Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điện qua điện trở có bị tiêu thụ không?Hạ áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lại thêm một thanh niên tham gia cuộc tranh luận không đâu vào đâu, hix hix còn mình thì hoãn giấc mơ được đi chăn bò, để lên tp tìm việc làm kím tiền mua bò kk
    Khoa học công nghệ mới là chìa khóa của sự phát triển!

    Comment


    • Thôi, các bác đừng ép người nữa. Người ta còn 1 đống học trò, ép người ta phải nhận sai chẳng phải là mất mặt lắm sao?

      Ép quá người ta lại nhảy lung tung. Đang nói chuyện này lại xọ qua chuyện kia.

      Nguyên văn bởi . Xem bài viết
      Ồ! Tụ cắm điện vào nguồn AC đỉnh là có ngay giá trị 310 v đấy à?
      Này nhé: điện thế của tụ điện là tổng của điện thế trên điện kháng với điện thế trên điện ứng của tụ điện.
      VC=VRC+VXC
      do u biến thiên nên điện thế trên điện ứng của tụ điện VXC đi sau điện thế trên điện kháng VRC 1góc 90 độ.
      Vậy cái thời gian cực ngắn của chú em có gây ra quá dòng không?
      Tính dẫn ra một câu nói của Einstein, nhưng thôi.
      sau.ph

      Comment


      • Nguyên văn bởi ladykiller Xem bài viết
        Lại thêm một thanh niên tham gia cuộc tranh luận không đâu vào đâu, hix hix còn mình thì hoãn giấc mơ được đi chăn bò, để lên tp tìm việc làm kím tiền mua bò kk
        Ôi ! chân lý luôn luôn đúng , đi làm để kiếm tiền mua bò về nuôi , và nuôi bò để kiếm tiền để khỏi đi làm !!! thể nào cũng có giai đoạn "quá độ" đó bác nhỉ !

        Comment


        • Dạ e nói thời điểm cắm ngay tại lúc áp đỉnh. Và khi đóng khoá K nối tụ vào nguồn áp trên tụ không lên ngay lập tức mà mất một khoản thời gian dt. Áp trên tụ lúc vừa đóng khoá K là 0 sau một khoảng delta t mới đạt đỉnh. Khoảng thời gian delta t này gọi là giai đoạn quá độ thưa bác

          Comment


          • Luồng này ghê thật, vẫn chưa kết thúc nữa.

            Bác vvp bình tĩnh đi bác. Cái EMC TLM nói trật nhưng cái công thức vi phân (C.du/dt) để tính cho dòng "qua tụ" tại t=0+ ko sai đâu bác.
            Công thức tính Z, I của bác ko sai và đúng trong trường hợp áp đã có ở đó sẵn và C cũng sẵn đó nhưng lại ko bao gồm điều kiện ban đầu tức là khi Uc=0 và đặt áp vào 2 đầu Uc (cái này suy luận theo trường vật lý (các hạt e) hay trường toán đều đúng cả, có tgian sẽ quăng toán Laplace vào cho luồng thêm hấp dẫn ))) vì bài toán về điều kiện ban đầu chỉ Laplace mới giải đc chứ Fourier ko giải đc)

            Khi có áp >0 (đỉnh là trường hợp xấu nhất) tại điều kiện ban đầu Uc=0 thì mạch giống như bị ngắn mạch, có dòng "chạy qua tụ". AC thì "nạp xả" (ko thật đúng nghĩa nhưng có thể hình dung là dòng "chạy" qua lại tụ liên tục) , nạp khi dv/dt >0, xả khi dv/dt<0.
            Nhưng về liên tục thì công thức Z, I bác đưa hay trong SGK là ko phải bàn cãi.

            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
            Thôi, các bác đừng ép người nữa. Người ta còn 1 đống học trò, ép người ta phải nhận sai chẳng phải là mất mặt lắm sao?

            Ép quá người ta lại nhảy lung tung. Đang nói chuyện này lại xọ qua chuyện kia.
            A di đà phật, thí chủ rồi cũng có lúc sai, bần tăng rồi cũng có lúc sai, bác vvp rồi cũng có lúc sai, ai trong đời mà ko có lúc sai nhưng nói như thí chủ há chẳng phải rất ko hay sao? (trích lời Thích Ca Mâu Ni)

            Chắc phải lập phái điện tử phật pháp mới được... =]]]

            Comment


            • Vậy quá độ là gì? Có phải quá độ là trạng thái không bình thường của cái gì đó! giống như xã hội ta quá độ từ chế độ PK lên CNXH mà bỏ qua tiến trình tự nhiên bình thường là CNTB. vậy giai đoạn quá độ của C khi cắm vào lưới áp đỉnh 310, nó không nạp xã theo sin mà nó nạp ngay từ 0v lên 310v, hậu quả của quá độ nầy là dòng qua c tăng và áp nguồn có thể sụt một lúc. Còn xa hội ta mà quá độ lên XHCN thành công thì nó rút ngắn cái ít tốt đẹp hay nói cách khác đưa đời sống xã hội đó nhanh tới đích là cuộc sống mọi người đều tốt đẹp như lý tưởng.

              Comment


              • - điều kiện cần của xhcn là ý thức cộng đồng của mọi người phải cao, với ý thức nhận thức như hiện tại thì quá độ lên rùi lại tụt xuống ngay ấy mà
                - khi nào còn sự lười biếng, còn lòng tham, còn sự ghanh tị thì ko bao giờ tồn tại xhcn. mà khi ko có nhứng tính xấu đó thì ko còn là con người nữa...cũng ko còn sự phát triển nữa bởi người ta đâu có còn lòng tham để mà tạo ra những thứ tốt hơn nữa...

                Comment


                • Ở đây đông rồi... Xin anh htc2k đừng kéo thêm ông Laplace vào đây, đau não lắm.
                  Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                  ... Đưa đại một con số thì khó mà thuyết phục được người khác. Vậy tại sao ta không dựa vào thời hằng? Chỉ xét khi tụ nạp từ 0 - 0,63Vm trong khoảng thời gian T=RC.
                  Này thì thời hằng, nhưng chẳng biết đúng sai thế nào. Hãy coi là quan điểm cá nhân:

                  Thời gian nạp cho tụ đạt điện áp từ 0V đến (khoảng) 2/3 điện áp nguồn (0 --> 2/3 * V) là thời hằng (τ - "tau") của mạch nạp.
                  Ta cứ cho là sau (t - t0) = 2τ thì Vc đạt đến V.
                  Mạch nạp ở đây là 1 cái LED và các trở kháng ký sinh + ESR… nối tiếp với tụ
                  --> (t - t0) phụ thuộc vào bản thân cái tụ. Cùng giá trị điện dung, mỗi loại tụ có thời gian nạp (t - t0) khác nhau.

                  Trường hợp lý tưởng: Nếu ESR = 0 ; không có LED và/ hoặc bất kỳ trở kháng ký sinh nào, thì thời hằng gần như bằng 0: τ --> 0, có nghĩa là: dòng nạp ban đầu cho tụ là vô cùng lớn trong khoảng thời gian vô cùng bé.
                  Về lý thuyết, dòng này có thể lớn "đến mức hốt hoảng". Nhưng dù sao thì thời gian "vô cùng bé" cũng khác 0, nên Ic có giá trị hữu hạn, để tích phân của Ic*Vc*dt là 1 giá trị xác định. Giá trị của tích phân này chính là công của dòng điện trong tụ điện C được nạp đến điện áp V; nó = Q.U và bằng 2 lần năng lượng của tụ (sách GK lớp 11).

                  Vậy: dòng nạp ban đầu rất lớn là điều có thể xảy ra, tụ càng "tốt" thì thời gian nạp càng nhỏ nên dòng nạp càng lớn.

                  Thực tế thì tụ trong mấy cái mạch của Tàu là tụ mylar. Do đó thực tế sẽ chứng minh rằng "bàn cho lắm, rồi tắm cũng ở lỗ"
                  Tôi đâu có bàn lùi, mà bởi vì tụ mylar có ESR không nhỏ, nên thời gian nạp dài hơn mấy cái tụ "tốt", anh CDT ạ.
                  Last edited by HTTTTH; 10-06-2016, 16:43.
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • Em thì nghĩ thế này. Thôi các bác công thức làm gì cho nó đau đầu ra. Mặc dù công thức thì có thể đúng nhưng việc hiểu công thức lại là vấn đề khác.

                    Thôi thì bác nào có Ocs số thì làm phát test thử rồi up cái đồ thị lên đây là trực quan nhất. Trăm nghe không bằng mắt thấy. Em thì không có Osc nên chắc chỉ mô phỏng Proteus thôi

                    Đường màu vàng biểu thị điện áp nguồn.
                    Đường màu xanh biểu thị điện áp trên điện trở tỷ lệ với dòng điện qua mạch.
                    Ở đây các bác cũng thấy khi đóng điện tại đỉnh áp thì sẽ có 1 dòng điện phát sinh với cường độ rất lớn trong thời gian ngắn (dòng quá độ) . Rồi sau đó mới biến thiên theo chu kỳ sin lệch góc 90 độ với U như kiến thức phổ thông.
                    Click image for larger version

Name:	QD.png
Views:	653
Size:	89.9 KB
ID:	1667505


                    Em xin hết ạ.

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                      Ở đây đông rồi... Xin anh htc2k đừng kéo thêm ông Laplace vào đây, đau não lắm.

                      Này thì thời hằng, nhưng chẳng biết đúng sai thế nào. Hãy coi là quan điểm cá nhân:

                      Thời gian nạp cho tụ đạt điện áp từ 0V đến (khoảng) 2/3 điện áp nguồn (0 --> 2/3 * V) là thời hằng (τ - "tau") của mạch nạp.
                      Ta cứ cho là sau (t - t0) = 2τ thì Vc đạt đến V.
                      Mạch nạp ở đây là 1 cái LED và các trở kháng ký sinh + ESR… nối tiếp với tụ
                      --> (t - t0) phụ thuộc vào bản thân cái tụ. Cùng giá trị điện dung, mỗi loại tụ có thời gian nạp (t - t0) khác nhau.

                      Trường hợp lý tưởng: Nếu ESR = 0 ; không có LED và/ hoặc bất kỳ trở kháng ký sinh nào, thì thời hằng gần như bằng 0: τ --> 0, có nghĩa là: dòng nạp ban đầu cho tụ là vô cùng lớn trong khoảng thời gian vô cùng bé.
                      Về lý thuyết, dòng này có thể lớn "đến mức hốt hoảng". Nhưng dù sao thì thời gian "vô cùng bé" cũng khác 0, nên Ic có giá trị hữu hạn, để tích phân của Ic*Vc*dt là 1 giá trị xác định. Giá trị của tích phân này chính là công của dòng điện trong tụ điện C được nạp đến điện áp V; nó = Q.U và bằng 2 lần năng lượng của tụ (sách GK lớp 11).

                      Vậy: dòng nạp ban đầu rất lớn là điều có thể xảy ra, tụ càng "tốt" thì thời gian nạp càng nhỏ nên dòng nạp càng lớn.


                      Tôi đâu có bàn lùi, mà bởi vì tụ mylar có ESR không nhỏ, nên thời gian nạp dài hơn mấy cái tụ "tốt", anh CDT ạ.

                      Vậy bác có công nhận có giai đoạn quá độ và dòng quá độ rất lớn là đúng?

                      Comment


                      • Sách giáo khoa viết rằng điện thế trên tụ trong lưới điện xoay chiều thì :VC=VRC +VXC.
                        VXC sẽ đi sau VRC 1góc 90 độ. ("Nhà thông thái" nào không biết vấn đề này thì về lớp 12 học lại môn LÝ đừng phát biểu linh tinh).

                        1-Lúc cắm tụ vào điện thế 310v sẽ sinh ra VRC .
                        2- 90 độ sau đó lưới điện về 0volt ----> VXC = 0volt. (dù cắm tụ vào điện 310v)

                        Tổng của 2 điện thế này mới là điện thế tụ, chứ không phải cắm tụ vào điện lúc nào là có giá trị lúc đó.

                        Khi U tụ / Zc lớn hơn 0.125A (với tụ 2mf) người ta gọi là dòng quá độ.
                        VRC mới là điều kiện sinh ra dòng quá độ chứ không phải cắm điện vào lúc 310 volt là tạo ra dòng quá độ.
                        Last edited by vi van pham; 10-06-2016, 21:26.

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                          Sách giáo khoa viết rằng điện thế trên tụ trong lưới điện xoay chiều thì :VC=VRC +VXC.
                          VXC sẽ đi sau VRC 1góc 90 độ. ("Nhà thông thái" nào không biết vấn đề này thì về lớp 12 học lại môn LÝ đừng phát biểu linh tinh).

                          1-Lúc cắm tụ vào điện thế 310v sẽ sinh ra VRC .
                          2- 90 độ sau đó lưới điện về 0volt ----> VXC = 0volt. (dù cắm tụ vào điện 310v)

                          Tổng của 2 điện thế này mới là điện thế tụ, chứ không phải cắm tụ vào điện lúc nào là có giá trị lúc đó.

                          VRC mới là điều kiện sinh ra dòng quá độ chứ không phải cắm điện vào lúc 310 volt là tạo ra dòng quá độ.
                          Vậy bác công nhận là có hiện tượng quá độ và dòng quá độ rất lớn là đúng? Và bác cắm điện lúc 310V và lúc 0V thì lúc nào có hiện tượng quá độ?

                          Comment


                          • Đóng mạch điện RC với tụ không tích điện vào mạng điện khi điện áp khác 0 đều có quá độ. Cắm vào điện lúc đỉnh áp 310V là lúc hiện tượng quá độ diễn ra mạnh nhất ( cường độ mạnh nhất, thời gian dài nhất).

                            Hồi đi học nhớ là biểu thức điện áp trong mạch RC là :
                            U = UR + UC viết dưới dạng vector (hoặc dạng số phức).
                            Còn biểu thức hiệu dụng là :
                            U = căn 2(UR^2 + UC^2).

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi Đức_CDT Xem bài viết
                              Vậy bác công nhận là có hiện tượng quá độ và dòng quá độ rất lớn là đúng? Và bác cắm điện lúc 310V và lúc 0V thì lúc nào có hiện tượng quá độ?
                              Hiện tượng quá độ trong lưới điện xoay chiều rất phức tạp , nó không đơn giản như hiện tượng quá độ trong điện 1 chiều.
                              VRC phụ thuộc rất nhiều thông số như độ rò của tụ, biến thiên thời gian, biến thiên U,dạng tần số tín hiệu v.v. Dạng quá độ của nó có thể rất lớn và cũng có thể chỉ vừa đủ chêt led. Không thể lấy cái đơn thuần để giải bài tóan phức tạp. Do đó mới có cả môn học dòng quá độ.

                              Một "nhà thông thái ba rọi" phát biểu cắm tụ vào lưới điện lúc 310volt sẽ tạo dòng quá độ lớn hàng nghìn lần bình thường là Nổ trên mức bình thường.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                                Hiện tượng quá độ trong lưới điện xoay chiều rất phức tạp , nó không đơn giản như hiện tượng quá độ trong điện 1 chiều.
                                VRC phụ thuộc rất nhiều thông số như độ rò của tụ, biến thiên thời gian, biến thiên U,dạng tần số tín hiệu v.v. Dạng quá độ của nó có thể rất lớn và cũng có thể chỉ vừa đủ chêt led. Không thể lấy cái đơn thuần để giải bài tóan phức tạp. Do đó mới có cả môn học dòng quá độ.

                                Một "nhà thông thái ba rọi" phát biểu cắm tụ vào lưới điện lúc 310volt sẽ tạo dòng quá độ lớn hàng nghìn lần bình thường là Nổ trên mức bình thường.
                                Ồ, từ "không có" đã chuyển thành "có nhưng rất phức tạp". Thanks bác

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                123456q Tìm hiểu thêm về 123456q

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X