Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chế tạo động cơ + bộ điều khiển xe đạp điện ...

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi QUANGKIM Xem bài viết
    Thiết kế của lanhuong theo tôi là hợp lý trong tình hình ngập úng ở Tp HCM .Tuy nhiên bọn tôi ở Hà nội thì lắp theo kiểu xe solec là hợp lý .Nếu lanhuong chế tạo loại moto mà phần roto ở ngoài cho nó áp luôn vào lốp thì đơn giản biết bao
    Góp ý thêm về cơ cấu động lực của bạn :Vì tốc độ động cơ 1 chiều (có cổ gop) khá lớn nên phần truyền lực từ moto ra có thể bạn dùng bánh răng và vít vô tận được chăng ?
    Hiệu suất truyền!

    Các cặp truyền động luôn có hiệu suất truyền, thậm trí cả ổ lăn (vòng bi - tạc đạn) hay ổ trượt (bạc) vẫn có tổn hao như thường!
    Hiệu suất ở đây rất quan trọng vì năng lượng của bình có hạn. Theo trí nhớ của tôi thì hiệu suất giảm dần từ bộ truyền bánh răng xoắn > nghiêng > thẳng; bánh thẳng > côn; bánh răng > bánh xích > bánh đai > bánh ma sát khác
    Vậy, hội Trung Quốc mới nghĩ ra cái xe mà động cơ là bánh luôn. Hiệu suất truyền sẽ maximum (>99% vì còn 2 ổ lăn)
    Nếu truyền xích thì hiệu suất bộ truyền xích chỉ khoảng <95%
    Nếu truyền bằng kiểu bánh ma sát thì <80%
    (Chú ý, đây chỉ là hiệu suất của 1 cặp truyền, chưa có hiệu suất các loại ổ đỡ, ổ lăn,...)

    Tóm lại, theo tôi, để tăng hiệu suất của mạch, tránh hao bình, động cơ làm bánh luôn là tốt nhất! Lúc này, bài toán là chế tạo cái động cơ và mạch điều khiển nó cũng như cách lấy "năng lượng" khi xe phanh (thắng) hoặc xuống dốc.

    Comment


    • #32
      cao lên, cao nữa lên ...

      Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết
      Hiệu suất truyền!

      Tóm lại, theo tôi, để tăng hiệu suất của mạch, tránh hao bình, động cơ làm bánh luôn là tốt nhất! Lúc này, bài toán là chế tạo cái động cơ và mạch điều khiển nó cũng như cách lấy "năng lượng" khi xe phanh (thắng) hoặc xuống dốc.
      Anh nsp noí nhiều cái đúng. Nhưng kết luận náy là sai :

      động cơ làm bánh luôn là tốt nhất (!!!)
      Chỉ cần mưa không lớn, nước ngập đường, tràn vào motor là xem như ... toi. Anh có biết hàng trăm chiếc động cơ làm bánh luôn là tốt nhất mà anh nói, "được" rã bỏ motor vì yêu ... nước không ?

      Không phải không có lý do mà thiết kế của Lan Hương toàn là hướng đến vị trí đặt Motor cao lên, cao nữa lên đến mức cao nhất có thể.



      Mẫu xe này của Lan Hương không những Motor nằm ở vị trí cao, mà còn được hỗ trợ che mưa cho motor và cả battery bằng áo đi mưa của người lái xe. Về lý thuyết thì ngập đến 60Cm, chiếc xe này vẫn cứ chạy ... nếu còn accu.

      Hi sinh bớt một "chút" hiệu suất để đổi lấy 75% an toàn trong trường hợp này chắc chắn là thể hiện cái khôn ngoan của "con nhà" kỹ thuật. Chú ý là hiệu suất của bộ giảm tốc và chuyển hướng dùng bánh răng nghiêng náy là 97%.

      Thân ái.

      Lan Hương.
      Last edited by lanhuong; 14-08-2008, 18:14.

      Comment


      • #33
        Theo PT, dùng động cơ truyền động như sô-lếc, có cái dở là bị giảm ma sát trong trường hợp đi đường mưa, bùn lầy lội và giảm tuổi thọ của lốp (vỏ xe).

        Để giảm thất thoát qua truyền động bánh răng, có thể thiết kế trục động cơ vuông góc với trục bánh xe (bớt một truyền động răng). Tuy nhiên cách này sẽ khó thiết kế cân đối cái xe hơn.

        Việc dùng động cơ làm bánh đâu phải đã hết cách xử lý? Động cơ LH không dùng loại chổi than, tức là trong động cơ chỉ có nam châm và các cuộn dây. Vậy sao LH không đưa bộ điều khiển lên sát dưới yên, còn các cuộn dây thì đúc kín Epoxy. Viền mép động cơ thì thiết kế khe-khớp, gioăng phớt sao cho có thể ngăn bùn cát vào, CÒn nó "yêu nước" thì cứ cho nó yêu chứ sao?

        Vài thắc mắc ủng hộ cô gái Lành Ương

        PT.
        Núi cao bởi có đất bồi
        Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
        Muôn dòng sông đổ biển sâu
        Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

        Comment


        • #34
          Hi all!

          Mình chỉ là dân mới, cũng rất ít khi post bài trên này, đăng ký thành viên trên DTVN cũng chỉ vì mình thích kỹ thuật và cũng muốn xem và học hỏi thêm về kỹ thuật mà thôi. Nay đọc loạt bài viết này thấy rất tâm đắc nên viết thêm vài dòng, ủng hộ tinh thần của các tác giả cũng muốn góp chút suy nghĩ cho đề tài này.

          Mình với xuất thân là dân thiết kế kỹ thuật, cũng rất yêu thích kỹ thuật; nhưng từ khi đi làm tới giờ lại ít có cơ hội áp dụng khoa học kỹ thuật để phục vụ cuộc sống đích thực, mà chỉ mới dùng kỹ năng quản lý mà thôi.
          Trong lúc tìm các bài viết trên DTVN vô tình đọc được topic này, tự nhiên trong lòng dâng lên một tinh thần dân tộc. Quả thật có thể nói, các anh, chị, em trên forum này nói riêng; các anh, chị, em là người Việt Nam nói chung, không ít người rất có tinh thần tự lực tự cường. Điều này làm mình rất ngưỡng mộ.

          Riêng với LanHuong!
          Mình đã đọc qua nhiều bài viết của bạn... và bản thân mình rất ngưỡng mộ bạn.
          Chỉ với riêng topic này thôi, qua những bài viết của bạn đã cho thấy, bạn đã tìm hiểu rất kỹ về khã năng và đã rất cân nhắc trước khi viết. Điều này mình rất trân trọng.


          ---------------------------------------------------

          Với thiết kế thế này... xét đơn thuần về mặt thiết kế, có thể thấy được một số ưu, nhược điểm sau:
          * Nhược.....
          - Cơ cấu bánh răng sẽ làm tăng sự phức tạp trong cơ cấu truyền động (yêu cầu số lượng chi tiết nhiều hơn, độ chính xác gia công cũng đòi hỏi cao hơn dùng xích hay đai) => khối lượng xe nặng thêm chút ít.
          - Hiệu xuất bộ truyền giảm so với truyền động trực tiếp, chỉ còn khoảng ~86% (với điều kiện bảo quản thông thường).

          * Ưu.....
          - Với bộ truyền răng côn, có thể giảm thiểu kích thước bộ truyền so với bộ truyền đai hay xích, làm tăng yếu tố thẩm mỉ.
          - Có thể nâng cao động cơ, tránh vô nước trong tình trạng ngập nước như hiện nay (nhất là ở HCM) => tăng cao độ bền động cơ cũng như niềm tin từ người tiêu dùng.
          - Dể dàng tách động lực khi xe hết điện.
          - Có thể tận dụng nguồn động lực từ quán tính... để tái sử dụng năng lượng (tuy nhiên hiệu suất tái sử dụng theo mình <75%) điều này rất hấp dẩn vì hầu hết các loại xe điện trên thị trường đều chưa đặt nặng vấn đề này.

          Đây là một số suy nghĩ của mình, không biết có đúng với suy nghĩ của người thiết kế hay không, nhưng chắc cũng có thể giải tỏa được một số thắc mắc của a/e.

          Thân chào & chúc LanHuong sớm thành công!
          Duy Anh

          Comment


          • #35
            Nhân tiện xin hỏi lanhuong :Bạn đã tiến hành chế tạo chưa ?Đang chế tạo thử hay sản xuất hàng loạt rồi ?Bao giờ có sản phẩm ? Quả thực tôi rất muốn sở hữu 1 chiếc
            Nhân tiện lanhuong có thể chế tạo oto chạy điện sử dụng trong các khu du lịch được không ? theo tôi thị trường loại xe này có hướng phát triển tốt đấy

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi QUANGKIM Xem bài viết
              Nhân tiện xin hỏi lanhuong :Bạn đã tiến hành chế tạo chưa ?Đang chế tạo thử hay sản xuất hàng loạt rồi ?Bao giờ có sản phẩm ? Quả thực tôi rất muốn sở hữu 1 chiếc
              Nhân tiện lanhuong có thể chế tạo oto chạy điện ...
              - Anh chưa đọc sao ? Lan Hương đang thiết kế chế tạo, đo đạc tính toán và liên kết với các đối tác để tiến tới sàn xuất xe đạp điện theo mẫu của mình. Hi vọng là sẽ sớm có sản phẩm tham gia thị trường.

              - Ở đây Lan Hương chỉ nói duy nhất về xe đạp điện. Xin lỗi anh nhé.

              Nguyên văn bởi chehatsen
              theo tôi hiện nay xe máy điện ...
              có đôi lời góp ý mong các cao nhân có thiết kế hãy lưu ý
              Bạn đang lạc đề rồi đó. Chú ý rằng luồng này là xe đạp điện. chứ không phải là xe máy điện.

              Lan Hương.

              Comment


              • #37
                mình rất ngưỡng mộ sự dám nghĩ dám làm của bạn Lan Hương, điều này đáng quí hơn rất nhiều "Người" chỉ thích đi "Vạch lá tìm sâu" đối với 1 ý tưởng đáng trân trọng như thế. Mình cảm thấy rất tự hào về bạn. Chúc bạn thành công và nếu có thể mình cũng muốn được đóng 1 góp chút sức vào công việc này.

                Comment


                • #38
                  Còn một thắc mắc nhỏ nữa LH nhé.
                  1.Với kết cấu trên thì rất khó bảo dưỡng sửa chữa nhỏ. Ví dụ muốn tăng xích thì cái bánh xe sẽ phải di chuyển ra chẳng hạn. Lúc này cái láp gì đó lại phải đi theo dẫn tới động cơ k thể lắp chặt được. Hoặc lại phải các đăng thì rất phiền. Và cái lap này pahir thay đổi được chiều dài. Như vậy chi phí cho cơ khí sẽ lớn.
                  2. Tự nạp lại điện. Làm thì được nhưng cái tiết kiệm được thì bé mà chi phí thì lớn.
                  Ví dụ vui: Bỏ 1 viên kim cương 50 kara vào bình xăng xe máy sẽ tiết kiệm được 30% xăng là có thật thì cũng k ai áp dụng được.
                  Lý do: Khi phanh hay đổ dốc thì thời gian tính theo giây.
                  Với bình Globe giả sử cho phép nạp dòng tối đa = 100% dung lượng đi thì cũng mất bao lâu để đầy bình? Vậy vài giây nạp có ý nghĩa gì?
                  Kế cả bạn cong đ lên đạp và cái động cơ thành máy phát luôn thì cần bao lâu cho đầy bình, giả sử đạp thật lực cho tốc độ máy phát đến tốc độ danh định.
                  Vậy nếu có tiết kiệm thì sẽ k dc bao lâu, nhưng chi phí thì lớn.
                  Có những loại PIN có thể nạp 3 phút là đầy nhưng chu kỳ phóng nạp lại bé và giá cao. Như vậy làm thì OK nhưng thị trường ít chấp nhận.
                  Còn PIN sinh học dùng methanol thì vẫn đang thử nghiệm chưa thấy đâu cả.
                  Hiện tại cái xe đạp điện đang nạp 1 đêm để chạy 30 phút. Làm sao để nạp 30 phút và chạy 30 phút là OK không cần tiết kiệm. Để đi chơi đến nơi hết điện thì ngồi uống nước và nạp nhờ sau đó lại về mà k phải đạp là khả thi nhất và dễ chấp nhận nhất. Nhưng vậy nó thành công nghệ PIN hay acqui mất rồi .
                  Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                  Biến tần
                  Máy giặt
                  Lò vi sóng
                  Bếp từ.
                  Tủ lạnh.
                  Điều hòa

                  Comment


                  • #39
                    Tự nạp lại điện. Làm thì được nhưng cái tiết kiệm được thì bé mà chi phí thì lớn.
                    Ví dụ vui: Bỏ 1 viên kim cương 50 kara vào bình xăng xe máy sẽ tiết kiệm được 30% xăng là có thật thì cũng k ai áp dụng được.
                    Lý do: Khi phanh hay đổ dốc thì thời gian tính theo giây.
                    Với bình Globe giả sử cho phép nạp dòng tối đa = 100% dung lượng đi thì cũng mất bao lâu để đầy bình? Vậy vài giây nạp có ý nghĩa gì?
                    Kế cả bạn cong đ lên đạp và cái động cơ thành máy phát luôn thì cần bao lâu cho đầy bình, giả sử đạp thật lực cho tốc độ máy phát đến tốc độ danh định.
                    Vậy nếu có tiết kiệm thì sẽ k dc bao lâu, nhưng chi phí thì lớn.
                    Chị LH đâu có nói là fần năng lượng thu hồi lại dùng để nạp cho đầy bình đâu! CHỉ là thu hồi lại để tạo ra 1 fần năng lượng cho khỏi phí ấy mà cũng như công việc thu hồi & tái chế rác hiện nay ấy mà.
                    Nếu chúng ta có thể thu hồi dù chỉ ko đến 75% năng lượng trong lúc đạp thì nó vẫn có ý nghĩa hơn là chẳng có tí % nào như tụi TQ
                    Em thầy mẫu motor của anh PT đề nghị được đấy
                    Việc dùng động cơ làm bánh đâu phải đã hết cách xử lý? Động cơ LH không dùng loại chổi than, tức là trong động cơ chỉ có nam châm và các cuộn dây. Vậy sao LH không đưa bộ điều khiển lên sát dưới yên, còn các cuộn dây thì đúc kín Epoxy. Viền mép động cơ thì thiết kế khe-khớp, gioăng phớt sao cho có thể ngăn bùn cát vào, CÒn nó "yêu nước" thì cứ cho nó yêu chứ sao?
                    Vài lời như vậy có jì mong các bác bỏ wa
                    Ủng hộ chị LH cái nào

                    Comment


                    • #40
                      Đồng ý với các phân tích của bác MinhHa.

                      Cũng cần phải làm rõ một chút nhỉ? LH mở luồng "Chế tạo động cơ + bộ điều khiển xe đạp điện" là để nói về chế tạo mấy thứ đó hay là chế tạo xe đạp điện hoàn chỉnh?

                      Trước mắt, tôi thấy nên tập trung xem xét vấn đề chế tạo động cơ và bộ điều khiển, với tính năng và chất lượng vượt trội. Ví dụ:

                      - Dễ dàng lắp ghép với nhiều kiểu xe. (Có thể đi kèm với các phụ kiện lắp ghép).
                      - Phù hợp với khí hậu VN.
                      - An toàn và dễ kết nối (bộ điều khiển).

                      Sau khi giải xong bài toán này, mới tính tiếp đến phần xe. Có thể đi từ version 1 => 2 => n...

                      Chứ cứ ôm đồm vào một khối sẽ gượng ép và khó phát huy kết quả.
                      Last edited by nhathung1101; 15-08-2008, 01:26.
                      Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi MinhHa Xem bài viết
                        Còn một thắc mắc nhỏ nữa LH nhé.
                        1.Với kết cấu trên thì rất khó bảo dưỡng sửa chữa nhỏ. Ví dụ muốn tăng xích thì cái bánh xe sẽ phải di chuyển ra chẳng hạn. Lúc này cái láp gì đó lại phải đi theo dẫn tới động cơ k thể lắp chặt được. Hoặc lại phải các đăng thì rất phiền. Và cái lap này pahir thay đổi được chiều dài. Như vậy chi phí cho cơ khí sẽ lớn.
                        2. Tự nạp lại điện. Làm thì được nhưng cái tiết kiệm được thì bé mà chi phí thì lớn.
                        Ví dụ vui: Bỏ 1 viên kim cương 50 kara vào bình xăng xe máy sẽ tiết kiệm được 30% xăng là có thật thì cũng k ai áp dụng được.
                        Lý do: Khi phanh hay đổ dốc thì thời gian tính theo giây.
                        Với bình Globe giả sử cho phép nạp dòng tối đa = 100% dung lượng đi thì cũng mất bao lâu để đầy bình? Vậy vài giây nạp có ý nghĩa gì?
                        Kế cả bạn cong đ lên đạp và cái động cơ thành máy phát luôn thì cần bao lâu cho đầy bình, giả sử đạp thật lực cho tốc độ máy phát đến tốc độ danh định.
                        Vậy nếu có tiết kiệm thì sẽ k dc bao lâu, nhưng chi phí thì lớn.
                        Có những loại PIN có thể nạp 3 phút là đầy nhưng chu kỳ phóng nạp lại bé và giá cao. Như vậy làm thì OK nhưng thị trường ít chấp nhận.
                        Còn PIN sinh học dùng methanol thì vẫn đang thử nghiệm chưa thấy đâu cả.
                        Hiện tại cái xe đạp điện đang nạp 1 đêm để chạy 30 phút. Làm sao để nạp 30 phút và chạy 30 phút là OK không cần tiết kiệm. Để đi chơi đến nơi hết điện thì ngồi uống nước và nạp nhờ sau đó lại về mà k phải đạp là khả thi nhất và dễ chấp nhận nhất. Nhưng vậy nó thành công nghệ PIN hay acqui mất rồi .
                        em thấy kiến của bác MinhHa là rất hay - nếu bác muốn bỏ vốn vào đầu tư thì cần phải nghiên cứu thật kỉ ( vì số vốn đầu tư không ít)- nếu đầu tư xong mà thị trường ko chấp nhận sản phẩm ( do phụ thuộc vào đùm sau - mua ở đâu trên thị trường loại có bánh răng-)
                        Em khuyên bác LanHuong suy nghĩ thật kỉ khi đầu tư vào sản phẩm ( giá thành sau khi hoàn chỉnh là bao nhiu - thị trường có chấp nhận 1 con xe mà công nghệ hiện đại theo kiểu cổ lổ sĩ xuất hiện cách đây mấy nươi năm)
                        em chỉ có thành ý - mong bác ko hiểu nhầm ý em là phá hoại kế hoạch của bác nhé. thân chào
                        có những việc ko thể làm mà vẩn làm
                        có những việc có thể làm mà không làm

                        Comment


                        • #42
                          [QUOTE=nsp;124957]..................Vậy, hội Trung Quốc mới nghĩ ra cái xe mà động cơ là bánh luôn. Hiệu suất truyền sẽ maximum (>99% vì còn 2 ổ lăn)
                          Nếu truyền xích thì hiệu suất bộ truyền xích chỉ khoảng <95%
                          Nếu truyền bằng kiểu bánh ma sát thì <80%..............QUOTE]

                          Bác nói đúng , nhưng lạc hậu rồi .
                          Bác phải biét ràng chúng ta đang sống bây giờ là năm thứ 8 của thế kỷ 21 . Loại động cơ hiệu suất 99% chỉ có ý nghĩ ở thế kỷ 20 thôi .
                          Hiện nay nhờ sự tiến bộ của công nghệ mà loại siêu động cơ của LH đạt hiệu suất tới 300% một cách dễ dàng . Kể cả động cơ của tầu vũ trụ Vinasat cũng phải áp dụng nguyên tắc này cơ mà ? .
                          Kiểu dáng công nghiệp cho chiếc xe đạp điện cũng là một sự đột biến về kỹ thuật công nghệ . Bác thấy không , mọi nguyên tắc về trọng lực được bỏ qua . Những gì nằng nặng được đặt lên cao , và những gì nhè nhẹ được đặt xuống dưới thấp .
                          Mà bác thấy đó , những loại xe Ô-tô hiện đại nhất đều đặt động cơ ở mũi xe chứ có hãng Ô-tô nào đặt động cơ ở ...... bánh xe Ô-tô hay ở ..... dưới chân của lái xe đâu ??????
                          Không giống như những loại xe đạp thông thường . Chúng rất dễ đổ bởi vi chúng chỉ có 1 chân chống . Loại xe đạp điện mới này , thay vì chỉ có 1 chân chống như loại xe đạp thông thường mà có tới ....... 4 chân chống . Vì vậy nó rất vững chắc khi bác để xe trong bãi đỗ xe !!!!
                          Tuy vậy đó cũng chỉ là thế hệ xe đạp điện đầu tiên thôi bác ạ . Và bác biết không ? Loại xe đạp điện thế hệ thứ hai sẽ như thế nào không .
                          Loại xe đạp điện thế hệ thứ hai được gọi là Ai-pi-có-cánh . Tức là ngoài động cơ truyền động , ắc quy thì chúng được lắp thêm một ...... đôi cánh .
                          Với đôi cánh của thế hệ xe đạp Ai-pi-có-cánh sẽ cho phép chiếc xe đạp có thể ......... bay lên với độ cao là ......... 6 mét . Cao hơn những phương tiện giao thông thông thường .
                          Như vậy việc vấn nạn tắc đường không phải là vấn đề quan ngại đối với loại xe đạp điện thế hệ Ai-pi-có-cánh này nữa .?????
                          Thậm chí khi đã được sử dụng loại xe đạp thế hệ Ai-pi-có-cánh này thì bác không phải bận tâm hay khó chịu về vấn đề đèn điều khiển giao thông nữa .
                          Chiếc xe đạp điện thế hệ Ai-pi-có-cánh sẽ cho phép bác ...... bay qua một ngã tư đang có đèn đỏ mà không làm ảnh hưởng tới sự chấp hành tuân thủ nguyên tắc luật lệ của các phương tiện giao thông khác .???????
                          Bác thấy không . Luật giao thông cấm không được " đi vượt đèn đỏ " chứ không có điều khoản nào cấm " bay qua đèn đỏ " .
                          Nếu mặt bằng nhà bác quá hẹp không có chỗ để xe ????
                          Yên tâm bác ạ . Chiếc Ai-pi-có-cánh sẽ bay lên tầng thượng và đỗ ở đó . Thế là giải quyết được vấn đề Hè thông đường thoáng . Bác hoàn toàn yên tâm , không sợ bị phạt vi cảnh vì để xe không đúng nơi quy định .
                          Vậy thì còn vấn đề gì nữa về chiếc siêu động cơ xe đạp điện của LH chứ ?
                          Hy vọng bác sẽ hài lòng và ủng hộ những phát kiến của LH

                          Hãy cổ vũ lên nào !!!!!!
                          cám ơn ! cám ơn ! cám ơn ! cám ơn ! cám ơn ! cám ơn ! cám ơn ! cám ơn !
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #43
                            phản hồi từ Lan Hương ...

                            Trước hết Lan Hương xin cám ơn các anh chị em đã quan tâm đến đề tài.

                            Nguyên văn bởi MinhHa Xem bài viết
                            Còn một thắc mắc nhỏ nữa LH nhé.
                            1.Với kết cấu trên thì rất khó bảo dưỡng sửa chữa nhỏ. Ví dụ muốn tăng xích thì cái bánh xe sẽ phải di chuyển ra chẳng hạn. Lúc này cái láp gì đó lại phải đi theo dẫn tới động cơ k thể lắp chặt được. Hoặc lại phải các đăng thì rất phiền. Và cái lap này pahir thay đổi được chiều dài. Như vậy chi phí cho cơ khí sẽ lớn.
                            2. Tự nạp lại điện. Làm thì được nhưng cái tiết kiệm được thì bé mà chi phí thì lớn.
                            Ví dụ vui: Bỏ 1 viên kim cương 50 kara vào bình xăng xe máy sẽ tiết kiệm được 30% xăng là có thật thì cũng k ai áp dụng được.
                            Lý do: Khi phanh hay đổ dốc thì thời gian tính theo giây.
                            Với bình Globe giả sử cho phép nạp dòng tối đa = 100% dung lượng đi thì cũng mất bao lâu để đầy bình? Vậy vài giây nạp có ý nghĩa gì?
                            Kế cả bạn cong đ lên đạp và cái động cơ thành máy phát luôn thì cần bao lâu cho đầy bình, giả sử đạp thật lực cho tốc độ máy phát đến tốc độ danh định.
                            Vậy nếu có tiết kiệm thì sẽ k dc bao lâu, nhưng chi phí thì lớn.
                            Có những loại PIN có thể nạp 3 phút là đầy nhưng chu kỳ phóng nạp lại bé và giá cao. Như vậy làm thì OK nhưng thị trường ít chấp nhận.
                            Còn PIN sinh học dùng methanol thì vẫn đang thử nghiệm chưa thấy đâu cả.
                            Hiện tại cái xe đạp điện đang nạp 1 đêm để chạy 30 phút. Làm sao để nạp 30 phút và chạy 30 phút là OK không cần tiết kiệm. Để đi chơi đến nơi hết điện thì ngồi uống nước và nạp nhờ sau đó lại về mà k phải đạp là khả thi nhất và dễ chấp nhận nhất. Nhưng vậy nó thành công nghệ PIN hay acqui mất rồi .
                            Nguyên văn bởi Steps Xem bài viết
                            Chị LH đâu có nói là fần năng lượng thu hồi lại dùng để nạp cho đầy bình đâu! CHỉ là thu hồi lại để tạo ra 1 fần năng lượng cho khỏi phí ấy mà cũng như công việc thu hồi & tái chế rác hiện nay ấy mà.
                            Nếu chúng ta có thể thu hồi dù chỉ ko đến 75% năng lượng trong lúc đạp thì nó vẫn có ý nghĩa hơn là chẳng có tí % nào như tụi TQ ...
                            1/.Bộ phận lap - Genir chế tạo rất dễ dàng bằng máy "sọc", rất rẻ tiền. Với cơ cấu Genir (xem hình) thì việc tằng xích hay cả tháo bành xe đều không liên hệ gì đến các cơ phận khác của hệ động lực dùng điện.

                            Chi tiết quy trình gia công cơ khí :

                            a/. Vỏ ống Genir (thực hiện 2 đầu) : ống d=4mm/ D=9mm --> khoen "vét" d=4,5mm --> chạy genir trong 1mm(+) --> lắp thử mẫu --> hoàn tất.

                            b/. Láp : thanh d=6mm --> tiện "vớt" d=4mm --> chạy genir ngoài 1mm(-) --> lắp thử mẫu --> hoàn tất.



                            2/. Khi leo dốc thì cần tăng năng lượng lên. Khi đổ dốc thì ngược lại. Thu hồi ở đây là thu hồi phần "tăng lên" đó và mỗt phần do thắng (phanh). Em Steps nói có một phần đúng. Mạch thì ... không có gì dễ hơn vì motor chạy thuận nghịch.

                            Mạch nạp accu được tích hợp trong hôp Battery, có khả năng nạp cho accu 24V lúc nguồn nạp từ 3V trở lên (chỉ 75% là lý do này đây : dưới 3V thì mạch BB-Lan Hương ... chịu thua, em sẽ nghiên cứu thêm sau này). Vì vậy anh không cần lo tới việc "đạp cong ... phao" để đủ tốc độ danh định.

                            Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                            Đồng ý với các phân tích của bác MinhHa.

                            Cũng cần phải làm rõ một chút nhỉ? LH mở luồng "Chế tạo động cơ + bộ điều khiển xe đạp điện" là để nói về chế tạo mấy thứ đó hay là chế tạo xe đạp điện hoàn chỉnh?

                            Trước mắt, tôi thấy nên tập trung xem xét vấn đề chế tạo động cơ và bộ điều khiển, với tính năng và chất lượng vượt trội. Ví dụ:

                            - Dễ dàng lắp ghép với nhiều kiểu xe. (Có thể đi kèm với các phụ kiện lắp ghép).
                            - Phù hợp với khí hậu VN.
                            - An toàn và dễ kết nối (bộ điều khiển).

                            Sau khi giải xong bài toán này, mới tính tiếp đến phần xe. Có thể đi từ version 1 => 2 => n...

                            Chứ cứ ôm đồm vào một khối sẽ gượng ép và khó phát huy kết quả.
                            Điều bắt buộc phải tính đến đối với em là việc chế tạo động cơ và bộ điều khiển có thể dùng cho nhiều loại xe chứ không chỉ phục vụ cho loại xe cụ thể nào.

                            Việc đối tác có mẫu xe cụ thể khá có tăm tiếng chỉ là thuận lợi về mặt chia sẻ đầu tư. Mục đích của Lan Hương chỉ có một : chế tạo động cơ và bộ điều khiển

                            Nguyên văn bởi ke_ngoai_dao Xem bài viết
                            em thấy kiến của bác MinhHa là rất hay - nếu bác muốn bỏ vốn vào đầu tư thì cần phải nghiên cứu thật kỉ ( vì số vốn đầu tư không ít)- nếu đầu tư xong mà thị trường ko chấp nhận sản phẩm ( do phụ thuộc vào đùm sau - mua ở đâu trên thị trường loại có bánh răng-)
                            Em khuyên bác LanHuong suy nghĩ thật kỉ khi đầu tư vào sản phẩm ( giá thành sau khi hoàn chỉnh là bao nhiu - thị trường có chấp nhận 1 con xe mà công nghệ hiện đại theo kiểu cổ lổ sĩ xuất hiện cách đây mấy nươi năm)
                            em chỉ có thành ý - mong bác ko hiểu nhầm ý em là phá hoại kế hoạch của bác nhé. thân chào
                            1/. Bánh răng là chi tiết đồng bộ của hệ thống, bán theo động cơ, làm gì có việc mua ở đâu trên thị trường loại có bánh răng ?

                            2/. Mấy mươi năm thì có gì ghê gớm đâu anh. Kiểu xe Hartley (sau này là Hartley Davidson) xuất hiện năm 1892, đến nay vẫn làm bá chủ kiểu dáng Moto trên thế giới đấy thôi.

                            Vấn đề của Kỹ thuật đương đại là hiệu quả, rẻ tiền, bền bỉ, là giải pháp mới cho vấn đề cũ
                            (Theo : Techno - Tham chiếu công nghệ thế kỷ XXI -)

                            3/. Lan Hương vẫn đánh giá cao thành ý của tất cả anh chị em cơ mà. Phản biện là góp phần làm luận chứng KHKT tốt hơn. Lan Hương mong đón nhận các ý kiến phản biện nhiều hơn nữa.

                            ... trong phản biện, điểm chống lại chưa chắc do mình thấy cái đó sai, điểm tán đồng chưa chắc do mình thấy cài đó đúng, vấn đề của phản biện là đẩy cơ chế lý luận và thực tiễn của đề tài đến giới hạn khả thi ...
                            (Theo : Heinrich Von Neumann - Biện chứng và phản biện khoa học -)

                            Một lần nữa, xin cám ơn anh chị em và các bạn.

                            Thân ái.

                            Lan Hương.
                            Last edited by lanhuong; 15-08-2008, 16:24.

                            Comment


                            • #44
                              Lan Hương quên post hình Lap - Genir.
                              Attached Files

                              Comment


                              • #45
                                Tôi chúc bạn thành công với kiểu xe như trên nhưng thực tế, còn nhiều vấn đề liên quan đến cái phần truyền động kia!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X