Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch điều khiển Mosfet tốc độ cao: nguyên lý thiết kế và ứng dụng

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    Nguyên văn bởi ToanThang88
    vậy bác có tính được ko?
    Nếu không tính được time response của hàm truyền trong khối feedback thì không làm được nguồn xung đâu toanthang88 à. Cậu sẽ rất vất vả và phải bảo hành rất nhiều nếu cậu không tính timeresponse. Cái này cậu làm thử sẽ rõ.
    đầu tiên hãy làm cho fly-back cỡ 100W nha.

    cậu có biêt BUCK của cậu loại này có nhược điểm gì không?
    Khi lắp vào thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng đến nhiễu như thế nào không? Thông thường thì người ta làm Fsw = const không phải là ngẫu nhiên và lại là bội tần của 50Hz (or 60Hz)

    Comment


    • #77
      Nguyên văn bởi dientu.net
      Giải mạch quá độ bằng phương trình vi phân? Có lẽ lớn tí nữa cậu sẽ biết có nên dùng phương trình vi phân không?
      Vâng, chép kết luận từ trên www.google.com thì chỉ cần 1 phép chia thôi ạ.

      Comment


      • #78
        Nguyên văn bởi dientu.net
        Nếu không tính được time response của hàm truyền trong khối feedback thì không làm được nguồn xung đâu toanthang88 à. Cậu sẽ rất vất vả và phải bảo hành rất nhiều nếu cậu không tính timeresponse. Cái này cậu làm thử sẽ rõ.
        Vâng ạ, bác tính được thời gian đáp ứng thì tính cho em trường hợp này đi.

        Nguyên văn bởi dientu.net
        đầu tiên hãy làm cho fly-back cỡ 100W nha.
        cái buck này chưa xong lại đi sang cái kia. 2 cái đâu có giống nhau ạ.
        Last edited by ToanThang88; 30-07-2006, 21:35.

        Comment


        • #79
          Nguyên văn bởi dientu.net
          cậu có biêt BUCK của cậu loại này có nhược điểm gì không?
          Nhược điểm lớn là không có tính cách li.
          Ưu điểm lớn là mạch rất nhỏ, gọn, nhẹ, dễ làm, rẻ tiền, hiệu suất không thua fly-back nếu không muốn nói là hơn.

          Nguyên văn bởi dientu.net
          Khi lắp vào thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng đến nhiễu như thế nào không?
          bác biết nguyên nhân nào gây ra nhiễu ở bộ buck này không?
          bác biết nguyên nhân nào gây ra nhiễu ở bộ fly-back bác luôn nói đến ko?

          so sánh 2 cái, cái nào gây nhiễu lớn hơn?

          Comment


          • #80
            Nguyên văn bởi ToanThang88
            Hỏi bác có mắc được như bác nói vào cái mạch này không? cách giải thích của bác về nó còn chệnh choạng chứ nói gì tới mắc.
            Cậu post lên sơ đồ tương đương của TL431 áp dụng trong mạch này rồi hãy kết luận câu nói của tôi nhé.
            Attached Files

            Comment


            • #81
              Cậu có biết rằng những mạch down được trên web đều là những mạch giảm thiểu hết cỡ không? Nếu cậu rảnh rỗi không có việc gì làm thì hãy so sánh thử 1 cái mạch nào đó trong thực tế mà phương tây người ta làm với mạch trong web sẽ thấy sự khác nhau.

              Tôi công nhận sự giỏi giang của cậu, nhưng hãy chú ý, web circuit không có giá trị ổn định trong thực tế. Kinh nghiệm 5 năm làm cho texas ins của tôi không phải là lòe các bạn

              Tôi phải out, tối về tôi tranh luận cùng cậu tiếp. Hãy viết nhiều vào nha.

              Ah, tôi là Nguyễn Phước Minh - Tôi sinh năm 1975, còn cậu?

              Comment


              • #82
                Nguyên văn bởi ToanThang88

                bác biết nguyên nhân nào gây ra nhiễu ở bộ buck này không?
                bác biết nguyên nhân nào gây ra nhiễu ở bộ fly-back bác luôn nói đến ko?

                so sánh 2 cái, cái nào gây nhiễu lớn hơn?
                Cái này tôi thua, cậu giải thích cho tôi nghe ha?

                Comment


                • #83
                  cái sơ đồ của bác đưa lên em giải thích nhé:

                  khi điện áp hồi tiếp về từ R2 được so sánh với điện áp chuẩn 2.5 V, nếu lớn hơn 2.5V tl431 dẫn ==> led phát quang dẫn ==> transitor dẫn, chân transitor được nối về Ct và Rt giống như mạch tl431 mắc trực tiếp. Về nguyên lí không có gì thay đổi. Chỉ đặc biệt:

                  1. hồi tiếp này có cách li, được sử dụng trong fly-back giúp thực hiện chức năng hồi tiếp đồng thời cách li điện áp output và input.

                  2. trong buck bản thân nguyên lí của nó không được cách li sẵn rồi, nên opto quang là không cần thiết.

                  3. quan trọng là bác thấy mạch bác đưa ra, tạo thành lọc thông thấp, bớt chút nhiễu - trong fly-back converter nhiễu nhiều lắm, nên cần. còn buck giữa sự phức tạp trong tính toán, giá thành, và không ảnh hưởng đến nhiều chất lượng điện áp, bác chọn cái nao?

                  Comment


                  • #84
                    Nguyên văn bởi dientu.net
                    Cái này tôi thua, cậu giải thích cho tôi nghe ha?
                    Hì hì.... em rất sãn sàng.

                    Comment


                    • #85
                      Nguyên văn bởi dientu.net
                      Ah, tôi là Nguyễn Phước Minh - Tôi sinh năm 1975, còn cậu?
                      còn em tên là Toàn Thắng, hiện còn đang đi học.

                      Comment


                      • #86
                        Nguyên văn bởi ToanThang88
                        cái sơ đồ của bác đưa lên em giải thích nhé:

                        khi điện áp hồi tiếp về từ R2 được so sánh với điện áp chuẩn 2.5 V, nếu lớn hơn 2.5V tl431 dẫn ==> led phát quang dẫn ==> transitor dẫn, chân transitor được nối về Ct và Rt giống như mạch tl431 mắc trực tiếp. Về nguyên lí không có gì thay đổi. Chỉ đặc biệt:

                        1. hồi tiếp này có cách li, được sử dụng trong fly-back giúp thực hiện chức năng hồi tiếp đồng thời cách li điện áp output và input.

                        2. trong buck bản thân nguyên lí của nó không được cách li sẵn rồi, nên opto quang là không cần thiết.

                        3. quan trọng là bác thấy mạch bác đưa ra, tạo thành lọc thông thấp, bớt chút nhiễu - trong fly-back converter nhiễu nhiều lắm, nên cần. còn buck giữa sự phức tạp trong tính toán, giá thành, và không ảnh hưởng đến nhiều chất lượng điện áp, bác chọn cái nao?
                        Mạch trên moi luôn ra cho cậu xem thôi. Cho cậu thấy TL431 người ta dùng như thế nào.

                        Nguyên lý lại khác nhau đấy cưng ah.

                        Comment


                        • #87
                          Vậy em chờ bác giải thích sự khác nhau, rồi em có ý kiến sau vậy. (Hi vọng bác hiểu em đang giải thích sơ đồ của bác đưa là ứng dụng cho loại nào - loại ta đang nói tới nhiều nhất trong luồng này).
                          Last edited by ToanThang88; 30-07-2006, 23:12.

                          Comment


                          • #88
                            Nguyên văn bởi ToanThang88
                            Vậy em chờ bác giải thích sự khác nhau, rồi em có ý kiến sau vậy. (Hi vọng bác hiểu em đang giải thích sơ đồ của bác đưa là ứng dụng cho loại nào - loại ta đang nói tới nhiều nhất trong luồng này).
                            Nếu mạch đơn giản dùng 2 trở phân áp rồi đưa liền vào chân TL431 thì TL431 đóng vai trò là mạch so sánh đơn.

                            Nếu dùng tụ hồi tiếp thì nó đóng vai trò là bộ tích phân để phục vụ cho việc tính time response và chống những xung nhiễu tác động vào.

                            Về bản chất cả 2 đều là khối feedback hay Error Amplifier.

                            Như vậy có thể cậu thắc mắc, nếu không dùng tụ sẽ ok hơn bởi đáp ứng nhanh hơn đúng không? Câu trả lời là đúng nhưng sẽ phải trả giá cho những sự phản hồi không chính xác. Bởi lẽ ngưỡng so sánh đơn không bền đúng không em? (Em có biết LM311, LM339, LM393 chua?)

                            Comment


                            • #89
                              Xin lỗi các bác.
                              Em thấy các bác toàn sử dụng các con driver khi kích Fet. Có bác nào chế được con driver nào bằng r và bjt kích được tần số trên 100khz không vậy. Chỉ đơn giản để kích một con fet thôi.

                              Comment


                              • #90
                                Nguyên văn bởi thaokhau
                                Xin lỗi các bác.
                                Em thấy các bác toàn sử dụng các con driver khi kích Fet. Có bác nào chế được con driver nào bằng r và bjt kích được tần số trên 100khz không vậy. Chỉ đơn giản để kích một con fet thôi.
                                Tại sao phải cần một driver bằng R và BJT?

                                Mạch kích của tôi làm từ linh kiện rời (trừ bộ nguồn cách ly), đang chạy ở 200 kHz đây.

                                Thân,
                                Biển học mênh mông, sức người có hạn

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                trinhquy Tìm hiểu thêm về trinhquy

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X