Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hướng đi nào cho điện tử y sinh.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hướng đi nào cho điện tử y sinh.

    Đầu tiên em chào các thầy, bác, chú, anh, chị trên diễn đàn.
    Em đã theo box điện tử y sinh cũng được gần 2 năm, từ hồi là sinh viên năm 2, em vừa báo cáo khóa luận tốt nghiệp xong rồi.
    2 năm qua em làm nghiên cứu về máy đo điện tâm đồ, máy đo huyết áp.
    tuy vẫn dừng lại ở mức đơn giản:
    Máy đo điện tâm đồ hiện 1 kênh, đủ 12 đạo trình, sử dụng bộ lọc analog, tín hiệu khá tốt.
    Máy đo huyết áp, sử dụng phương pháp Oscillometric, cho kết quả chưa chính xác lắm, do mạch đập của mỗi người là khác nhau, ngưỡng em lấy cũng khó. chưa áp dụng Fuzzy logic.

    Hiện em đã sắp ra trường, chưa biết làm việc gì. Muốn nghiên cứu, chế tạo bộ đo điện tâm đồ tốt hơn, máy đo huyết áp thông minh hơn.
    muốn phát triển về điện tử y sinh, muốn làm nên sản phẩm gì đó thực sự có ích.

    Các bác, chú có kinh nghiệm về điện tử y sinh có thể đưa giúp cháu lời khuyên, về vấn đề này được không ạ?
    Nghiên cứu, chế tạo 1 thiết bị thực sự tốt, đưa vào sản xuất, có phải là hướng đi khó?

    [IMG][/IMG]

  • #2
    Nguyên văn bởi trannd Xem bài viết
    Hiện em đã sắp ra trường, chưa biết làm việc gì. Muốn nghiên cứu, chế tạo bộ đo điện tâm đồ tốt hơn, máy đo huyết áp thông minh hơn.
    muốn phát triển về điện tử y sinh, muốn làm nên sản phẩm gì đó thực sự có ích.

    Các bác, chú có kinh nghiệm về điện tử y sinh có thể đưa giúp cháu lời khuyên, về vấn đề này được không ạ?
    Nghiên cứu, chế tạo 1 thiết bị thực sự tốt, đưa vào sản xuất, có phải là hướng đi khó?
    Sinh viên ra trường, muốn phát triển thành quả của mình làm sản phẩm có ích cho xã hội, vậy mà khó tìm được sự hỗ trợ nhỉ! Đau lòng quá!

    Bạn gửi file luận văn của bạn lên đây + hình chụp sản phẩm đã làm được (nếu có thể thì chụp cả bên trong - để xem mạch điện tử, và cả chụp bên ngoài - xem tính thẩm mỹ của bộ sản phẩm hiện thời). Như vậy có nhiều cơ hội thu hút sự giúp đỡ hơn. Đừng sợ người ta ăn cắp, vì hai lý do: kiến thức đã có thì nên chia sẻ, còn ai muốn thương mại hóa sản phẩm thì họ sẽ bỏ tiền ra thuê bạn phát triển tiếp sẽ tốt hơn là đi tìm người bắt chước mà không tâm huyết bằng bạn.

    Bạn học ở đâu? Tôi hiện dạy ĐH ở Cần Thơ, nếu tiện thì bạn mang sản phẩm đến chỗ tôi xem và tư vấn giúp (miễn phí). Có một số cách huy động vốn đầu tư để tiếp tục phát triển sản phẩm bán được (qua kênh tiếp cận với bệnh viện, trường học, huy động vốn kiểu kickstarter.com), tôi nghĩ là chỉ cần bạn có đầu óc thực tế và dám sống chết với sản phẩm của mình thì có thể phát triển được. Khả năng của một mình tôi chắc là không nhiều, nhưng sẵn lòng hỗ trợ cho sinh viên có tâm huyết như bạn.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi picvendor Xem bài viết
      Sinh viên ra trường, muốn phát triển thành quả của mình làm sản phẩm có ích cho xã hội, vậy mà khó tìm được sự hỗ trợ nhỉ! Đau lòng quá!

      Bạn gửi file luận văn của bạn lên đây + hình chụp sản phẩm đã làm được (nếu có thể thì chụp cả bên trong - để xem mạch điện tử, và cả chụp bên ngoài - xem tính thẩm mỹ của bộ sản phẩm hiện thời). Như vậy có nhiều cơ hội thu hút sự giúp đỡ hơn. Đừng sợ người ta ăn cắp, vì hai lý do: kiến thức đã có thì nên chia sẻ, còn ai muốn thương mại hóa sản phẩm thì họ sẽ bỏ tiền ra thuê bạn phát triển tiếp sẽ tốt hơn là đi tìm người bắt chước mà không tâm huyết bằng bạn.

      Bạn học ở đâu? Tôi hiện dạy ĐH ở Cần Thơ, nếu tiện thì bạn mang sản phẩm đến chỗ tôi xem và tư vấn giúp (miễn phí). Có một số cách huy động vốn đầu tư để tiếp tục phát triển sản phẩm bán được (qua kênh tiếp cận với bệnh viện, trường học, huy động vốn kiểu kickstarter.com), tôi nghĩ là chỉ cần bạn có đầu óc thực tế và dám sống chết với sản phẩm của mình thì có thể phát triển được. Khả năng của một mình tôi chắc là không nhiều, nhưng sẵn lòng hỗ trợ cho sinh viên có tâm huyết như bạn.
      Em cũng xin cám ơn thầy. Em hiện đang học Đại học Quốc gia Hà Nội.
      Về sản phẩm, em chưa hoàn thiện đóng gói. Điều em đang quan tâm đến là tính khả thi của sản phẩm theo dõi bệnh nhân đáp ứng nhu cầu sử dụng, thông minh, khó khăn khi hoàn thành, cũng như phát triển, đưa vào sử dụng. Vì hiện nay, các sản phẩm từ nước ngoài đã rất tốt rồi ạ.

      Main board: IMAGE_098_zpsf3351c15.jpg Photo by trannd | Photobucket
      b_zpsb683ef1a.jpg Photo by trannd | Photobucket

      Em cũng xin chia sẻ khóa luận tốt nghiệp: https://www.dropbox.com/s/smo23u09fv...0_%2022-5.docx

      Comment


      • #4
        Tôi đọc sơ qua luận văn thì bạn làm ra được mô hình và thử nghiệm đo đạc, tuy nhiên chưa dùng vào việc thử nghiệm với hướng dẫn của bác sĩ phải không? Nếu ở nhà có người cần sử dụng máy đo huyết áp thường xuyên, thì cùng lúc đo với máy xịn kiểu Omron và với máy của mình làm, trong nhiều ngày, lưu lại dữ liệu cho đầy đủ, thì có thể giúp phân tích xem máy của mình còn yếu kém điểm nào (ví dụ như sai số, hoặc bias theo hướng nào đó). Còn để thử nghiệm máy điện tâm đồ thì chắc cần có bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn.

        Bạn có thể trình bày tóm tắt, là trong quá trình thực hiện đề tài này, bạn có tham khảo và thu nhận được những gì đáng nói từ các chủ đề lớn trong box này không? Các chủ đề liên quan:
        http://www.dientuvietnam.net/forums/...ien-tim-19518/
        http://www.dientuvietnam.net/forums/...gian-di-21541/

        Trong hình chụp thiết bị, tôi thấy có mạch điện tử trên đó có ghi chữ MEMS, mạch đó là do bạn tự thiết kế và đặt chế tạo, hay là mạch có sẵn của lab / mua ở đâu đó? Tóm tắt những gì bạn đã làm được trong đề tài này có phải bao gồm những hạng mục này không:
        - Tìm hiểu nguyên lý đo huyết áp, điện tim
        - Đi tìm mua các thiết bị hỗ trợ đo, với phân tích về độ nhạy, độ chính xác cần thiết nào đó
        - Thiết kế mạch điện tử để làm mạch khuếch đại và mạch đệm, giúp giao tiếp các thiết bị đo với kit điều khiển có sẵn
        - Lập trình kit điều khiển bằng Qt, chạy Linux trên kit đó, mục đích chính là làm giao diện & lưu trữ dữ liệu đo

        Có gì cần bỏ hoặc bổ sung trong danh sách các công việc chính mà đề tài đã thực hiện không? (không tính việc viết khóa luận bằng tiếng Anh, nói chung là SV viết được bằng tiếng Anh thì cũng là khá rồi)

        Comment


        • #5
          Muốn làm sản phẩm phục vụ y tế, thì ít nhất bạn phải được 3 bệnh viện chấp nhận thử nghiệm sản phẩm của bạn trong một khoảng thời gian nhất định và có kết luận tốt về sản phẩm. Việc này chỉ có các bác ... sĩ, mới làm được. Do vậy, để đi vào ngành này, nó còn tùy duyên. Con đường thứ hai, đó là đi theo con đường nghiên cứu khoa học và có sự phối hợp. Mảng này bạn nên học lên Thạc Sĩ ++, bởi nếu chỉ ở mức độ đơn giản, thì không có cách gì làm được sản phẩm y tế dùng được.

          Bạn có thể liên hệ chương trình thạc sĩ về thiết bị y sinh ở BKHCM để học nâng cao. Có thể BKHN cũng sẽ có. Ít nhất vào đó rồi bạn mới biết được bác sĩ người ta cần cái gì, có vấn đề gì xảy ra trong bệnh viên...

          Một câu chuyện thoáng qua thôi, đó là F đã có một khách hàng, người ta cứ bảo cái mTouch hồi F mới giới thiệu không biết dùng vào đâu. Thì có một anh dùng ngay nó trong bệnh viện vì nhu cầu của cái phòng đặc biệt nào đó là phải chống vi khuẩn vi rút. Nếu cái bảng điều khiển đặt trong phòng, thì phải dùng loại vật liệu đặc biệt cho nút bấm, đắt tiền. Thế là ảnh đặt luôn cái mTouch ngoài lớp cửa kính để điều khiển.

          Vậy muốn làm thiết bị y sinh, đi gặp bạn bè của mình và nói chuyện, tìm hiểu, đi học lên cao học (chứ trình độ đại học mới ra trường, thiết kế thiết bị y sinh xong thì chắc bệnh nhân chết ra rạ)...

          Chúc vui.
          Falleaf
          Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
          58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
          mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

          Comment


          • #6
            Điện tử y sinh là một ngành khó trong điều kiện VN, hầu hết sản phẩm chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm, nếu liên quan đến mạng người thì còn khó triển khai hơn.

            Hiện nay đứng dưới bộ y tế có cả một lô các viện thiết bị y tế, mỗi năm chuyên sản xuất đề tài khoa học, nghiên cứu, đánh giá tính khả thi, triển khai thử và cuối cùng... nhập khẩu thiết bị nước ngoài.

            Số thiết bị thực sự được triển khai chiếm tỷ lệ ít và không gây nguy hiểm.

            Nếu không có quan hệ mang tính dây mơ rễ má, bạn khó chen chân vào được hệ thống này.

            Tôi cũng có một số địa chỉ ở HN có thể giới thiệu cho bạn nếu bạn có thể cho biết vài ưu điểm của thiết bị :

            - Sản phẩm có đặc điểm gì mới không ?

            - Nó giải quyết được gì mà SP nhập khẩu không thể đáp ứng được ?

            - Giá thành / độ bền so với những cái đang có trên thị trường ?

            Qua quan sát ảnh chụp , rõ ràng đây là SP ban đầu, cần tối ưu hóa nhiều thứ để đảm bảo độ bền.

            Xã hội không thiếu việc để làm, nếu bạn đánh giá nó có tiềm năng thì nên theo đuổi đến cùng, nếu không thì suy nghĩ và sáng tạo ra cái mới.

            Chúc bạn thành công.

            Comment


            • #7
              Adm phát biểu vậy chưa ổn "(chứ trình độ đại học mới ra trường, thiết kế thiết bị y sinh xong thì chắc bệnh nhân chết ra rạ)... " Sản phẩm của anh nông dân chế tạo ra có đôi khi vẫn tốt hơn sản phẩm cùng loại do tiến sĩ chế tạo đó, adm ạ.
              Thiết bị y sinh có đặc điểm là sử dụng trên con người và liên quan đến sức khỏe con người, do đó để đưa vào sử dụng thì cần phải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt.
              Nhưng đó là về lý thuyết. Vì thực tế ở VN, các thiết bị y sinh hầu hết đều nhập từ nước ngoài. Mà để nhập thì phải có dự án; để thực hiện dự án thì phải có bên A, bên B, bên A phẩy, B phẩy, B hai phẩy, vv... Chính những công đoạn tiêu cực phía sau đó đã cản trở sự phát triển sản xuất và phổ biến thiết bị y sinh "made in VN".
              Với sản phẩm đã được nghiên cứu với hàm lượng chất xám đủ cao + nhiều cải tiến làm cho nó trở nên tiện dụng hơn sẽ có nhiều khả năng thâm nhập được thị trường nếu sản phẩm đó trải qua được các kỳ "sát hạch" và chủ nhân phải là người "chịu chi". Tuy nhiên, nếu sử dụng linh kiện điện tử chất lượng thấp sẽ không đáp ứng được yêu cầu đối với một thiết bị phục vụ/ chăm lo sức khỏe con người.
              ..............
              Một vài lý do để chứng minh rằng sản phẩm thiết bị y tế luôn luôn được bán với giá cao, đặc biệt ở VN đôi khi nó còn cao hơn, cao hơn nhiều lần so với ở nước ngoài.
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #8
                Tuy nhiên khi nhìn lại thì thấy rằng một SV sắp ra trường mà làm được như vậy rất đáng khích lệ, có thể nói bạn thuộc số ít chịu khó học hành.

                Nên tìm ra một mục tiêu lâu dài để theo đuổi, muốn có SP thực sự hữu ích bạn sẽ mất rất nhiều năm.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                  Adm phát biểu vậy chưa ổn "(chứ trình độ đại học mới ra trường, thiết kế thiết bị y sinh xong thì chắc bệnh nhân chết ra rạ)... " Sản phẩm của anh nông dân chế tạo ra có đôi khi vẫn tốt hơn sản phẩm cùng loại do tiến sĩ chế tạo đó, adm ạ.
                  Thiết bị y sinh có đặc điểm là sử dụng trên con người và liên quan đến sức khỏe con người, do đó để đưa vào sử dụng thì cần phải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt.
                  Nhưng đó là về lý thuyết. Vì thực tế ở VN, các thiết bị y sinh hầu hết đều nhập từ nước ngoài. Mà để nhập thì phải có dự án; để thực hiện dự án thì phải có bên A, bên B, bên A phẩy, B phẩy, B hai phẩy, vv... Chính những công đoạn tiêu cực phía sau đó đã cản trở sự phát triển sản xuất và phổ biến thiết bị y sinh "made in VN".
                  Với sản phẩm đã được nghiên cứu với hàm lượng chất xám đủ cao + nhiều cải tiến làm cho nó trở nên tiện dụng hơn sẽ có nhiều khả năng thâm nhập được thị trường nếu sản phẩm đó trải qua được các kỳ "sát hạch" và chủ nhân phải là người "chịu chi". Tuy nhiên, nếu sử dụng linh kiện điện tử chất lượng thấp sẽ không đáp ứng được yêu cầu đối với một thiết bị phục vụ/ chăm lo sức khỏe con người.
                  ..............
                  Một vài lý do để chứng minh rằng sản phẩm thiết bị y tế luôn luôn được bán với giá cao, đặc biệt ở VN đôi khi nó còn cao hơn, cao hơn nhiều lần so với ở nước ngoài.
                  Sáng tạo sản phẩm thiết bị y tế từ đơn giản đến "vừa vừa" xem nào:
                  1-Máy đun nước sôi, giải nhiệt để bs rửa tay trước khi phẫu thuật.
                  2-Tủ cấy vi sinh.
                  3-Tủ sấy tiệt trùng.
                  4- Máy hấp ướt.
                  5- Máy tháo lồng ruột
                  6- Máy đo thính lực.

                  Mấy cái máy đơn giản này chế tạo ra nó dễ hơn xin giấy phép sử dụng nhiều.

                  7-Làm phần mềm, gõ tên tuổi bệnh nhân, giới tính, tuổi, bệnh lý v...v... Sau đó Paste hình ảnh xquang hay siêu âm gì đó sang. Bị cho là không an toàn, sai hình ảnh, dù các bs xác nhận hình ảnh trung thực, ( các bs có xem hình ảnh này đâu cơ chứ? in qua giấy để cho có thôi mà.)

                  Đến đây chán quá,không còn muốn làm gì cả, về đuổi gà cho vợ vui hơn.
                  Last edited by vi van pham; 18-06-2014, 12:11.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                    Đến đây chán quá,không còn muốn làm gì cả, về đuổi gà cho vợ vui hơn.
                    Bác yên tâm, một ngày nào đó, bác và em sẽ được mời xuống Thủy Cung chế tạo máy siêu âm thai nhi, để xem con của con gái vua Thủy tề có đúng là con của người "hết đát" như bác hay không...
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #11
                      Hồi 1993-1994, Viettronics Đống Đa đã chuyển sang chế tạo các thiết bị y tế, trong đó thành công nhất là máy lắc máu (bán được kha khá), sau đó là tủ hấp, nồi hấp, máy hút dịch, EKG,...
                      Bây giờ Viettronics Đống Đa đã cổ phần hóa .
                      Bạn ở Hà Nội, có thể đến đó thử sức xem sao. Địa chỉ tại đây: VIETTRONICS ĐỐNG ĐA
                      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                        Bác yên tâm, một ngày nào đó, bác và em sẽ được mời xuống Thủy Cung chế tạo máy siêu âm thai nhi, để xem con của con gái vua Thủy tề có đúng là con của người "hết đát" như bác hay không...
                        Đừng nằm mơ !!!!!! Không có chuyện đó đâu.
                        HTTTTH và tôi dù chế tạo xịn như thế nào đi nữa, Long Vương cũng không tin và cấp giấy phép cho chế tạo đâu. Ông ấy nhập máy bán có tiền BO mà.

                        Nói nhỏ nhé: chắc chắn hết đát như tui thì không có con được rồi, chỉ là con của.....he.he.he

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi picvendor Xem bài viết
                          Tôi đọc sơ qua luận văn thì bạn làm ra được mô hình và thử nghiệm đo đạc, tuy nhiên chưa dùng vào việc thử nghiệm với hướng dẫn của bác sĩ phải không? Nếu ở nhà có người cần sử dụng máy đo huyết áp thường xuyên, thì cùng lúc đo với máy xịn kiểu Omron và với máy của mình làm, trong nhiều ngày, lưu lại dữ liệu cho đầy đủ, thì có thể giúp phân tích xem máy của mình còn yếu kém điểm nào (ví dụ như sai số, hoặc bias theo hướng nào đó). Còn để thử nghiệm máy điện tâm đồ thì chắc cần có bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn.

                          Bạn có thể trình bày tóm tắt, là trong quá trình thực hiện đề tài này, bạn có tham khảo và thu nhận được những gì đáng nói từ các chủ đề lớn trong box này không? Các chủ đề liên quan:
                          http://www.dientuvietnam.net/forums/...ien-tim-19518/
                          http://www.dientuvietnam.net/forums/...gian-di-21541/

                          Trong hình chụp thiết bị, tôi thấy có mạch điện tử trên đó có ghi chữ MEMS, mạch đó là do bạn tự thiết kế và đặt chế tạo, hay là mạch có sẵn của lab / mua ở đâu đó? Tóm tắt những gì bạn đã làm được trong đề tài này có phải bao gồm những hạng mục này không:
                          - Tìm hiểu nguyên lý đo huyết áp, điện tim
                          - Đi tìm mua các thiết bị hỗ trợ đo, với phân tích về độ nhạy, độ chính xác cần thiết nào đó
                          - Thiết kế mạch điện tử để làm mạch khuếch đại và mạch đệm, giúp giao tiếp các thiết bị đo với kit điều khiển có sẵn
                          - Lập trình kit điều khiển bằng Qt, chạy Linux trên kit đó, mục đích chính là làm giao diện & lưu trữ dữ liệu đo

                          Có gì cần bỏ hoặc bổ sung trong danh sách các công việc chính mà đề tài đã thực hiện không? (không tính việc viết khóa luận bằng tiếng Anh, nói chung là SV viết được bằng tiếng Anh thì cũng là khá rồi)
                          MEMS là tên bộ môn, mạch này hoàn toàn tự thiết kế dựa trên lý thuyết đo các đạo trình, các bộ khuếch đại, lọc tương tự ...
                          Phần điện tâm đồ cháu có tham khảo trên thread: Máy điện tim và manual-6851, ... internet
                          phần đo huyết áp được tham khảo trên internet dựa vào phương pháp đo oscillometric.
                          (Về khóa luận: toàn bộ chi phí mua linh kiện, đặt mạch in, máy điện tim cũ về tham khảo dạng tín hiệu, lấy cable điện tim, điện cực ... bộ Patient simulator đều do Thầy giáo cháu cung cấp)
                          Chú có nhận xét về phần mạch tương tự không ạ? Như cách hạn chế thêm được nhiễu, hay trôi điểm 0, vì khi đo trên người thì tín hiệu thường lệch khỏi đường thẳng ngang cố định.
                          Thứ 2 nữa là cháu muốn tham khảo phương pháp đo đủ 12 channel tại cùng 1 thời điểm như các máy hiện đại bây giờ.
                          Chắc cháu tìm việc làm, hoàn thiện những điều mong muốn: hiển thị 12 kênh cùng 1 thời điểm, thêm bộ lọc số tín hiệu, chuẩn đoán bệnh ... trong thời gian rảnh dựa trên tiền đi làm và sự giúp sức của bạn bè. Đây cũng có thể là đề tài tốt nghiệp cao học (nếu cháu đi học tiếp), thực sự cháu rất muốn phát triển để sản phẩm tốt hơn, dù nó không dùng trong khóa luận hay chưa thể đưa vào thực tế.

                          Cám ơn các chú, anh đã chia sẻ!

                          Comment


                          • #14
                            Mạch tương tự của bạn thì tôi không có thời gian phân tích kỹ (và cũng không phải thuộc chuyên môn). Bạn thử tìm hoặc tạo ra một bộ dữ liệu thô nào đó (các đại lượng rất nhỏ ở đầu đo), rồi cho vào máy tính mô phỏng xem với mạch nguyên lý đó thì nó có xảy ra các hiện tượng như trôi điểm 0 hay không.

                            Nếu hiện tượng đó không xảy ra khi đo với bệnh nhân mô phỏng mà chỉ xảy ra khi đo với người thực, thì có thể sai lệch sinh ra do môi trường đo thay đổi theo thời gian (thay đổi bề mặt tiếp xúc, mồ hôi sinh ra...). Trong trường hợp đó, tôi đoán là các công ty họ xử lý bằng cách xác định pattern sai lệch, rồi bổ sung vào thuật toán một cách bù sai lệch cho pattern đó. Sai lệch hoặc nhiễu xảy ra do phần cứng (linh kiện kém chất lượng, nhiệt độ ảnh hưởng...) cũng có thể xảy ra.

                            Thầy giáo cung cấp thiết bị và ý tưởng cho bạn làm, là thầy Trình đấy phải không? Hình như anh ấy có kinh nghiệm xử lý vấn đề bằng thực nghiệm rất tốt, chắc là bạn chưa có đủ thời gian cùng làm việc để học hỏi, sau này bạn cố gắng hỏi thầy Trình nhiều hơn về cách xử lý dữ liệu để phát hiện nguyên do lỗi.

                            Comment


                            • #15
                              Hy vọng rằng, từ nhiệt huyết của những con người như thế này, ngành sản xuất các thiết bị y tế của VN sẽ phát triển.
                              Đến lúc đó, không biết Bộ Y tế có giảm hoặc miễn viện phí cho người nghèo hay không ?

                              Xem các báo, ví dụ như mục Nhân ái của báo dân trí, thấy có nhiều hoàn cảnh thật đáng thương. Số tiền mà mình ủng hộ tuy không nhiều, nhưng không biết có đến được tay người gặp nạn đầy đủ hay không...
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              trannd Tìm hiểu thêm về trannd

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X