Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kính cẩn gửi các cao nhân trên diễn đàn này.

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • không có "điện tử vị điện tử" mà phải là "điện tử vị nhân sinh", đó mới chính là "cái đạo" của dân điện tử vậy

    Trước tiên cần có một Xã hội có quy trình .
    Xã hội có quy quy trình sẽ tạo nên những Con người của quy trình .
    Con người có tư duy quy trình thì mới tạo nên được cái gọi là .... Quy trình công nghệ .
    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
    nguyendinhvan1968@gmail.com

    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

    Comment


    • kế thừa từ ngàn năm

      cảm ơn bạn nguyendinhvan đã tham gia thảo luận về QTCN.
      mỗi người có quan điểm riêng về vấn đề QTCN và quan điểm này có được từ trải nghiệm thực tế cuộ sống.
      vì vậy có nhiều quan điểm khác nhau là tất yếu nhưng các quan điểm đều có một điểm chung là mang tính kế thừa.
      nói về vấn đề xã hội và cá nhân thì ngàn năm trước các bậc hiền nhân đã nói gì:

      thế kỷ 12 thì trần quốc tuấn viết rằng : phải biết khoan sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc.

      thế kỷ 15 thì nguyễn trãi tuyên bố rằng : việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

      thế kỷ 20 thì hồ chí minh chỉ ra : việc gì dễ không dân cũng chịu, việc gì khó dân liệu cũng xong.

      vậy là sao?
      mọi việc đều xuất phát từ yếu tố cơ bản nhất của xã hội là người dân.
      như vậy vấn đề QTCN có phải là một ngoại lệ hay không?
      hay là cũng phải xuất phát từ yếu tố cơ bản nhất: từ mỗi con người cụ thể đang hoạt động trong ngành điện tử, từ chị công nhân đang lắp ráp linh kiện trên "bo mạch", từ anh thợ sửa đang cặm cụi đo và kiểm tra mạch, từ vị tiến sĩ đang hoạch định chiến lược vĩ mô...

      như vậy, quan điểm của tôi, kế thừa từ quan điểm của các bậc tiền nhân, thì có trình tự ngược lại so với bạn.

      vấn đề QTCN phải xây dựng từ cá nhân và thực tế diễn ra theo xu hướng như vậy.

      làn sóng công nghệ phải thổi đến từng cá nhân, giống như là gió trên sa mạc phải thổi đi từng hạt cát thì mới dựng nên những đồi cát hoành tráng vậy.

      rất mong được chia sẻ quan điểm vói các bạn

      hãy xây dựng kế hoạch của chính bạn

      Comment


      • Thời của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, nước Việt chưa đụng vào vấn đề chế tạo sản phẩm công nghệ cao.

        Mỗi phát biểu áp dụng được trong những trường hợp nhất định thôi bác ạ, không phải vì mình tâm đắc với quan điểm nào là cố gắng mang nó áp dụng cho tất cả các lĩnh vực khác.

        Tôi cho rằng "quy trình công nghệ" xây dựng được hay không là từ túi tiền và tầm nhìn của người chủ (người sở hữu doanh nghiệp tư nhân, hoặc lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước). Các QTCN mang tính hệ thống, cần được xác lập từ trên xuống, chứ không nên chờ đợi ở dưới đưa lên.

        Comment


        • Có một chuyện thế này :
          Một giám đốc nọ gọi một công nhân lên và bảo " Cậu mang thanh nhôm này xuống xưởng , lấy máy cắt , cắt làm cái thanh nhôm này đúng vào cái vạch mực này và đem lên đay cho tôi làm sản phẩm mẫu "
          Người công nhân mang đi hồi lâu mà không thấy về . Vị Giám đốc nghĩ chắc tên này lại ngồi trầ thuốc tán gẫu dưới đó hay sao mà lâu thế . Vì vậy ông liền xuống xưởng xem sao .
          Hóa ra người công nhân vẫn đang làm việc . Anh ta loay hoay với chiếc máy cắt vì chiếc máy cắt được thiết kế cho người thuận tay phải . Mà anh ta thì lại thuận tay trái . Thực là khó sử dụng .
          Vị giám đốc thấy thật ngứa mắt nghĩ thầm " Cho thằng này nghỉ việc chăng " . Nghĩ lại thì thấy làm vậy có thể tàn nhẫn quá chăng ? Thôi lùi lại để tính xem xếp hắn vào chỗ nào đó khác thôi .

          Nghĩ cho cùng thì thế đó . Một cậu bé khi lớn lên , bố mẹ cậu chỉ muốn cậu hay ăn chóng lớn . Vì vậy cậu cầm thìa tay nào thì cũng được miễn là xúc hết bát cơm vào bụng .
          Lớn lên tí chút đi học thì thôi Cô giáo chỉ cần cậu giữ cho vở sạch chữ đẹp là đủ . Còn cậu viết bằng tay nào thì đó là " việc của cậu "
          Cái môi trường đó tạo nên cậu trở thành con người chân tay lóng ngón khi làm việc .

          Vậy thì Vị giám đốc kia khi xây dựng quy trình công nghệ sẽ xếp cậu công nhân kia vào chỗ nào trong kế hoạch của mình đây ?

          Một người xếp đặt chỗ làm việc của mình bề bộn . Đồng hồ vạn năng xếp cùng tài liệu . Tụ đặt lẫn trong khay điện trở . Trangsisto gói cùng với bao đựng IC .
          Vậy anh ta sẽ ráp mạch theo một " quy trình công nghệ " như thế nào ?

          Một người lãnh đạo khi hổ đốn giữa kiến thức Cổ . Kim , Đông Tây . Thì sẽ hoạch định đường lối ra sao đây ?
          Cái hay , cái tuyệt vời của Bingeat , của Microsoft có thể đối với tôi chỉ là một tài liệu tham khảo có được không ?
          Last edited by nguyendinhvan; 20-03-2008, 15:27.
          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
          nguyendinhvan1968@gmail.com

          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

          Comment


          • Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
            Một người lãnh đạo khi hổ đốn giữa kiến thức Cổ . Kim , Đông Tây . Thì sẽ hoạch định đường lối ra sao đây ?
            Cái hay , cái tuyệt vời của Bingeat , của Microsoft có thể đối với tôi chỉ là một tài liệu tham khảo có được không ?
            Không có bác ạ, bởi nếu có thì thế giới không chỉ có một Microsoft.

            Xây dựng được quy trình công nghệ, lợi ích rất lớn, nhưng chi phí là không nhỏ. Nếu người lãnh đạo (+ ekip tư vấn) có năng lực tư duy cao thì tự mình nghĩ ra quy trình công nghệ cũng được. Nếu không tự nghĩ ra thì phải đi học, tức là cần chấp nhận bỏ ra chi phí (thời gian, tiền bạc, công sức). Sau khi xác lập QTCN, training nhân viên hoặc sửa đổi quy trình cho phù hợp năng lực hiện có của nhân viên, việc đó cũng cần chi phí lớn.

            Ngành điện tử cũng như các ngành khác thôi, nhiều doanh nghiệp ở VN không xây dựng được QTCN là vì thiếu điều kiện để chịu những chi phí như vậy.

            Comment


            • Sẽ có những ưu đãi cho doanh nghiệp điện tử

              Thông tin từ Bộ TT&TT cho biết Bộ đang hoàn thiện đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành CN điện tử nhằm tạo môi trường có những ưu đãi cho doanh nghiệp phát triển. BQL KCNC xin giới thiệu đến quý vị bài trả lời phỏng vấn ICTnews của ông Nguyễn Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông). Ông cho rằng các doanh nghiệp điện tử Việt Nam biết khai thác lợi thế của phân công lao động quốc tế sẽ có cơ hội lớn từ “xu hướng Trung Quốc + 1” - xu hướng chuyển dịch sản xuất điện tử sang một nước khác ngoài Trung Quốc.

              Gần đây một loạt tập đoàn điện tử lớn như Olympus, Philips hay STMicroelectronics đánh tiếng sẽ đầu tư vào Việt Nam, dường như đang có xu hướng chuyển dịch sản xuất điện tử sang Việt Nam?

              Đúng là đang có sự chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn điện tử từ Trung Quốc sang Việt Nam, đặc biệt là từ khu vực phía Nam của Trung Quốc. Môi trường đầu tư của Trung Quốc đang kém hấp dẫn với các tập đoàn điện tử, do chi phí nhân công tăng, yêu cầu môi trường cao hơn, đồng nhân dân tệ tăng giá ảnh hưởng đến xuất khẩu. Cũng phải nói là Trung Quốc đã qua giai đoạn triển khai ồ ạt các dự án điện tử ở mức thấp (mức lắp ráp cần nhiều nhân công và vật liệu). Hiện nay, Trung Quốc chú trọng phát triển các sản phẩm công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

              Trong khi đó, Việt Nam đang có những cải thiện đáng kể về môi trường đầu tư, hạ tầng, nhân công vừa rẻ vừa đông và đặc biệt là hiệu ứng kéo theo từ việc Intel và Foxconn quyết định đầu tư vào Việt Nam. Việc các tập đoàn điện tử lớn như Intel và Foxconn chọ Việt Nam khiến các hãng điện tử khác cũng phải nhìn nhận một cách nghiêm túc, đưa Việt Nam trở thành thương hiệu quốc tế có đẳng cấp trong thu hút đầu tư.


              Ông đánh giá thế nào về cơ hội cho công nghiệp điện tử Việt Nam trong xu hướng chuyển dịch này?

              Lịch sử sản xuất hàng điện tử thế giới khởi đầu xu hướng chuyển dịch từ Mỹ sang Nhật vào những năm 50, sau đó sang Hàn Quốc, Đoàn Loan rồi tới ASEAN và Trung Quốc. Bây giờ sản xuất điện tử bắt đầu chuyển sang Việt Nam, nhưng không phải là sự chuyển dịch lớn mà là xu hướng Trung Quốc + 1.

              Cần biết là theo nguyên tắc phân công lao động toàn cầu hiện nay, các tập đoàn không sản xuất trọn gói sản phẩm tại một nơi, mà phân ra làm nhiều công đoạn từ thiết kế, đến sản xuất, lắp ráp đến đóng gói. Mỗi công đoạn sản xuất ở những nơi mà công đoạn đó có lợi thế cạnh tranh nhất.

              Trong phân công này, Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu, mức giá trị thấp, tức là sản xuất cần nhiều lao động và nguyên vật liệu. Tuy nhiên, khi có nhiều tập đoàn điện tử đầu tư, thì các công nghiệp phụ trợ sẽ có hiệu ứng dây chuyền đầu tư vào, hoặc các doanh nghiệp trong nước cũng phát triển các sản xuất về công nghiệp phụ trợ. Hơn nữa, việc thu hút các tập đoàn điện tử vào Việt Nam trong thời điểm này là cần để giải quyết nhu cầu việc làm, và cũng là quá trình đào tạo hình thành đội ngũ nhân lực lành nghề trong lĩnh vực điện tử.


              Theo ông, có cách nào tận dụng được xu thế chuyển dịch này, để công nghiệp điện tử Việt Nam phát triển, không còn thuần túy chỉ lắp ráp, giá trị nội địa thấp như hiện nay?

              Điểm mấu chốt để phát triển công nghiệp điện tử ở Việt Nam là phải thu hút thật nhiều tập đoàn nước ngoài đầu tư mạnh vào Việt Nam. Để làm được việc này, chúng ta phải có nhiều khu công nghiệp tập trung, có hạ tầng tốt, thủ tục thông thoáng. Nhân lực cũng phải chuẩn bị đủ, không chỉ đào tạo nhỏ giọt như bây giờ.

              Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải có tinh thần tiến công để khai thác các cơ hội do hội nhập quốc tế mở ra. Hiện nay, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang luẩn quẩn ở thị trường nội địa, tập trung thủ thế trong xu hướng toàn cầu hóa. Ví dụ, tập đoàn đầu tàu về công nghệ thông tin FPT đang mở rộng sang lĩnh vực tài chính, bất động sản. Đó không phải là xu hướng đáng mừng.

              Tôi cho rằng để công nghiệp điện tử phát triển, các doanh nghiệp phải chấp nhận sự phân công lao động quốc tế, tìm công đoạn phù hợp có thể phát huy thế mạnh của mình.

              Việt Nam đã hội nhập quốc tế, đã vào WTO nên hỗ trợ của nhà nước trong giai đoạn hiện nay không được như trước, chỉ có thể hỗ trợ gián tiếp thông qua hàng rào kỹ thuật, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chính sách pháp lý. Nhà nước có thể dùng vốn ngân sách ưu tiên mua sắm hàng nội địa (như quyết định 169) nhưng cũng chỉ tạo ra một thị trường nhỏ, không đáng kể.


              Việt Nam đã có chiến lược phát triển công nghiệp điện tử đến năm 2010 do Bộ TT&TT soạn thảo. Ngoài việc vạch ra định hướng, chiến lược này có đề ra chương trình hỗ trợ gì cho ngành điện tử không?

              Bộ TT&TT đang khẩn trương triển khai các nội dung của Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giữa năm ngoái.

              Ngoài các chương trình đào hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng chuẩn quốc tế như ISO, Bộ TT&TT đang hoàn thiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp điện tử. Đề án này tập trung xây dựng danh mục sản phẩm trọng điểm, theo đó các sản phẩm được chọn sẽ được hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu. Một nội dung lớn khác của đề án này là quy hoạch các khu công nghiệp điện tử tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm, nhằm tạo ra môi trường có những ưu đãi cho doanh nghiệp điện tử phát triển. Bộ TT&TT dự kiến sẽ xây dựng cổng cung thông tin cho ngành điện tử.

              Về vấn đề nhân lực, mới đây, Bộ GD&ĐT đã ký hợp tác ghi nhớ với một loạt các trường đào tạo nhân lực cho các tập đoàn đa điện tử. Bộ TT&TT cũng đang xây dựng cơ chế đột phá cho vấn đề nhân lực công nghệ thông tin, trong đó có việc đáp ứng cho ngành công nghiệp điện tử.


              Chúc vui


              Nguồn: http://www.shtp.hochiminhcity.gov.vn...07&news_id=796
              Falleaf
              Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
              58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
              mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

              Comment


              • đọc báo dùm bạn

                vừa rồi có đọc một bài báo mạng tại website www.videsignline.com, thấy cũng có nhiều vấn đề đáng suy nghĩ nên dịch ra và post lên diễn đàn để mọi người tham khảo, nếu được thì cho ý kiến.
                nguyên bản tiếng anh thì đọc tại www.videsignline.com và thêm vào /showArticle.jhtml;jsessionid=3TZIWSIJVFSEKQSNDLPCK H0CJUNN2JVN?articleID=207800382&queryText=embedded +linux

                Comment


                • embedded Linux ư! hãy chờ xem

                  EMBEDDED LINUX, THÂN THIỆN HƠN LÀ NGUỜI TA NGHĨ.

                  (tác giả Jim Ready, công ty phần mềm MontaVista)

                  Gần đây, một nhà máy sản xuất LCD TV, nhãn hiệu Bravia, của hãng điện tử Sony tăng gấp đôi sản luợng từ 2 triệu chiếc / 1năm lên 4 triệu chiếc / 1năm để đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị truờng châu Âu. Hãng Sony đã bán đuợc 20 triệu chiếc LCD TV và điểm đặc biệt là firmware của sản phẩm LCD TV đuợc xây dựng trên nền tảng của embedded Linux.

                  Như vậy điều gì đang xảy ra ? Embedded Linux không còn là “lính mới” trong nền công nghiệp điện tử. Sony và hàng ngàn công ty khác, từ lớn đến nhỏ, ứng dụng embedded Linux thành công trong thiết kế và sản xuất sản phẩm phục vụ cho các phân khúc thị truờng khác nhau. Embedded Linux trở nên quen thuộc hơn với công việc thiết kế và sản xuất sản phẩm điện tử.

                  Nhưng mườii năm truớc, embedded Linux là một ý tuờng gây gạc nhiên, thậm chí là gây sốc đối với mọi nguời. Vào năm 1998, khi mà hệ điều hành thời gian thực có những thành công đầu tiên thì tôi nêu ra ý tuờng về lập công ty phần mềm để phát triển Linux trở thành hệ điều hành tuơng thích phát triển thiết bị thông minh. Khi đó mọi nguời trố mắt nhìn tôi như thể nhìn một đoạn chuơng trình bị lỗi.

                  “Anh muốn xây dựng công ty phần mềm miễn phí ư? Mà lại dựa trên nền tảng Unix của gã kiêu ngạo Sun sao? thêm nữa là hệ thống bản quyền kỳ quặc GPL? Khách hàng sẽ đuổi cổ anh ra khỏi văn phòng của họ một cách nhanh chóng mà thôi!”

                  Các cuộc điều tra khảo sát về thị trường đều chỉ ra rằng nhu cầu của embedded Linux hầu như là zero. Lần công bố sản phẩm đầu tay thì không ai quan tâm, kể cả chuyên gia trong ngành. Họ nói rằng embedded Linux quá lớn, quá chậm và không đáp ứng đuợc thời gian thực. Nguời khác thì nói rằng embedded Linux là “nỗi đau ngọt ngào của gã ngu đần”. Thế là không ai muốn sử dụng sản phẩm này.

                  Tôi nhớ đến câu nói nổi tiếng của Gandhi: “ Họ bỏ mặc bạn, họ cuời nhạo bạn, Sau đó họ đánh bạn. Cuối cùng, bạn chiến thắng “

                  Nhưng cũng còn những người phớt lờ sự chế nhạo và cảm nhận đuợc tiềm năng của embedded Linux : giúp phát triển nhanh chóng sản phẩm, không cần học về kiểu cách của những hệ điều hành thời gian thực đang bán trên thị truờng, không quan tâm đến chi phí dành cho bản quyền phần mềm.

                  Chúng tôi tiếp tục cung cấp mã nguồn cho tổ chức kernel.org và các tổ chức mã nguồn mở khác, để cùng nhau cải tiến chất luợng, tích hợp thêm nhiều tính năng, cho phép hỗ trợ nhiều nền tảng phần cứng hơn nữa.

                  Những kỹ sư đầu tiên làm việc trên nền tảng Linux nhận ra rằng embedded Linux tiện lợi vì tích hợp các tích năng của tiện ích mã nguồn mở khác. Với Linux, họ có khả năng đạt đến chuẩn mực thiết kế mới. Ngoài ra còn rút ngắn đuợc thời gian thiết kế và tối thiểu hoá chi phí. Ở mức độ công ty thì có nhiều hãng, ví dụ như Wind River, đã thấy đuợc khả năng và sử dụng thành công embedded Linux trong sản phẩm của công ty.

                  Hiện nay, embedded Linux có nhiều phiên bản khác nhau, từ phiên bản tự xây dựng DIY ( do-it-yourself) đến các phiên bản thuơng mại độc lập như MontaVista, WindRiver…Số luợng công ty sử dụng các phiên bản của embedded Linux vẫn tiếp tục tăng nhanh. Các hãng lớn như Motorola, NEC, Panasonic áp dụng thành công phiên bản MontaVista Linux trên hàng triệu sản phẩm điện thoại di động; hãng Yamaha chọn OS để xây dựng sản phẩm MOTIF XS (bộ tổng hợp sản phẩm âm nhạc) hiện đang đuợc sử dụng bởi các nhạc sĩ và ca sĩ nổi tiếng. Sự sáng tạo là không có điểm dừng. Các nhà thiết kế đã sử dụng embedded Linux tạo ra những sản phẩm vuợt ngoài sự mong đợi: đồ chơi, nguời máy công nghiệp, vệ tinh, bộ đọc sách e-book …

                  Hãy nhớ về câu nói của Gandhi! Bây giờ thì không ai có thể phủ nhận thành công của Linux, không ai có thể cuời nhạo, mặc dù vẫn có nguời cho rằng Linux là không đáng quan tâm hoặc là không hoàn thiện . Sự thành công của Linux đang tiếp tục.

                  Các công ty phân tích thị truờng không nói rõ là có bao nhiêu thiết bị sử dụng với embedded Linux nhưng công nhận rằng số luợng là đáng kể. Theo điều tra của hãng Embedded System Design, trong năm vừa qua, thì có 21% trong tổng số các nhà phát triển sử dụng embedded Linux. Trong năm nay thì con số là 36,7% (theo Embedded Market Forecasters). Đi tìm lý do của sự phát triển vuợt bậc này thì thấy rằng chúng tôi thấu hiểu những yêu cầu nguời kỹ sư thiết kế và sản xuất và đáp ứng đuợc những nhu cầu đó.

                  Đôi điều về tác giả Jim Ready : ông là CTO (chief technical officer) và nguời sáng lập công ty phần mềm MontaVista. Ông là nguời đầu tiên phát triển sản phẩm hệ điều hành thời gian thực VRTX tại công ty Ready System (ông là đồng sáng lập năm 1980). Jim hiện nay là chủ tịch của Ready System và là CTO của công ty Microtec và Mentor Graphic. Email của ông là jready@mvista.com

                  Comment


                  • tổng kết từ tổng công ty cổ phần điện tử tin học

                    tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty điện tử việt nam được thông báo như sau: điện tử thủ đức: lợi nhuận chia cho cổ đông là 24%/năm, VTB là 18%/1năm, viettronics biênhoà 13%/năm, điện tử hải phòng là 0.05% ...
                    tình hình không lạc quan chút nào. đi sâu tìm hiểu thì như sau: điện tử thủ đức đã cho thuê nhà máy sản xuất (nghĩa là ngừng sản xuất !!!!) nên chi phí cho sản xuất giảm bớt, tiền chia cho cổ đông tăng lên. VTB thì tiền thu được từ liên doanh với sony và jvc chiếm phần lớn chứ khối sản xuất cũng không khả quan. điện tử biên hoà thì kinh doanh bất đông sản chiếm phần lớn...
                    khổ rồi, năm sau thì khó hăn hơn năm trước, năm tới sẽ mờ mịt hơn năm sau...
                    vì sao đến nỗi???
                    nhìn lại các giai đoạn của điện tử đại việt nam thì thấy rằng: sau khi đổi mới thì nhật bản là nước đầu tiên nhảy vào thị trường việt nam, nên doanh nghiệp điện tử việt nam có quan hệ rất lâu với doanh nghiệp nhật bản.
                    sang thập kỷ 90 thì nhu cầu của người dân về các mặt hàng điện tử tăng nhanh nên các doanh nhgiệp điện tử "bắt tay" với "người khổng lồ" ở bên cạnh để giảm giá sản phẩm và cạnh tranh trị trường. nhưng thực tế chứng minh rằng : quan hệ với người khổng lồ có lợi nhưng mà cũng có hại. dần dần thị trường việt nam đang bị người khổng lồ thâu tóm, các doanh nghiệp điên tử để lộ những điểm yếu kinh niên: kinh doanh sản xuất theo kiểu "an xổi ở thì", không đầu tư lâu dài để phát triển... nên các doanh nghiệp điện tử càng thêm khó khăn khi cạnh tranh giành lấy thị trường trong nước.
                    nhưng hướng phát triển để thoát khỏi tình thế khó khăn thì vẫn có, phụ thuộc vào doanh nghiệp có dám thay đổi để tồn tại hay không!!!
                    có một hình ảnh ví von như thế này: trên thế giới hiện nay co ai trị được người khổng lồ không??? có chứ, là một người khổng lồ khác, tất nhiên đó là mỹ (hay còn gọi là usa).


                    ví dụ cụ thể thì các giám đốc doanh nghiệp điện tử đang định hướng đến thị trường mỹ, liên tục tham quan tìm hiểu về đối tác công nghệ cao của mỹ...các doanh nhgiệp của mỹ cũng đề nghị mua cổ phần của doanh nhgiệp điện tử việt nam, hai bên đang có những động thái để thăm dò lẫn nhau.
                    vì dụ cụ thể nữa là công ty r&p. vì sau r&p vẫn đang "cười vào mũi " của người khổng lồ ??? vì microchip đang đứng sau lưng của r&p, vì microchip đã phân chia thỉ phần, các đối tác ở khu vựa khong được thôn tinh lẫn nhau.

                    sẽ có ý kiến cho rằng: bắt tay với mỹ để cân bằng với trung quốc thì có giống như "đưa hổ cửa trước, rước sư tử cửa sau". hà hà, cái này thì hãy để chính phủ điều tiết, đây là nhiệm vụ của chính phủ, mục tiêu của doanh nhgiệp là tồn tại trong tình thế rất khó khăn hiện nay. "lựa chọn là mất mát", không thể nào khác được.
                    Last edited by belcooo; 02-06-2008, 11:05.

                    Comment


                    • Cảm ơn belcooo về bài giới thiệu Linux, nhưng mấy bài gần đây viết chữ khó đọc quá. Đâu cứ phải la to lên mới được mọi người quan tâm chứ ?
                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • doanh nghiệp đang trong trạng thái gì ?

                        các doanh nghiệp điện tử việt nam đang ở trong một trạng thái đặc biệt, gọi là trạng thái "kê cân". kê cân còn có tên gọi khác là gân gà.
                        nhắc đến gân gà thì gợi nhớ về một món ăn không mềm nhưng cũng không cứng, ăn thì nhức răng nhưng không ăn, bỏ đi thì tiếc của. kê cân mang ý nghĩa là như thế.
                        như vậy các chủ doanh nghiệp muốn chuyển sang ngành khác (bất động sản, chứng khoán, ...) vì không tìm thấy huớng ra cho ngành điện tử nhưng lại tiếc công sức gầy dựng mấy chục năm nay.
                        nhưng vấn đề về huớng ra cho ngành điện tử không phải là bế tắc. nếu nhìn ra các tập đoàn lớn thì thấy rằng: từ năm 2003, họ, bao gồm :
                        Matsushita Electric Industrial Co., Ltd;
                        Sony Corporation;
                        Hitachi, Ltd;
                        NEC Corporation;
                        Royal Philips Electronics;
                        Samsung Electronics Co., Ltd;
                        Sharp Corporation
                        ; Toshiba Corporation
                        đã cùng nhau lập nên một hiệp hội, tên là "Hiệp Hội Linux cho điện tử tiêu dùng", tên tiếng anh là consumer electronic linux forum (CELF).
                        tham khảo thông tin tại địa chỉ :http://www.sony.net/SonyInfo/News/Pr...0307/03-0701E/ .
                        chúng ta sẽ gặp lại nhau và bình luận về tổ chức CELF này.

                        Comment


                        • họ đã làm điều đó như thế nào?

                          xin phép mọi nguời để viết vài dòng về sự thành lập của cái gọi là C.E.L.F.


                          tieu đề :tám công ty điện tử cùng nhau thành lập diễn đàn "linux dùng cho điện tử tiêu dùng" (tháng 7 - 2003)

                          họ đã cùng nhau lập một diễn đàn để khuyến khích và định huớng phát triển những sản phẩm điện tử số trên nền tảng của linux.

                          thành viên của điễn đàn này bao gồm :
                          Matsushita Electric Industrial Co., Ltd.
                          Sony Corporation
                          Hitachi, Ltd.
                          NEC Corporation
                          Royal Philips Electronics
                          Samsung Electronics Co., Ltd.
                          Sharp Corporation
                          Toshiba Corporation

                          diễn đàn sẽ thảo luận và định ra những tiêu chuẩn cho sản phẩm linux để phù hợp trong phát triển sản phẩm điện tử tiêu dùng như sản phẩm nghe/nhìn, điện thoại di động... sau đó CELF sẽ xuất bản những tiêu chuẩn này và kiểm tra để chấp nhận những giải pháp mã nguồn mở phù hợp tiêu chuẩn định ra.
                          CELF còn khuyền khích ứng dụng một cách rộng rãi linux trên sản phẩm điện tử tiêu dùng. IBM, một công ty dẫn đầu trong ứng dụng giải pháp linux trong công nghiệp và tích cực hỗ trợ cho hệ tiêu chuẩn mở, dang đăng ký làm thanh viên và mong muốn trở thành một thành phần quan trọng tại CELF.
                          linux đã có những ứng dụng rộng rãi trong máy tính cá nhân và máy chủ và đang đuợc chọn lựa là một hệ điều hành cho sàn phẩm điện tử tiêu dùng.
                          đầu tiên thì CELF sẽ tập trung vào các vấn đề sau của linux:
                          - cải tiến tốt hơn thời gian khởi động và tắt của thiết bị (càng ngắn càng tốt)
                          - cải tiến khả năng đáp ứng thời gian thực
                          - giảm dung luợng bộ nhớ RAM/ROM (linux sử dụng bộ nhớ càng ít càng tốt)
                          - nâng cao hiệu suất hoạt động nguồn (thiết bị có sử dụng linux thì tiêu hao công suất càng ít càng tốt)
                          hoạt động chủ yếu của CELF trong tuơng lai bao gồm : định ra các tiêu chuẩn đối với sản phẩm điện tử sẽ xuất hiện (dĩ nhiên là trên nền tảng linux), cộng tác và tiếp xúc với các dự án mã nguồn mở, cộng đồng linux... bằng cách đó sẽ kích thích phát triển của linux trong sản phẩm điện tử tiêu dùng nói riêng và trong công nghiệp điện tử nói chung.

                          Comment


                          • hay quá thank u 1 phát nha
                            đt 0986366995
                            email:vanphuocmd@yahoo.com.vn

                            Comment


                            • vì sao lại như thế?

                              " vì sao lại thông báo về tổ chức CELF? lập ra từ 2003, đến bây giờ (2008) mà thông báo thì có lạc hậu lắm không ???"
                              thông tin đúng là đã có lâu lắm rồi, năm năm rồi.
                              thời điểm 2003 là thời điểm mà các doanh nghiệp điện tử đại việt nam đang "ăn nên làm ra", tivi, đầu đĩa thì bán chạy như "tôm tuơi".
                              cứ có hàng về, lắp ráp và bán. luơng, thưởng dành cho nguời lao động thì "hoành tráng" lắm.
                              có ông chủ doanh nghiệp điện tử nào (việt nam) quan tâm đến linux là gì đâu!!!
                              thế mới cay, trong lúc đó thì định huớng của các tập đoàn lớn (sony, sam sung...) là phát triển sản phẩm trên nền tảng của linux. họ đã chuẩn bị cho tuơng lai ít nhất là năm năm. ồ, họ đã làm điều đó như thế nào ???

                              thật ra, dân điện tử cũng thấy đuợc điểu đó, họ đã tư vấn cho các ông chủ doanh nghiệp về xu huớng của điện tử đại việt nam nói riêng và điện tử tiêu dùng nói chung. xu huớng đó không thể đi nguợc lại với định huớng của các tập đoàn đang thống trị trên thị truờng, mà đại diện là C.E.L.F.
                              nhưng sự tư vấn phải có sự phản biện, "hàng lô hàng lốc" những câu hỏi phản biện đuợc đưa ra từ bộ phận kinh doanh, tiếp thị, các cấp quản lý. trong đó mọt trong những câu hỏi hóc búa nhất là " có ai làm như vậy chưa?". một câu hỏi rất nhẹ nhàng nhưng rất sâu sắc.
                              "có ai làm chưa?", "nếu chưa ai làm thì mình làm để làm gì?", "nếu có nguời làm rồi thì họ làm như thế nào? công nghệ ra sao? cần bao nhiêu tiền????".
                              dân điện tử không thể dùng chủ quan để phán đoán nhu cầu thị truờng. thế là phải tìm hiểu để biết "họ đã làm điều đó như thế nào???".
                              nhưng mã nguồn mở cũng có những bí quyết không thể "mở" đuợc.
                              đến khi có "chút ít thông tin" về ứng dụng thực tế của linux trong sản phẩm điện tử thì than ôi, cơ hội đã trôi qua. ứng dụng linux trong điện tử đã nhiều lắm rồi, vuợt cả sự mong đợi của chính những nguời sinh ra "điện tử-linux"
                              không biết là dùng từ "điện tử -linux" có đúng thực tế không? chỉ biết rằng điện tử đang đuợc định huớng như thế.
                              mong rằng tinh thần của diễn đàn CELF (tạm dịch là "ĐIỆN TỬ - LINUX" ) sẽ đến đuợc với các ông chủ của doanh nghiệp và sự chuyển huớng của doanh nghiệp điện tử đại việt nam sẽ rõ nét và nhanh chóng hơn nữa, để sản phẩm bán đuợc trên thị truờng và để nguời lao động bớt lao đao.
                              mong uớc của nguời viết chỉ đơn giản là như thế.
                              hỡi ôi, " trời sanh ra ... phần cứng sao lại sanh thêm ... phần dẻo"

                              Comment


                              • Belcoo, Hãy viết bài và có trình bày rõ ràng, lên xuống, cách hàng, in đậm....

                                Sẽ đưa những bài thảo luận của bạn ra ngoài trang chủ của diễn đàn ở mục thông tin thị trường. (Trang portal đang xây dựng).

                                Chúc vui
                                Falleaf
                                Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                                58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                                mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                CHIBANG Tìm hiểu thêm về CHIBANG

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X