Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hòai niệm nghề điện tử ngày xưa.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
    thực ra thị trường VN theo tôi nghĩ và cũng có thấy tại địa phương thì vẫn còn trống trải lắm , nhu cầu vẫn còn cao , nhất là sửa chữa thiết bị có sẵn , chỉ có lười làm và không muốn nâng cao tay nghề , đầu tư trang thiết bị thì mới than phiền là khó sống mà thôi , nguồn xung bây giờ trên thị trường chiếm gần 80% mặt hàng sử dụng rồi , chứ có ít đâu , nguồn biến áp thông thường chỉ còn trong mất cái ampli cũ thông dụng và vài loại radio xoàng mà thôi , còn hầu như là nguồn xung , sửa còn không kịp, có điều là mặt hàng linh kiện thì tại địa phương hơi khó tìm loại tốt , giá phù hợp , thành ra còn nhiều hạn chế , các thành phố lớn thì có vẻ dễ tìm hơn , khó khăn lớn nhất bây giờ là cập nhật thông tin về thiết bị , lĩnh vực này thì thiết bị tiến nhanh quá , linh kiện khó tra cứu và thay thế , hầu như không thể độ chế như máy xưa nữa rồi .
    còn nông nghiệp công nghệ cao tôi đề cập ở trên chỉ là cao với nông dân làm thủ công thôi , chứ so với quốc tế thì ăn thua gì , nhưng nó cũng làm cho lợi nhuận tăng lên rõ rệt hơn với cách làm thủ công , ít công lao động , bán tự động hóa , cơ sở nhỏ phù hợp với sản phẩm đầu ra chưa cần quá nhiều , chứ chơi kiểu đại gia chân đất học đòi thì sạt nghiệp là cái chắc rồi .

    Tớ mới nói chuyện với mấy người làm chung. Mấy loại SMT bây giờ dùng lọai bump cực nhỏ. Đường kính bump là chừng 2-3 mils thôi. Không thể nào mà sửa chữa được nếu không có mấy máy hàn đặc biệt, công thêm kính hiển vi nữa.

    Về datasheet của mấy con này thì khó mà kiếm. Lý do là khách hàng không cho phép. Vì vậy mà chỉ có hãng và khách hàng biết con IC đó làm gì và chạy như thế nào thôi.

    Hàn tay mấy IC chân 0.65mm mà đã toát mồ hôi, mấy con này thì thua luôn.

    Comment


    • Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết


      Tớ mới nói chuyện với mấy người làm chung. Mấy loại SMT bây giờ dùng lọai bump cực nhỏ. Đường kính bump là chừng 2-3 mils thôi. Không thể nào mà sửa chữa được nếu không có mấy máy hàn đặc biệt, công thêm kính hiển vi nữa.

      Về datasheet của mấy con này thì khó mà kiếm. Lý do là khách hàng không cho phép. Vì vậy mà chỉ có hãng và khách hàng biết con IC đó làm gì và chạy như thế nào thôi.

      Hàn tay mấy IC chân 0.65mm mà đã toát mồ hôi, mấy con này thì thua luôn.
      đúng như bác đã nói , linh kiện giờ tinh vi quá , chân cẳng nhỏ hơn chân kiến bé nữa , chữ thì đọc toét cả mắt chẳng thấy rõ ký hiệu là gì, làm thợ mà sắm cho đủ đồ nghề thì khó mà tồn tại được , thôi thì cũng lượng sức mà chiến đấu thôi . sợ nhất là tìm mua linh kiện dán, mấy con transistor FETdán nhỏ như con bọ chét , đọc không ra số , hỏi chẳng ai biết , mua chẳng ai bán , tháo máy thì quá đắt vì phải mua cả bo mạch ,thế là phải mò mẫm tìm mấy con to to như 2N7000 nhét vào , may sao hú vía nó lại chạy được , thế là vật hết mấy cái bo mạch thiết bị hầm bà làng có con nào 3 chân dán đo thấy là FET thì ngay lập tức trưng dụng vào hàng quý hiếm ngay .đúng là của khó người khôn ra .

      Comment


      • Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
        Bàn chút về thị trường : không hiểu sao ở luồng này và vài luồng khác mọi người cứ than phiền là nghề điện tử khó sống. Bqv nhận thấy nghề điện tử giờ sống khỏe, và sẽ còn sống tốt ít năm nữa, sau đó thì vẫn ... sống được. Câu chuyện là người thợ điện tử phải liên tục cập nhật năng lực của mình (kiến thức, kinh nghiệm, tay nghề, mẹo mực ...) thì mới bắt kịp thị trường được. Chỉ cần ngừng lại nghỉ một chút thôi đã thấy thị trường đi trước mình rồi. Cái thời chỉ đoán bệnh, đo đạc, thay linh kiện để sửa máy đã qua lâu rồi. Thời nay thợ còn cần phần mềm, máy nạp, máy đo cao cấp, máy chuyên dụng, nguồn mua linh kiện, mối quan hệ với cộng đồng sửa chữa ... mới tồn tại nổi.

        Nguồn xung hiện giờ không ít người muốn đặt bqv thiết kế, chỉ có điều thời gian bị giới hạn mà bqv cũng bắt đầu lười dần đi rồi. Nhiều khi vẫn phải cáo lỗi với khách hàng. Không hiểu sao lại có nhận định rằng thiên hạ ít dùng nguồn xung ? nguồn xung dùng cho đèn, các bộ xạc, bếp, ampli ... kể ra là thị trường bạt ngàn. Cái khó nhất là đủ rẻ và đủ tốt để lách vào khoảng thị trường giữa hàng tàu và hàng tây nhật mà thôi. Đấy là vấn đề của cái đầu, chứ không phải vấn đề của thị trường.
        Em thấy là ngành điện tử phát triển nhanh nhất so với các nghành học khác, vì thế học để theo kịp nó là mệt mỏi chứ chưa nói đến việc tạo ra giá trị khác.
        Trở lại thời gian những năm 80-90 của thế kỷ trước. Hàng Nhật bãi vào VN và làm giàu cho bao bác thợ, công việc chỉ đơn giản là giải mã TV, đầu VHS, hay chỉ đơn giản là chuyển tiếng 4.5 thành 6.5. Thời điểm đó, phải chăng người Nhật không có thợ sửa, không biết tiết kiệm nên đã bỏ đi những thiết bị đó? Theo em nghĩ họ sản xuất thiết bị điện tử với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với sửa chữa cho nên việc sửa chữa lại trở thành không tiết kiệm. Họ không thể dùng mãi món đồ đó khi mà kỹ thuật đã mang lại nhiều tiện ích hơn. Ngày nay những bãi rác như bên Nhật lúc bấy giờ đã có ở VN chỉ khác là chả ai mua mà VN lại đập ra để phân kim.
        Kỹ thuật điện tử đang trong thế giới phẳng. Bên Nhật có smartphone thì bên ta cũng phổ thông rồi. Chiếc smartphone ấy là thành quả của hàng ngàn bộ óc làm ra nó. Chỉ nguyên việc khai thác hết chức năng của nó cũng khá mệt chứ đừng nói hiểu cặn kẽ nguyên lý hoạt động, chức năng chính xác từng linh kiện để lôi ra thay thế sửa chữa linh kiện đó khi hỏng. Đó là với điều kiện tốt nhất về dụng cụ máy móc vật tư sửa chữa, chứ còn thiếu đồ nữa thì …
        Ở Nước ngoài những cửa hàng sửa điện tử là rất hiếm. Những người có học theo kiểu kỹ sư nghiên cứu hay là công nhân lắp ráp thì họ đều vào các nhà máy lắp ráp. Ở nhà máy em làm bên Hàn Quốc năm 2006 có nhiều người nhiều tuổi, 45-55 tuổi đi làm bình thường vậy mà VN mình thì ngoài 35 tuổi là nghề gì cũng phải tự tạo công việc cho mình, vì chẳng công ty nào tuyển. Tiếc thay cái nghề điện tử thời nay rất khó làm việc độc lập. Vì thế em mới tính chuyển nghề.
        Lại nói về nguồn xung. Em đã khảo sát trên một số diễn đàn và thấy có ít người quan tâm, diễn đàn dientuvietnam cũng không ngoại lệ. Có những diễn đàn còn phản đối việc dùng nó ví dụ như vnav…Nguyên nhân thì em chưa có điều kiện tìm hiểu kỹ nhưng em nghĩ chắc chắn có một sự bảo thủ không hề nhỏ trong cách nghĩ của dân chơi audio. Thực tế là những amply bán chạy, phổ thông tại VN đều không dùng nguồn xung nên khó tiếp cận thị trường. Em tin một ngày nào đó nguồn xung cho amply sẽ được thị trường VN chấp nhận lúc đó có cơ hội việc làm.
        Em cảm ơn các mod quan tâm và đưa ra lời khuyên hữu ích ạ! Các mod vào nghề trước, thành công trước, dẫn dắt đàn em tiếp bước theo sau đi ạ! Em tin là cũng có những thành viên có suy nghĩ như em.
        Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên,

        Comment


        • Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
          Bqv làm mảng thiết kế, hiếm khi sửa chữa. Mảng sửa chữa vẫn nhiều việc đã đành, mảng thiết kế mới cũng nhiều việc không kém. Nhiều người vẫn quan niệm rằng ở lĩnh vực này thì Tây, Nhật, Hàn làm hết rồi, nhưng thực tế vẫn còn vô vàn thị trường ngách mà Tây Nhật Hàn và cả Tàu chưa quan tâm đến, hoặc đơn giản là làm không nổi.

          Cốt lõi vấn đề vẫn là tự học để nâng cao năng lực, và cứ phải học mãi cho tới khi xuống lỗ. Người Tây có câu nói khá hay : "If you think education is expensive, try ignorance." Đúng là việc bỏ thời gian tâm sức để học tốn kém thật, rồi trang bị linh kiện mới, máy móc, phần mềm, không gian làm việc ... cũng rất tốn kém; thế nhưng nếu _không_ làm như vậy thì sẽ còn tốn kém hơn nữa, vì không kiếm được tiền. Đơn giản vậy thôi.

          Câu chuyện bây gi ờ như thế, nhưng thực tế cách đây hơn trăm năm đã có ông trán hói râu rậm liên tục quất vào mông thanh niên "học, học nữa, học mãi" giữa thời điểm đất nước còn đang đói rét rồi
          Phiên bản 1899 : учиться, учиться и учиться
          Phiên bản 1924 : учиться, учиться и еще раз учиться

          Thời nay dù có khó khăn nhưng chưa đến mức đói rét, cớ sao lại không tự học được.

          Tự học là điều bắt buộc để tồn tại.
          Nhưng đến mức độ nào đó sẽ không thể tự học được nữa. Tôi lấy chính quá trình bản thân ra làm thí dụ, ngày xưa kỹ thuật thấp, chỉ cần nắm vững kiến thức điện tử là suy diễn pan được rồi. Thời gian về sau kỹ thuật cao dần, hãng sản xuất thiết bị không cung cấp tài liệu service. Trên tài liệu ghi chú chỉ dành riêng cho các kỹ thuật được đào tạo tại hãngA,B gì đó. Lên google tự học, tài liệu viết đàng A lại suy diễn ra đàng B. Thời gian gần đây service khóa mã luôn thế là chẳng còn gì để mò mẫm, sờ sẫm tự học nữa.
          Cái chết dự báo trước từ lâu rồi, bây giờ chết không có gì lạ.

          Comment


          • - nguồn xung chưa được tin tưởng 1 phần bởi nó nhanh hỏng (môi trường nhiệt đới ẩm ướt, hàng nhái, điện lưới chập chờn...), mà nguồn hỏng thì có thể đốt theo nhìu nhìu thứ, lại còn vấn đề nhiễu, chịu quá tải nữa...

            Comment


            • Theo tôi biết, các nguồn vi tính, củ sạc điện thoại, nguồn TV, nguồn modem, nguồn đầu thu vệ tinh, nguồn tổ ong,... tất thảy đều là nguồn xung. Nguồn máy tính > 600W vẫn ổn, chịu tải tốt.

              Riêng trong audio, người ta vẫn thích dùng nguồn biến thế, có lẽ vì nhiều lý do. Trong đó lý do nhiệt đới hóa là không thuyết phục, vì ở các nước xứ lạnh đâu có nhiệt đới, ẩm ướt mà vẫn ít dùng. Có lẽ là do nguồn xung gây nhiễu vào mạch điện, mạch audio vẫn khuếch đại các tín hiệu hài của tín hiệu xung vuông từ nguồn làm tiêu hao công suất, làm giảm hiệu suất của mạch điện...
              Tôi đã vài lần gặp trường hợp mạch công suất âm thanh (nguồn biến thế) bị nóng bất thường mặc dù giảm volume về rất thấp. Giảm volume về 0 thì sò CS mát. Tăng volume lên thì vẫn nghe bình thường như ở phường; nhưng được 1 chốc là sò nóng ran, thậm chí chết sò sau vài phút. Dùng oscilloscope kiểm tra mới thấy ở lối ra có tín hiệu có tần số khá cao, có trường hợp xấp xỉ 100kHz, có trường hợp 6-70kHz. Xử lý ở mạch Zobel không được. Dùng 1 cái tụ nhỏ để hồi tiếp âm, dập được tín hiệu này, sò CS mát như chưa hề có bệnh...
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • Em có nhận xét về nguồn xung thế này. Không thể phủ nhận sự có mặt của nó trong các thiết bị điện tử ngày nay, càng đời mới thì càng có nhiều nguồn xung. Độ tin cậy của nó cũng khá cao đấy chứ, lắp trong server mà sịt thì ... Trong audio thì nguồn xung chỉ phù hợp với mạch pre, DAC, đầu DVB hay trong tổng đài...nhưng chống chỉ định với mạch công suất lớp A, B, AB... mà chỉ phù hợp lớp D. Tất nhiên, dùng thì cũng có mạch dùng được nhưng sẽ bị nhiễu nếu không triệt nhiễu tốt. Còn class D thì nó lại không bị sao cả. Nó có ưu thế hơn nguồn biến áp là nhỏ gọn và hiệu suất cao, công suất khá lớn và thường lắp trong cục đẩy để kéo loa sân khấu. Em tham gia một diễn đàn bên Thái chuyên về class d và nguồn xung, họ có những kỳ contest thường niên rất vui và hữu ích. Giá như diễn đàn mình cũng có những kỳ contest để mỗi thành viên được thể hiện và kết nối công việc thì hay biết bao. Bên vnav năm nào cũng có nhưng họ không định hướng cho âm thanh sân khấu nên em luôn phải đứng ngoài.

                Đành để những dự án đó trong ngăn kéo đi làm nông dân rồi hy vọng sau này VN chuộng thì quay lại sau vây.
                Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên,

                Comment


                • Về ảnh hưởng của nguồn xung đối với tín hiệu âm thanh.

                  Nếu cho rằng nguồn băm xung làm ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh khi khuếch đại qua ampli, thì mọi người lưu ý rằng class D amplifier về bản chất cũng chính là một bộ nguồn xung rồi, điều biến đầu ra PWM bởi tín hiệu cần khuếch đại đầu vào.

                  Không chỉ ampli nuôi bởi nguồn xung, mà chính cái ampli đó đã là nguồn xung rồi.
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment


                  • Về chất lượng nguồn xung

                    Quan niệm rằng nguồn xung dễ hỏng hơn so với nguồn tuyến tính - biến áp sắt từ cổ điển cũng tầm bậy không kém. Đúng là mọi người thấy thường thiết bị điện tử khi hỏng phần điện tử, cái cục biến áp sắt từ vẫn trơ trơ --> nguồn kiểu cổ bền. Nhưng rõ ràng biến áp sắt từ chỉ là một bộ phận của phần nguồn cấp. Đằng sau biến áp sắt từ vẫn phải có ổn áp kiểu bù tuyến tính (LM78xx) hoặc ổn áp kiểu băm xung (MC34063, LM257x, LM258x ...) Những linh kiện điện tử này vẫn cháy như thường, chỉ có cục biến áp không sao.

                    Đa số thiết bị dùng nguồn biến áp sắt từ cổ điển khi hỏng, thường hỏng phần cấp nguồn hoặc phần công suất. Phần điện tử cấp nguồn kiểu cổ vẫn hỏng bình thường, có chăng chỉ cái biến áp là sống.

                    Cục biến áp sắt từ trong bộ nguồn kiểu cổ chỉ có thể so sánh với biến áp xung lõi phe-rít của bộ nguồn xung hiện đại. Bộ nguồn xung bên cạnh biến áp xung, cần có linh kiện điện tử xung quanh mới chạy. Bộ nguồn cổ điển, bên cạnh biến áp sắt từ, cũng vẫn phải có linh kiện điện trở phụ trợ xung quanh mới chạy, thành ra "bộ nguồn" được.

                    Trong điều kiện khí hậu VN : nóng, ẩm, bụi ... biến áp xung có độ bền hơn hẳn biến áp sắt từ vì ít vòng dây hơn nhiều (khó chạm chập đứt ...), kích thước nhỏ hơn (ít ảnh hưởng bởi bụi), thường được tẩm sấy cẩn thận (chống ẩm, khó chạm chập).

                    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết

                      Tớ mới đọc sơ link trên.




                      Thấy là khó mà áp dụng với cái vườn trồng rau của tớ rồi.

                      Không phân bón thì đất hết mầu mỡ ngay. Một cầy ớt trồng trong chậu chừng 3-4 năm là hết cay.
                      Không vặt cỏ, nhất là mấy cây dại tại vùng tớ ở là nó chèn chết rau thơm hết.
                      Không phun dấm lên là chanh, lá ớt là mấy con "kiến nhà nông" nó đem con aphid lên trồng liền.
                      Không tỉa cây ớt, rau thơm thì nó không ra nhiều trái, lá được.
                      Trích dẫn trong Wikipedia chỉ để tham khảo, và không đặt trong ngữ cảnh nên dễ bị hiểu nhậm.

                      Không phân bón ở đây hiểu theo nghĩa là không dùng phân bón hóa học, mà tận dụng những nguồn dinh dưỡng từ vật chất sẵn có. Ví dụ lúa sau khi thu hoạch hạt thì trải rơm trả lại cho ruộng. Hạt lúa chứa chủ yếu tinh bột, mà tinh bột thì hình thành bởi quá trính quang hợp từ nước, CO2, ánh sáng <= những thứ này miễn phí, là tài nguyên tự tái tạo.

                      Cây cần 3 thứ chính : đạm (hợp chất ni-tơ), lân (phốt-pho P), bồ tạt (kali, potassium). Đạm thu được từ các loại vi khuẩn cố định đạm từ ni-tơ trong không khí, sống cộng sinh ở rễ cây). P và K dù ít, vẫn có sẵn trong nước tưới từ sông. Trải rơm trở lại ruộng là hoàn trả đa số N, P, K của cây lúa về lại đất. Người chỉ ăn hạt, đa phần là tinh bột, một ít N P K mà thôi. Còn cần phân bón hóa học làm chi nữa ?

                      Tất nhiên phần trên mới chỉ dừng ở mức lý luận. Ông Fukuoka đó đã dành hơn ba chục năm thực nghiệm ở chính mảnh ruộng của mình để chứng minh rằng cây cối không cần phân bón hóa học vẫn sống tốt. Có thể mọc chậm hơn chút, năng suất thấp hơn chút, nhưng vẫn sống khỏe, canh tác bền vững.

                      Ví dụ về cây ớt sống trong chậu chưa hợp lý lắm, bởi vì chậu cây là một hệ tách biệt đáng kể với môi trường. Không thể so sánh chậu cây với mảnh vườn, mảnh ruộng nền đất được. Ruộng vườn có mưa, gió, côn trùng, động vật cùng tương tác. Mưa mang thêm chất mới. Gió cung cấp mầm các loại sinh vật khác, cả có lợi lẫn có hại). Côn trùng làm được vô vàn thứ đối với đất. Động vật nói chung cũng vậy.

                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • Phương án VAC (vườn - ao - chuồng) là 1 cách làm "không phân bón" đó. Nhất là mô hình "cầu tõm" ngày trước, khép kín và "sạch" vì không thấy chất thải ra môi trường (mặc dù không "vệ sinh").

                        Tôi nhớ ngày bé tôi ở nông thôn, mùa hè có phong trào thiếu nhi làm phân xanh. Lá xoan, lá đắng, gốc rạ,... được ủ dưới những hố sâu có rắc vôi bột, sau 1 tháng đào lên làm phân bón, lúa tốt chắc hạt. Bèo hoa dâu vừa ủ ấm gốc lúa mùa đông, vừa là nguồn phân bón nhiều đạm cho cây. Phân hữu cơ còn có phân chuồng, phân bắc ủ kỹ. Phân vô cơ thì chỉ có lân Lâm Thao. Lúa trồng tới 4 tháng mới thu hoạch, hạt cơm chín tới thơm lừng, chỉ cần ăn với nước mắm nhĩ cũng ... chẹp chẹp...
                        Đến khi có "phân đạm" và các biến thể khác, phân hữu cơ lui vào quên lãng. Bây giờ chúng ta thấy rằng chính chúng ta đang phá hoại môi trường tự nhiên và tự đầu độc mình thì mới tính chuyện quay lại.
                        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                        Comment


                        • Mô hình "cầu tõm" mà bác HT.. nêu ra đó . Bây giờ người ta gọi với cái tên khác đẹp hơn , lịch sự hơn . Đó là "Phát triển Thân thiện" . "Phát triển gần gũi với tự nhiên" . "Phát triển bền vững" ....
                          Tức là người ta thay hai cái cây gỗ cắm cọc xuống ao một cách tạm bợ thì người ta đúc hai cây bê tông chắc chắn bền vững hơn .
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • Nói về điện tử tí nhỉ .
                            Tôi không phải nhà toán học , cũng ghét toán học . Nhưng có bài toán cần giải .
                            1 Một sản phẩm có 1 linh kiện và không có gì khác nữa . Hệ số xác xuất hư hỏng của linh kiện đó là 1/10000000 .
                            Vậy là cái sản phẩm đó có hệ số hỏng hóc là 1/1000000 ?( một phần triệu ?) khá cao

                            2 Một sản phẩm có 10 linh kiện . Xác xuất hỏng hóc của linh kiện là 1% .
                            Hỏi xác xuất hỏng hóc của lô sản phẩm đó là bao nhiêu % ?

                            3 Một sản phẩm có 100 linh kiện . Xác xuất hỏng hóc của linh kiện là 2% .
                            Hỏi xác xuất hỏng hóc của lô sản phẩm đó là bao nhiêu % ?

                            4 Một sản phẩm có 1000 linh kiện . Trong đó mỗi sản phẩm bao gồm :
                            - 600 lk xác xuất hỏng 1/100
                            - 300 lk xác xuất hỏng 1/1000
                            - 50 lk xác xuất hỏng 1/10000
                            - 40 lk xác xuất hỏng 1/100000
                            - 10 lk xác xuất hỏng 1/ 1000000
                            Hỏi lô sản phẩm 1000 cái sẽ có thể có tối đa bao nhiêu cái bị lỗi hỏng ?

                            he he !


                            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                            nguyendinhvan1968@gmail.com

                            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                            Comment


                            • Lại nói về nguồn . Nguồn xung nhiều lk hơn nên xác xuất hư hỏng cao hơn nguồn biến áp .
                              Nguồn xung tiêu chuẩn chất lượng cao thì đắt hơn nguồn biến áp nhiều lần .

                              Nếu xét về kinh tế , thị trường , lợi nhuận ... thì người ta dùng nguồn xung có lợi nhuận hơn .

                              Một cái Tivi bán dẫn đen trắng ( khoảng 250 lk ) bền hơn cái Tivi màu CRT ( khoảng 800 lk ) . Và hệ số hỏng hóc thật là tồi tệ với thế hệ LCD ...
                              Last edited by nguyendinhvan; 25-10-2016, 13:22.
                              Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                              nguyendinhvan1968@gmail.com

                              Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                              Comment


                              • Nói về chuyện Công việc nhỉ ?
                                Công việc tùy thuộc nặng vào vùng miền .
                                Có hai vùng miền khác biệt nhau rất lớn . Một vùng họ đã theo kinh tế thị trường và nền kinh tế đó đã phát triển từ những năm 1960 .
                                Một vùng thì nặng nề tính quan liêu cổ hủ , tính phong kiến .... Cho nên thị trường , tư duy về công việc của những con người của mỗi vùng khác biệt nhau rất rõ .
                                Đặc điểm của nghề sửa . Cho dù sửa Đt hay Moto hay Oto hay là cái gì cũng thế .
                                - Nó đòi hỏi đầu tư kiến thức chất xám rất nhiều . Để tự tin xách hòm đồ đến nhà khách hàng ( hay đến Cty đối tác ), mở máy của họ ra , xử lý sự cố .... Đòi hỏi người KTV phải am hiểu tường tận không chỉ 1 mà phải hàng vài vài chục cái máy đồng dạng . Phải có những phương pháp xử lý các tình huống kỹ thuật ...
                                Để có được những giá trị chất xám đó là rất tốn kém .
                                Đổi lại , bản chất công việc chỉ là dịch vụ , phục vụ . Không mang tính liên tục .
                                Ngược lại khi người ta chỉ cần nắm vững 1 hoặc 2 cái máy , là người ta đã làm đượch đồ án tốt nghiệp , Đã được phép làm quản lý . Đã chủ động lập kế hoạch ...
                                - Cùng một khối lượng Cv như nhau , thì tiền công cho việc sửa là rất thấp .
                                Một chiếc máy cần thiết kế bo mạch để hoạt động . Thì người thợ chỉ được dưới 1 triệu .
                                Nhưng với góc độ là NV công ty . Một ký sư thiết kế cả tháng được bo mạch bằng bàn tay , thậm chí hoạt động chưa hoàn chỉnh . Thì cty đó đã phải thanh toán ít nhất 3 triệu bao gồm tiền lương + chế độ ... Vậy là giá công NV gấp 2 - 3 lần công thợ .
                                - Làm thợ thì trăm sự nhờ Thần Tài , Thổ Công Thổ địa phù hộ thôi . Còn tài năng chỉ là chuyện nhỏ . Sống ngày nào biết ngày đó , tháng nào biết tháng đó , năm nào biết năm đó .. Không thể lập kế hoạch dài hơi được .
                                Ví dụ bạn muốn thuê mướn một KTV trong thời hạn 1 năm . bạn cần có quỹ lương cho họ 1 năm . Giả sử KTV đó đủ năng lực giải quyết vấn đề bạn mong muốn . Thì cái nguồn thu lại của bạn vẫn còn đang ở .... ngoài đường .
                                Còn nếu chắc chắn , thì nguồn sản phẩm cần xử lý của bạn đang quản lý phải có giá trị gấp ít nhất 10 lần giá trị tiền lương một năm của KTV đó . Đó là điều không thưc tiễn .
                                - Vì không có kế hoạch dài hơi , nên lại khó khăn khi phải đầu tư vào lĩnh vực chất xám .
                                Cuối cùng trở thành một vòng quẩn .
                                Ví dụ có 1 cái Tivi hỏng room . Để giải quyết phải đầu tư mạch nạp . Thế là đọng vốn , đứt luôn cái TV đó không có công . Phải đợi đến cái TV thứ 2 cũng hỏng room như thế , mới thu được . Đợi đến bao giờ ? Có gì chắc chắn ? Phaỉ hỏi thần Thổ Công thôi ?? Và phải đầu tư vô vàn thứ như thế , không chỉ có một thứ . Nếu anh say sưa vấn đề đó thì sẽ lạm phát các vấn đề khác , làm anh không tồn tại được .

                                Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                                nguyendinhvan1968@gmail.com

                                Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                vi van pham Tìm hiểu thêm về vi van pham

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X