Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nguồn tổ ong 12V 30A, mô tơ quạt 9V 2A, linh kiện hiện tại chỉ có điện trở, xin hỏi cách đấu để chạy được mô tơ ổn định?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguồn tổ ong 12V 30A, mô tơ quạt 9V 2A, linh kiện hiện tại chỉ có điện trở, xin hỏi cách đấu để chạy được mô tơ ổn định?

    Hiện tại tôi đang chế cái máy sục khí. Đồ hiện có bao gồm 1 nguồn xung tổ ong 12V 30A, 1 động cơ 9V 2A và một số lượng các điện trở (lấy ở mạch bị hỏng) chưa rõ chỉ số? Xin hỏi nếu chỉ dùng điện trở để vừa hạn dòng (12V->9V) và vừa giảm cường độ dòng điện (30A->2A) thì có làm được không và cách đấu thế nào để chạy được cái động cơ cho nó ổn định? Tôi thấy có 1 bài viết trên mạng có nói là điện áp vào tuy chuẩn nhưng cường độ dòng điện I vượt quá giới hạn cường độ hoạt động của động cơ (2A) thì động cơ sẽ nhanh nóng và hỏng, có phải vậy không ạ?

  • #2
    Nhập môn kỹ thuật điện

    1. Điện áp nguồn cấp và tải phải tương xứng nhau. Bằng nhau là tốt nhất. Hoặc điện áp nguồn cấp nhỏ hơn điện áp tiêu thụ của tải => tải chạy yếu nhưng không sao. Nếu áp nguồn cấp lớn hơn áp tải => tèo cái tải.

    2. Dòng ra của nguồn cấp phải lớn hơn dòng tiêu thụ của tải, càng lớn càng tốt, càng dư công suất. Nếu dòng ra của nguồn nhỏ hơn dòng tải tiêu thụ => tèo cái nguồn. Bằng cũng không nên vì thường dòng tải khi khởi động sẽ tăng so với dòng chạy khi ổn định.

    3. Như vậy chỉ phải lo giải quyết vụ giảm điện áp nguồn xuống cho phù hợp tải là đủ. Thừa dòng không sao, càng tốt.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
      Nhập môn kỹ thuật điện

      1. Điện áp nguồn cấp và tải phải tương xứng nhau. Bằng nhau là tốt nhất. Hoặc điện áp nguồn cấp nhỏ hơn điện áp tiêu thụ của tải => tải chạy yếu nhưng không sao. Nếu áp nguồn cấp lớn hơn áp tải => tèo cái tải.

      2. Dòng ra của nguồn cấp phải lớn hơn dòng tiêu thụ của tải, càng lớn càng tốt, càng dư công suất. Nếu dòng ra của nguồn nhỏ hơn dòng tải tiêu thụ => tèo cái nguồn. Bằng cũng không nên vì thường dòng tải khi khởi động sẽ tăng so với dòng chạy khi ổn định.

      3. Như vậy chỉ phải lo giải quyết vụ giảm điện áp nguồn xuống cho phù hợp tải là đủ. Thừa dòng không sao, càng tốt.
      Tôi có đọc bài này nên thấy hơi hoang mang ạ. Điều gì xảy ra với động cơ 12Vdc-6A khi có dòng 12A ?

      https://techmaster.vn/posts/34194/tang-dong-dong-co-dc

      Comment


      • #4
        Chúng ta nghe, đọc,.. để lĩnh hội kiến thức, nhưng cũng cần biết phân biệt đúng, sai. Ngay giáo sư cũng không thể biết hết mọi thứ trên đời và không thể nói vấn đề nào cũng đúng.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết

          Tôi có đọc bài này nên thấy hơi hoang mang ạ. Điều gì xảy ra với động cơ 12Vdc-6A khi có dòng 12A ?

          https://techmaster.vn/posts/34194/tang-dong-dong-co-dc
          Tất nhiên cái động cơ 12V 6A nếu có dòng 12A chạy qua nó thì sẽ tèo. Nhưng dòng 12A không phải tự nhiên mà chạy qua động cơ khơi khơi được. Phải có áp để tạo ra dòng.

          Nếu đặt điện áp 12V lên động cơ 12V mà động cơ không mang tải cơ học, dòng qua động cơ rất nhỏ.

          Nếu đặt điện áp 12V lên động cơ 12V mà động cơ không mang đầy tải cơ định mức, dòng qua động cơ lúc này cũng là dòng định mức. Tức là động cơ 12V 6A, mang đầy tải cơ, đặt điện áp 12V, thì dòng qua nó là 6A đúng như danh định.

          Không có cách nào động cơ chạy bình thường, không hư hỏng, không mang tải cơ quá nặng mà dòng qua nó lại lớn vọt lên được.

          Dòng chỉ lớn vọt lên lớn hơn dòng định mức 6A khi, ví dụ động cơ 12V 6A
          - Hoặc bị đặt điện áp quá lớn lên nó
          - Hoặc mang tải cơ quá nặng, kẹt trục ...
          - Hoặc cả 2 chuyện trên
          Như vậy là có sự cố rồi, phải không ?

          Nói lại cho rõ : đối với động cơ, điện áp đặt lên nó và tải sẽ quyết định dòng; chứ không phải dòng quyết định áp. Bình thường cái động cơ không gặp sự cố, tải bình thường, điện áp đặt lên 2 cực đúng (bằng hoặc nhỏ hơn áp định mức) thì dù cái nguồn có dòng ra cả tỷ A cũng không sao cả.

          Học mà không có cơ bản là dễ "tẩu hỏa nhập ma" như vậy đó. Đọc ít trang web của mấy chiên da viết mà không có kiến thức cốt lõi thời khá nguy hiểm, Họ viết không sai, nhưng mập mờ dễ hiểu theo nhiều cách. Đồng thời các trang web chiên da ngầm định rằng kiến thức cơ bản ai cũng biết rồi.
          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

          Comment


          • #6
            Vậy xin hỏi mình dùng 1 điện trở 13,5 ohm đấu nối tiếp vào đường ra 12v của con nguồn tổ ong ở trên để lấy áp 9v có được không?

            Comment


            • #7
              Cách tính trở hạ áp:

              R=U/I với R là điện trở cần tìm, U là điện áp cần hạ (trong trường hợp này là 3 Vôn), I là dòng qua mô tơ.

              Như vậy bạn cần dùng điện trở là R=3 Vôn / 2 Ampe = 1,5 Ôm.

              Ngoài ra còn phải chú ý đến kích thước (công suất của điện trở nữa). Công suất nhiệt sinh ra trên điện trở là P=U.I=3.2=6 Watt. Hoặc dùng công thức P= R.I^2= 1,5 ôm . 2 A . 2 A = 6W. Để an toàn thì chọn điện trở chịu được công suất 12W.

              Nhưng đó mới là công suất điện trở khi mô tơ chạy bình thường. Khi khởi động, hoặc khi quá tải, kẹt... Dòng tăng cao nhiều lần làm cháy điện trở. Do đó bạn phải biết dòng tối đa qua mô tơ là bao nhiêu? Rồi tính lại công suất điện trở như ở trên.

              sau.ph

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                Cách tính trở hạ áp:

                R=U/I với R là điện trở cần tìm, U là điện áp cần hạ (trong trường hợp này là 3 Vôn), I là dòng qua mô tơ.

                Như vậy bạn cần dùng điện trở là R=3 Vôn / 2 Ampe = 1,5 Ôm.

                Ngoài ra còn phải chú ý đến kích thước (công suất của điện trở nữa). Công suất nhiệt sinh ra trên điện trở là P=U.I=3.2=6 Watt. Hoặc dùng công thức P= R.I^2= 1,5 ôm . 2 A . 2 A = 6W. Để an toàn thì chọn điện trở chịu được công suất 12W.

                Nhưng đó mới là công suất điện trở khi mô tơ chạy bình thường. Khi khởi động, hoặc khi quá tải, kẹt... Dòng tăng cao nhiều lần làm cháy điện trở. Do đó bạn phải biết dòng tối đa qua mô tơ là bao nhiêu? Rồi tính lại công suất điện trở như ở trên.
                Chân thành cảm ơn bạn. Mình hiểu rồi. Tóm lại là kiếm 1 hoặc vài con trở công suất 12w có tổng trở là 1,5ohm đấu nối tiếp vào là xong. Tuy nhiên chọn điện trở cũng phải phụ thuộc vào tải, đúng không nhỉ?
                ​​​​​​
                ​​​​

                Comment


                • #9
                  Sau khi tìm hiểu, mình lại phát hiện ra nguồn tổ ong có 1 con biến trở có thể điều chỉnh được điện áp. Vậy thì đơn giản rồi.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết
                    Sau khi tìm hiểu, mình lại phát hiện ra nguồn tổ ong có 1 con biến trở có thể điều chỉnh được điện áp. Vậy thì đơn giản rồi.
                    Chúc mừng bạn đã phát hiện ra điều mới mẻ, nhưng xin chia buồn cùng bạn, con trở đó là để nâng áp đầu ra lên trong mức giới hạn nào đó (tối đa là 13.5V) trong trường hợp nguồn bị sụt áp do lý do nào đó.
                    Vụ lắp điện trở giảm áp nguồn của bạn cơ bản là không đúng rồi, người ta chỉ dùng điện trở lắp kiểu cầu phân áp để giảm áp nguồn trong trường hợp đó là điện áp đường tín hiệu hồi tiếp chứ cách đó không dùng cho đường công suất.
                    Muốn giảm áp trong trường hợp của bạn thì ra chợ mua mạch buck áp mà xài cho tiện, lại có đầy, hà cớ gì mà phải cắm đầu vô mấy con điện trở, con điện trở 20W không rẻ đâu mà lại cồng kềnh nữa, và chắc chắn cầu phân thế dùng 2 điện trở hoặc cần phối hợp trở thì còn hơn thế.
                    Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                    Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                    Comment


                    • #11
                      Nếu bạn yêu thích và biết chút điện tử có thể chỉnh áp ra từ 12V còn 9V bằng cách thử thay đổi giá trị cái Vr đó hoặc con trở nối với Vr đó.

                      Comment


                      • #12
                        Cách tốt nhất là mua cái motor 12v thay thế, chứ dùng mạch buck hay module PWM thì giá nó cũng ngang = cái motor mới rồi.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết
                          Hiện tại tôi đang chế cái máy sục khí. Đồ hiện có bao gồm 1 nguồn xung tổ ong 12V 30A, 1 động cơ 9V 2A và một số lượng các điện trở (lấy ở mạch bị hỏng) chưa rõ chỉ số? Xin hỏi nếu chỉ dùng điện trở để vừa hạn dòng (12V->9V) và vừa giảm cường độ dòng điện (30A->2A) thì có làm được không và cách đấu thế nào để chạy được cái động cơ cho nó ổn định? Tôi thấy có 1 bài viết trên mạng có nói là điện áp vào tuy chuẩn nhưng cường độ dòng điện I vượt quá giới hạn cường độ hoạt động của động cơ (2A) thì động cơ sẽ nhanh nóng và hỏng, có phải vậy không ạ?
                          Dòng được sinh ra bởi điện áp, điện áp chuẩn thì dòng chuẩn
                          I ghi trên nguồn là I max (lớn nhất) mà cái nguồn đó có thể tải, chẳng liên quan gì đến dòng tải thật của động cơ cả. Thằng nào đã tuyên truyền lệch lạc vậy? Bạn đấm nó không trượt phát nào cho mình

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết

                            Chúc mừng bạn đã phát hiện ra điều mới mẻ, nhưng xin chia buồn cùng bạn, con trở đó là để nâng áp đầu ra lên trong mức giới hạn nào đó (tối đa là 13.5V) trong trường hợp nguồn bị sụt áp do lý do nào đó.
                            Vụ lắp điện trở giảm áp nguồn của bạn cơ bản là không đúng rồi, người ta chỉ dùng điện trở lắp kiểu cầu phân áp để giảm áp nguồn trong trường hợp đó là điện áp đường tín hiệu hồi tiếp chứ cách đó không dùng cho đường công suất.
                            Muốn giảm áp trong trường hợp của bạn thì ra chợ mua mạch buck áp mà xài cho tiện, lại có đầy, hà cớ gì mà phải cắm đầu vô mấy con điện trở, con điện trở 20W không rẻ đâu mà lại cồng kềnh nữa, và chắc chắn cầu phân thế dùng 2 điện trở hoặc cần phối hợp trở thì còn hơn thế.
                            Từ từ bạn ơi, nguồn tổ ong có thể giảm xuống < 12V được mà (chỉ chỉnh biến trở, chưa cần câu kéo).

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

                              Từ từ bạn ơi, nguồn tổ ong có thể giảm xuống < 12V được mà (chỉ chỉnh biến trở, chưa cần câu kéo).
                              Uh mình biết là bây giờ mấy anh TQ làm nguồn dị đủ kiểu, có thể khá chắc chắn là có loại nguồn chỉnh xuống như bạn nói, tiếc là đống nguồn mình từng làm có tên tuổi + bảo hành hẳn hoi thì một là biến trở đó chỉ để tăng áp, hai là loại đắt tiền cao cấp thì không có con biến trở luôn. Xét về thực tế thì việc giảm hoặc sụt áp hơn định mức ghi trên nguồn là điều không một ai mong muốn. Do chủ thớt có nguyện vọng lạ lạ nên anh em hơi rối.
                              Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                              Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              TeppiVN Tìm hiểu thêm về TeppiVN

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X