Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Không hiểu tác dụng của con tụ này trong mạch!!!

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết
    Cháu chưa hiểu rõ lắm, cháu thấy lúc ban đầu thì dòng nó có cao vọt lên, không gọi là dòng quá độ thì tả cái giai đoạn này là gì để cho chuẩn được bác
    Bác ấy có biết quá độ là gì đâu mà bạn hỏi. Bác ấy tưởng quá độ là quá áp: Ic.Zc > U định mức của tụ.
    Pùn cười vãi.


    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

    Dòng qui định bình thường của 1 tụ điện trong điện áp có tần số là U / Z = X.
    Dòng quá độ của 1 tụ điện trong diện áp có tần số là X . Z > U
    Khi đó dòng quá độ thời gian lâu sẽ phá hủy tụ điện.

    Bắt đầu nạp tụ dòng tăng cao có thể lớn hơn X, thời gian nạp rất ngắn có điện thế là U1 < U
    Lấy U1 / Z sẽ nhỏ hơn X.
    Dòng này không thể gọi là dòng quá độ vì nó không phá hủy tụ điện.
    Cải nhau mấy trăm trang chỉ vì cái định nghĩa dòng quá độ và dòng tăng lúc bắt đầu nạp.
    sau.ph

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

      Với tụ 0.33uF và 2 led siêu sáng song song ngược chiều thì TLM on off vài lần nó đã chết, chưa chắc trúng đỉnh 310V.
      Như này thì led chết có thể do điện áp quá lớn (310V/2.8-3.6V Vf) chứ không chỉ do dòng. Bác phải test với điện trở tương ứng để loại trừ trường hợp hư do áp.

      Comment


      • #63
        Đây là thí nghiệm như e đã đề cập. Chỉ mong các bác có cái nhìn khách quan hơn về dòng quá độ qua tụ.

        https://youtu.be/6qUfZMNrrHs

        ps: e buồn ngủ lắm luôn, vẫn cố cho xong cái thí nghiệm thực tế, qua đây cũng mong rằng, DĐ mãi luôn mang ý nghĩa tích cực ban đẩu là học hỏi chia sẻ kinh nghiệm chứ không phải chỉ để cãi nhau, để giấu nghề hay để cá cược chê bai người khác. Có gì không phải, mong các bác lượng tình thứ lỗi cho ạ.

        Comment


        • #64
          Trước hết tôi có lời khen dinhthuong đã dũng cảm thí nghiệm.
          Mạch của dinhthuong là mạch đốt led chứ không phải là thí nghiệm dòng quá độ.
          Mạch hạ áp dùng tụ có 3 nguyên nhân làm chết led, mạch thí nghiệm có đủ 3. Đưa áp vàp chết 10 led chứ đừng nói là 2 led.

          Thầy bói TLM vỗ ngưc xưng tên, tỏ ra tài giỏi, làm chết 2led siêu sáng vì tội NGU.

          Nhà sản xuất mạch điện hạ áp đã tính rồi, 3 trường hợp chết led họ đã khắc phục, chỉ vì kinh tế họ muốn mau hư chứ không phải họ dốt như thầy bói tưởng.

          Khi biết 3 trường hợp làm chết led trong mạch hạ áp, chắc chắn dinhthuong ko còn thí nghiệm nữa.

          Comment


          • #65
            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
            ...
            Nhà sản xuất mạch điện hạ áp đã tính rồi, 3 trường hợp chết led họ đã khắc phục, chỉ vì kinh tế họ muốn mau hư chứ không phải họ dốt như thầy bói tưởng....
            Bác cho cháu hỏi 3 trường hợp nào được không bác. Cháu đoán: Quá nhiệt, quá dòng, hết tuổi thọ. Nhưng chắc là sai

            Comment


            • #66
              Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết

              Bác cho cháu hỏi 3 trường hợp nào được không bác. Cháu đoán: Quá nhiệt, quá dòng, hết tuổi thọ. Nhưng chắc là sai
              3 trường hợp đó là:
              1- Nổ tụ, chết cầu chỉnh lưu.
              2- Quá áp.
              3- Quá dòng.

              Trường hợp 1 chết led ngay khi vừa cấp điện, thầy bói TLM phán do dòng quá độ.
              Đúng là Ngọng mà hay nói.

              Comment


              • #67
                Có vậy mà bác cũng úp úp mở mở ra vẻ bí hiểm.

                1- Bạn dinhthuong kiểm lại xem tụ có nổ, cầu có chết không. TLM tin là không.

                2&3- Không có dòng quá độ, vậy thì quá dòng, quá áp chỗ nào? Bác chỉ rõ ra xem. (dung kháng của tụ xấp xỉ với điện trở mà)
                sau.ph

                Comment


                • #68
                  Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                  Có vậy mà bác cũng úp úp mở mở ra vẻ bí hiểm.

                  1- Bạn dinhthuong kiểm lại xem tụ có nổ, cầu có chết không. TLM tin là không.

                  2&3- Không có dòng quá độ, vậy thì quá dòng, quá áp chỗ nào? Bác chỉ rõ ra xem. (dung kháng của tụ xấp xỉ với điện trở mà)
                  Thầy bói mù sờ voi có biết gì đâu mà phán?
                  Chỉ nói phét là giỏi. Nếu biết thì đã không nói dòng quá độ làm chết led. thời gian dòng quá độ bao nhiêu đòi làm chết led?
                  NGU không phân tích được mạch của người ta. nếu chết nhà sản xuất đã phá sản ko có sản phẩm cho thầy bói làm "chiên da bình lựng"

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                    ...
                    2&3- Không có dòng quá độ, vậy thì quá dòng, quá áp chỗ nào? Bác chỉ rõ ra xem. (dung kháng của tụ xấp xỉ với điện trở mà)...

                    Cháu thấy có gì lệch lệch. Cắm con đèn led 3v vào ắc quy thì cũng không có dòng quá độ nhưng quá dòng, quá áp. Tương tự với mạch hạ áp bằng tụ, xét lúc mạch ổn định, dung kháng tụ quá nhỏ thì cũng gọi là quá áp, quá dòng mà chả cần xét có dòng quá độ hay không

                    Comment


                    • #70
                      Đang nói cái mạch thí nghiệm của dinhthuong kìa. Dung kháng của tụ có nhỏ không mà led chết?
                      sau.ph

                      Comment


                      • #71
                        Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                        Trước hết tôi có lời khen dinhthuong đã dũng cảm thí nghiệm.
                        Mạch của dinhthuong là mạch đốt led chứ không phải là thí nghiệm dòng quá độ.
                        Mạch hạ áp dùng tụ có 3 nguyên nhân làm chết led, mạch thí nghiệm có đủ 3. Đưa áp vàp chết 10 led chứ đừng nói là 2 led.

                        Nhà sản xuất mạch điện hạ áp đã tính rồi, 3 trường hợp chết led họ đã khắc phục, chỉ vì kinh tế họ muốn mau hư chứ không phải họ dốt như thầy bói tưởng.

                        Khi biết 3 trường hợp làm chết led trong mạch hạ áp, chắc chắn dinhthuong ko còn thí nghiệm nữa.
                        Dạ, không biết bác đã xem hết video thí nghiệm chưa. Về cơ bản, sơ đồ thí nghiệm thực tế cũng như sơ đồ mô phỏng.

                        Vì ở đây chỉ là thí nghiệm nhằm tạo ra cùng một dòng điện DC trung bình, bằng 2 cách đó là dùng trở hạn dòng và dùng tụ hạn dòng. Test này chỉ đơn thuần cho việc so sánh trong trường hợp bật tắt công tắc cấp điện cho mạch liên tục nhằm mô phỏng sự lỏng lẻo của công tắc/ổ cắm, thì led có hư không, và hư trong mạch nào để có thể kết luận một cách rất logic là hư do áp cấp quá cao hay hư do dòng quá độ quá lớn hơn giá trị định mức max mà led chịu được.

                        Nếu bác bớt chút thời gian quý báu theo dõi video test hẳn sẽ thấy là trong trường hợp hạn dòng bằng trở, ở cả 2 lần test với 2 con led khác nhau thì dù có bật tắt điện liên tục nhiều lần - led vẫn sáng bình thường. Điều này chứng tỏ điện áp đỉnh 34V trong sự chịu đựng của led 3W/3V.

                        Ngược lại, với trường hợp hạ áp bằng tụ, rõ ràng là dòng điện DC trung bình qua led có độ lớn chỉ tương đương với trường hợp dùng trở hạn dòng (23.5mA/23.6mA) và rất nhỏ so với dòng max mà led chịu được (900mA). Thế nhưng ở cả 2 led test, chúng đều bị hư. Cá biệt và không may thay, con led thứ 2 chỉ sau 3 lần bật tất công tắc đã chết rồi.

                        Như vậy ta rút ra là led chết do áp 34V/3V quá cao? Không phải, vì trường hợp trở cũng thế, lúc bắt đầu cấp điện thì led vẫn chịu áp quá độ 34V, theo như chủ đề
                        tại sao transistor không nên phân cực cho cực B với điện áp cao hơn Vc - mặc dù nó là mối P-N luôn giảm áp 0.7V vì ta đã hạn dòng Ib qua một trở!

                        Vậy chỉ còn một khả năng là led chết do dòng quá độ rất cao, dù trong thời gian rất ngắn, vì khi bật điện, cứ giả sử ngay vị trí đường sin áp là 50% max = 17V thì áp 2 đầu tụ khoảng:
                        17V-0.7Vx2-3V = 12.6V ( giảm áp trương đối qua cầu diode và led 3V). Đương nhiên, từ thời điểm đóng mạch này áp trên tụ sẽ lớn hơn ngay sau đó theo biến thiên đường sin của áp.

                        Với con tụ CBB22 335/630V thí nghiệm có ERS~0.041ôm cộng vớ trở dây dẫn các thứ cứ cho là 0.1 ôm


                        theo công thức sơ đẳng : Ic=Q/t= CxV/t =Cx(V2-V1)/t ~ Cx(V2-V1)/RC = (V2-V1)/R. (ở đây, khoảng thời gian t=dt để áp tụ nạp từ 0V lên 12.6V là

                        dt ~ RC = 0.1ôm x 3.17x10^(-6)F = 0.317x10 mũ trừ 6 giây = 0.317uS

                        thay số ta có: Ic ~ (12.6V-0V)/0.1ôm = 126A.
                        có nghĩa là con led 3W/900mA/3V phải chịu dòng quá độ có độ lớn ban đầu là vào khoảng 126A và sau 0.317uS là 0A, nghĩa là, một cách tương đối, có thể hiểu:
                        trong khoảng thời gian rất ngắn, 0.317uS, thì con led đó phải chịu dòng điện trung bình là

                        126A/2 = 63A! quá lớn so với 900mA max mà nó có thể hoạt động, nên nó hư là rất bình thường.

                        Comment


                        • #72
                          Quay lại câu hỏi ban đầu đi, cái điện trở 100/4 của thớt. Cháu khẳng định bỏ đi mạch hạ áp vẫn chạy bình thường, chấp dòng quá độ thoải mái. Mô phỏng ở #41 cũng đã thấy rõ.
                          Hơn nữa chú dinhthuong trong mạch mô phỏng nối sai chỗ đi-ốt chỉnh lưu

                          Comment


                          • #73
                            Có thể bỏ đi được, vì vẫn còn con trở 33 ôm bảo vệ zenner.

                            Nhưng người ta vẫn gắn để giảm tiếng lẹt xẹt khó chịu, chống nhiễu lan truyền trên lưới điện, thay thế cho cầu chì...

                            Chưa kể trường hợp ổ cắm lỏng, dòng quá độ xảy ra liên tục mà không có trở hạn dòng thì lành ít dữ nhiều.
                            sau.ph

                            Comment


                            • #74
                              Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết
                              Quay lại câu hỏi ban đầu đi, cái điện trở 100/4 của thớt. Cháu khẳng định bỏ đi mạch hạ áp vẫn chạy bình thường, chấp dòng quá độ thoải mái. Mô phỏng ở #41 cũng đã thấy rõ.
                              Hơn nữa chú dinhthuong trong mạch mô phỏng nối sai chỗ đi-ốt chỉnh lưu
                              Chỗ tô màu đó bạn, đã có con tụ là có quá độ rồi. Nếu bỏ con trở hạn dòng 25 ôm đi, chỉ trong mạch cụ thể trên, khi 2 con tụ 470uF vẫn tốt thì không sao, vì khi xét quá độ, 2 con tụ hóa đó vẫn tham gia bình thường, nhất là khi dung kháng nó còn nhỏ hơn con tụ hạ dòng rất nhiều: khi quá độ, 2 con tụ đó cũng xem như bị nối tắt, chúng nó chỉ bảo vệ được zenner khi tốt thôi, chứ không bảo vệ được cho cầu diode, và nếu nó bị hư kiểu mất điện dung sau lão hóa thì bạn mới thấy tác dụng của con trở 25 ôm hạn dòng quá độ.

                              PS: à, thấy rồi, cảm ơn bạn. ( xin up lại kết quả mô phỏng, mắc test thực tế không hề sai sót)
                              Attached Files
                              Last edited by dinhthuong80; 08-12-2021, 14:29. Lý do: up lại sơ đồ-kq mô phỏng

                              Comment


                              • #75
                                Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết
                                Quay lại câu hỏi ban đầu đi, cái điện trở 100/4 của thớt. Cháu khẳng định bỏ đi mạch hạ áp vẫn chạy bình thường, chấp dòng quá độ thoải mái. Mô phỏng ở #41 cũng đã thấy rõ.
                                Hơn nữa chú dinhthuong trong mạch mô phỏng nối sai chỗ đi-ốt chỉnh lưu
                                Không biết phần mềm của bác mô phỏng có đúng với linh kiện thực tế không hay chỉ áp dụng cho linh kiện bất tử. Để kiểm chứng, theo datasheet của 1N4007 khả năng chịu dòng cực đại là 31A trong vòng 8.3ms của nữa chu kỳ nguồn sin. Nếu phần mềm của bác báo diode ngỏm củ tỏi sau khi bác cho nguồn trên với định mức đó thì em mới dám thử bỏ mấy con trở hạn dòng ạ.

                                À mà nếu phần mềm ok thì bác thử mô phỏng dùm em con 1N4007 có sống sót sau 0.85µS với dòng 200Adc không. Cảm ơn bác trước ạ.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Space012 Tìm hiểu thêm về Space012

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X