1 đó thực ra là lai giữa bandpass và vented,nó ko có lỗ hơi mà chỉ chắn ở trước mặt loa 1 phần tăng độ sâu âm bass, loại này vẫn có thể cho ra bass với tần số cắt trên 100 nên mới có thể hiệu quả khi đặt ngoài trời mới có 2 cái tay xách 2 bên để tiện chuyển,
        -loại thùng sub nào cũng có ưu nhược điểm riêng, được cái nọ mất cái kia nhưng việc bạn muốn thùng sub BP chơi bass trên 80hz là điều vô phương dù có thay đổi độ dài lỗ hơi thế nào đi nữa vì mình đã dùng nhiều phần mềm thiết kế thùng loa, đồ thị dải tần của thùng BP giới hạn ở mức 80hz, lí tưởng cho làm loa siêu trầm theo đúng nghĩa, các âm trên 80 không thể qua được cái lỗ sâu đó vì âm bass trên 100 nó chỉ đi đuợc theo đường thẳng ko luồn theo đường cong từ màng loa tới lỗ hơi( thường nhà thiết kế tránh đặt lỗ hơi nhìn thẳng vào màng loa là do vậy) thiết kế vậy để thằng nào trên 80HZ ko ra ngoài được, chỉ có âm siêu trầm mới qua được lỗ đó giống tiếng uỳnh uỳnh của ống xả ô tô tải đó, bây giờ có thể hiểu được từ 'không định hướng' của âm trầm vì nó có thể đi vòng)
        ko tin mai bạn thử mang loa sub BP ra sân mở hết cỡ xem có thấy ông hàng xóm ra thăm ko

        - thùng BP cho âm bass cao nhất khi lỗ hơi ngắn nhất là bằng 0 giống cái thùng trên cùng trong ảnh và khi đó ko phải do âm trầm giảm đi mà là do các âm cao hơn thoát ra được 1 ít,
        -mạch siêu trầm có volume tần số cắt mà dùng cho thùng BP cũng vô phương vì âm bass trên 80 đâu có qua đc mà chỉnh nỗi j, bass nghe nhạc hay từ 60-200HZ=> thích hợp cho xem phim, các bài nhạc bass sâu<80hz, ko hợp rock, dănce
        - ưu điểm của thùng BP là thùng loa có tác dụng như 1 lọc trầm như bạn nói nên mạch lọc ko cần phức tạp,
        -cho âm bass rất sâu và mềm
        -thỏa mãn tính ko định hướng, dưới 80hz nên ko biết âm trầm phát ra từ đâu =>âm bass hòa nhập với các loa vệ tinh, ko có cảm giác là loa sub chơi nhạc 1 chỗ, các loa kia hát thì cứ hát, bị tách biệt
        -Kinh doanh thì theo chiều hướng tạo cho khách hàng cảm giác ấn tượng về độ mạnh của loa sub, khi vào siêu thị lớn không gian rộng họ thường bật các loa sub vendted để quảng cáo, nghe bass thật là mạnh nhưng khách hàng họ đâu có biết được về vấn đề âm trầm phải ko định hướng mới đúng con nào mạnh là múc con đó liền, giống như con Z5500, khi bật bạn có cảm giác âm bass phát ra từ đó , nó ko hòa nhịp với các loa, nhưng nó vẫn bán chạy
        Đây là một hệ thống loa chơi trong các buổi liveshow hoặc hòa nhạc dùng 4 sub
        18D

        Bạn tham khảo thông số và giá thành ở đây:http://www.electromusic.co.uk/dB-Tec...rt-System.html
        Attached Files

        Comment


        • Nguyên văn bởi thanh_tungdl Xem bài viết
          Rất cảm ơn bạn đã chia sẻ kiến thức! mình chẳng hề có một kiến thức gì về công thức , thông số và thế nào là âm trầm bao nhiêu hz...và mình tin chắc rằng ở nước ta người thực sự có kiến thức để am hiểu tường tận về loa chỉ đếm trên đầu ngón tay! mình chỉ là dân diy amater để thỏa cái thú chọc ngoáy và niềm đam mê loa lủng mà thôi
          mình đã phá hỏng rất nhiều gỗ vì đóng thùng loa nên cũng có tí ti kinh nghiệm,và đã khá thành công với mẫu thùng bandpass đang dùng (ý kiến khách quan của rất nhiều người nghe thử)
          Không biết loa sub của mình đang "cắt " ở bao nhiêu hz. nhưng nó không ngại thể loại nhạc nào,dù là dance,metal rock,pop,trữ tình ...cũng có thể đôi loa vệ tinh polkaudio của mình chơi tốt ở dãi trầm từ 80 - 200hz như bạn nói...
          Và nếu bạn nói thùng này không phải thùng bandpass thì mình không biết phải gọi nó là gì. mình kém tiếng anh nên nhờ bạn hay bác nào trên D Đ dịch hộ,xin cảm ơn các bác!
          mình nói rồi mà nó là thùng lai BP( tức là thùng BP có độ dài lỗ thông hơi =0, diện tích lỗ rất lớn gồm 4 lỗ lớn dài dài chiếm phân nửa mặt trước đó nên nó cho phép âm trên 80 qua được, dùng cho ca nhạc ngoài trời được,khi độ dài ống =0 mà lỗ lại trước mặt loa thì âm bass trên 100 có thể phóng thẳng ra ngoài, còn nếu ống dài thì tiếng bass trên 100 đi vòng nó chịu chết ko qua ra ngoài đc chỉ có âm bass thấp, dài hơi mới qua đc.trong đoạn tiếng anh nó nói đó là thể loại thùng band -pass rồi sau đó lại ghi là là bass -reflex(thùng kín) mình ko dịch đc rõ từng từ chỉ hiểu chung ý nó hình như đúng là lai giữa thùng kín và BP , giống kiểu thùng kín có mặt che phía trước rồi nó gọi là 1 loại BP,
          nếu bạn tăng đường kính ống của bạn lên gấp đôi thì âm bass cao hơn tí nhưng độ sâu giảm nhiều, bộ loa của bạn nghe nhạc mình nghĩ là rất hay đấy, vì công suất lớn hơn loa vi tính mà tiếng bass sâu, âm trung cao lanh lảnh, tạo nên 1 tổng thể âm trong sáng kết hợp với bass sâu mạnh mẽ, nhưng các dòng loa trên thế giới thường đi theo 2 trường phái :
          1 nghe âm đẹp nhưng bị mất một khoảng dải tần nào đó người nghe ít để ý
          2 nghe âm trung thực toàn bộ dải tần được truyền tải nhưng âm không đẹp như trên
          nhưng vì lí do cạnh tranh và làm sao ấn tượng với khách hàng nên các hãng loa chủ yếu đánh vào tâm lí khách hàng họ sẽ mua bộ nào trình diễn ấn tượng, giống như khi bạn chỉnh equalizer cho âm li bạn luôn muốn tăng cột bass và treb lên còn mid thì muốn giảm đi chút nghe âm thanh hoành tráng hơn
          Vì vậy để kết hợp các yếu tố trên mình quyết định làm thêm cho loa vệ tinh 1 driver chơi bass cao từ 100=>200 để đánh tiếng trống ếch trong nhạc rock, mà chỉ có kiểu thùng kín rèplex có thể cho âm bass dải này tốt nhất mà ko 1 loại thùng nào có thể tốt hơn mặc dù hiệu suất thấp, bạn đã từng nghe đến đài 939 chưa, nhà mình ngày xưa có 1 cái giờ hỏng rồi, nghe bass cao đặc biệt là modern talking rất hay mặc dù các bài bass sâu nó ko ấn tượng,
          bộ pok audio của bạn nếu 2 kênh vệ tinh ko có phân tần, ko cắt mất bass của nó thì nó sẽ đảm nhiệm cả bass cao và mid, treb nhưng loa gì chơi 1 lúc ba dải cũng ko tốt lắm vì khi muốn hát to lên thì bass cũng to theo, loa lồi ra nhiều, cs sẽ hạn chế, 3 dải tần chơi chung trong 1 loa sẽ ảnh hưởng nhau 1 ít mặc dù trên thực tế vẫn có loa toàn dải
          còn bộ của mình thì đã dùng mạch bass treb cắt hết bass của loa vệ tinh rồi, nhưng cảm giác bắt thằng sub chơi cả bass cao vẫn thấy ko khoái và chắc chắn ko hay bằng việc mình đóng thêm 1 driver bass cao( mới chỉ là ý tưởng)
          thùng kín chơi dải 200 tốt cũng do nó tạo đươc sự kháng áp suất thích hợp hơn thùng có lỗ
          Attached Files
          Last edited by blackmask23; 16-05-2010, 16:02.
          Ốm bệnh vì điện tử
          Nhẵn túi vì DIY
          Muốn được chuyển nhà lên chợ trời
          ĐT: 0975660533

          Comment


          • Nguyên văn bởi thanh_tungdl Xem bài viết
            Đây là một hệ thống loa chơi trong các buổi liveshow hoặc hòa nhạc dùng 4 sub
            18D

            Bạn tham khảo thông số và giá thành ở đây:http://www.electromusic.co.uk/dB-Tec...rt-System.html
            àh mình nhớ ra cái thằng sub này rồi 1 cửa hàng loa sân khấu nó bán loại này nó là sub chuyên dùng cho sân khấu, nó gồm 2 khoang 1 khoang là 1 thùng kín có đít loa chổng ra ngoài (có tác dụng của nó đấy ạ) và chắn 1 phần của thùng còn lại, chắn khoảng 1/2 diện tích thùng, hôm nọ mình cải tiến con sub cũ theo kiểu đó nghe bass ko sâu bằng như cũ nhưng chơi dance rất mạnh,
            Ốm bệnh vì điện tử
            Nhẵn túi vì DIY
            Muốn được chuyển nhà lên chợ trời
            ĐT: 0975660533

            Comment


            • Nguyên văn bởi blackmask23 Xem bài viết


              mình nói rồi mà nó là thùng lai BP( tức là thùng BP có độ dài lỗ thông hơi =0, diện tích lỗ rất lớn gồm 4 lỗ lớn dài dài chiếm phân nửa mặt trước đó nên nó cho phép âm trên 80 qua được, dùng cho ca nhạc ngoài trời được,khi độ dài ống =0 mà lỗ lại trước mặt loa thì âm bass trên 100 có thể phóng thẳng ra ngoài, còn nếu ống dài thì tiếng bass trên 100 đi vòng nó chịu chết ko qua ra ngoài đc chỉ có âm bass thấp, dài hơi mới qua đc.trong đoạn tiếng anh nó nói đó là thể loại thùng band -pass rồi sau đó lại ghi là là bass -reflex(thùng kín) mình ko dịch đc rõ từng từ chỉ hiểu chung ý nó hình như đúng là lai giữa thùng kín và BP , giống kiểu thùng kín có mặt che phía trước rồi nó gọi là 1 loại BP,
              nếu bạn tăng đường kính ống của bạn lên gấp đôi thì âm bass cao hơn tí nhưng độ sâu giảm nhiều, bộ loa của bạn nghe nhạc mình nghĩ là rất hay đấy, vì công suất lớn hơn loa vi tính mà tiếng bass sâu, âm trung cao lanh lảnh, tạo nên 1 tổng thể âm trong sáng kết hợp với bass sâu mạnh mẽ, nhưng các dòng loa trên thế giới thường đi theo 2 trường phái :
              1 nghe âm đẹp nhưng bị mất một khoảng dải tần nào đó người nghe ít để ý
              2 nghe âm trung thực toàn bộ dải tần được truyền tải nhưng âm không đẹp như trên
              nhưng vì lí do cạnh tranh và làm sao ấn tượng với khách hàng nên các hãng loa chủ yếu đánh vào tâm lí khách hàng họ sẽ mua bộ nào trình diễn ấn tượng, giống như khi bạn chỉnh equalizer cho âm li bạn luôn muốn tăng cột bass và treb lên còn mid thì muốn giảm đi chút nghe âm thanh hoành tráng hơn
              Vì vậy để kết hợp các yếu tố trên mình quyết định làm thêm cho loa vệ tinh 1 driver chơi bass cao từ 100=>200 để đánh tiếng trống ếch trong nhạc rock, mà chỉ có kiểu thùng kín rèplex có thể cho âm bass dải này tốt nhất mà ko 1 loại thùng nào có thể tốt hơn mặc dù hiệu suất thấp, bạn đã từng nghe đến đài 939 chưa, nhà mình ngày xưa có 1 cái giờ hỏng rồi, nghe bass cao đặc biệt là modern talking rất hay mặc dù các bài bass sâu nó ko ấn tượng,
              bộ pok audio của bạn nếu 2 kênh vệ tinh ko có phân tần, ko cắt mất bass của nó thì nó sẽ đảm nhiệm cả bass cao và mid, treb nhưng loa gì chơi 1 lúc ba dải cũng ko tốt lắm vì khi muốn hát to lên thì bass cũng to theo, loa lồi ra nhiều, cs sẽ hạn chế, 3 dải tần chơi chung trong 1 loa sẽ ảnh hưởng nhau 1 ít mặc dù trên thực tế vẫn có loa toàn dải
              còn bộ của mình thì đã dùng mạch bass treb cắt hết bass của loa vệ tinh rồi, nhưng cảm giác bắt thằng sub chơi cả bass cao vẫn thấy ko khoái và chắc chắn ko hay bằng việc mình đóng thêm 1 driver bass cao( mới chỉ là ý tưởng)
              thùng kín chơi dải 200 tốt cũng do nó tạo đươc sự kháng áp suất thích hợp hơn thùng có lỗ
              Mình thấy cái khái niệm "lai" có vẻ không ổn lắm!không biết các hãng sản xuất loa nghĩ gì về khái niệm này nhỉ?
              mình lại có cách hiểu đơn giản hơn về subwoofer:
              subwoofer thường có 3 dạng
              1: closed box là thùng thấy mặt loa nhưng không có lỗ hơi
              2: vented box là thùng thấy mặt loa và lỗ thông hơi
              3: bandpass box là thùng thấy lỗ thông hơi nhưng không thấy mặt loa
              mình không tán thành cách nghĩ là thùng BP không chơi được công suất lớn và chơi được ngoài trời
              thêm vài dẫn chứng:
              chúc vui.
              Attached Files

              Comment


              • Nguyên văn bởi thanh_tungdl Xem bài viết
                Mình thấy cái khái niệm "lai" có vẻ không ổn lắm!không biết các hãng sản xuất loa nghĩ gì về khái niệm này nhỉ?
                mình lại có cách hiểu đơn giản hơn về subwoofer:
                subwoofer thường có 3 dạng
                1: closed box là thùng thấy mặt loa nhưng không có lỗ hơi
                2: vented box là thùng thấy mặt loa và lỗ thông hơi
                3: bandpass box là thùng thấy lỗ thông hơi nhưng không thấy mặt loa
                mình không tán thành cách nghĩ là thùng BP không chơi được công suất lớn và chơi được ngoài trời
                thêm vài dẫn chứng:
                chúc vui.
                lên google và gõ từ active bandpass subwoofer kết quả là 1 loạt loa như kiểu trên, đều có lưới bảo vệ mặt loa vì nó ko có lỗ hơi, mặt loa hướng thẳng ra mặt lưới, active là 1 loại cải tiến hoạt động linh hoạt hơn loại BP gốc , dải tần rộng hơn vì sân khấu yêu cầu bass chắc mới truyền đi xa đc ra không gian rộng, nó cải tiến rồi gọi là cái gì đó theo cách của nó , còn thùng BP nguyên gốc của nó thì ko thể nào mà chơi ngoài trời , hiệu quả ko cao
                Attached Files
                Ốm bệnh vì điện tử
                Nhẵn túi vì DIY
                Muốn được chuyển nhà lên chợ trời
                ĐT: 0975660533

                Comment


                • Tất cả các loa trong web dưới đây đều là dạng ACTIVE nè bạn:
                  http://www.cherubini.com/en/departme...ers.asp?Page=6
                  Nếu băn khoăn hơn về nghĩa thì tham khảo thêm:
                  http://tratu.vn/dict/en_vn/Active
                  Tốn nhiều giấy mực thì nó vẫn là BANDPASS

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi nongdanfo Xem bài viết
                    Có rất nhiều bài viết về amply 7294. Mình xin mạo muội tổng hợp lại 1 số điểm cần lưu ý khi lắp amply này cho các bạn tham khảo và để dễ dàng cho việc tra cứu và lắp ráp.
                    Bài sau đây tôi sưu tầm được bên vnav.net:
                    1. CHUẨN BỊ LINH KIỆN & MẠCH ĐIỆN:

                    Tự lắp TDA7294 cũng không khó lắm, theo tôi chỉ cần có khả năng hàn được các mối hàn nhỏ tí ti ở chân con IC này là OK. Về phần mạch điện nó cũng không gì phức tạp lắm, nên tôi chỉ nói sơ qua vài điểm cơ bản.

                    * TDA 7294: được thiết kế dùng cho các ứng dụng audio HIFI, họat động ở class AB, tầng công suất dùng DMOS. Điện áp họat động tối đa của TDA7294 (100V:+/-50V khi không có tín hiệu vào) vào khỏang +/-40V, nhưng lúc đó công suất tiêu tán của IC sẽ vượt ngưỡng khi dùng với tải 4ohm. Mức ngưỡng an tòan là ở khỏang +/- 30V.

                    *Bộ nguồn nên có công suất tối thiểu 80VA cho một kênh. Hiện tôi đang sử dụng cục nguồn xuyến hiệu Hòan Cầu mua ở Nhật Tảo 10A 220VAC/ đôi 28VAC sau khi nắn và lọc áp ra khỏang +/-35V. TDA7294 được thiết kế để có thể họat động tốt với nguồn kém ổn định rất tốt, có lẽ vì thế nó có tới 4 chân cấp nguồn 7/13 - 8/15, vì vậy không cần thiết phải làm thêm mạch regu cho phần nguồn. Về công suất và điện áp họat động cho TDA7294 nên tham khảo datasheet của hãng, như tham khảo trên internet thì mỗi mạch cho ra độ méo hài và công suất khác nhau 50W/60W/70W v.v. tùy theo tải của loa và phải đo đạc thực tế mới biết chính xác.

                    * TDA7294 được thiết kế sẵn với mạch MUTE và STANDBY bên trong, mạch này có tác dụng làm câm tiếng và chống tiếng bụp khi mới bật nguồn, ngòai ra nó còn có và mạch bảo vệ quá nhiệt và mạch bảo vệ ngắn mạch đầu ra. Ở nhiệt độ 145°C TDA7294 sẽ chuyển qua trạng thái MUTE và chuyển qua chế độ STANDBY ở nhiệt độ 150°C. Vì vậy được khuyến cáo không nên cho TDA họat động khi nó không được gắn vào miếng tỏa nhiệt. Thực tế khi chạy thì TDA7294 rất nóng, đặc biệt với những bài có nhiều tiếng bass và nhất là với tải loa 4ohm, vậy tốt nhất nên lắp nó trên một tấm tỏa nhiệt càng lớn càng tốt. Có thể gắn thêm cái quạt nhỏ cho mát, nhưng sẽ ồn hơn.

                    * Chú ý quan trọng là phần vỏ tỏa nhiệt của TDA7294 được nối với nguồn V-- âm của nguồn cung cấp. Khi thi công nếu miếng tỏa nhiệt được bắt xuống mass ta phải lót miếng cách điện chịu nhiệt cho nó, hoặc cách ly miếng tỏa nhiệt với mass và đấu thêm 1 con tụ .1mf từ miếng tỏa nhiệt xuống mass. Để tỏa nhiệt đuợc tốt có thể mua keo cách địên dẫn nhiệt phết lên IC và miếng tỏa nhiệt, miếng lót dẫn nhiệt cách điện.

                    * Để chi tiết hơn các bạn có thể down load datasheet của con IC TDA 7294 và tham khảo thêm trên Internet.

                    Thành phần linh kiện cơ bản cho 1 kênh gồm:

                    - R1=22K; điện trở vào nếu trị số lớn hơn sẽ làm tăng tổng trở vào và ngược lại.

                    - R2=680 ohm; R3= 22K; điện trở hồi tiếp, thay đổi sẽ làm tăng giảm độ lợi (gain). TDA 7294 nóng nhiều hay ít một phần cũng do trị số của 2 điện trở này.

                    R2 lớn hơn 680ohm sẽ làm giảm độ lợi, nhỏ hơn 680ohm sẽ làm tăng độ lợi.
                    R3 lớn hơn 22K sẽ làm tăng độ lợi, nhỏ hơn 22K sẽ làm giảm độ lợi.

                    - R4=22K; R5=10K kết hợp với C3=10mf; C4=10mf là mạch MUTE và STANDBY ở chân 9, 10 của TDA7294. Mạch này có tác dụng làm câm tiếng và chống tiếng bụp khi mới bật nguồn. Mạch ở ngòai Nhật Tảo dùng C3=C4=47mf. Thực tế tôi đang dùng C3=C4=22mf. Nếu muốn các bạn có thể thay đổi trị số để thử. Vì không muốn làm thêm công tắc cho mạch MUTE/STANDBY nên tôi treo nó lên V++ qua 1 điện trở 10K.

                    - C1=0.47mf tụ input; C2=22mf tụ hồi tiếp; C5=22mf tụ bootstrapping. Thay đổi trị số và chất lượng các tụ C1; C2; C5 sẽ ảnh hưởng nhiều đến “chất lượng âm thanh” của mạch.

                    -C7=C8= 1000mf và C9=C10=.1mf là tụ lọc nguồn có tác dụng chống các dao động không mong muốn, vì vậy ta nên lắp gần với IC TDA 7294 cho an tâm.

                    Phụ kiện cần thiết và giá linh kiện tham khảo:

                    - IC TDA 7294 mua ngòai Nhật Tảo gía ~31K/1 con

                    - Nguồn xuyến 10A hiệu Hòan Cầu: 220v / nguồn đôi 28v giá 68K.

                    - 4 Diode - 30DF2 (Super Fast Recovery) được bác Hamcq tặng chung với anh em DIY Sàigòn.
                    Khi amp họat động, nguồn xuyến và diode không hề nóng, nếu sử dụng đúng lọai như trên. Nhật Tảo có bán lọai tháo máy, mua lẻ ~ 500đ / 1 con. Mua nguyên bịch to vài trăm con giá 20K.

                    - 4 tụ lọc nguồn Japan 12000mf / 50VDC giá 12K/1 cái tụ.

                    - Mạch bảo vệ loa Nhật Tảo thiết kế giá 16K. Mặc dù cho TDA đã có mạch bảo vệ bên trong, sử dụng thêm món này cho chắc ăn, bảo vệ hai lớp hòan tòan yên tâm khỏi lo trong loa có khói.

                    - Volume đôi 50K ALPS Japan tháo từ Amply nội địa cũ.

                    - Tấm tỏa nhiệt chọn mua tùy theo chassis, càng to càng tốt, giá cân theo ký, ~15K / 1 tấm
                    - Cọc loa, jack input, cầu chì, công tắc và jack cắm dây điện..v.v.

                    2. LÀM MẠCH IN

                    Mạch in cho bo nguồn:
                    Làm mạch in có rất nhiều cách và công cụ hỗ trợ như dùng các phần mềm chuyên dùng, sau đó xuất ra file đem tới chỗ làm chuyên nghiệp đặt làm. Vẽ bằng Corel Draw, các chương trình đồ họa khác. sau đó đi chụp phim và kéo lụa. Hoặc vẽ xong đem ra chỗ cắt đề-can nhờ cắt và đem về bóc ra dán vào bảng mạch đồng...v.v.

                    Nếu làm biếng quá thì ra mua bo mạch nguồn cho ampli có bán sẵn ngoài Nhật Tảo, lọai có hàn sẵn linh kiện và lọai chỉ có bo mạch trống, mua về tự hàn linh kiện lấy. Theo tôi thì, trên tinh thần DIY, nên tự làm lấy bo mạch mới là sành điệu.

                    Vật liệu cần thiết gồm bảng mạch đồng, bút lông dầu, giấy can màu, thuốc rửa mạch (Clorua Sắt III). Tất cả đều có bán ngòai chợ Nhật Tảo, giấy can có thể mua ở mấy chỗ chuyên cắt dán đề-can. Chú ý là khi mua Clorua Sắt III thì phải hỏi mua thuốc rửa mạch nếu không người bán sẽ nhìn bạn với đôi mắt mang hình dấu hỏi.

                    Bảng mạch có kích thước 8 x 10 cm, 1 miếng 10x20 cm giá 5000 đ. Sau khi đo chân linh kiện tụ và diode, vẽ phác khỏang cách vị trí chân linh kiện và khoan lổ trước sẽ dễ làm hơn.
                    Có thể dùng bút lông dầu vẽ lên bảng mạch để sau khi cho ăn mòn phần được vẽ lên sẽ không bị mất đi. Ngòai ra có thể dùng giấy can, cắt từng đọan có kích thước ngang 5mm (kích thước tùy theo mạch), dài tùy ý, dán lên bảng mạch.

                    Cách này cho đường mạch thẳng và đẹp hơn so với vẽ tay, sau khi dán những đường chính, dùng bút chì vẽ phác những đường cong. Rồi dùng bút lông dầu tô lên. Nếu bị lem dùng dao mũi nhọn cạo đi. Muốn vẽ điểm hàn tròn, dùng bút lông điểm vào lổ khoan và xoay tròn bút lông ta sẽ có hình tròn.

                    Đến công đọan cho ăn mòn, pha thuốc rửa với nước, pha cho có màu nâu nâu. Có thể pha đậm đặc bỏ vô chai dùng dần, chú ý đừng để dính vào quần áo. Pha với nước nóng sẽ giúp thời gian ăn mòn mau hơn. (Dán hoặc vẽ thêm vào những chỗ trên bảng mạch còn trống sẽ giúp rút ngắn thời gian ăn mòn) Bảng mạch sau khi cho ăn mòn nên rửa thật sạch nếu không thuốc rửa vẫn còn sẽ tiếp tục ăn mòn bảng mạch.

                    Hàn linh kiện và rửa sạch nhựa thông. Dùng dây đồng 1- 1.5 mm làm thành những trạm hàn cho dễ hàn dây sau này.

                    Sau cùng ta có một bo mạch nguồn sẵn sàng cho các bước kế tiếp.

                    Mạch in cho bo mạch TDA7294
                    Mặc dù được các DIYers Sài Gòn tặng phim làm mạch, mạch in làm sẵn. Tôi quyết định tự làm lấy vì một phần linh kiện tôi tìm được không thích hợp cho mạch, hoặc to quá không ráp vào được hoặc thiếu một số chi tiết cần thiết, một phần muốn tự làm lấy cho khỏi đụng hàng.

                    Mạch này hơi đặc biệt một chút là không phải khoan lỗ chân linh kiện. Linh kiện sẽ được hàn thẳng lên mạch đồng, một kiểu SMD, theo tôi cách này khỏe hơn là phải khoan một đống lỗ li ti. Hơn nữa không phải lo chạm mạch với chassis, có thể dán hoặc đặt ngay trên chassis.

                    Mạch được vẽ bằng bút lông dầu (có thể làm theo cách cắt giấy can và dán lên, nhưng đường mạch hơi nhỏ nên cắt hơi khó một chút). Sau khi vẽ xong dùng lưỡi dao mỏng cạo nhưng nét thừa và trước khi cho ăn mòn dung bút dặm lại. Các bước tiến hành cũng giống như làm bo mạch nguồn nhưng phải cẩn thận hơn vì đường mạch rất mảnh dễ tróc khi cho ăn mòn. Sau khi cho ăn mòn rửa sạch, cưa làm 2 phần và hàn linh kiện.


                    3. LẮP RÁP:

                    Miếng tỏa nhiệt được cách ly với chassis. Sau đó TDA7294 được gắn trực tiếp vào miếng tỏa nhiệt này như thế này nhiệt đựoc tiêu tán tốt hơn là gắn IC qua một miếng lót cách điện. Nếu muốn tốt hơn nữa ta có thể bôi thêm keo dẫn nhiệt vào tiếp xúc của IC và phiến tỏa nhiệt .

                    Đánh giá về chất âm của TDA7294, thật không phải khi so TDA7294 với đèn, theo tôi, đèn là đèn, bán dẫn là bán dẫn, ta không nên so sánh với nhau. Tiếng của TDA7294 rất trung thực, chi tiết, bass khá tốt, tiếng sạch không có nhiễu nền, vo ve, ù xì như một số Ampli second hand sản xuất từ những thập niên trước. Khi đem TDA7294 cho những người đang sử dụng Pioneer 7800II, Sansui Alpha607, Victor, Sony… mượn nghe thử tất cả đều rất ngạc nhiên nhất là khi biết giá thành của Apmli TDA7294.

                    Trong quá trình DIY tôi đã chụp lại các công đoạn để lưu lại làm kỷ niệm và định sau này nếu có điều kiện sẽ post lên một web site nào đó như các bác DIYers Tây vẫn làm cho vui. Vụ post các project này thì các bác Tây làm rất hay. Tuy nhiên ngừơi Việt Nam nếu có điều kiện, có đủ linh kiện tốt và công cụ thì làm không thua gì các bác Tây cà-lồ đâu.
                    Nói về BA , mình có cái BA 10A 30.0.30 vậy có xài dược TDA7294 như bác nói trên không ạ (28.0.28) mong bác chỉ giáo
                    Y!:

                    Mail:

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi nongdanfo Xem bài viết
                      Thank bác nhiều ! Chiều nay em mới nhận được ạ . Pót vội cái hình lên cho anh em chiêm ngưỡng
                      Bác quét lên mạch cái gì thế ạ ? nhựa thông à ?? mạch này cứ thế mà hàn linh kiện vào hay phải đánh bay lớp nhựa đó đi ạ ??
                      Lần đầu nên gà quá ạ
                      mình có cái mạch siêu trầm( của blackmask) đã di lại dây cho gọn hơn bên cạnh đó còn cộng thêm mạch megabass di kem trên board , nếu mình lấy nguồn cấp cho board này từ nguồn đôi thì làm sao hở các bác , giúp em với, nếu đùng diot zender thì lấy mass từ đâu ạ ???
                      Attached Files
                      Y!:

                      Mail:

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi love-dientu Xem bài viết
                        Nói về BA , mình có cái BA 10A 30.0.30 vậy có xài dược TDA7294 như bác nói trên không ạ (28.0.28) mong bác chỉ giáo
                        sặc. Bác trích dẫn thì trích ngắn ngắn thôi ạ. Trích cái phần nào liên quan đến vấn đề mình hỏi thôi.
                        XIn thưa với bạn là nguồn 28-0-28 là VAC ( chưa qua nắn lọc gì cả ). Đấy là nguồn cao nhất có thể để 7294 hoạt động tốt nhất
                        Cái nguồn trên thị trường bây giờ hầu hết là 30-0-30 như bạn nói. Nếu dùng cho 7294 thì ko được.. => vâng . ko được ạ
                        Nếu dùng thì tháo vài vòng ra nhé, Cái này bạn Blackmask23 làm rồi
                        Nhiễu điều phủ lấy giá gương
                        Người trong một nước phải thương nhau cùng

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi thanh_tungdl Xem bài viết
                          Tất cả các loa trong web dưới đây đều là dạng ACTIVE nè bạn:
                          http://www.cherubini.com/en/departme...ers.asp?Page=6
                          Nếu băn khoăn hơn về nghĩa thì tham khảo thêm:
                          http://tratu.vn/dict/en_vn/Active
                          Tốn nhiều giấy mực thì nó vẫn là BANDPASS
                          trời cái mặt loa khoe ra thế kia lỗ thì ko thấy đâu mà cũng là BP, ý mình nhận xét về cái BP truyền thống như bạn đóng đó, nếu như vầy thì loa của bạn nongdanfo đóng theo kiểu thùng có lỗ thông hơi úp xuống đất cũng gọi là BP thì đâu có chính xác mà nhận xét về nó, giống như báo đàn ông nhận xét về độ nam tính hay độ dịu dàng của 1 ông ái nam ái nữ
                          Ốm bệnh vì điện tử
                          Nhẵn túi vì DIY
                          Muốn được chuyển nhà lên chợ trời
                          ĐT: 0975660533

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi love-dientu Xem bài viết
                            Nói về BA , mình có cái BA 10A 30.0.30 vậy có xài dược TDA7294 như bác nói trên không ạ (28.0.28) mong bác chỉ giáo
                            tối đa 24 V thôi kẻo cháy khét sớm
                            Ốm bệnh vì điện tử
                            Nhẵn túi vì DIY
                            Muốn được chuyển nhà lên chợ trời
                            ĐT: 0975660533

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi blackmask23 Xem bài viết
                              trời cái mặt loa khoe ra thế kia lỗ thì ko thấy đâu mà cũng là BP, ý mình nhận xét về cái BP truyền thống như bạn đóng đó, nếu như vầy thì loa của bạn nongdanfo đóng theo kiểu thùng có lỗ thông hơi úp xuống đất cũng gọi là BP thì đâu có chính xác mà nhận xét về nó, giống như báo đàn ông nhận xét về độ nam tính hay độ dịu dàng của 1 ông ái nam ái nữ
                              Bạn laị cố tình hiểu sai ý mình rôì, mình muốn noí dù có active hay không active thì BP vẫn là BP OK?
                              Trên web đó có nhiêù dạng loa( loa 2-3 đường tiếng,loa sub thùng kín,thùng hở,BP..)Nhưng đêù có chữ ACTIVE phải không bạn??? Bạn đã cố tình không hiểu thì thôi vâỵ,không bàn về vấn đề naỳ nưã nhé.không lại mất đất cuả DĐ vì những tranh luận vô ích!
                              Dù sao cũng cảm ơn bạn nhiêù!

                              Comment


                              • Nói về TDA7294 thì đa số các bác đều biết đó là một loại ic công suất khá hay,được giới DIYER trên toàn thế giới đánh giá cao về độ chính xác,sự nhỏ gọn và chất lượng âm thanh ...của nó.Với công suất 70W RMS - 100W PEAK là quá đủ với một số người, một số người khác lại thích mạnh mẽ hơn,hoành tráng hơn...và họ đã làm theo nhiều cách...
                                Em xin giới thiệu và chia sẻ với các bác một cách để nâng công suất choTDA7294 một cách tối ưu mà không phải lăn tăn lo nghĩ đến chất lượng bị thay đổi nhiều như cách lắp cầu(brigde) hoặc úp thìa (parallel) nếu không tìm được ic zin và cùng lô sản xuất.
                                Mạch dưới đây là dạng TDA7294 lái sò công suất (có cả mạch in) công suất đạt 200W / kênh ,nếu muốn công suất lớn hơn, các bác dùng BA có 2 nguồn ,1 nguồn + -40V cho ic, nguồn kia có thể từ 50,60,70,80 cấp cho sò (tùy loại ) và ghép // nhiều đôi sò để tăng khả năng chịu tải và công suất như mong muốn.
                                Attached Files

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X