Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế hoàn chỉnh mạch nguồn xung flyback đơn giản nhất

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Nguyên văn bởi thetung Xem bài viết
    Xin góp ý với bạn 1 chút :
    Bạn có thể nghiên cứu con VIPer 28L xem sao
    Còn không thì bạn chuyển sang dùng dòng TOPxxx thì dễ tìm hơn...
    Chúc bạn thành công !
    cảm ơn bạn đã góp ý. Bạn có mạch nào chạy được rồi của viper hay uc38 cho mình xin được không?

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi lekhieu Xem bài viết
      cảm ơn bạn đã góp ý. Bạn có mạch nào chạy được rồi của viper hay uc38 cho mình xin được không?
      Các con Viper thì công suất nhỏ , con UC 38xx thì dùng để kích MOSFET cho ra công suất lớn vài chục W .Còn với y/c của bạn thì nên dùng con TOP 222Y , dễ tìm , cũng không khó làm như BQV " dọa " đâu !

      Comment


      • #63
        Em đã làm thử dùng biến áp của HP thì có vài điểm như sau.
        Mạch chạy một lúc thì còn TNY.. rất nóng cái BAX cũng nóng theo luôn.
        Tự động "reset" lại khi chạy khoảng 30'.
        Cùng với sơ đồ trên em dùng với BAX lấy từ các adapter 5v-1A thì mạch chạy ổn định không còn bị 2 hiện tượng trên nữa.
        Em có tìm hiểu thì thăng power intergration (dòng TNY... là của nó) nó có rất nhiều thiết kế mẫu cho đủ loại công suất. Các bác có thời gian thử tìm hiểu xem sao và thử nghiệm cái nào cảm thấy thích.
        Mạch của nó ít linh kiện và tương đối đơn giản chạy tốt với các BAX em tháo từ các adapter kia ra.
        Các bác ko có kinh nghiệm về quấn BAX như em thì có thể đặt các cửa hàng quấn theo mẫu cái BAX các bác đã chạy được. Số lượng ít thì tiền hơi cao 1 tí.
        Em ở SG và thấy Nhật Tảo cũng có vài cửa hàng làm cái việc này.
        PI Corporate | Home
        Last edited by seven07; 22-12-2014, 23:18.
        Du Nguyen
        Skype: du.nguyen07
        Email:

        Comment


        • #64
          Bqv đã đo lại : biến áp của HP có hệ số tự cảm cuộn sơ cấp khá lớn. Lõi kê băng dính để tạo khe hở chứ không phải mài trụ => dễ bão hòa. Đó là lý do vì sao lõi không chạy được công suất lớn. Thêm vào đó là điện cảm dò cũng khá lớn => nóng chip nguồn. Kết luận : nó chạy 2W thì ổn nhưng không thể đạt 10W như lý thuyết. Chạy công suất lớn một chút thì IC nóng sẽ tự tắt do cơ chế bảo vệ quá nhiệt; nó không hỏng nhưng không chạy được quá 3W.

          Làm quen một chút thì nên tự quấn biến áp, mài trụ giữa. Cộng thêm tẩm sấy sơn cách điện nữa thì ngon lành. Lõi bán ở ngoài loại EE19 có thể chạy tới 20W nếu dùng TinySwitch-III kiểu như TNY280.
          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

          Comment


          • #65
            Anh bqviet cho em hỏi, với mạch nguồn xung này, em có thể bỏ phần xoay chiều, để tạo thành bộ DC/DC Converter vào 36V~75V ra 12V/10W được không?

            Comment


            • #66
              Có, nhưng phải dùng biến áp tỷ lệ số vòng sơ:thứ cấp là 2:1 hoặc 1:1
              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

              Comment


              • #67
                Mình đã làm theo đúng sơ đồ mạch của bqviet, nhưng mạch có hai hiện tượng:
                - Biến áp bị kêu
                - Nổ điện trở R1, nhất là khi bắt đầu nối nguồn.
                Bạn nào giải thích cho mình với ? Không có oxilo, mình dùng VOM đo thử thì tần số đầu vào là 200 kHz, đầu ra là 40 kHz

                Comment


                • #68
                  Nguyên văn bởi synapbk Xem bài viết
                  Mình đã làm theo đúng sơ đồ mạch của bqviet, nhưng mạch có hai hiện tượng:
                  - Biến áp bị kêu
                  - Nổ điện trở R1, nhất là khi bắt đầu nối nguồn.
                  Bạn nào giải thích cho mình với ? Không có oxilo, mình dùng VOM đo thử thì tần số đầu vào là 200 kHz, đầu ra là 40 kHz
                  Điện trở R1 là cái snubber mắc lên +310 VDC ? Có hai khả năng
                  - Điện trở này không đủ công suất. Thường dùng điện trở 1/2 hoặc 1W. Khi chạy nguồn công suất ra 2-3W thì điện trở này dùng loại 1/4W thông thường cũng được.
                  - Biến áp xung chất lượng thấp (quấn tay ?) nên có điện cảm dò lớn => tổn hao snubber nhiều.

                  Biến áp kêu cũng có hai khả năng
                  - Chất lượng thấp
                  - Chưa tẩm sấy sơn cách điện, dù biến áp quấn tay hay máy quấn thì vẫn phải tẩm sấy, nếu không sẽ luôn kêu.

                  Nếu biến áp đã tẩm sấy rồi vẫn kêu thì khả năng năng 99% bị bão hòa.
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment


                  • #69
                    Có bạn nào download được file đính kèm có thể gửi cho mình qua mail : kiendt3a2@gmail.com với được không, mình không thể nào down được file đính kèm mà lại muốn làm nguồn của anh bqv !

                    Comment


                    • #70
                      Biến áp kêu rè rè cũng không sao, miễn là linh kiện không quá nóng, mạch hoạt động đúng tính năng yêu cầu. Người làm mạch bỏ thêm chút công lắp nó vào trong cái vỏ nhựa kín là hết kêu.
                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • #71
                        vo tình hôm nay đọc được luồng này, Nhắc mới nhớ lại lúc trước mình dùng mach gần "y chang" mach của bqviet.
                        Vấn đề là con R2 (trở AC trước cầu diode) rất dể chết khi cắm-rút nguồn đột ngột.mà mỗi lần nổ là đi luôn con TNY ==> Anh bqviet có thể giải thích nguyên nhân chổ này không ạ ?! Hướng giải quyết là là em thay nó bằng cầu chì ống thì nó hết nổ.

                        Vần đề nửa đúng là lõi HP rất dể bảo hòa (Em chạy mạch 12V@400mA). Lúc đầu chạy con TNY255 được 10s thì ngắt liên tục. Thay thử con TNY268 thì chạy được lâu hơn tí rồi cũng ngắt, TNY, biến áp, Snupber, Diode chỉnh lưu đều nóng ran. sau 1 hồi tìm và thay thế thì nguyên nhân nằm ở con FR107 không đáp ứng kịp tần số. Em thay bằng con diode 1N5819 thì OK, tất cả đề giảm nóng, mạch chạy liện tục cũng không ngắt nữa. Công suất tạm tính khoảng 5W.
                        Mail :

                        Comment


                        • #72
                          Với nguồn xung thì dải áp đầu vào có thể giao động trong khoảng nào nhỉ các sư huynh? out 24V mà In ~30VAC được không nhỉ?

                          Comment


                          • #73
                            Điện áp vào tối thiểu phụ thuộc vào áp ra yêu cầu và tỷ số biến áp. Muốn áp ra 24VDC trong khi áp vào 30VAC thì tỷ số biến áp cần phải cỡ 1:1, như vậy thì áp vào cũng không thể cao tới 220VAC được nữa.
                            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                            Comment


                            • #74
                              Nếu bộ nguồn đang có đầu vào 220VAC và đầu ra 24VDC, muốn đầu vào nó xuống cỡ 30VAC thì thay phải thay biến áp phải không anh bqviet? Quấn lại thì rủi ro quá, chưa quấn biến áp xung bao giờ, vớ vẩn là đóng học phí luôn. Anh có ý gì không, gợi ý em tý anh bq

                              Comment


                              • #75
                                Gợi ý là : ở điện áp vào thấp như vậy (30VAC) thì đừng dùng nguồn kiểu flyback cách ly làm gì cho phức tạp. Lắp mạch nguồn ổn áp kiểu buck (step-down) không cách ly cho đơn giản : vừa tốn ít linh kiện, vừa rẻ, vừa không phải quấn biến áp, hiệu suất lại cao.
                                Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                bqviet Tìm hiểu thêm về bqviet

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X