Thông báo

Collapse
No announcement yet.

năng lượng gió

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Nguyên văn bởi lucas Xem bài viết
    Quên nói đó là giá vốn mua solar panel thôi. Giá rẻ nhất ở đây:
    http://www.atensolar.com/14.html
    Giá wind turbine thì rẻ hơn.

    Còn vụ lắp đặt và bảo hành thì tôi không biết là điều kiện như thế nào, trong bao lâu v.v...nên không tính vào được
    * Atensolar là Thin-film solar - Hai năm trước đây đã có nhiều bài viết về nó và ước giá thành là 1$/W.
    * Atensolar chỉ bảo hành công suất có 1 năm (các hãng khác là 25 năm)
    * Biểu đồ hiệu suất tương đối của Atensolar cho thấy ở nhiệt độ 25oC và năng lượng chiếu xạ là 400W/m2 nó đạt 1.025:1 là khó hiểu. Vì:
    - Nếu hiểu đó là hiệu suất so với công suất danh định thì lúc đó tấm 44W sẽ đạt 45.1W; Thế nhưng khí chiếu xạ với 1000W/m2 thì lại trở về 44W?? . Tính kỹ ra thì đạt khoảng 2.5% công suất chiếu xạ => quá thấp.
    - Nếu hiểu đó là hiệu suất so với công suất năng lượng chiếu xạ thì có nghĩa là dòng Pin này đạt hiệu suất 100% thậm chí là 102,5% - quá thần kỳ => không tin được.
    Do vậy tôi không mua nó.
    Ngay cạnh đó Atensolar cũng rao bán GEPV200p với giá: 1640USD/tấm (tương đương với 8.2USD/W), giao tại: USA 705 Brinley Ave, Bradley Beach, NJ, 07720.
    Đắt quá, không mua được.

    Comment


    • #92
      Xin chào tất cả các Bác ạh!
      Minh là thành viên mới, rất quan tâm về vấn đề năng lượng sạch, thấy các bác có những pót rất hay nhưng không biết các bác có bắt tay vô làm thử chưa ạh? nếu bác nào có tâm huyết dể thực hiện xin mời cùng cộng tác với em.
      Em có ý tưởng này mong các bác góp ý( và có thể được xin mời cùng thực hiện với e luôn):
      * Dùng 1 Motor công suất nhỏ kéo bánh đà (vôlăng) tích lũy lực, chuyền qua dynamo phát điện(có thể dùng loại 48 DC của ôtô hay xe khách)sau đó tích lũy điện năng vô bình accu (từ 600Ah-1000Ah) sau đó sử dụng inverter DC>AC đưa vào sử dụng. theo tính toán sơ bộ của e với dung lượng đó ta có thể sử dụng được trong 2-3 ngày.(có thể dùng biến tần để tiết kiệm năng lượng cho Motor
      Rất mong các bác đống góp ý kiến và sự cộng tác của các bác

      Comment


      • #93
        lehathanh106

        Thấy bác cứ rụng hết râu nên tôi cũng chịu khó giải thích cho bác vài điều vậy.

        Cho cái panel 42W, Kích thước 124,5cm x 63,5cm = 7905.75cm^2 ~ 0.79m^2.
        Khi năng lượng chiếu sáng của mặt trời là 1000W/m^2, năng lượng đi vào tấm panel là 1000W/m2 x 0.79m2 = 790W. Hiệu suất là 42W/790W = 0,053 -> 5.3%.

        Khi năng lượng chiếu sáng của mặt trời là 400W/m^2, năng lượng đi vào tấm panel là 400W/m2 x 0.79m2 = 316W. Công suất ra là 316W x 5.3% = 16,75W.
        Nhưng vì mặt trời không làm nóng tấm panel như lúc 1000W/m2 nên lúc này công suất ra hơi cao hơn 1 tí là 1.025x16,75W = 17,17W. Bác phải hiểu con số 1.025 là như vậy.

        Bác tin tôi đi, công trình đầu tiên sau khi tôi ra trường là năng lượng mặt trời công suất 150kW. Bây giờ công trình đó đang phát triển lên tới 500MW (Mega Watt). Nhưng công trình đó không dùng solar cell mà dùng nhiệt điện.

        Thôi quay lại với chủ đề năng lượng gió máy gì đi. Bác hoài lại nhẵn thín như nguyendinhvan bây giờ.
        Electronic Engineers do everything with less resistance.

        Comment


        • #94
          Ừ thì chuyển chỗ buôn về Năng lượng mặt trời vậy.
          Còn Turbine gió thì tôi thấy dạo này phong trào đang chuyển sang làm trục đứng, chẳng hiểu là có gì hay hơn không.
          Ở ta cái Bạch Long Vỹ "hùng hồn" là thế, nay ngủm mất rồi.
          Ai đang làm năng lượng gió biết chỗ nào là "bí" nhất không? và có giải pháp gì để "Việt hóa" chưa, chia sẻ với mọi người đi.

          Comment


          • #95
            Kính chào diễn đàn !

            Tình cờ lang thang trên mạng, chợt phát hiện thấy con đường nhỏ dẫn đến cánh đồng năng lượng gió, thấy tâm hồn quả thư thái khi cảm nhận được những làn gió mát trong lành từ tất cả những ai yêu đất nước và con người trên mảnh đất hình chữ S đầy nắng gió này. Và hãy tự hỏi: nếu bạn tưởng tượng đang được ngắm nhìn những tuốc bin gió hiên ngang dọc theo bờ cát trắng ven biển miền Trung, hay những cánh quạt gió lấp lánh trên những triền núi quanh những bản làng thơ mộng ở Tây Bắc, Việt Bắc, …thì tại sao bạn không đăng kí tham gia diễn đàn này ? Đó cũng là lí do quá đơn giản để tôi xin phép các bạn (nhất là sư phụ Lan Hương) hôm nay có mặt tại đây.

            Tất nhiên, vì đây là lĩnh vực hoàn toàn mới với ngành Năng lượng VN, nên tất cả các ý kiến tranh luận trên diễn đàn chỉ là trao đổi thân tình và cùng nhau học hỏi. Tôi cũng đang muốn tìm hiểu về năng lượng gió VN, gặp các bạn trên diễn đàn quả là may mắn. Xin phép trình bày đôi chút số liệu mới “học lỏm” trên mạng về Năng Lượng Gió như sau:

            Số liệu cơ bản để đầu tư xây dựng một trạm phong điện:

            - Tốc độ gió để khởi động động cơ : 2,4m-4m/s.
            - Tốc độ gió trung bình năm để tuốc bin gió hoạt động hữu ích: 7m/s < v < 20m/s
            - Mật độ năng lượng gió trung bình : > 350W/m2.
            - Suất đầu tư trung bình : 1.050 USD/kW

            Theo tính toán, tiềm năng phong điện ở VN khoảng 513.360MW – Nguồn: WB, WWEA (khiếp quá – Tây nó tính đấy!).

            Tuy nhiên, điện gió được báo cáo nhiều như vậy mà dân ta chưa có khả năng khai thác vì một số lí do sau:
            - Suất đầu tư tuy không quá cao so với các dạng năng lượng khác, nhưng yêu cầu tốc độ gió trung bình để có thể phát điện “bay tóc” quá. Mà nước ta đa phần điều kiện này chỉ đạt vào mùa đông (gió mùa Đông Bắc + gió Tây Nam), mùa mưa (đủ điện) thì gió mạnh ở một số vùng, còn mùa hè khô nóng (đói điện) thấy bà con cứ túa ra biển, ra bờ sông ngắm mặt nước phẳng lặng để mong hóng được tí gió, nhưng thực tế thì “tóc gió thôi bay” ! Thế thì ai dám đầu tư cho hiệu quả ?
            - Nếu đầu tư nhỏ lẻ dùng trong gia đình (150W đến 5kW) thì giá thành rất cao, đồng thời không phải gia đình nào cũng biết kỹ thuật để vận hành, bảo trì, bảo dưỡng nên thất bại khó tránh khỏi. Đấy là chưa nói đến việc chỉ có các hộ gia đình giàu có ở TP mới đủ tiền đầu tư, nhưng đầu tư rồi kiếm chỗ lắp đặt cũng khó (khác hẳn với Pin mặt trời thật dễ dàng lắp đặt ở mọi chỗ, mọi nơi). Còn đầu tư lớn thì ai bỏ tiền đây ? EVN cũng là 1 doanh nghiệp, phải tính toán lời lỗ để kinh doanh hiệu quả thì làm sao dám bỏ tiền mua đắt để bán rẻ cho dân ? Thiếu điện là thiếu cả hệ thống, chứ không phải thiếu vài MW ở những vùng có tiềm năng gió. Tất nhiên, việc tận dụng tối đa nguồn năng lượng sạch là điều đáng trân trọng, nhưng vấn đề là ai sẽ bỏ tiền ra đầu tư ? EVN chắc là không rồi. Còn các doanh nghiệp, tập đoàn “to con” khác thử hỏi dám đầu tư không ? Chắc chắn cũng không nốt ! Vì giá thành cao (giá bán của NM phong điện được tính toán luôn cao hơn giá mua các dạng năng lượng khác của EVN đến hơn 20%). VN ta vẫn là nước nghèo, đố ai dám chơi kiểu “công tử” xài điện gió cho sạch ! Nên biết rằng, Nhật Bản giàu có và công nghệ cao, lại nằm giữa biển nhiều nắng gió, vậy mà đến giờ công suất phong điện được lắp đặt chưa đến 2.000MW (Vậy mà xúi mình có tiềm năng trên 500.000 MW - Lắp đủ chừng này chắc nước mình nghèo mãi !).
            - Mặt khác, địa hình để có thể đặt tuốc bin gió có nhiều yêu cầu cao, đâu phải cứ trên núi cao nhiều gió là tốt ? Vì lên núi bằng đường nào ? Ai kéo được cánh quạt gió (cỡ bé thì 1 cánh quạt dài có 30m và chỉ cần 1 xe siêu trường chở thôi!) lên đó ? Phát ra điện thì đấu nối vào đường dây nào, ở đâu? Bán giá cao liệu dân có mua không ? Khi bà con đang sướng mà gió chập chờn, điện tắt ngủm thì giải thích thế nào ? … Để có được 1MW phong điện cũng cần khoảng 50Ha – 60Ha đất, mà bây giờ tấc đất tấc vàng, điều này nghe chừng cũng … căng nhỉ ! Đặt nhà máy gần khu dân cư, khu công nghiệp thì bị kiện tụng, đặt xa thì tổn thất trên đường dây cũng hết rồi, … Ôi, phong điện!!!

            Những phân tích trên chỉ là ý kiến cá nhân để giải thích tại sao đến giờ Phong điện VN cứ ủ rũ như “kỳ vô phong”. Còn diễn đàn này vẫn đề cao các ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, nên rất cảm ơn các bạn đã hỗ trợ nhiều kiến thức để học hỏi. Và những áp dụng thực tế rất hữu ích cho ngành năng lượng mới mà không mới này, vì điều chắc chắn rằng, không ít thì nhiều, trong khoảng 10 năm nữa chúng ta sẽ có các Nhà máy phong điện với công suất hạn chế, tất nhiên, lúc đó giá thành đã rẻ hơn rất nhiều. Và biết đâu rằng, tác giả của những Nhà máy đó cũng là những khuôn mặt trên diễn đàn này ?

            Cảm ơn và mong nhận được nhiều tranh luận hữu ích!
            Last edited by Diennhaque; 20-03-2009, 16:27.

            Comment


            • #96
              Nhà em đang dùng một cái Turbine nhỏ của SouthWest Wind Power, thấy nó quay cũng ra điện, nạp cho tổ bình 48V/100AH; em kết hợp với 4 tấm pin mặt trời 130W/12V của BP + 2 tấm pin mặt trời 220W/24V của Trung quốc. Hệ thống cho ra điện chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu dùng của gia đình, nhưng nó cắt được phần nặng nề nhất của hóa đơn thanh toán tiền điện và quan trọng nhất là được hưởng cái "Càng nắng - Càng mát". Chứ còn nếu tính ra tiền để so sánh với giá điện lưới thì... chả ai dám làm.
              Ơ, mà có ai chi tiền mua cho mấy anh bộ đội ở đảo cũng được chứ nhẩy; chắc là ở "ngoải" chả ai dại gì kéo điện lưới từ đất liền ra nhỉ.
              Hai loại pin mặt trời em thấy nó bảo là hiệu suất được khoảng 13 đến 14%. Không biết tham số này có giống 5.3% của Lucas không nhẩy?
              @Diennhaque: Mùa đông cũng là mùa khô; mùa mà EVN nói: Phải tăng giá điện sinh hoạt lên... Giời, mới đủ điện để xài. Vậy thì: Mùa Đông điện gió bù cho điện nước, cũng tốt chứ.
              Em ấy à, em cho treo hết các Turbine gió lên cột truyền tải điện của EVN, mấy triệu cái, khắp cả Đông-Bắc-Tây-Nam, thể nào cũng có cái quay để đưa điện sạch vào mạng lưới.
              Last edited by lehathanh106; 20-03-2009, 11:57.

              Comment


              • #97
                Lehathanh106 vừa đề xuất 1 sáng kiến vĩ đại: “Treo Turbine gió lên các cột điện của lưới điện VN!”. Nếu dự án này được triển khai sẽ giải quyết giúp EVN nhiều vấn đề:
                1 - Chắc chắn sản lượng điện của EVN sẽ tăng, ít nhất cũng là vào mùa Đông! Dân truyền tải sẽ có thêm việc làm, có thêm thu nhập → sản lượng bia sẽ tăng theo.
                2 – Ngành du lịch sẽ có tiền vì : Du khách đến VN sẽ tưởng được đến Đảo quốc bụi mù !
                3 - Chứng minh cho thế giới biết tài năng thiết kế của VN, vì:
                - Nếu cột điện nào chắc quá thì sẽ được lắc lư hoặc vặn vẹo khi “uốn theo chiều gió!”, khi đó mớ dây điện sẽ kêu như “tiếng đàn Talư!”.
                - Cột điện nào yếu quá sẽ được các Turbine gió thổi bay lên giời (chắc bay nhiều cột lắm, vì mới gió sơ sơ đã thấy nhiều cột ngã chỏng gọng giữa ruộng rồi mà!). Khi đó ngắm nhìn lưới điện VN chẳng khác nào Hội thi diều Quốc tế ! Mà cột điện tung tăng trên giời thì EVN thích lắm, khỏi phải trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng chiếm đất xây dựng cột. Mà số tiền này cực lớn, dư sức mua Turbine gió gắn lên từng cột !

                Nói nhỏ : lehathanh106 và “Điện nhà quê” hợp tác làm quả sáng kiến này bán cho EVN thì tiền cứ gọi là rủng rẻng, xổ chấp mấy vụ tăng giá điện lẻ tẻ ! OK ?

                Comment


                • #98
                  Nguyên văn bởi Diennhaque Xem bài viết
                  Lehathanh106 vừa đề xuất 1 sáng kiến vĩ đại: “Treo Turbine gió lên các cột điện của lưới điện VN!”. Nếu dự án này được triển khai sẽ giải quyết giúp EVN nhiều vấn đề:
                  1 - Chắc chắn sản lượng điện của EVN sẽ tăng, ít nhất cũng là vào mùa Đông! Dân truyền tải sẽ có thêm việc làm, có thêm thu nhập → sản lượng bia sẽ tăng theo.
                  2 – Ngành du lịch sẽ có tiền vì : Du khách đến VN sẽ tưởng được đến Đảo quốc bụi mù !
                  3 - Chứng minh cho thế giới biết tài năng thiết kế của VN, vì:
                  - Nếu cột điện nào chắc quá thì sẽ được lắc lư hoặc vặn vẹo khi “uốn theo chiều gió!”, khi đó mớ dây điện sẽ kêu như “tiếng đàn Talư!”.
                  - Cột điện nào yếu quá sẽ được các Turbine gió thổi bay lên giời (chắc bay nhiều cột lắm, vì mới gió sơ sơ đã thấy nhiều cột ngã chỏng gọng giữa ruộng rồi mà!). Khi đó ngắm nhìn lưới điện VN chẳng khác nào Hội thi diều Quốc tế ! Mà cột điện tung tăng trên giời thì EVN thích lắm, khỏi phải trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng chiếm đất xây dựng cột. Mà số tiền này cực lớn, dư sức mua Turbine gió gắn lên từng cột !

                  Nói nhỏ : lehathanh106 và “Điện nhà quê” hợp tác làm quả sáng kiến này bán cho EVN thì tiền cứ gọi là rủng rẻng, xổ chấp mấy vụ tăng giá điện lẻ tẻ ! OK ?
                  Èo, Khiếp!
                  Bác làm em hết cả hứng. Cái đũa mà đặt con trâu lên thì chắc là đổ liền, nhưng treo con ruồi lên thì chả thấm gì. Em đã treo mấy con 3kW lên cột Anten của BTS rồi; thấy nó "êm... êm", không làm mất tuyến (Viba), không lầm rớt cuộc (thoại di động), không đứt kết nối (ADSL)... và kéo cái BTS chạy được (nếu có gió)- thì mới dám nghĩ "ngang ra" chứ. Theo nhà sản xuất Turbine thì nếu có gió đều đều 5.4m/s (19.44km/giờ) thì nó sản ra được 538kWh/tháng. Nó nặng 90kg, lực cản gió 45kN với gió 55m/s(198km/giờ) - tức là giồng như cái Anten Sector dài 3m, rộng 0.3m vậy.

                  Comment


                  • #99
                    Nguyên văn bởi lehathanh106 Xem bài viết
                    Èo, Khiếp!
                    Bác làm em hết cả hứng. Cái đũa mà đặt con trâu lên thì chắc là đổ liền, nhưng treo con ruồi lên thì chả thấm gì. Em đã treo mấy con 3kW lên cột Anten của BTS rồi; thấy nó "êm... êm", không làm mất tuyến (Viba), không lầm rớt cuộc (thoại di động), không đứt kết nối (ADSL)... và kéo cái BTS chạy được (nếu có gió)- thì mới dám nghĩ "ngang ra" chứ. Theo nhà sản xuất Turbine thì nếu có gió đều đều 5.4m/s (19.44km/giờ) thì nó sản ra được 538kWh/tháng. Nó nặng 90kg, lực cản gió 45kN với gió 55m/s(198km/giờ) - tức là giồng như cái Anten Sector dài 3m, rộng 0.3m vậy.
                    Không đơn giản như vậy đâu các bác ạ!
                    Cái cột điện sinh ra chỉ để chịu tải trọng của dây, nếu lắp thêm turbine gió thì nó gãy cổ -> dây đứt. Công bảo dưỡng và sửa chữa cột và dây quá tiền thu được từ "ông trời"

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết
                      Không đơn giản như vậy đâu các bác ạ!
                      Cái cột điện sinh ra chỉ để chịu tải trọng của dây, nếu lắp thêm turbine gió thì nó gãy cổ -> dây đứt. Công bảo dưỡng và sửa chữa cột và dây quá tiền thu được từ "ông trời"
                      Em cũng thấy khó, nhưng không phải là không thể làm được, vì đã có người làm rồi mà. Ảnh đây này ... nhưng không biết có tải lên được không.
                      Attached Files

                      Comment


                      • Hãy thực tế .Ai đặt hàng cụ thể đi?. vn rất nhiều nhân tài nhưng thiếu thưc tế thiếu nguồn vốn.

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi lehathanh106 Xem bài viết
                          Em cũng thấy khó, nhưng không phải là không thể làm được, vì đã có người làm rồi mà. Ảnh đây này ... nhưng không biết có tải lên được không.
                          Bác ơi, đặc thù địa lý khác nhau mà!
                          Tôi không bàn lùi nhưng chuyện lắp turbine gió lên cột điện ở VN là ko tưởng vì:
                          1. Hệ thống điện VN ko thiết kế như vậy
                          2. VN nhiều gió bão, lũ lụt. Mỗi lần nghe thời tiết có lũ bão và ngay sau đó là tin về cột đổ, dây đứt
                          3. Đầu tư khá lớn nhưng hiệu quả thấp (phù hợp với gia đình, chưa phù hợp với kinh doanh)
                          4. Với xứ nhiệt đới ta, việc sử dụng lâu dài 1 thiết bị ngoài trời sẽ phải bảo dưỡng nhiều và chi phí cao.
                          ...

                          Comment


                          • Đây là ở Việt Nam bác ạ ! Sáng lắp chiều còn cột.

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết
                              Bác ơi, đặc thù địa lý khác nhau mà!
                              Tôi không bàn lùi nhưng chuyện lắp turbine gió lên cột điện ở VN là ko tưởng vì:
                              1. Hệ thống điện VN ko thiết kế như vậy
                              2. VN nhiều gió bão, lũ lụt. Mỗi lần nghe thời tiết có lũ bão và ngay sau đó là tin về cột đổ, dây đứt
                              3. Đầu tư khá lớn nhưng hiệu quả thấp (phù hợp với gia đình, chưa phù hợp với kinh doanh)
                              4. Với xứ nhiệt đới ta, việc sử dụng lâu dài 1 thiết bị ngoài trời sẽ phải bảo dưỡng nhiều và chi phí cao.
                              ...
                              Tôi mới đọc được một bài viết rất sáng tạo, mở ra 1 hướng phát triển mới đầy tính khả thi cho năng lượng gió tại Việt Nam.


                              A/. Động cơ gió trên thế giới hiện nay đều được xây dựng theo hướng "khủng long", nghĩa là đường kính quay turbine khoảng 70 mét (mỗi sải cánh trên 30 mét), và độ cao tháp gió trung bình 66 mét với generator nặng cả tấn treo chót vót trên trời.


                              Một wind - turbine đặc trưng cho trường phài "khủng long" đang thịnh hành ...


                              Người ta phải làm như thế vì ... không có cách nào khác. Lý do giản đơn mà ai cũng thấy, rằng muốn có công suất lớn thì động năng turbine cũng lớn --> cánh turbine phải dài và generator phải nặng như con voi, và phải hứng được gió trên độ cao "khủng hoảng" có tốc độ trên 7 ms mới kéo nổi nó. Hệ thống trữ năng kèm theo Wind Turbine 1 MW là tổ hợp accu chì khổng lồ và hệ biến năng (inverter) tổng cộng to cỡ một căn nhà trung bình ... . Việc vận hành và duy tu bảo dưỡng chúng thường rất nhiêu khê, ô nhiễm và độc hại ... (!!!).


                              Generator nặng cả vài tấn treo 70 mét trên trời ... xanh

                              B/. Hệ thống năng lượng gió công suất lớn Siêu Xe Việt :

                              Nhận thấy nhược điểm đó, và dựa trên công nghệ của mình, CTy Siêu Xe Việt đã sáng tạo ra hệ thống năng lượng gió công suất lớn theo một nguyên tắc đột phá, khác hẳn những tư duy về năng lượng gió đối với phần còn lại của thế giới .

                              1/. Hệ thống Wind turbine Siêu Xe Việt dùng bộ tự động điều tiết góc "chém" gió, cho phép diện tích chiếu thẳng của cánh tăng lên --> tốc độ gió hữu ích là 2 ms (khởi động) và toàn suất ở > 4ms. Do đó chiều cao tháp gió chỉ là 12m --> 16m (đường kính quay turbine < 12m).

                              Điều này mang lại một bản đồ năng lượng gió kinh tế - kỹ thuật rộng hơn 3 lần và trữ lượng tiềm năng cao gấp 3,55 lần so với đánh giá theo tư duy năng lượng gió cũ của thế giới.

                              2/. Mô hình năng lượng gió công suất lớn Siêu Xe Việt dựa trên phát minh động cơ không nhiên liệu
                              (xin xem http://sieuxeviet.com/forum/showthread.php?t=580 ). Trên nguyên tắc này, mỗi turbine mang một máy bơm (nén) hơi (không khí) công suất 10 KW. Không khí nén dẫn theo ống hơi vể các bồn trữ khí nén (là bồn 10 bars chứa LPG) --> phát động một (nhiều) turbine hơi kiểu Tesla --> quay một (nhiều) generator phát điện lên lưới phân phối và tiêu thụ.

                              Điều đó cho phép hoà năng của nhiều tháp gió cho một hệ phát điện gió. Theo tính toán, 100 tháp gió cỡ nhỏ của Siêu Xe Việt đủ sức cung ứng cho hệ Generator 1 MW với chi phí nhỏ hơn 3,25 lần so với hệ thống cổ mà thế giới đang sử dung.

                              3/. Lợi ích kinh tế + môi trường đột phá :

                              a/. Việc trữ năng bằng khí nén loại trừ ô nhiễm môi trường trong vận hành và bảo dưỡng hệ thống trữ năng (cũ rích) dùng bình accu chì tốn kém, nặng nề, ô nhiễm và độc hại như phần còn lại của thế giới. Lợi ích mang tính đột phá này có thể nhìn thấy ngay cả bằng mắt thường.

                              b/. Việc sử dụng turbine Tesla kéo Generator phát điện xoay chiều lên lưới hoàn toàn giống với các hệ máy phát điện dùng turbine khí khác, dễ hoà áp hoà pha và điều tiết tốc độ.

                              c/. Máy phát điện (generator) nặng nề được "lôi xuống" đặt trên mặt đất là cả một thuận lợi kỹ thuật và kinh tế rất lớn, dễ dàng thực hiện bất cứ nơi đâu trên thế giới.

                              d/. Ngoài ra, nó cho phép loại bỏ hệ thống hoàn năng điện tử (bộ rung cấp điện AC pure sine wave) đang là cái "đau đầu" cho các nhà chế tạo và người dùng.

                              Tóm lại, hệ thống năng lượng gió Siêu Xe Việt mang lại những lợi ích kinh tế và thân thiện với môi trường một cách đột phá, mở rộng diện tích và tiềm năng khả dụng năng lượng gió trên qui mô quốc gia và có thể phát triển toàn cầu.


                              Kim_Techno


                              Nguồn: http://sieuxeviet.com/forum/showthre...=1061#post1061
                              Last edited by ko_phoenix; 23-03-2009, 09:15.

                              Comment


                              • Cảm ơn lehathanh106 và ko_phoenix đã chứng minh bằng hình ảnh thực tế. Nhưng đúng là ở VN không thể có chuyện “chung chạ” như thế được (nó thuộc về bản chất người Việt – thông cảm!).

                                Ngoài giải pháp kỹ thuật đường dây phải được thiết kế theo đơn đặt hàng từ đầu (chống rung, đứt dây, gãy sứ, móng cột…) thì việc phân cấp quản lý, áp dụng các tiêu chuẩn, qui phạm hiện hành, mục tiêu đầu tư xây dựng cũng gặp khó khăn. Do vậy, giải pháp “ 2 trong 1” chưa thể thực hiện được với lưới điện hiện tại. Áp dụng cho những dự án mới chưa biết có kinh tế hay không. Các nhà đầu tư vẫn khoái kéo điện lưới, dù xa, tốn kém và tổn thất (như việc cấp điện cho các trạm thu phát sóng trên những đỉnh núi cao ). Việc cấp điện cho các vùng đảo vẫn được chọn giải pháp điện lưới, diesel (Cồn Cỏ, Côn Đảo); cấp điện cho vùng sâu, vùng xa vẫn bằng giải pháp “Năng lượng mặt trời” (Tuyên Hoá, Minh Hoá -Quảng Bình)….

                                Vấn đề quan trọng nhất vẫn là: Không phải vì kỹ thuật, mà là hiệu quả của nó; Ai bỏ tiền đầu tư ? Đầu tư làm gì. Nếu bỏ tiền đầu tư để kinh doanh, phát lên điện lưới có lẽ là chuyện không tưởng. Vì chắc chắn không Điện lực địa phương nào dám mua Điện gió để kinh doanh (phá sản ngay nếu không có chính sách hỗ trợ). Bộ Quốc phòng tiền mạnh thế mà còn chưa dám đầu tư cho các chú biên giới, hải đảo vài cột gió.

                                (Mỗi lần gửi bài trả lời trên diễn đàn này phải làm hơn chục lần và mất hơn 10', không hiểu lí do, admin chỉ dẫn
                                Nói vậy thôi, thực ra cũng có vài nhà thầu nước ngoài muốn đầu tư Điện gió ở VN (giai đoạn 2010-2015) như là một giải pháp đền bù việc thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính. Với kinh nghiệm sẵn có của anh chị em trên diễn đàn, “diennhaque” chắc phải xin đủ “3 sự trợ giúp” để may ra sớm xây dựng được 1 trạm “Phong điện” thật hoành tráng có dấu ấn của diễn đàn này.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hoangviettua Tìm hiểu thêm về hoangviettua

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X