Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điện áp ắc quy khi đầy là bao nhiêu vôn 13,8 hay 12,6v

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Nguyên văn bởi Thanhvu93 Xem bài viết

    A cho e xem hình acquy của a được không a ?

    Comment


    • #92
      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
      ...

      1- trường hợp thứ 1: Bao phủ phân nữa diện tích điện cực bằng bao nylon, xả hết điện 20cm2 điện cực, tỷ trọng hạ thấp (nhưng vẫn lớn hơn ngưỡng) sau đó mở bao nylon ra cho điện cực tiếp xúc với acid sẽ có điện áp 12.6 volt không tải. Câu này tôi chơi tiểu xảo không fair play vì nghỉ thanhfdc cũng thuộc lọai "nghiên cứu điện tử vạn năng" xin lỗi nhé.

      2- trường hợp thứ 2: Thanhfdc trả lời câu này đúng, nạp 50% không bao giờ đạt 12,6 volt do tỷ trọng dưới ngưỡng.
      Khi nạp tỷ trọng trên ngưỡng ( chưa bằng tỷ trọng 23 độ B) vẫn sẽ đạt điện áp 12.6 volt dù accu chưa đầy 100%, vì vậy mới phải nạp thả nổi vào giai đọan cuối để điện cực Pbo2 không tác động với acid khi ngưng nạp, có nghĩa là nếu ngưng nạp, điện áp sẽ tự xả điện < 12.6vol. Nếu chưa hiểu tôi sẽ nói rõ hơn.

      3-Trường hợp thứ 3 câu hỏi của thanhfdc là: " Nhưng áp sau khi sạc, max cho bình sulfat và bình mới nạp 50% kia có bằng nhau ko??? Bản cực cũng là PbSO4 mà sao cái bình mới kia sạc thêm được mà cái bình cũ ko thể nào sạc thêm được."

      Giống như câu 2 nếu sau khi nạp tỷ trọng acid tăng lên lớn hơn ngưỡng sẽ có điện áp 2 bình bằng nhau ( trường hơp này sulfat ít chứ 50% không thể nào có điện áp bằng nhau"
      Còn tại sao không thể nào nạp thêm được vì phản ứng hóa học trong accu mất cân bằng. Nếu chưa hiểu tôi sẽ nói rõ hơn.
      1. Em cũng chỉ là dân tay ngang, thích mày mò thôi. Không phải thày cũng ko phải thợ điện tử. Có điều biết thì nói, ko biết thì hỏi, rõ ngọn ngành, căn nguyên thì mới kết luận.

      2. Các bộ sạc trước giờ em dùng thì ngắt sạc bằng dò dòng, ko dùng ngắt sạc bằng dò áp vì nó báo đầy ảo. Accu vừa chạm tới ngưỡng áp là nó đã ngắt rồi, trong khi dòng sạc vẫn còn cao, accu chưa đầy hẳn. Ngưng sạc thì điện áp nó sẽ tụt xuống và ko đạt được 12.6V. Mà cũng chỉ toàn tiếp xúc với các dạng accu kín khí của viễn thông.

      Chỉ có vấn đề bác nêu ra ở đây thì chưa hiểu lắm là tại sao chỉ có điện cực dương PbO2 tác động trở lại với acid. Nó là do chế độ tự xả thông thường hay do các bản cực chưa đạt đến độ cân bằng như khi đầy hẳn nên điện cực dương PbO2 có tính hoạt hóa cao hơn điện cực âm sẽ tác động trở lại với acid. Về vấn đề ứng dụng thông thường mà nói thì tình sạc trạng ko đầy hoàn toàn này diễn ra liên tục sẽ khiến điện cực chóng bị sulfat hóa hơn.

      3. Về việc phản ứng mất cân bằng, em cũng đã đọc các post của bác ở: http://www.dientuvietnam.net/forums/...a-ch%E1%BB%AFa.

      Nhưng liệu có tình trạng khi mà hoạt động lâu ngày, hoặc với chế độ sạc xả ko đảm bảo (như là sạc ko đầy, bình luôn ở tình trạng "đói", xả thì "kiệt" - chẳng hạn) các tinh thể sulfat liên kết với nhau kết tủa thành khối rắn và bền vững, ngăn cản bản cực tiếp xúc với acid. Trạng thái gần giống như bác dùng bao nilon bọc 1 phần bản cực lại. Vì em có xem 1 số ảnh chụp bản cực ở độ phóng đại cao thì thấy ở bản cực bị sulfat, tinh thể sulfat nó to và lớn, hình khối như đá thạch anh, chứ ko còn là dạng hạt mịn như ở điện cực chưa bị sulfat hóa.


      Comment


      • #93
        Trả lời câu hỏi của thanhfdc cũng là giải đáp thắc mắc của chủ thớt có nên bỏ nạp thả nổi cuối giai đọan nạp khi dòng còn rất nhỏ không?
        Thí nghiệm như sau: dùng miếng lót điện cực có 49 lỗ /cm2 lót giữa điện cực dương và điện cực âm, nạp đến khi dòng rất nhỏ, ngừng nạp. Đem điện cực lên thấy màu nâu đỏ đặc trưng của điện cực dương. Thả lại vào acid, vài giờ sau xem lại thấy 49 lỗ vẫn màu nâu, chung quanh 49 lỗ phủ màu sulfat óng ánh tại sao như thế?
        Giải thích: H2O bị phân tách thành H2 và O
        Pbso4 + H2----->H2So4 +Pb
        Pb + 2O -----> PbO2.
        Điện cực nào ở ngay lỗ sẽ chuyển hóa thành Pbo2, ở xa hơn hay bị che khuất sẽ thành PbO hay Pb2O3 và bị tác dụng với acid thành PbSO4 sau khi ngưng nạp điện.

        Điện cực dương bị sulfat không nguy hiểm bằng điện cực âm bị sulfat. Hầu hết nguyên nhân accu bị hư do sulfat cực âm, nạp không trở lại dạng Pb, có thời gian sulfat kết tinh trắng xóa, che mất điện cực.
        Nạp những accu này điện cực dương đã chuyển hóa hòan tòan thành Pbo2 không nhần O nữa, cực âm vẫn còn là Pbso4 tiếp tục phân tích nước thành H2 và O.
        Pbso4 +H2 ----> Pb + H2So4.
        Nhưng em O này lại tác dụng ngay với Pb + O ---->PbO .
        PbO lại tác dụng với acid lại trở thành dạng PbSo4 theo công thức PbO + H2SO4 ----> PbSO4 + H2O.Nạp điện như thế vô tác dụng.

        Như thế muốn accu bền không thể bỏ nạp thả nổi, nhưng phải nạp thả nổi thế nào?Mục này đặc sắc đây.

        Comment


        • #94
          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
          Trả lời câu hỏi của thanhfdc cũng là giải đáp thắc mắc của chủ thớt có nên bỏ nạp thả nổi cuối giai đọan nạp khi dòng còn rất nhỏ không?
          Thí nghiệm như sau: dùng miếng lót điện cực có 49 lỗ /cm2 lót giữa điện cực dương và điện cực âm, nạp đến khi dòng rất nhỏ, ngừng nạp. Đem điện cực lên thấy màu nâu đỏ đặc trưng của điện cực dương. Thả lại vào acid, vài giờ sau xem lại thấy 49 lỗ vẫn màu nâu, chung quanh 49 lỗ phủ màu sulfat óng ánh tại sao như thế?
          Giải thích: H2O bị phân tách thành H2 và O
          Pbso4 + H2----->H2So4 +Pb
          Pb + 2O -----> PbO2.
          Điện cực nào ở ngay lỗ sẽ chuyển hóa thành Pbo2, ở xa hơn hay bị che khuất sẽ thành PbO hay Pb2O3 và bị tác dụng với acid thành PbSO4 sau khi ngưng nạp điện.

          Điện cực dương bị sulfat không nguy hiểm bằng điện cực âm bị sulfat. Hầu hết nguyên nhân accu bị hư do sulfat cực âm, nạp không trở lại dạng Pb, có thời gian sulfat kết tinh trắng xóa, che mất điện cực.
          Nạp những accu này điện cực dương đã chuyển hóa hòan tòan thành Pbo2 không nhần O nữa, cực âm vẫn còn là Pbso4 tiếp tục phân tích nước thành H2 và O.
          Pbso4 +H2 ----> Pb + H2So4.
          Nhưng em O này lại tác dụng ngay với Pb + O ---->PbO .
          PbO lại tác dụng với acid lại trở thành dạng PbSo4 theo công thức PbO + H2SO4 ----> PbSO4 + H2O.Nạp điện như thế vô tác dụng.

          Như thế muốn accu bền không thể bỏ nạp thả nổi, nhưng phải nạp thả nổi thế nào?Mục này đặc sắc đây.
          Chỗ này cháu có thắc mắc nho nhỏ
          "Đầu tiên 2 bản cực ở trạng thái đầy điện thì cực dương là PbO2 và âm là Pb
          Quá trình xả điện xảy ra phản ứng
          Tại cực dương : PbO2+H2SO4 = PbSO4+H2O+1/2O2 (1)
          Tại cực âm : Pb+H2SO4 = PbSO4+H2 (2)
          Quá trình nạp điện xảy ra theo chiều ngược lại 2 phản ứng trên"
          Xong phần copy lý thuyết trên mạng
          Chỗ cháu không hiểu là :Sau khi xả điện cả 2 bản cực bị sunfat cùng công thức PbSO4,tại sao nạp lại nó lại 1 bên trở thành Pb,1 bên thành PBO2
          Quá trình nạp có phải là quá trình điện phân nước khiến oxy chỉ chạy về cực dương nên nó xảy ra phản ứng nghịch của (1) và H2 chỉ chạy về cực âm nên xảy ra phản ứng nghịch của (2)
          Và 2 phản ứng trong bài viết của bác
          Giải thích: H2O bị phân tách thành H2 và O
          Pbso4 + H2----->H2So4 +Pb
          Pb + 2O -----> PbO2.
          là xảy ra trên 1 điện cực hay 2 điện cực ?
          Thêm 1 câu hỏi nữa là cháu thấy H2SO4 nó tác dụng được Pb thì cháu không chắc nó nhanh ,chứ cực dương PbO2 thì cháu vẫn nhớ là oxit + axit tạo ra muối và nước.Thế thì ngay khi ắc quy sạc đầy cực dương sẽ bị sunfat hóa ngay.Chẳng lẽ phản ứng này chậm chạp đến nỗi nếu không dùng thì vài tháng vẫn chưa xảy ra phản ứng hoàn toàn hay sao mà ắc quy vẫn còn điện hả bác,hay có cái gì đó nó ngăn cản quá trình phản ứng này xảy ra
          Câu hỏi cuối và là câu hỏi quan trọng nhất :
          Nạp thả nổi thế nào là tốt hả bác,bác chia sẻ bí quyết cho cháu và mọi người đi ạ
          Last edited by uret87; 12-07-2017, 22:32. Lý do: Thêm câu hỏi

          Comment


          • #95
            Nguyên văn bởi uret87 Xem bài viết
            Chỗ này cháu có thắc mắc nho nhỏ
            "Đầu tiên 2 bản cực ở trạng thái đầy điện thì cực dương là PbO2 và âm là Pb
            Quá trình xả điện xảy ra phản ứng
            Tại cực dương : PbO2+H2SO4 = PbSO4+H2O+1/2O2 (1)
            Tại cực âm : Pb+H2SO4 = PbSO4+H2 (2)
            Quá trình nạp điện xảy ra theo chiều ngược lại 2 phản ứng trên"
            Xong phần copy lý thuyết trên mạng
            1-Chỗ cháu không hiểu là :Sau khi xả điện cả 2 bản cực bị sunfat cùng công thức PbSO4,tại sao nạp lại nó lại 1 bên trở thành Pb,1 bên thành PBO2
            Quá trình nạp có phải là quá trình điện phân nước khiến oxy chỉ chạy về cực dương nên nó xảy ra phản ứng nghịch của (1) và H2 chỉ chạy về cực âm nên xảy ra phản ứng nghịch của (2)
            Và 2 phản ứng trong bài viết của bác

            là xảy ra trên 1 điện cực hay 2 điện cực ?
            2-Thêm 1 câu hỏi nữa là cháu thấy H2SO4 nó tác dụng được Pb thì cháu không chắc nó nhanh ,chứ cực dương PbO2 thì cháu vẫn nhớ là oxit + axit tạo ra muối và nước.Thế thì ngay khi ắc quy sạc đầy cực dương sẽ bị sunfat hóa ngay.Chẳng lẽ phản ứng này chậm chạp đến nỗi nếu không dùng thì vài tháng vẫn chưa xảy ra phản ứng hoàn toàn hay sao mà ắc quy vẫn còn điện hả bác,hay có cái gì đó nó ngăn cản quá trình phản ứng này xảy ra
            Câu hỏi cuối và là câu hỏi quan trọng nhất :
            Nạp thả nổi thế nào là tốt hả bác,bác chia sẻ bí quyết cho cháu và mọi người đi ạ
            1- Khi điện giải H20 . H2 chạy về cực âm. O chạy về cực dương nên tạo ra Pb tại cực âm và Pbo2 tại điện cực dương. Nếu nạp ngược lại sẽ có điện áp ngược.
            Hai phản ứng trong bài viết của tôi nằm ở điện cực dương

            2- Hiện tượng tự xả điện thành pbso4 khi ngưng nạp điện theo lý thuyết hóa học: "Một oxyd kim lọai tác dụng với 1 acid sẽ sinh ra muối và nước". Pbo và Pb2o3 là oxyd kim lọai không bền nên chịu tác dụng với acid sinh ra pbso4 và nước. Pbo2 là oxyd chì bền tác dụng châm hơn 2lọai kia rất nhiều.
            Đem điện cực Pbo2 ngâm vào acid cả tuần cũng không thấy nó đổi màu, vẫn màu nâu đỏ đặc trưng.
            Tôi sẽ viết cách nạp thả nổi cho cháu vào kỳ tới.
            Last edited by vi van pham; 13-07-2017, 20:11. Lý do: sửa muối Pbo2 và Pbo thành Oxyd Pbo2 và Pbo.

            Comment


            • #96
              Nạp thả nổi ngưng nạp sớm, điện cực chưa chuyển hóa hòan tòan ----> điện cực âm có thời gian kết tinh sulfat. Ngược lại nếu nạp quá lâu sẽ làm rạn nứt điện cực dương, tuổi thọ accu giảm. Vì vậy phải ngưng nạp thả nổi khi accu đầy.

              Tôi giới thiệu phương pháp gián tiếp biết accu đầy bằng cách dò U, A và t bằng biểu đồ xả điện.
              Đầu tiên cháu thắp sáng bóng Halogen 12v /150W bằng accu mới đã nạp đầy điện (hay tự quy định hợp lý) .
              1- Cho tải trong 3 giây. Accu dung lượng lớn thì lâu hơn. Rồi ghi lại điện thế accu lúc đó thí dụ 12.4V (tự quy định đầy 100%)
              2- Ba giây sau ghi lại điện thế lúc đó thí dụ 12.2 volt (tự quy định đầy 90%)
              3- Ba giây sau ghi lại điện thế lúc đó thí dụ 12. volt (tự quy định đầy 80%).
              Như thế trước khi kết thúc nạp nên kiểm tra tải bóng đèn trong 3 giây, accu có điện thế là 12,4 volt là accu đã đầy 100% nên ngưng nạp điện.

              Có thể dùng phương pháp này cho MCU để tự động ngưng nạp.

              Comment


              • #97
                Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                Nạp thả nổi ngưng nạp sớm, điện cực chưa chuyển hóa hòan tòan ----> điện cực âm có thời gian kết tinh sulfat. Ngược lại nếu nạp quá lâu sẽ làm rạn nứt điện cực dương, tuổi thọ accu giảm. Vì vậy phải ngưng nạp thả nổi khi accu đầy.

                Tôi giới thiệu phương pháp gián tiếp biết accu đầy bằng cách dò U, A và t bằng biểu đồ xả điện.
                Đầu tiên cháu thắp sáng bóng Halogen 12v /150W bằng accu mới đã nạp đầy điện (hay tự quy định hợp lý) .
                1- Cho tải trong 3 giây. Accu dung lượng lớn thì lâu hơn. Rồi ghi lại điện thế accu lúc đó thí dụ 12.4V (tự quy định đầy 100%)
                2- Ba giây sau ghi lại điện thế lúc đó thí dụ 12.2 volt (tự quy định đầy 90%)
                3- Ba giây sau ghi lại điện thế lúc đó thí dụ 12. volt (tự quy định đầy 80%).
                Như thế trước khi kết thúc nạp nên kiểm tra tải bóng đèn trong 3 giây, accu có điện thế là 12,4 volt là accu đã đầy 100% nên ngưng nạp điện.

                Có thể dùng phương pháp này cho MCU để tự động ngưng nạp.
                Em xin adua atòng một tẹo. Khuyến cáo mọi người trước khi làm theo cách của bác Phàm, cần chuẩn bị:

                - Kính đen để đeo mắt. Ánh sáng đèn halogen 150W rất hại mắt.

                - Găng tay bảo hộ, tốt nhất là loại sợi thủy tinh hoặc amiăng. Bởi nhiệt sẽ sinh ra khá cao, coi chừng bị bỏng. Dùng xong găng tay này nhớ gãi cho kỹ, vì ngứa lắm.

                - Ghế ngồi thật vững, nếu có dây an toàn như ôtô càng tốt, bởi lười làm hệ thống contact mà dí tay sẽ nẹt lửa. Cẩn thận nữa thì lót bỉm cho an toàn.

                Bác Phàm có cách nào đơn giản mà đỡ tốn kém hơn không?
                Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                Comment


                • #98
                  Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết

                  Em xin adua atòng một tẹo. Khuyến cáo mọi người trước khi làm theo cách của bác Phàm, cần chuẩn bị:

                  - Kính đen để đeo mắt. Ánh sáng đèn halogen 150W rất hại mắt.

                  - Găng tay bảo hộ, tốt nhất là loại sợi thủy tinh hoặc amiăng. Bởi nhiệt sẽ sinh ra khá cao, coi chừng bị bỏng. Dùng xong găng tay này nhớ gãi cho kỹ, vì ngứa lắm.

                  - Ghế ngồi thật vững, nếu có dây an toàn như ôtô càng tốt, bởi lười làm hệ thống contact mà dí tay sẽ nẹt lửa. Cẩn thận nữa thì lót bỉm cho an toàn.

                  Bác Phàm có cách nào đơn giản mà đỡ tốn kém hơn không?
                  Ngày xưa chỉ có accu 45Ah-75Ah-100Ah và 200Ah. Quân xa được phát cho 4 biểu đồ xả điện, 4 cây điện trở xả điện. Lênh kiểm tra quân xa ban ra phải kiểm tra accu như thế đấy, không đạt yêu cầu thì đổi accu mới, lôi thôi hết bình đề không được đang hành quân, thì ra tòa án binh như chơi.

                  Comment


                  • #99
                    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                    Ngày xưa chỉ có accu 45Ah-75Ah-100Ah và 200Ah. Quân xa được phát cho 4 biểu đồ xả điện, 4 cây điện trở xả điện. Lênh kiểm tra quân xa ban ra phải kiểm tra accu như thế đấy, không đạt yêu cầu thì đổi accu mới, lôi thôi hết bình đề không được đang hành quân, thì ra tòa án binh như chơi.

                    Chốt lại là vẫn sạc bằng dò áp. Acqui mới thì xem biểu đồ discharge trong datasheet của acqui, cũ hoặc không có thông số thì lập biểu đồ như bác Pham hướng dẫn

                    Comment


                    • Sạc bằng dò áp thì đầy bằng niềm tin. Bác Vị hướng dẫn là đo kiểm áp với xả tải định mức cao theo thời gian để gián tiếp suy ra dung lượng bình. Nó là stage 5 - Analysis ở bộ sạc 7-8 giai đoạn.

                      Dò áp sạc khác dò áp xả, vì còn yếu tố nội trở bình. Đánh giá dung lượng hay cụ thể là trạng thái đầy vơi có nhiều phương pháp. Nhưng phương pháp đánh giá "cu - lon" theo dung lượng xả vẫn được áp dụng nhiều nhất. Tuy rằng nó có nhiều hạn chế. Vì tư duy thông thường là nó đã tụt thì chỉ có tụt thêm chứ sao mà cao hơn được nữa. Bọn BMS thường hay chơi kiểu này, nên nhiều thiết bị thay pin xong ko ko khai báo lại pin hay reset ROM thì ko dùng được pin với dung lượng mới.

                      Theo quan điểm của mình thì nạp thả nổi vẫn phải có. Và để giảm tổn hao điện năng, cũng như giảm ăn mòn điện hóa, thì phải chơi sạc - ngắt - sạc, với áp thả nổi. Tức là phải theo dõi áp cọc bình liên tục (dòng tổn hao phần tử theo dõi phải thấp hơn nhiều lần dòng tự xả) khi dưới ngưỡng áp hở cọc ứng với 90-98% chẳng hạn thì charge lại với áp thả nổi 13.6-13.8. Dò ngắt bằng dòng sạc. Gần giống với trạng thái sạc của lithium - ion, ko cho phép chế độ sạc thả nổi.

                      Comment


                      • Không biết có thể dùng phương pháp bình dân hơn là cho nạp tới áp thấp hơn áp bão hòa một chút ( 14.2 thay vì 14.4V), cho bình khỏi đầy hẳn rồi chuyển thả nổ, hay tăng dòng dò chuyển trạng thái thả nổi lên, như vậy có ổn không nhỉ?

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
                          Sạc bằng dò áp thì đầy bằng niềm tin. Bác Vị hướng dẫn là đo kiểm áp với xả tải định mức cao theo thời gian để gián tiếp suy ra dung lượng bình. Nó là stage 5 - Analysis ở bộ sạc 7-8 giai đoạn.

                          Dò áp sạc khác dò áp xả, vì còn yếu tố nội trở bình. Đánh giá dung lượng hay cụ thể là trạng thái đầy vơi có nhiều phương pháp. Nhưng phương pháp đánh giá "cu - lon" theo dung lượng xả vẫn được áp dụng nhiều nhất. Tuy rằng nó có nhiều hạn chế. Vì tư duy thông thường là nó đã tụt thì chỉ có tụt thêm chứ sao mà cao hơn được nữa. Bọn BMS thường hay chơi kiểu này, nên nhiều thiết bị thay pin xong ko ko khai báo lại pin hay reset ROM thì ko dùng được pin với dung lượng mới.

                          Theo quan điểm của mình thì nạp thả nổi vẫn phải có. Và để giảm tổn hao điện năng, cũng như giảm ăn mòn điện hóa, thì phải chơi sạc - ngắt - sạc, với áp thả nổi. Tức là phải theo dõi áp cọc bình liên tục (dòng tổn hao phần tử theo dõi phải thấp hơn nhiều lần dòng tự xả) khi dưới ngưỡng áp hở cọc ứng với 90-98% chẳng hạn thì charge lại với áp thả nổi 13.6-13.8. Dò ngắt bằng dòng sạc. Gần giống với trạng thái sạc của lithium - ion, ko cho phép chế độ sạc thả nổi.
                          Áp sạc hay áp xả thì vẫn là áp mà bác, có điều giá trị khác nhau thôi. E up lên biểu đồ sạc 5 giai đoạn, bác có thể chia sẻ biểu đồ sạc 7 giai đoạn đc không bác?
                          Attached Files

                          Comment


                          • Biểu đồ này chủ yếu là chủ quan của nhà SX sạc thôi, chứ mình chưa tìm thấy tài liệu khác đảm bảo độ khách quan, với các thông số cụ thể, tin cậy cao hơn.

                            Comment


                            • Có ai biết tại sao nạp accu bằng điện áp xung PWM nhanh đầy hơn nạp bằng áp DC, dù dòng nạp và tình trạng accu đem nạp giống nhau?
                              Nếu thế có thể suy diễn áp đỉnh của xung PWM hiệu quả hơn áp DC trong việc khử sulfat chì, tái lập Pbo2 được không? ----> thời gian nạp thả nổi ngắn hơn so với việc nạp thả nổi bằng điện áp DC?

                              Comment


                              • để tớ đoán mò là xung nó làm cho electron có động năng lớn nó xuyên sâu vào trong điện cực để khử... còn thì dòng dc ổn định mà e có động năng lớn thì nó va chạm liên tục sẽ phá vỡ liên kết vật lý điện cực và cả sinh nhiệt nóng giảm tuổi thọ điện cực...

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                uret87 Tìm hiểu thêm về uret87

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X