Thông báo

Collapse
No announcement yet.

bóng đèn sợi đốt 220VAC có hoạt động được với 311VDC ko ?

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nói về đèn điện tử, trong máy TV Nhật Mỹ các đèn điện tử nối tiếp nhau. Khi thay 1 đèn bằng đèn châu Âu (mà thời đó thì chủ yếu là đèn Ba-lan, Tiệp, Hung...) các đèn Đông Âu mới thay thường bị lóe tim khi mới cắm điện.
    Chẳng thế mà trong TV Neptun, người Ba-lan dùng 1 cái NTC nối tiếp với dãy đèn để dòng nung tim tăng lên từ từ. TV khởi động rất chậm. Khi máy chạy, cái NTC này nóng bỏng tay...
    Thời kỳ Neptun mới ra đời, có máy bác thợ yếu (cả yếu về kỹ thuật lẫn yếu tim ) liền thay NTC bằng điện trở có trị số đo được với công suất lớn hơn... thế là tim đèn không đủ nóng, TV không chạy được --> Loay hoay sửa mãi rồi bỏ của chạy lấy người, hoặc đành trả NTC vào đúng chỗ ! Cũng có bác thợ "sáng tạo", đem nối tắt NTC --> Tim đèn lóe sáng mỗi khi khởi động > Chuyện siêu hài mà có thật đó ạ.

    Với các đèn X quang và các đèn công suất lớn trong máy phát sóng hoặc trong các ampli công suất lớn, (nói chung là mấy cái đèn điện tử to như cái ca uống nước tầm nửa lít trở lên), tim đèn thường được khống chế dòng nung hoặc tăng điện áp đốt tim lên từ từ để tim đèn khỏi bị "rụng" khi khởi động máy.
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #47
      Bi giờ đã có thể kết luận thớt được chưa, anh "Vãi Lọ" nhỉ?
      Kêt lụn rằng: "Bóng đèn sợi đốt có thể hoạt động được với 311VDC, nhưng sẽ chóng cháy (đứt tóc)"
      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

      Comment


      • #48
        May quá, có bác tuyennhan và HTTTH có kinh nghiệm thực tế, nếu không còn mệt.
        Cám ơn 2 bác nhé, lần sau không dám nói chuyên sâu nữa.

        @Httth: bóng 220 v 75w khi bác đưa lên 310 vdc đường đặc tuyến gia nhiệt bây giờ có thể là phi tuyến nên công suất bóng đèn có thể lên tới 150w, dòng lúc đó lên đến 0,480A, có thể đứt tim ngay lúc cấp điện.
        Last edited by vi van pham; 30-10-2014, 14:16.

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
          Bi giờ đã có thể kết luận thớt được chưa, anh "Vãi Lọ" nhỉ?
          Kêt lụn rằng: "Bóng đèn sợi đốt có thể hoạt động được với 311VDC, nhưng sẽ chóng cháy (đứt tóc)"
          Trước khi chốt và đóng thớt, xin giơ 1 tay bổ sung ý kiến của bác MOD HTTTTH ở #46.
          Nói chung là dùng nguồn AC hay DC để nung tim đều được tuốt, miễn là phải có tính toán, thử nghiệm kỹ lưỡng để tránh Hậu quả. Một ví dụ thường thấy trong việc dùng nguồn DC để nung tim (filament) của đèn điện tử (vacuum tube): Trong các thiết bị khuếch đại có đầu vào yêu cầu hệ số tín hiệu/tạp âm lớn; độ nhạy cao (ví dụ các tầng khuếch đại đầu vào của máy ghi điện tim ECG (dùng đèn điện tử cổ xưa), và các mạch audio Hi End "thần thánh" của các bác đam mê âm thanh v.v...) thì mạch cấp nguồn điện nung tim đèn này còn được CHỈNH LƯU và LỌC với chất lượng rất tốt để hầu mong loại trừ tối đa các nguồn gây nhiễu (hum).
          Và riêng trong khái niệm đèn điện tử thì chắc các tiền bối đều còn nhớ rằng có 2 loại cathode nung TRỰC TIÊP và nung GIÁN TIẾP.
          Với loại nung gián tiếp, sợi nung (tim đèn) chỉ làm nhiệm vụ nung nóng 1 "cái ống"; và cái ống (được nung nóng) mới là nguồn phát ra các electron. Ngay trong ký hiệu của các loại đèn điện tử cũng đã vẽ (minh họa) rõ ràng như vậy.

          Túm lại là dùng AC hay DC để nung tim thì tùy, miễn là: tính toán đúng; thử nghiệm cẩn thận-kỹ lưỡng; và tránh không mua phải hàng lởm...

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
            Trước khi chốt và đóng thớt, xin giơ 1 tay bổ sung ý kiến của bác MOD HTTTTH ở #46.
            Nói chung là dùng nguồn AC hay DC để nung tim đều được tuốt, miễn là phải có tính toán, thử nghiệm kỹ lưỡng để tránh Hậu quả. Một ví dụ thường thấy trong việc dùng nguồn DC để nung tim (filament) của đèn điện tử (vacuum tube): Trong các thiết bị khuếch đại có đầu vào yêu cầu hệ số tín hiệu/tạp âm lớn; độ nhạy cao (ví dụ các tầng khuếch đại đầu vào của máy ghi điện tim ECG (dùng đèn điện tử cổ xưa), và các mạch audio Hi End "thần thánh" của các bác đam mê âm thanh v.v...) thì mạch cấp nguồn điện nung tim đèn này còn được CHỈNH LƯU và LỌC với chất lượng rất tốt để hầu mong loại trừ tối đa các nguồn gây nhiễu (hum).
            Và riêng trong khái niệm đèn điện tử thì chắc các tiền bối đều còn nhớ rằng có 2 loại cathode nung TRỰC TIÊP và nung GIÁN TIẾP.
            Với loại nung gián tiếp, sợi nung (tim đèn) chỉ làm nhiệm vụ nung nóng 1 "cái ống"; và cái ống (được nung nóng) mới là nguồn phát ra các electron. Ngay trong ký hiệu của các loại đèn điện tử cũng đã vẽ (minh họa) rõ ràng như vậy.

            Túm lại là dùng AC hay DC để nung tim thì tùy, miễn là: tính toán đúng; thử nghiệm cẩn thận-kỹ lưỡng; và tránh không mua phải hàng lởm...
            Đồng ý với bác thuaimi, vì nung bằng điện thế DC sẽ nóng hơn nung bằng AC ----> điện trở tim thay đổi-----> dòng nung tim thay đổi. Cần biết để dùng cho chính xác.

            Comment


            • #51
              Cũng chờ thớt kết lụm, nhưng em xin có vài ý kiến tản mạn như thế này:
              - Đốt tim đèn điện tử bằng điện DC, hoặc "treo tim", hoặc sử dụng nguồn điện áp AC nung tim có điểm giữa nối GND,... để giảm nhiễu "hum" là những giải pháp được áp dụng đối với các thiết bị điện tử "cao cấp"... Với máy dùng dãy tim nối tiếp thì tim của các đèn khuếch đại tín hiệu nhỏ phải đặt gần chassis. Riêng em, tại vì tai trâu nên chưa phân biệt được sự khác nhau .
              - Theo định nghĩa của khái niệm "điện áp hiệu dụng" thì bóng đèn thắp bằng điện 220VAC và bóng thắp bằng 220VDC là tiêu thụ mức công suất như nhau.
              Khi thắp bằng điện 220VAC, đèn sáng với chu kỳ hình sin nên có "thời gian nghỉ". Do tim đèn rất bé nên quán tính nhiệt nhỏ, đèn thay đổi nhiệt độ liên tục theo chu kỳ của điện AC. Khi thắp bằng điện 220VDC thì không có thời gian nghỉ --> Nhiệt độ của tim đèn cao hơn (như bác pham nói là "nung bằng điện thế DC sẽ nóng hơn nung bằng AC").
              Chỗ này cần nói lại cho rõ, để giải quyết mâu thuẫn "Vì sao cùng công suất mà nhiệt độ lại khác nhau??"
              - Theo bác zeronic, đèn thắp bằng điện DC không bền bằng thắp bằng điện AC, xét về góc độ "điện hóa"... có lẽ bác muốn nói đến sự phát xạ điện tử và bay hơi của các nguyên tử trong tim đèn bị đốt nóng --> Thắp bằng điện DC thì khi chúng bốc hơi, chúng sẽ "một đi không trở lại" làm cho tim đèn nhanh chóng bị mòn đi (trong khi nếu đốt bằng AC thì chúng "vật vờ" chung quanh tim đèn và làm giảm sự bốc hơi) ?
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #52
                Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                - Theo định nghĩa của khái niệm "điện áp hiệu dụng" thì bóng đèn thắp bằng điện 220VAC và bóng thắp bằng 220VDC là tiêu thụ mức công suất như nhau.
                Hoàn toàn đồng ý với tất cả các ý kiến trên của bác MOD. Nếu không ai (đặc biệt là bác chủ thớt có cái avatar VÃI LỌ) có ý kiến gì thì có thể xin phép đóng thớt, ngừng tranh luận để chuyển sang "chém gió" môn khác.
                Đặc biệt đúng với cái chỗ QUOTE trên kia, đun ấm nước pha trà bằng nguồn AC (hiệu dụng) hay DC đều được. Miễn là nước sôi. Giống như Deng Xiaoping tiên sinh đã từng nói: "Mèo trắng hay Mèo đen đều tốt, miễn là xơi được chuột"

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
                  Hoàn toàn đồng ý với tất cả các ý kiến trên của bác MOD...
                  kể cả cái phụ mục:
                  "Riêng em, tại vì tai trâu nên chưa phân biệt được sự khác nhau ." ?
                  Tôi nghĩ với máy ECG thì có khác nhau đấy nhỉ?
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • #54
                    Cũng có khác biệt tí chút (về nguyên tắc) thôi bác MOD ah. Ngày trước (những năm cuối 198x), còn một ít máy ECG của CCCP và Tàu Mao (nhà máy SMIC-Shanghai) dùng đèn điện tử-vacuum tube còn sót lại thì họ thiết kế như vậy. Em cũng thuộc hệ "tai trâu" nên lắm khi cũng không "thần thánh" hóa gì cái điểm này. Nhưng về nguyên tắc thì trong thiết kế máy điện tim (ECG) rất cần chú ý đến việc nén nhiễu đồng pha (common-mode rejection ratio - CMRR). Bản thân cơ thê người chúng ta đã là một nguồn "nhiễu" tự nhiên thuộc hàng khủng rồi (các bác cứ khẽ mó vào cái input của audio amp là biết ngay thôi). Vậy nhưng ECG nó phải dùng cái khuếch đại vi sai để "tự bù trừ/khử nhiễu với mức tín hiệu CÓ ÍCH ở cỡ <1mV nên thôi thì cứ bớt được phần nhiễu nào thì tốt phần đó bác ah....

                    Comment


                    • #55
                      Xin hỏi bác Vi Van Pham là có phải khi gắn đi ốt chỉnh lưu bán kỳ thì đèn mau đứt bóng hơn vì chuyển từ điện AC thành DC?
                      sau.ph

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                        Xin hỏi bác Vi Van Pham là có phải khi gắn đi ốt chỉnh lưu bán kỳ thì đèn mau đứt bóng hơn vì chuyển từ điện AC thành DC?
                        Cậu là người có kinh nghiệm sao lại hỏi như 1 đứa bé vậy?

                        Comment


                        • #57
                          Cái này thì lý giải theo ý cuối cùng trong #51 của MOD HTTTTH là OK thôi bác ah.

                          Comment


                          • #58
                            Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
                            Cái này thì lý giải theo ý cuối cùng trong #51 của MOD HTTTTH là OK thôi bác ah.
                            À, nó gài bẫy để ném đá tôi đấy bác ạ.

                            Comment


                            • #59
                              Ah, vậy thì cái chỗ này không riêng gì Bác. Cả em cũng vô tình "comment" vào đó nên cũng bị bác Tờ Lờ Mờ "troll" đẹp. Nhưng dù sao như vậy cũng vui (giảm căng thẳng trong luc post bài). Lại được dịp SPAM để lên sao lên vạch, chẳng bao lâu nữa sớm thành ĐẠI TÁ...

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
                                Ah, vậy thì cái chỗ này không riêng gì Bác. Cả em cũng vô tình "comment" vào đó nên cũng bị bác Tờ Lờ Mờ "troll" đẹp. Nhưng dù sao như vậy cũng vui (giảm căng thẳng trong luc post bài). Lại được dịp SPAM để lên sao lên vạch, chẳng bao lâu nữa sớm thành ĐẠI TÁ...
                                Tôi chỉ thấy buồn cười.
                                Giống như 1 đứa trẻ đố ba của mình 2 x 2 = mấy?

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                minhtri0405 Tìm hiểu thêm về minhtri0405

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X