Thông báo

Collapse
No announcement yet.

có ai theo dõi ngành công nghiệp điện tử ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • có ai theo dõi ngành công nghiệp điện tử ?

    ở đây có ai đang theo dõi ngành công nghiệp điện tử không ạ ? mình sắp ra trường vê chuyên ngành này nên mạng phép đề cập tớ để trao đổi và trao dồi thêm đó mà.

  • #2
    Theo dõi cái gì, theo dõi mảng nào của ngành điện tử ? theo dõi cả ngành coi bộ quá sức với cá nhân.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Mình đã ra trường được năm rưỡi ngành Kỹ thuật điện-điện tử tại Đh Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM , và làm trong nhà máy chuyên về gia công cơ khí chính xác tại Bình Dương.

      Tuy công ty về cơ khí, nhưng công việc chính của mình chủ yếu liên quan tới các thiết bị điện tử công nghiệp trong tự động hóa của nhà máy.

      Sau một thời gian đi làm thì mình đúc kết được : trong trường dạy ta những thứ căn bản, nhưng trên thực tế thì có rất nhiều cộng nghệ mới. Cho nên cứ lắm những thứ cơ bản trong trường, khi nào đi làm thực tế thì ta sẽ cần biết phải học thêm gì và làm gì.

      Comment


      • #4
        Mình thì sẽ ra trường trong 3 tháng nữa, tuy rằng ngành công nghiệp điện tử nhưng hướng mình đi là kỷ sư công nghiệp. hiện giờ cũng như bạn đang là trong nhà máy điện tử chuyên về CNC. nhưng thấy sao đi về hướng kỷ sư sao khó tìm việt làm quá . trong trường dạy toàn là môn liên quan đến kỹ sư mà lại khó tìm việt làm.
        chảng lẻ giữ im chức CNC cho cái bằng này sao.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi Phuc_SJSU Xem bài viết
          Mình thì sẽ ra trường trong 3 tháng nữa, tuy rằng ngành công nghiệp điện tử nhưng hướng mình đi là kỷ sư công nghiệp. hiện giờ cũng như bạn đang là trong nhà máy điện tử chuyên về CNC. nhưng thấy sao đi về hướng kỷ sư sao khó tìm việt làm quá . trong trường dạy toàn là môn liên quan đến kỹ sư mà lại khó tìm việt làm.
          chảng lẻ giữ im chức CNC cho cái bằng này sao.
          CNC ít việc cũng phải thôi.
          Lập trình tốt VĐK, PLC là lại nhiều việc liền.

          Comment


          • #6
            Cũng có theo dõi từ xưa đến giờ .
            Đa số là VN mình vẫn loanh quanh ở mảng phục vụ ,dịch vụ thôi .
            Chưa thể ngẩng cao đầu cùng các ngành khác được .
            Có nhiều lý do xã hội không nên bàn ở đây .
            Nhưng trong việc lớn , có một đặc điểm cần lưu ý là . Tỷ lệ giá trị điện , điện tử trong một sản phẩm kinh tế xã hội là rất thấp . Ví dụ
            Xe máy , xe đạp điện .Thì giá trị đồ điện ,điện tử trong sản phầm đó trị giá chỉ khoảng 20%
            Máy gia công tự động . Giá trị đồ điện , điện tử trong sản phầm đó trị giá chỉ khoảng 10 - 20%
            Trong ô tô ? chắc khoảng vài %
            Ngay cả trong Audio . Một sản phẩm thuần là điện tử . Thì giá trị của cái vỏ loa , vỏ ampli còn lớn gấp đôi giá trị của cái mạch điện .
            Trong thang máy ?
            Và trong các sản phẩm khác ?
            Cho nên một chuyên gia điện tử giỏi và tốt , không có ý nghĩa nhiều ngoài xã hội . Ngành điện, điện tử chỉ là ăn theo , chỉ là sub trong các dự án . Vì thế không phát huy được nội lực của ngành điện tử .
            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
            nguyendinhvan1968@gmail.com

            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
              Cũng có theo dõi từ xưa đến giờ .
              Đa số là VN mình vẫn loanh quanh ở mảng phục vụ ,dịch vụ thôi .
              Chưa thể ngẩng cao đầu cùng các ngành khác được .
              Có nhiều lý do xã hội không nên bàn ở đây .
              Nhưng trong việc lớn , có một đặc điểm cần lưu ý là . Tỷ lệ giá trị điện , điện tử trong một sản phẩm kinh tế xã hội là rất thấp . Ví dụ
              Xe máy , xe đạp điện .Thì giá trị đồ điện ,điện tử trong sản phầm đó trị giá chỉ khoảng 20%
              Máy gia công tự động . Giá trị đồ điện , điện tử trong sản phầm đó trị giá chỉ khoảng 10 - 20%
              Trong ô tô ? chắc khoảng vài %
              Ngay cả trong Audio . Một sản phẩm thuần là điện tử . Thì giá trị của cái vỏ loa , vỏ ampli còn lớn gấp đôi giá trị của cái mạch điện .
              Trong thang máy ?
              Và trong các sản phẩm khác ?
              Cho nên một chuyên gia điện tử giỏi và tốt , không có ý nghĩa nhiều ngoài xã hội . Ngành điện, điện tử chỉ là ăn theo , chỉ là sub trong các dự án . Vì thế không phát huy được nội lực của ngành điện tử .
              Hi chỉ có nhận xét của bác là chí lý nhất á.
              vậy thực têa cho thấy đánh giá chung tỉ trọng của điện tử chiếm phần rất nhỏ, tầm dưới 40% của 1 máy, thiết bị ngoài thị trường.
              Nhưng nhỏ mà vẫn được ưu tiên đó các bác à. Bằng chứng là các công viêcj liên quan trực tiếp tới điện tử lương đều cao, (chỉ là khoing cao bằng CNC hay vài ngành khác vì tính chất của việc đó là cả thương hiệu, còn phần board mạch thì chả có máy nào bán mà lại chừa chừa cái board mạch ra ngoài để lấy thương hiệu cả)
              Nhưng nó là đầu nào mà, chẳng qua đa phần các bạn ngày nay xác định chưa rõ, hay học chưa "chín" nên cảm thấy việc này nó hơi bạc...
              Nếu ai không tin tầm quan trọng của điện tử thì hãy làm sao đó để tất cả các thiết bị điện ngày nay bỏ bỏ đi cái điện từ trong nó xem lúc ấy nó bạc bạc ra sao nữa.
              Hihi

              Comment


              • #8
                Chú đinh vặn nói ấy là giá trị đối với nhà sản xuất ra sản phẩm điện tử ấy ạ. Còn đối với người dùng thì điện tử là quan trọng nhất ạ vì những cái vỏ hay phần cơ khí thô thì họ có thể chế được khá dễ dàng còn điện tử thì phải có trình độ mới chế được ạ...

                Comment


                • #9
                  Tỷ lệ giá trị phần điện tử trong sản phẩm nhỏ là điều hiển nhiên, có gì lạ đâu ? Thời rực rỡ của ngành thực ra đã qua lâu rồi, đâu đó những năm 60, 70 với vô vàn đồ gia dụng điện tử người Nhật sản xuất chiếm lĩnh thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. Khi đó tỷ trọng phần điện tử mới lớn, giá thành sản phẩm vẫn còn ở mức trung bình cao. Tới khi người Hàn và người Tàu tham gia vào dẫn tới bùng nổ hàng giá rẻ thì tỷ trọng đã thấp lắm rồi. Tới khi các nước Đông Nam Á tham gia vào chuỗi gia công thực tế là vét cặn.

                  Tuy nhỏ nếu xét về tỷ trọng giá thành, nhưng nếu để ý các yếu tố khác như khối lượng, tiêu hao nguyên liệu thô ... hóa ra phần điện tử vẫn không thấp đâu. Ví dụ gần gũi hệ tăng âm, mạch khuếch đại và những thứ phụ trợ quanh nó chiếm 20% giá thành chẳng hạn, nhưng nặng chỉ 10% cả bộ kèm loa loa và rất ít đồng nhôm nhựa, chiếm không gian chỉ cỡ 2 bàn tay. Thêm nữa, hệ tăng âm cũng không thể lý luận rằng nó thuần điện tử - còn rất nhiều thành phần khác phụ trợ. Điện tử cũng không phải cái gì ghê gớm ở đây, trước khi có mạch điện tử, có nhiều cách tăng âm khác chả cần tí điện nào luôn : thùng đàn cộng hưởng, ống dài của cái tù và, mái vòm nhà hát ...

                  Những sản phẩm tưởng như hiển nhiên là điện tử như điện thoại di động, thực ra trong cơ cấu giá thứ chiếm tỷ trọng lớn nhất lại là sở hữu trí tuệ, phần mềm dạng fimware, các bằng sáng chế - đều là những thứ vô hình cả.
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment


                  • #10
                    nói về tỷ trọng giá thành, nếu nói rạch ròi từng cái một thì rất khó. vì hầu hết các thành phần, các khâu đều móc nối với nhau.
                    ví như những dự án m đang làm,thiết kế mạch chỉ chiếm 8-10%, phần mềm chiếm 40%, in mạch, linh kiện chiếm 5-8%, thiết kế gia công vỏ sản phẩm chiếm 5%, kiểm nghiệm chiếm 10%, ....
                    vậy theo các bác, đâu là của điện tử, đâu là của phần mềm, đâu là của cơ khí. thực ra chúng phải liên kết với nhau mới tạo ra được sp. lương cũng cao thấp hơn nhau 1 chút dự vào khối lượng công việc trong sản phẩm đó thôi. cứ làm thật tốt mảng của mình thì kiểm gì lương cũng cao thôi

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi 09520038 Xem bài viết
                      nói về tỷ trọng giá thành, nếu nói rạch ròi từng cái một thì rất khó. vì hầu hết các thành phần, các khâu đều móc nối với nhau.
                      ví như những dự án m đang làm,thiết kế mạch chỉ chiếm 8-10%, phần mềm chiếm 40%, in mạch, linh kiện chiếm 5-8%, thiết kế gia công vỏ sản phẩm chiếm 5%, kiểm nghiệm chiếm 10%, ....
                      vậy theo các bác, đâu là của điện tử, đâu là của phần mềm, đâu là của cơ khí. thực ra chúng phải liên kết với nhau mới tạo ra được sp. lương cũng cao thấp hơn nhau 1 chút dự vào khối lượng công việc trong sản phẩm đó thôi. cứ làm thật tốt mảng của mình thì kiểm gì lương cũng cao thôi
                      Ví dụ : Cho một sản phẩm trị giá 1 triệu đồng
                      100K tiền thiết kế . (10%)
                      400K tiền tạo chương trình (40%)
                      100K tiền vật tư linh kiện , lắp ráp mạch (10%)
                      50K tiền vỏ sản phẩm (5%)
                      100K tiền kiểm tra , test ,chạy thử... (10%)
                      Còn
                      250K lợi nhuận ? (25%)
                      Bản phân chia này có lẽ không hợp lý . Nếu mang ra đấu thầu công khai thì khó đàm phán được .

                      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                      nguyendinhvan1968@gmail.com

                      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết

                        Ví dụ : Cho một sản phẩm trị giá 1 triệu đồng
                        100K tiền thiết kế . (10%)
                        400K tiền tạo chương trình (40%)
                        100K tiền vật tư linh kiện , lắp ráp mạch (10%)
                        50K tiền vỏ sản phẩm (5%)
                        100K tiền kiểm tra , test ,chạy thử... (10%)
                        Còn
                        250K lợi nhuận ? (25%)
                        Bản phân chia này có lẽ không hợp lý . Nếu mang ra đấu thầu công khai thì khó đàm phán được .
                        cái m đang nói đây không phải là giá trị của 1 sản phẩm bán ra. mà là giá trị của 1 dự án.
                        đây là tiền thiết kế ban đầu. còn giá sản phẩm bán ra sẽ rẻ hơn so với giá dự án ban đầu này nhiều. giá trị tiền dự án có thể là 1tr nhưng giá bán của sản phẩm có thể là 300k. vì sau khi ra thành phẩm, và sản xuất đại trà, chi phí sẽ rẻ đi rất nhiều lần. ví như tiền thiết kế ra 1 cái điện thoại có thể là 100tr. nhưng giá bán 1 cái chỉ tầm 20tr.
                        ví như lắp ráp và thi công mạch, tiền tạo khuôn mạch ban đầu rất đắt. nhưng từ lần thứ 2 thì số tiền này ko còn mất.
                        khi sản phẩm đã chạy ổn định thì tiền tạo chường trình ko còn mất mà chỉ còn tiền phí duy trì, cập nhập.....

                        Comment


                        • #13
                          Chúng ta xem xét các sản phẩm đại trà .Nó mới thực tiễn . Vì nó có nguồn thu về để duy trì phát triển . Còn các dự án không sản xuất được ... thì không bàn . Vì thế giới cũng có nhiều dự án như thế . Họ chi hàng tỷ đo la , rồi dự án của họ cũng bị đắp chiếu .
                          Vì tỷ trọng giá trị đt thấp . Nên người làm đt khó có thể làm chủ dự án . Không làm chủ được dự án thì rất dễ bị gạt ra khỏi cuộc chơi . Và ngành đt chỉ mang ý nghĩa như một ngành phụ trợ .
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #14
                            Cuối năm nay và năm tiếp theo sẽ vô cùng khó khăn cho ngành Công nghiệp ĐT. Vì sẽ thiếu LK điện tử và LK đt sẽ tăng giá mạnh ???
                            Một số ngành công nghệ có thể phải tạm nghỉ mát dài dài ???
                            Lý do ?
                            Hồi sau sẽ rõ .
                            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                            nguyendinhvan1968@gmail.com

                            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            Phuc_SJSU Tìm hiểu thêm về Phuc_SJSU

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X