Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Công suất truyền qua lõi máy biến áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

    Bạn kia hỏi là công suất truyền có thể tăng lên mãi không khi công suất tải tăng, bạn chỉ cần trả lời là không và giải thích ngắn gọn là khi dòng sơ cấp tăng đến 1 mức nào đó thì từ thông không thể tăng thêm (gọi là bão hoà từ). Lúc đó công suất truyền của biến áp đạt cực đại, còn phần dòng tăng thêm tạo thành hao phí.
    Có phải ý bạn là lúc từ thông bão hòa là MBA có Pmax.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi khack Xem bài viết

      Có phải ý bạn là lúc từ thông bão hòa là MBA có Pmax.
      Ý mình là thế.................

      Comment


      • #18
        Bạn lấy biến áp mắc tải thuần trở. lấy oscilloscope ra đo xem P tăng dần hay giảm dần. không tự nhiên nó có hiện tượng trôi điểm bão hòa đâu ? Cũng có thể bạn đề cập BA flyback thì đúng

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi khack Xem bài viết
          Bạn lấy biến áp mắc tải thuần trở. lấy oscilloscope ra đo xem P tăng dần hay giảm dần. không tự nhiên nó có hiện tượng trôi điểm bão hòa đâu ? Cũng có thể bạn đề cập BA flyback thì đúng
          Mình đã đọc hết cái bên dưới và tự rút ra kết luận như vậy (có thể đúng, có thể sai). Nếu bạn thấy sai thì giải thích giúp mình

          http://webdien.com/d/showthread.php?t=3026

          Comment


          • #20
            Nếu bỏ qua vđ phát nhiệt thì cs của mba có tăng lên. Nhưng không thể tăng mãi do bị sụt áp trên tổng trở cuộn dây (cả sơ và thứ cấp).

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi maiyeu2 Xem bài viết
              Mình có một lõi ferrite để quấn máy biến áp xung. Theo mình tìm hiểu thì công suất truyền qua lõi phụ thuộc vào tần số, điện áp nguồn cấp ( chế độ hoạt động của mạch khoan nói tới) thì còn phụ thuộc thêm diện tích lõi.

              Nếu tần số và điện áp đầu vào không đổi, khi máy biến áp đang hoạt động, nếu dòng điện thứ cấp tăng lên, thì dòng điện trong cuộn sơ tăng lên => công suất truyền qua lõi tăng lên.
              Vậy nếu bỏ qua vấn đề phát nhiệt trong cuộn dây, trong lõi thì công suất truyền qua lõi tăng lên mãi được không? Hay diện tích lõi chi phối công suất truyền tối đa? Và tại sao lại như vậy?

              Mong các bác giúp mình với.
              Mọi người hiểu sai câu hỏi của chủ thớt rồi.

              Dòng sơ cấp và thứ cấp ngược chiều nhau. Khi cả 2 dòng cùng tăng thì từ thông tăng ngược chiều nhau nên tổng hợp lại biên độ từ thông trong lõi từ gần như không thay đổi, dù tải nặng hay nhẹ.

              Thí dụ khi có tải 1A~, biên độ từ thông trong lõi Fe la 1T thì khi tải 10A~, từ thông trong lõi vẫn là 1T, chứ không phải 10T.

              Như vậy, nếu dây quấn siêu dẫn thì dòng điện có thể tăng lên rất lớn, công suất rất lớn mà từ thông vẫn ở mức 1T.

              Thực tế do từ thông rò, dòng N2.I2 thứ cấp luôn nhỏ hơn dòng sơ cấp N1.I1 nên từ thông không triệt nhau hoàn toàn. Dòng không thể tăng mãi được.

              Thực tế, dòng tải của biến áp có thể lớn gấp 10-100 lần dòng không tải (dòng từ hoá).

              Theo mình nếu giải nhiệt tốt (bơm phun dầu) thì công suất máy biến áp có thể tăng thêm 2-3 lần nữa.
              sau.ph

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                Mọi người hiểu sai câu hỏi của chủ thớt rồi.

                Dòng sơ cấp và thứ cấp ngược chiều nhau. Khi cả 2 dòng cùng tăng thì từ thông tăng ngược chiều nhau nên tổng hợp lại biên độ từ thông trong lõi từ gần như không thay đổi, dù tải nặng hay nhẹ.

                Thí dụ khi có tải 1A~, biên độ từ thông trong lõi Fe la 1T thì khi tải 10A~, từ thông trong lõi vẫn là 1T, chứ không phải 10T.

                Như vậy, nếu dây quấn siêu dẫn thì dòng điện có thể tăng lên rất lớn, công suất rất lớn mà từ thông vẫn ở mức 1T.

                Thực tế do từ thông rò, dòng N2.I2 thứ cấp luôn nhỏ hơn dòng sơ cấp N1.I1 nên từ thông không triệt nhau hoàn toàn. Dòng không thể tăng mãi được.

                Thực tế, dòng tải của biến áp có thể lớn gấp 10-100 lần dòng không tải (dòng từ hoá).

                Theo mình nếu giải nhiệt tốt (bơm phun dầu) thì công suất máy biến áp có thể tăng thêm 2-3 lần nữa.
                Cái màu đỏ: Có phải vì thế trong 1 số trường hợp bắt buộc luôn phải có tải thường trực để tạo từ thông ngược tránh bão hoà từ (VD: cuộn CT dùng trong đo dòng xoay chiều)? Nếu tăng số vòng sơ cấp để tránh bão hoà từ khi không tải thì cũng phải tăng số vòng thứ cấp -> cồng kềnh, tốn kém nên người ta không làm vậy?

                Cái màu xanh: Nếu như bạn nói thì các biến áp hiện nay mới chỉ dùng được 1/3 (hoặc 1 phần nhỏ) của công suất tiềm năng? Nhưng thực tế vẫn thấy công suất biến áp liên quan đến tiết diện lõi. Vậy thực chất của điều này chỉ là lõi lớn thì cửa sổ quấn dây lớn, số vòng/V nhỏ nên có thể quấn được cỡ dây to, dây ngắn -> giảm điện trở thuần -> giảm phát nhiệt?

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi phongltyt Xem bài viết
                  Nếu bỏ qua vđ phát nhiệt thì cs của mba có tăng lên. Nhưng không thể tăng mãi do bị sụt áp trên tổng trở cuộn dây (cả sơ và thứ cấp).
                  Vậy nếu quấn bằng dây siêu dẫn thì nó tăng lên cực kỳ lớn hay sao bạn? Vậy sao thực tế công suất biến áp phụ thuộc kích thước của nó? Hay do điện trở dây quấn tỷ lệ nghịch với kích thước lõi nên mới như vậy?

                  Comment


                  • #24
                    Dạ công suất biến áp phụ thuộc vào năng lượng của từ trường truyền dẫn qua lõi ạ. Năng lượng ấy phụ thuộc vào lõi lên khi lõi đã hết khả năng để dẫn từ thì dây siêu dẫn cũng thế thôi ạ...

                    Comment


                    • #25
                      Chả biết thế nào, một biến áp nếu xài đúng định mức thì đầu ra có công suất xem như lớn nhất và gần bằng công suất vào. Nhưng nếu bạn nối tắt đầu ra thì công suất vào lại lớn nhất trong khi công suất ra gần như bằng không dù dòng ra lớn nhất. Vậy câu hỏi là công suất cực đại đầu vào khi nối tắt đầu ra ấy nó đã đi đâu mà sao không truyền qua đầu ra????

                      Comment


                      • #26
                        Sụt áp, toả nhiệt chủ yếu là do điện trở thuần của cuộn dây.

                        Muốn tăng công suất máy biến áp (hàn hồ quang) người ta giảm số vòng dây, tăng tiết diện dây quấn.

                        Nối tắt thứ cấp thì công suất lớn nhất. Nhưng toàn bộ công suất nằm trong trở thuần của cuộn dây.
                        sau.ph

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

                          Cái màu đỏ: Có phải vì thế trong 1 số trường hợp bắt buộc luôn phải có tải thường trực để tạo từ thông ngược tránh bão hoà từ (VD: cuộn CT dùng trong đo dòng xoay chiều)? Nếu tăng số vòng sơ cấp để tránh bão hoà từ khi không tải thì cũng phải tăng số vòng thứ cấp -> cồng kềnh, tốn kém nên người ta không làm vậy?

                          Cái màu xanh: Nếu như bạn nói thì các biến áp hiện nay mới chỉ dùng được 1/3 (hoặc 1 phần nhỏ) của công suất tiềm năng? Nhưng thực tế vẫn thấy công suất biến áp liên quan đến tiết diện lõi. Vậy thực chất của điều này chỉ là lõi lớn thì cửa sổ quấn dây lớn, số vòng/V nhỏ nên có thể quấn được cỡ dây to, dây ngắn -> giảm điện trở thuần -> giảm phát nhiệt?
                          - Đúng vậy, CT có tải thì chịu được dòng rất lớn. Bỏ tải đi thì chịu dòng nhỏ thôi vì mau bão hoà.

                          - Biến áp của lò vi sóng có tải cố định nên được thiết kế tối ưu, dù công suất cả KW nhưng kích thước không lớn.
                          sau.ph

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
                            Dạ công suất biến áp phụ thuộc vào năng lượng của từ trường truyền dẫn qua lõi ạ. Năng lượng ấy phụ thuộc vào lõi lên khi lõi đã hết khả năng để dẫn từ thì dây siêu dẫn cũng thế thôi ạ...
                            Cái này chỉ đúng với biến áp flyback thôi.

                            Biến áp forward thì lõi nhỏ hơn nhiều dù cùng công suất.
                            sau.ph

                            Comment


                            • #29
                              Dạ cô tlm nói đúng ạ nhưng mà sai ạ. So sánh cùng 1 phương thức thôi ạ. Ví dụ như Cô so sánh forward với forward ấy ạ. Năng lượng loại ấy nó tích trong cả cuộn cảm để dùng cho nửa chu kỳ nữa ấy...

                              Comment


                              • #30
                                Nhiều người lầm tưởng dòng tải lớn làm từ thông lớn, lõi biến áp bị bão hoà nên phải dùng lõi lớn hơn để khỏi bão hoà.

                                Thực ra là ngược lại: dòng tải càng lớn, từ thông trong lõi càng giảm.
                                sau.ph

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                maiyeu2 Tìm hiểu thêm về maiyeu2

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X