Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế hoàn chỉnh mạch nguồn xung flyback đơn giản nhất

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đi mà hỏi admin kỹ thuật. Bqv không liên quan, cũng không quan tâm.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • Các bác cho em hỏi diod ngõ ra em dùng schottky 5819 (1a), khi gặp tải trên 2w thì bị sụt áp đột ngột (-2v) là sao nhỉ? E mắc song song 2 con diod kết quả cũng tương tự.
      Xài diod loại thường thì ko sao.

      Ps: đợt 5819 này của e rất dễ chết. Bỏ optocoupler ổn áp ra, điện áp vọt lên trên 25v là chết

      Comment


      • Tải lớn chết diode : linh kiện hàng chợ chất lượng kém.

        Bỏ zener hoặc opto, tức là không có phản hồi áp, chết diode là tất nhiên, kể cả chính hãng.
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
          Tụ kẹo 102J 400V dùng cũng tốt, ổn định. Nhược điểm của nó chỉ là kích thước hơi lớn và hơi đắt mà thôi, tính năng không sao. Nếu có thể mua, bạn nên dùng tụ 102 loại 630V cho yên tâm hơn.

          Biến áp EE13 công suất ra chỉ đâu đó 2 - 3W nên không thể ra 5V 1A. Bạn cần dùng biến áp EE16 trở lên. Xạc điện thoại Samsung chính hãng thường có đầu ra 5V 800mA hoặc 5V 1A bạn có thể tháo lấy biến áp từ cái xạc hỏng.

          Trong sơ đồ mà bạn đăng, snubber diode chỉ cần FR104 hoặc RS1M, không cần đến FR304. Các tụ đầu ra bạn chọn gần điện áp ra một chút vì : (1) điện áp thấp tụ bé hơn nên mạch bé hơn, (2) giá thấp hơn, (3) nội trở của tụ điện áp cao bao giờ cũng lớn hơn tụ điện áp thấp ở cùng dung lượng, dẫn tới gai điện áp thứ cấp lớn. Cụ thể ở đây mạch ra 5V thì tụ C6 nên là 10V, tụ C4 nên là 6,3V (mặc dù mua tụ các điện áp này có thể hơi khó). Ngoài ra, tụ C5 nên là 1u (105) thay vì 100n (104) để IC chạy ổn định hơn.

          Nếu bạn ở HN, có thể chạy qua chỗ bqv tặng bạn vài chiếc biến áp đủ để TNY chạy ra 5V 1,2A.
          Như bác bqviet hướng dẫn, đã thay tụ ,snubber diode phù hợp, vẫn bax13, và tụ 100n ( do điều kiện khách quan chưa thay ). mạch đạt 4.8v , test dòng ra hơn 400mA, áp ko giảm, em thấy cũng tạm ổn.

          Em dùng mạch nguồn cấp cho vi điều khiển ( theo datasheet dòng khởi động từ 100-300mA, dòng hoạt động 70mA) và vài thứ khác, mọi thứ đều ổn cho tới khi em gắn thêm mạch chạm TTP224 loại 4 nút nhấn, dùng nguồn từ mạch bax cấp ra, khi chạm vào phần touch nó nháy đèn liên tục, dùng nguồn máy tính hay apdater thì mạch hoạt động bình thường. Em nghĩ do nguồn có vấn đề, bác nào cho em ý kiến khắc phục với ạ ???

          Board nguồn em có thêm mạch công suất (dòng opto cách li + triac) như hình, em thử dùng thêm AMS1117 3.3V mong nguồn ổn định hơn nhưng mạch chạm vẫn nhiễu, nếu nhiễu từ nguồn có phải do phần thiết kế và đi dây trên board ko đúng ???

          Comment


          • Mạch TNY của bạn chưa có cuộn L lọc nhiễu đầu ra thì phải. Nguồn xung bản thân nó đã là nhiễu điện từ rồi, bạn khắc phục bằng cách thêm cuộn lọc cao tần ở đầu ra, ngay chân ra của diode xung với tụ hóa, cỡ 100uH trở lên, sau cuộn lọc thêm 1 tụ hóa nữa( cần thiết thêm tụ gốm 104). Nếu muốn nguồn chất lượng hơn nữa thì thêm cả mạch EMI đầu vào.

            Comment


            • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
              Mạch TNY của bạn chưa có cuộn L lọc nhiễu đầu ra thì phải. Nguồn xung bản thân nó đã là nhiễu điện từ rồi, bạn khắc phục bằng cách thêm cuộn lọc cao tần ở đầu ra, ngay chân ra của diode xung với tụ hóa, cỡ 100uH trở lên, sau cuộn lọc thêm 1 tụ hóa nữa( cần thiết thêm tụ gốm 104). Nếu muốn nguồn chất lượng hơn nữa thì thêm cả mạch EMI đầu vào.
              Mình mắc như sơ đồ gốc của anh bqviet rồi á bạn, và chỉnh sữa thông số phù hợp hơn, có đủ cuộn cảm, và tụ nữa, hơn nữa điện áp ra đã đi qua con ams1117 3.3v như hình mẫu và trước khi vào mạch ttp224 cũng qua 2 tụ gốm 104 song song 106. Nhưng vẫn chạm vào phần tuoch là led báo ngõ ra chớp tắt liên tục.
              Lạ là khi tay kia cầm vào dây mass hay vcc của áp ra, mạch chạm lại ổn định.( chạm đèn sáng, ko chạm đèn tắt.)
              Bác dinhthuong80 có thể nói tóm gọn mạch EMI tác dụng và linh kiện cần thêm nào dc ko ạ

              Comment


              • Có thể cái ferrit L của bạn quá nhỏ, ít tác dụng ( hình như chỉ là một dây kim loại đi qua lõi ferrit, L~ 1-2uH), xung nhiễu vẫn có thể đi qua IC ổn áp. Thử quấn lấy lõi từ chỉ loại I, đường kính cỡ 3mm quấn 50-100 vòng dây xem thế nào. Mạch EMI cũng chỉ đơn giản là một cuộn cảm kép, lõi từ UF và 2 tụ nữa thôi, có tác dụng chống xung nhiễu từ mạng điện vào mạch và chống nhiễu cao tần từ mạch đi vào nguồn lưới ảnh hưởng thiết bị khác. Nhưng bạn nói nếu chạm tay kia vào nguồn thì hết nhiễu, vậy nếu thay cuộn lọc L rồi mà không hết thì có thể mạch nguồn và mạch chạm cần bỏ vào hộp (có vỏ sắt thì tốt) và chúng cần cách xa nhau vì có thể do nhiễu từ trường từ BAX của nguồn.
                Attached Files

                Comment


                • Bác bqviet có nói về ic mỗi hãng giới hạn độ rộng xung khác nhau. Bác có thể nói thêm về cái lợi hại của việc này được ko?
                  E thử làm mạch rcc, ép biến áp "xả sâu" (tăng thời gian xả) thì thấy công suất tăng lên khá nhiều. Với bax ee10 e ép lên cs 4.5w mà không nóng. Có thể lên cs 6w bax hơi nóng.
                  Ko biết như vậy có hại gì ko.

                  --
                  Ps e thử các giá trị tụ snubber thì ko thấy nó ảnh hưởng công suất, nên e để tụ 103 cho chắc ăn.

                  Comment


                  • Đúng là mạch nút cảm ứng rất nhạy cảm với nhiễu từ nguồn, vì thế phải xử lý nó thật cẩn thận : lọc bằng cuộn cảm, lọc bổ sung bằng ferrite bead thêm nếu cần. Thậm chí phía thứ cấp cũng phải mắc cuộn lọc đồng pha.

                    Một cách đơn gi ản nữa để giảm nhiễu là bổ sung (nếu chưa có) hoặc tăng giá trị (nếu đã có) cái tụ nối giữa sơ cấp và thứ cấp.
                    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                    Comment


                    • Độ rộng xung đã được đặt cứng bởi con chip rồi, nên bàn về nó cũng chả thay đổi được gì. Nếu muốn "vắt" thêm công suất từ biến áp thì
                      - Lắp mạch dùng UC384x, có thể chỉnh được độ rộng xung ít nhiều
                      - Tăng tần số hoạt động (ở mạch RCC chẳng hạn)
                      Ép công suất lên cao quá thì gặp nguy cơ nóng lõi dẫn tới bão hoà, có thể cháy đèn công suất. Có sao hay không thì phải chạy lâu dài mới đánh giá được, chạy ổn vài ngày chưa nói lên điều gì cả. Tuỳ người thiết kế cân nhắc đánh đổi gi ữa giá thành và độ tin cậy thôi.

                      Snubber có ảnh hưởng chút tới công suất đầu ra, nhưng ảnh hưởng nhiều tới hiệu suất chuyển đổi.
                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • e nghĩ thêm con tl431 vào để bảo vệ nửa thì có được không anh?

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                          Cái tụ nối giữa sơ cấp và thứ cấp đó có 2 tác dụng : an toàn và giảm nhiễu. Tây quan tâm nhiều tới giảm nhiễu, vì vốn đồ của họ thường đã chế tạo thừa an toàn rồi. Ta thì quan tâm nhiều tới an toàn hơn, bởi vì (1) an toàn quan trọng hơn, (2) dân ta mấy ai quan tâm tới nhiễu phát từ thiết bị ra lưới chung, tương tự như quét rác ra phố, vứt chuột ra đường ... ấy mà.

                          Đưa thêm tụ nối giữa sơ cấp và thứ cấp sẽ triệt tiêu cả 2 chuyện trên : tăng độ an toàn và giảm nhiễu. Thông thường nó là tụ Y1, loại tụ đặc biệt chịu điện áp cao, có khả năng tự phục hồi sau khi bị gai điện áp "đánh thủng" cục bộ, và có tính chất fail-safe (tức là khi hỏng, nó chết đứt ra chứ không chết chập). Ở VN khó mua tụ Y1, đồng thời nó cũng rất đắt, nên thay bằng tụ kẹo (tụ phim) điện áp cao cũng tạm ổn. Tụ phim cũng có tính chất fail-safe gần bằng tụ Y1 xịn, cũng chống được nhiễu.

                          Cái dở của việc thêm tụ nối giữa sơ cấp và thứ cấp là một khi thiết bị cắm vào điện lưới, sờ vào đầu ra sẽ giật hơi tê tê. Mặc dù không chết người được nhưng dễ gây giật mình.
                          anh cho em sinh thông số của biến áp để e tự quấn nhé a ,,số vòng quấn sơ cấp và thứ cấp than bao nhiêu,em xin cảm ơn ạ!

                          Comment


                          • Link tham khảo TNY276 cho mọi người: https://www.youtube.com/watch?v=wnuHmA4HNDY
                            Cách quấn biến áp xung: https://www.youtube.com/watch?v=TLD6hUV64YU
                            https://www.mag-inc.com/Design/Desig...-Ferrite-Cores

                            Comment


                            • E dùng TNY268 - tự quấn biến áp lõi EE16 sơ cấp 140v - thứ cấp 18v
                              e lấy ngõ ra 12V nên dùng zener 12V
                              mạch chạy ok nhưng biến áp nó rít rất to - e tính thay tụ nguồn ngõ vào thành tụ 10uF/400V coi có hết ko
                              nhưng e táo tụ ra quên chưa gắn tụ mới đã cấp nguồn thế là nó nổ banh xác con TNY268
                              bác nào chỉ e cách làm cho nó hết kêu với - và vì sao ko có tụ lọc ngõ vào nó lại nỏ con TNY
                              cám ơn rất rất nhiều

                              Comment


                              • Biến áp chỉ quấn mà không tẩm sấy thì mạch kiểu gì cũng vẫn kêu. Cách duy nhất để hết kêu là tẩm sấy biến áp, đã trình bày ở những bài viết trước.

                                TNY thiết kế để chạy có tụ lọc đầu vào. Không có tụ nó nổ là đương nhiên.
                                Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                bqviet Tìm hiểu thêm về bqviet

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X