Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Công suất truyền qua lõi máy biến áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Công suất truyền qua lõi máy biến áp

    Mình có một lõi ferrite để quấn máy biến áp xung. Theo mình tìm hiểu thì công suất truyền qua lõi phụ thuộc vào tần số, điện áp nguồn cấp ( chế độ hoạt động của mạch khoan nói tới) thì còn phụ thuộc thêm diện tích lõi.

    Nếu tần số và điện áp đầu vào không đổi, khi máy biến áp đang hoạt động, nếu dòng điện thứ cấp tăng lên, thì dòng điện trong cuộn sơ tăng lên => công suất truyền qua lõi tăng lên.
    Vậy nếu bỏ qua vấn đề phát nhiệt trong cuộn dây, trong lõi thì công suất truyền qua lõi tăng lên mãi được không? Hay diện tích lõi chi phối công suất truyền tối đa? Và tại sao lại như vậy?

    Mong các bác giúp mình với.

  • #2
    Dạ khi các nguyên tử của lõi phe rít của chú đã quay hết theo chiều bắc nam thì lúc ấy gọi là bão hoà từ và ko thể tăng lên được nữa đâu ạ. Chú muốn tăng thì phải tăng số nguyên tử cũng chính là tiết diện lõi ấy ạ...

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
      Dạ khi các nguyên tử của lõi phe rít của chú đã quay hết theo chiều bắc nam thì lúc ấy gọi là bão hoà từ và ko thể tăng lên được nữa đâu ạ. Chú muốn tăng thì phải tăng số nguyên tử cũng chính là tiết diện lõi ấy ạ...
      Ý Mèo nói là bão hòa từ? Là do dòng điện tải gây nên?
      Từ thông do dòng điện cuộn thứ triệt tiêu với từ thông do dòng cuộn sơ cấp, trong lõi chỉ có từ thông của dòng không tải thôi chứ?

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi maiyeu2 Xem bài viết
        Từ thông do dòng điện cuộn thứ triệt tiêu với từ thông do dòng cuộn sơ cấp

        Nó không tiệt tiêu hoàn toàn được vì N2.I2 luôn nhỏ hơn N1.I1

        CS không phụ thuộc vào điện áp, trừ khi số vòng dây không đổi

        CS còn phụ thuộc vào chiều dài lõi, vật liệu lõi...
        sau.ph

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết


          Nó không tiệt tiêu hoàn toàn được vì N2.I2 luôn nhỏ hơn N1.I1

          CS không phụ thuộc vào điện áp, trừ khi số vòng dây không đổi

          CS còn phụ thuộc vào chiều dài lõi, vật liệu lõi...
          Vậy thì khả năng truyền công suất của một lõi biến áp phụ thuộc những gì, và tại sao lại thế? Bác giải thích cho mình với.

          Comment


          • #6
            Dạ phụ thuộc vào chất liệu lõi. Tiết diện lõi. Hình dạng lõi ạ. Tại vì lõi từ nó sẽ làm dòng điện biến thiên sinh ra nhìu từ trường ạ. Nó làm dòng điện biến thiên sinh từ trường là vì các nguyên tử của nó có tính từ trường sẽ cản dòng điện lại và dòng điện làm cho các nguyên tử của lõi nó sếp đồng nhất theo hướng bắc nam tại các thời điểm. Còn tại sao dòng điện biến thiên nó lại bị cản khi đi vòng quanh lõi từ thì chú đi mà gánh phân tưới rau bán lấy tiền rùu nhờ mấy anh chị cấp 3 mua hộ vài cuốn sách về điện từ trường mà đọc ấy ạ...

            Comment


            • #7

              Công suất (max) của lõi phụ thuộc chủ yếu vào kích thước (thể tích, khối lượng) và chất liệu.

              Về kích thước thì phân làm 2 yếu tố: tiết diện (ảnh hưởng đến số Vôn/vòng dây) và chiều dài mạch từ (càng dài thì càng chịu được dòng điện N.I lớn).

              Vật liệu thì ảnh hưởng đến B_max và f_max. (B càng lớn thì công suất càng lớn, f cũng vậy)

              Ngoài ra còn một số yếu tố phụ có ảnh hưởng chút ít thí dụ như hình dạng ảnh hưởng đến từ thông rò, giải nhiệt... bề dày lá thép...
              sau.ph

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                Công suất (max) của lõi phụ thuộc chủ yếu vào kích thước (thể tích, khối lượng) và chất liệu.

                Về kích thước thì phân làm 2 yếu tố: tiết diện (ảnh hưởng đến số Vôn/vòng dây) và chiều dài mạch từ (càng dài thì càng chịu được dòng điện N.I lớn).

                Vật liệu thì ảnh hưởng đến B_max và f_max. (B càng lớn thì công suất càng lớn, f cũng vậy)

                Ngoài ra còn một số yếu tố phụ có ảnh hưởng chút ít thí dụ như hình dạng ảnh hưởng đến từ thông rò, giải nhiệt... bề dày lá thép...
                vấn đề này tây nó cũng còn chưa thống nhất với nhau được. cũng chỉ là tạm thống nhất với nhau.để biết công suất 1 lõi biến áp xung chỉ có cách....đoán!
                LÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi quangdongueh Xem bài viết
                  vấn đề này tây nó cũng còn chưa thống nhất với nhau được. cũng chỉ là tạm thống nhất với nhau.để biết công suất 1 lõi biến áp xung chỉ có cách....đoán!
                  Bác nói chuẩn này. Người ta vẫn chỉ tạm thời kết luận ra có một vài cái ảnh hưởng công suất của biến áp xung. Cơ bản là tiết diện và chất liệu ferrit. Còn làm thế nào để tính được công suất max thì bác cứ quấn một cái biến áp rồi test tăng dần dòng lên. Khi nào nghe thấy tiếng rít thì đó là điểm công suất max của lõi.
                  Goodluck
                  Nguyen Nhan Tinh
                  Ha Noi University of Science and Technology
                  Email : nguyennhantinh@outlook.com

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi maiyeu2 Xem bài viết

                    Từ thông do dòng điện cuộn thứ triệt tiêu với từ thông do dòng cuộn sơ cấp, trong lõi chỉ có từ thông của dòng không tải thôi chứ?
                    Câu này của bác cộng với điều kiện lý tưởng mà bác đưa ra đầu luồng đã là lời giải đáp của hầu hết các loại biến áp, chỉ trừ cho flyback thôi ạ. Với điều kiện là lõi hoạt động ở mức từ thông hợp lý, giới hạn công suất chỉ còn vấn đề vật lý làm sao đủ khoảng trống trong cửa sổ quấn dây để chứa dây dẫn và vật liệu cách điện.

                    Để kiểm chứng thì phải đợi đến khi có loại dây siêu dẫn hoạt động ở nhiệt độ bình thường mới được. Với siêu dẫn thì chỉ cần dây có đường kính bé hơn sợi tóc là có thể tải cả nghìn Amp mà không phát nhiệt.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi heront Xem bài viết
                      Bác nói chuẩn này. Người ta vẫn chỉ tạm thời kết luận ra có một vài cái ảnh hưởng công suất của biến áp xung. Cơ bản là tiết diện và chất liệu ferrit. Còn làm thế nào để tính được công suất max thì bác cứ quấn một cái biến áp rồi test tăng dần dòng lên. Khi nào nghe thấy tiếng rít thì đó là điểm công suất max của lõi.
                      Goodluck
                      Công suất không chỉ phụ thuộc vào tiết diện mà còn phụ thuộc vào chiều dài nữa. Thí dụ lõi EI nếu bỏ I đi thay bằng EE để tăng chiều dài lên thì công suất lớn hơn (dĩ nhiên là phải quấn lại dây thích hợp).

                      Để đoán công suất cũng phải dựa vào kích thước, hàng xịn hay hàng chợ...
                      sau.ph

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi maiyeu2 Xem bài viết
                        Mình có một lõi ferrite để quấn máy biến áp xung. Theo mình tìm hiểu thì công suất truyền qua lõi phụ thuộc vào tần số, điện áp nguồn cấp ( chế độ hoạt động của mạch khoan nói tới) thì còn phụ thuộc thêm diện tích lõi.

                        Nếu tần số và điện áp đầu vào không đổi, khi máy biến áp đang hoạt động, nếu dòng điện thứ cấp tăng lên, thì dòng điện trong cuộn sơ tăng lên => công suất truyền qua lõi tăng lên.
                        Vậy nếu bỏ qua vấn đề phát nhiệt trong cuộn dây, trong lõi thì công suất truyền qua lõi tăng lên mãi được không? Hay diện tích lõi chi phối công suất truyền tối đa? Và tại sao lại như vậy?

                        Mong các bác giúp mình với.
                        Chủ đề hay vậy mà ít người bàn luận !
                        Theo "ý tưởng" của mình thì nó liên quan đến "thể tích" lõi và "phẩm chất" lõi.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi khack Xem bài viết

                          Chủ đề hay vậy mà ít người bàn luận !
                          Theo "ý tưởng" của mình thì nó liên quan đến "thể tích" lõi và "phẩm chất" lõi.
                          Vậy bạn có thể trả lời bạn bên trên k?

                          Comment


                          • #14
                            Không bác ơi ! Mình đoán người ta thiết kế để cân đối sụt áp đầu ra trong dải. Giảm tổn hao công suất fe,cu, phản kháng là quan trọng. còn tất cả thông số đều liên quan nhau, cùng lõi muốn tăng P thì tăng f, mà cùng f tăng P thì tăng S là tối ưu. Các thông số khác liên hệ theo. Hơi rối thường có thông số Ap

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi khack Xem bài viết
                              Không bác ơi ! Mình đoán người ta thiết kế để cân đối sụt áp đầu ra trong dải. Giảm tổn hao công suất fe,cu, phản kháng là quan trọng. còn tất cả thông số đều liên quan nhau, cùng lõi muốn tăng P thì tăng f, mà cùng f tăng P thì tăng S là tối ưu. Các thông số khác liên hệ theo. Hơi rối thường có thông số Ap
                              Bạn kia hỏi là công suất truyền có thể tăng lên mãi không khi công suất tải tăng, bạn chỉ cần trả lời là không và giải thích ngắn gọn là khi dòng sơ cấp tăng đến 1 mức nào đó thì từ thông không thể tăng thêm (gọi là bão hoà từ). Lúc đó công suất truyền của biến áp đạt cực đại, còn phần dòng tăng thêm tạo thành hao phí.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              maiyeu2 Tìm hiểu thêm về maiyeu2

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X