Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin giúp chế role kích bằng tín hiệu AV video

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết

    Cái ông này đã kết luận chỉ cần có dòng phân cực be là có dòng ce, bây giờ lại nói có điện thế chân c, có điện thế chân e là có điện trường ce. Điện trường transistor đơn giản quá nhỉ.
    Theo dõi các bài viết của ông hay quá, giống như cáp 0 ohm sao lại có tổng trở 75ohm vậy.
    Hehe vì điện trường bao quanh điện tích mà. Cái này là khái niệm trong vật lý phổ thông nói thế hehe. Mà tôi nói điện thế chân C > chân E cơ mà, nếu bằng nhau hoặc Vb < Vc là mắc trans sai nguyên tắc thì ai tính.

    Comment


    • Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
      Hehe vì điện trường bao quanh điện tích mà. Cái này là khái niệm trong vật lý phổ thông nói thế hehe. Mà tôi nói điện thế chân C > chân E cơ mà, nếu bằng nhau hoặc Vb < Vc là mắc trans sai nguyên tắc thì ai tính.
      Ông học điện tử cấp 3 nên hiểu điện trường transistor như thế là đúng rồi, không ý kiến nữa.

      Comment


      • Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết

        Ông học điện tử cấp 3 nên hiểu điện trường transistor như thế là đúng rồi, không ý kiến nữa.
        Hehe thank you!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

        Comment


        • Hết phim rồi tài liệu còn thừa ai muốn xem thì xem.

          hình 1: Chân C nối lên nguồn, dòng phân cực 600mA. Dòng CE âm 600mA.




          hình 2: chân C không nối lên nguồn, dòng phân cực 0,12mA. Dòng CE không có.


          Xem 2 hình ai muốn hiểu sao tùy ý. Thừa tài liệu chẳng biết làm gì.
          hướng dẫn:"Ai thông minh hơn học sinh lớp 5" sẽ biết tác hại của tải gắn chân E và điện áp phân cực >điện áp vcc.
          Last edited by vi van pham; 11-05-2017, 21:10. Lý do: thêm hướng dẫn

          Comment


          • Khặc... khặc... Xem chừng cái vụ em Trang Đít To, dùng chung Cờ này còn lầy nhầy lắm!

            Cũng phải. Nếu em nó có 2 chân thôi thì dễ, đằng này nó lại mọc ra tới 3 chân...

            Thôi phần các bác cả. I em cần thì I em vẫn cứ dùng Cờ chung được. Khó quá thì I em chuyển sang em I - xê cho nó lành.

            Comment


            • Nguyên văn bởi HTT Xem bài viết
              Vấn đề 1.
              Ib = Vbb / [(R1 * R2)/(R1 + R2) + hFE*(re + Re)]
              với R1 và R2 là 2 điện trở trong mạch phân cực: R1 nối lên Vbb; R2 nối GND.
              Nếu không có R2 và ta goi R1 là Rb thì:
              Ib = Vbb / [Rb + hFE*(re + Re)]
              Tăng Rb lên gấp đôi --> Ib (mới) = Vbb / [2Rb + hFE*(re + Re)] rõ ràng là không giảm đi 2 lần, mà ít hơn 2 lần.
              Công thức có cả R1,R2 sai.
              Công thức có Rb chỉ đúng khi trans ở trạng thái khuếch đại và Vbe rất nhỏ so với Vbb.

              Trong mạch "ngoại hạng" này, khi tăng Rb gấp đôi thì Ve vẫn xấp xỉ 5V chứ không giảm như trong mạch khuếch đại. Vì vậy Ib giảm khoảng một nửa. Trans chuyển từ "ngoại hạng" xuống "siêu bão hoà". Dòng và áp trở lại bình thường.


              Vấn đề 2:

              Dùng transistor nối B với C trong mạch tham chiếu của ổn dòng vì có độ chính xác cao hơn so với khi dùng diode thông thường. Bởi vì chúng "matched" (tôi thích cái chữ "match" ở đây ). Nhất là trong IC, trong cùng 1 điều kiện công nghệ, người ta có thể làm 2 cái transistor giống hệt nhau, chúng "matched" hơn là dùng 2 cái transistor đơn, hơn hẳn dùng 1 cái transistor và 1 diode.

              Thí nghiệm của bạn đúng là có dòng Ic đấy. Tôi có phủ nhận đâu. Ngay ở post #381 tôi đã xác nhận rồi mà.
              Ý kiến của bạn cho rằng khi có dòng Ic thì sụt áp Vbe giảm so với khi C hở, tôi cũng đồng ý. Vì khi C hở thì dòng Ib lớn hơn so với khi nối B với C. Điểm đo dịch lên đoạn trên của đặc tuyến thì Vbe tăng lên là đúng quá rồi. Nhất trí thôi.
              Bác không thấy là khi nối chân C vào áp giảm đến 0,2V. Mà đặc tuyến của Vbe rất dốc nên dòng Ibe giảm rất nhiều. Do dòng chính gần như không đổi => xuất hiện dòng Ic rất lớn để bù vào. Ic rất lớn so với Ib mà bác không chịu công nhận là do khuếch đại thì em cạn lời.

              Trong gương dòng điện, nếu dùng đi ốt thì khi áp Vcc thay đổi sẽ làm áp trên điot thay đổi theo

              Khi dùng trans, nối C với B tức là hồi tiếp âm. Điện áp trên trans sẽ ổn định hơn khi Vcc thay đổi. Không tin bác cứ mô phỏng hoặc ráp mạch rồi đo.
              sau.ph

              Comment


              • Hình như bác vvp mô phỏng nhầm rồi, mặc định Vcc trong phần mềm là 5V, Vbb bác cho 12V còn Vcc để trống thì là 5V, có dòng Ibc 600mA là phải

                Comment


                • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                  Công thức có cả R1,R2 sai.
                  Công thức có Rb chỉ đúng khi trans ở trạng thái khuếch đại và Vbe rất nhỏ so với Vbb.

                  Trong mạch &quot;ngoại hạng&quot; này, khi tăng Rb gấp đôi thì Ve vẫn xấp xỉ 5V chứ không giảm như trong mạch khuếch đại. Vì vậy Ib giảm khoảng một nửa. Trans chuyển từ &quot;ngoại hạng&quot; xuống &quot;siêu bão hoà&quot;. Dòng và áp trở lại bình thường.




                  Bác không thấy là khi nối chân C vào áp giảm đến 0,2V. Mà đặc tuyến của Vbe rất dốc nên dòng Ibe giảm rất nhiều. Do dòng chính gần như không đổi => xuất hiện dòng Ic rất lớn để bù vào. Ic rất lớn so với Ib mà bác không chịu công nhận là do khuếch đại thì em cạn lời.

                  Trong gương dòng điện, nếu dùng đi ốt thì khi áp Vcc thay đổi sẽ làm áp trên điot thay đổi theo

                  Khi dùng trans, nối C với B tức là hồi tiếp âm. Điện áp trên trans sẽ ổn định hơn khi Vcc thay đổi. Không tin bác cứ mô phỏng hoặc ráp mạch rồi đo.
                  Đúng rồi. Không thể khác được.
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • Sai ở chỗ Vbb trong công thức là áp của điểm giữa cầu R1+ R2 khi chưa nối trans vào.
                    Bác nói Vbb là nguồn cấp cho cầu thì phải nhân thêm R1/(R1+R2) nữa. Chưa kể không có Vbe thì không còn chính xác.

                    Mấy cái công thức này em không học thuộc lòng. Cứ nhìn mạch mà suy ra thôi nên không không bị nhầm như bác. Bác suy luận kém nên cứ áp dụng một cách máy móc. Ăn ten thu gắn vào cực C thì bác lại cười là ngu. 4440 mono mà bác lại tính bằng công thức stereo. Mạch ngoại hạng Ve gần như không đổi mà bác cứ tính như mạch tuyến tính Ve tỉ lệ Hfe lần Ib và Re.
                    sau.ph

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                      Sai ở chỗ Vbb trong công thức là áp của điểm giữa cầu R1+ R2 khi chưa nối trans vào.
                      Bác nói Vbb là nguồn cấp cho cầu thì phải nhân thêm R1/(R1+R2) nữa. Chưa kể không có Vbe thì không còn chính xác.

                      Mấy cái công thức này em không học thuộc lòng. Cứ nhìn mạch mà suy ra thôi nên không không bị nhầm như bác. Bác suy luận kém nên cứ áp dụng một cách máy móc. Ăn ten thu gắn vào cực C thì bác lại cười là ngu. 4440 mono mà bác lại tính bằng công thức stereo. Mạch ngoại hạng Ve gần như không đổi mà bác cứ tính như mạch tuyến tính Ve tỉ lệ Hfe lần Ib và Re.
                      Đúng hết. Đúng là quên mất (- Vbe) . Học chưa đỗ tú tài, lại kém suy luận, công thêm không thuộc bài thì sai là phải rồi.
                      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                      Comment


                      • Chẳng đúng hết. R2 nối gnd nên phải nhân R2/(R1+R2). Tại không có hình nên tay nhanh hơn não
                        sau.ph

                        Comment


                        • Kỳ trước tôi đã giúp vui văn nghệ bằng clip video cá sấu ăn thịt con bò. Kỳ này kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:
                          Một đàn bò đi tới 1 cánh đồng có treo bảng: "mìn, cấm vào".
                          một con bò lý luận:
                          - Đây là bảng cấm con người đi vào.
                          một con bò khác lôi máy tính ra mô phỏng rồi nói
                          -Con người nhẹ hơn chúng ta, mìn sẽ nổ còn chúng ta không sao cả.
                          Một con bò khác cũng nói
                          -Không có quy định cấm những con bò thì chúng ta cứ vào.
                          Cả đàn bò kéo vào và ....Â...M...

                          Bình lựng: Trong thế giới kỹ thuật cũng vậy, tài liệu không cho phép làm thì đừng làm, có những người thích làm giống các con bò rồi lý luận tại vì, bởi,v.v mà kết luận bi đát như chuyện những con bò trên.

                          Comment


                          • Mình có up hình mô phỏng, tăng Rb lên 2 lần thì Ib cũng giảm đi xấp xỉ 2 lần mà.

                            Mời các bác xem hình mô phỏng dưới đây cho mạch BC nối chung, đúng như dự đoán, ban đầu cấp điện xuất hiện dòng Ib lớn, sụt áp Vbe lớn làm xuất hiện dòng Ice lớn. Ice lớn làm Vce/Vbe giảm nên Ib giảm kéo theo Ice giảm. Lúc này Vbe lại tăng lên chút tức Ib tăng kéo theo Ice tăng. Và cứ như thế cho đến lúc Ice ổn định, khi đó Ib sẽ chỉ còn rất thấp hơn lúc C hở cũng nhưng Ice rất cao, gần bằng Ib khi C hở.

                            Như thế rõ ràng là Với mạch BC nối chung thì trans chả phải là hoạt động ở chế độ khuếch đại sao.

                            //Ôi, đau lòng quá đi! Nhưng thiết nghĩ nếu là điều cấm kị nghiêm ngặt thì sách nào cũng phải dẫn, thày nào cũng phải nói, đằng này hầu như đa số người dạy và học về BJT hầu như không biết đến điều đó, chứng tỏ đó không phải là điều cấm kị hoàn toàn mà chỉ nghiêm ngặt ở một số ít trường hợp nào đó thôi, ví như hoạt động ở tần số cực cao, trong mạch tuyến tính gì đó chứ với mạch bão hòa, đóng ngắt bình thường, tần số bình dân cỡ trăm kHz thì chả có lí do gì để hư hỏng, hoạt động sai mà cấm cản.

                            Điều lưu ý đó hoàn toàn hợp lí và đáng trân trọng, nhưng lấy nó ra làm điều cấm kị tuyệt đố và để cho rằng ngững ai không theo là...bò thì quả là..quá phi lí và lố bịch!
                            Attached Files
                            Last edited by dinhthuong80; 12-05-2017, 10:37. Lý do: Sửa chính tả và thêm ...tâm sự!

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                              //Ôi, đau lòng quá đi! Nhưng thiết nghĩ nếu là điều cấm kị nghiêm ngặt thì sách nào cũng phải dẫn, thày nào cũng phải nói, đằng này hầu như đa số người dạy và học về BJT hầu như không biết đến điều đó, chứng tỏ đó không phải là điều cấm kị hoàn toàn mà chỉ nghiêm ngặt ở một số ít trường hợp nào đó thôi, ví như hoạt động ở tần số cực cao, trong mạch tuyến tính gì đó chứ với mạch bão hòa, đóng ngắt bình thường, tần số bình dân cỡ trăm kHz thì chả có lí do gì để hư hỏng, hoạt động sai mà cấm cản.

                              Điều lưu ý đó hoàn toàn hợp lí và đáng trân trọng, nhưng lấy nó ra làm điều cấm kị tuyệt đố và để cho rằng ngững ai không theo là...bò thì quả là..quá phi lí và lố bịch!
                              Không muốn vào "bình lựng" nhưng cái sai to tướng trước mắt còn không thấy huống chi sai chi tiết.
                              Kết luận với mạch nối BC chung là mạch khuyếch đại, "can đảm" mô phỏng rồi đăng hình kèm theo giống y như con bò trong truyện ngụ ngôn.
                              Lấy cái mạch đó đem khuyếch đại tín hiệu sóng sin xem thử dạng sóng out ra thế nào?

                              Cái sai to tướng thứ 2: cái mạch không nối 5volt vào chân C trans, dòng chỉ có 0,12mA, lại đọc ra 600mA
                              Last edited by vi van pham; 12-05-2017, 11:16. Lý do: thêm cái sai to tướng thứ 2

                              Comment


                              • chỉ cần một câu phát biểu xanh rờn ..."như thế rõ ràng là với mạch BC nối chung thì transistor chả phải là hoạt động ở chế độ khuếch đại sao " .. thì đủ hiểu là không phải dạng vừa đâu , !!! Bác VVP đi uống trà cho khỏe và vui Bác ạ .

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Infinity Tìm hiểu thêm về Infinity

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X