Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điện qua điện trở có bị tiêu thụ không?Hạ áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đèn Tàu mạch dùng tụ 224 và điện trở 150 k mắc // để hạ áp dùng được hơn năm rồi . TLM giải thích các nguyên nhân chết led sao cho nôm na dễ hiểu tý chứ dẫn cái Maxell hay Hall gì đó đọc rồi thì cũng chẳng biết làm sao cho tốt với cái mạch như trên .

    Comment


    • Đồng ý với bác Tuyên là chọn led hơi mờ. Ngày xưa em làm Led xe máy, cứ y như sách 12v thì Led + r= 390 cứ tăng ga là toi. Mà thời đó 10k/led mới đau. Sau này mới pit 12v√2 nên led + r= 1k

      Comment


      • Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
        Đèn Tàu mạch dùng tụ 224 và điện trở 150 k mắc // để hạ áp dùng được hơn năm rồi . TLM giải thích các nguyên nhân chết led sao cho nôm na dễ hiểu tý chứ dẫn cái Maxell hay Hall gì đó đọc rồi thì cũng chẳng biết làm sao cho tốt với cái mạch như trên .
        Ngoài ra còn linh kiện nào khác không hả bác? led lớn hay nhỏ? Mắc như thế nào? Bác phải nói rõ ra chứ cứ úp úp mở mở biến em thành thầy bói xem voi à.

        Giải thích dễ hiểu thì em đã nói rồi. Mở điện khi điện áp thấp thì không sao, khi điện áp tức thời đang cao thì sẽ có dòng quá độ rất lớn để kéo áp tụ bằng với áp nguồn nên led dễ chết.

        Em phải lôi ông Maxwell vào là vì bác HTTTTH tính chi li U có trước I. Bàn đến cái này dễ dẫn đến trứng có trước hay gà có trước nên em không muốn nhắc tới nữa.

        Cho dòng thật nhỏ để Led bền thì cần gì phải tranh luận. Làm sao để led sáng bình thường mà vẫn bền thì mới khó.
        sau.ph

        Comment


        • Ôi dào ! từ cái luồng điện trở có tiêu hao nguồn hay không , thế mà giờ lại chuyển đến LED chết hay sống và đủ thứ miên man vào , chủ thớt ù tai hoa mắt chạy mất dép rồi ...!!!

          Comment


          • Bác TLM ơi nếu làm đèn led nhỏ thì như mạch Tq là tốt rồi, đó là vì led Tq 20k, led ĐiệnQ 80k, led Phillips 200k. Neu chuyen nghiep sân khau thì bác tham khảo bên cong suat. Dùng nguồn xung 220_3v 50k cho bóng Led 1k để bảo vệ đủ thứ thì quá không kinh tế

            Comment


            • Ok bạn. Đèn tq bây giờ chỉ có 10 000 mà vẫn có đầy đủ điôt cầu, tụ lọc ... Còn cái mạch nối trực tiếp led với tụ ấy cổ lỗ sĩ lắm rồi. Bọn tq còn vứt đi không dùng nữa vậy mà lại có người nhặt về khen hay.

              Mình chỉ cảnh báo rằng mạch đó công suất nhỏ, mà lại dễ chết led. Chứ đâu có nói mạch đó sai hay cấm ai dùng đâu? Không hiểu vì sao lại bị ném đá như vậy? Động cơ của các bác là gì?
              sau.ph

              Comment


              • Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                Trong mạch hạ áp AC nếu trở và tụ to thì không nóng nhưng dùng lâu led toi , chọn đúng xít trở và tụ hơi nóng thì led sống dai hơn , tóm lại mua led về thì thực nghiệm để chọn mức volt và dòng vừa đủ sáng xong tinh1 theo mức đó mà chọn trở , tụ .. Cái đèn ngủ 3 bóng led tôi cắm rút vài chục lần vẫn sống khỏe cho chạm 2 đầu phích cắm đèn vào nguồn nhịp cả mấy trăm lần vẫn sáng tốt để ý nhìn thì chỉ lần đầu thì phích nẹt lửa còn các lần sau không nẹt lắm chỉ hơi hơi vậy mà TLM nói chết là sao nhỉ .
                Bác vẫn chưa hiểu à? Nhà thông thái đưa ra "lý thuýêt nữa nạc nữa mỡ dân gian gọi là lý thuyết ba rọi" khi cắm đèn vào lúc điện thế đỉnh 310 volt thì dòng qua tụ lớn gấp nghìn lần bình thường làm chết led.

                Nhà thông thái cho rằng:
                Công thức nạp tụ I = C. dU/Dt.
                Nhà thông thái giải thích khi cắm điện tụ vào lúc điện áp đỉnh 310v, trong thời gian rất ngắn điện thế tụ là 310v. Thay trị số vào công thức trên sẽ có I rất lớn (gấp nghìn lần bình thường đó là lý do chết led).

                Kiến thức học Lý từ 50 năm trước của tôi giải thích rằng không có tụ nào nạp mà lên ngay 310volt cả, mà phải qua 2 giai đọan:
                1- to : ngay lúc cắm điện là lúc Uo = 309volt.
                2- t : chút xíu sau U =310 volt
                Như vậy biến thiên dU = 310v - 309v = 1 volt
                biến thiên t = t - to = 'bé tí xíu".
                Thay trị số vào công thức tính I chẳng bao giờ có I qua tụ gấp nghìn lần bình thường làm chết led cả.

                Với lý thuyết thông thái ba rọi kiểu này tội nghiệp cho các em sinh viên vào diễn đàn xem không biết hư thực thế nào mà đối phó.

                Comment


                • Đèn rút khỏi ổ điện một lúc sau là tụ xả hết, Uc=0V. Vậy nó tăng lên 309V khi nào vậy bác?

                  Lần này thì bác có thể phá lệ, đọc và trả lời cháu. Hy vọng các lần sau bác nhớ giữ lời.
                  sau.ph

                  Comment


                  • Con lạy các cụ, close cho xong, cãi hoài mà vẫn chưa ra ngô ra khoai gì cả. Mình thì nghĩ dòng nạp ban đầu cho tụ có thể rất lớn, lớn, nhỏ và rất nhỏ tùy theo giá trị của tụ, tùy vào bản cực của tụ. Chứ ko thể nói tụ nào nạp ban đầu cũng hàng ngàn A được. Tụ có bản cực nhỏ thì nó giống cái van nước mở he hé và dòng qua cũng hạn chế.Chứ nói nó cho qua hàng ngàn A thì mình lấy cái tụ kích quạt cắm vào ổ điện chắc mạng điện nhà mình sập mất ngay tức thì luôn.

                    Comment


                    • Cũng phá lệ giảng dạy cho ra ngô ra khoai để các em sinh viên được nhờ.
                      309 v là thời điểm nguồn sin chú em vừa cắm điện vào chứ không phải là ờ trong tụ có sẳn..
                      Theo công thức to= 0 volt vì lúc đó sin là 0volt . Cắm nguồn lúc 309v thì to =309volt.
                      Nguồn sin lên 310 volt là chỉ nạp có 1 volt vào tụ, chứ không phải là 310 volt vào tụ đâu nhé..
                      Còn gì hỏi tiếp đi, tôi chịu khó giải đáp để chú em bỏ cái thói lý thuyết nữa mùa.

                      Chú em cần nên nhớ rằng giảng dạy kỹ thuật sai sẽ làm hư 1 thế hệ .Đọc mớ lý thuyết ba rọi của chú em tôi liên tưởng đến câu chuyện có thật như sau:
                      Một học viên điện tử hỏi thầy: " thưa thầy sao biến thế con đo chỉ có 1 ohm, điện thế 220 volt, cos phi xem là 1 thì I phải là 220/1= 220Ampe chứ?"
                      Người thầy trả lời: 'vì trong biến thế có tổngtrở , nó gồm tồng điện trở và trở kháng ".
                      Chú em chẳng biết trở kháng của tụ điện là gì rồi mò mẫm thay giá trị tụ như thầy bói mù xem voi rồi đẻ ra mớ lý thuyết ba rọi có buồn cười không? (nếu biết trở kháng của tụ điện là gì đã không phát minh ra lý thuyết ba rọi.

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                        Ngoài ra còn linh kiện nào khác không hả bác? led lớn hay nhỏ? Mắc như thế nào? Bác phải nói rõ ra chứ cứ úp úp mở mở biến em thành thầy bói xem voi à.
                        Câu này cực chuẩn. Tôi nói về hiện tượng LED trong cái đèn ngủ của Tàu bị chết, mà có nhiều người vào bàn cứ như đúng rồi. (#110, #112, #116, #135...)
                        Chán chẳng dám bàn thêm.
                        Giải thích dễ hiểu thì em đã nói rồi. Mở điện khi điện áp thấp thì không sao, khi điện áp tức thời đang cao thì sẽ có dòng quá độ rất lớn để kéo áp tụ bằng với áp nguồn nên led dễ chết.
                        Khi áp tụ bằng với áp nguồn thì sụt áp trên LED bằng 0.
                        Em phải lôi ông Maxwell vào là vì bác HTTTTH tính chi li U có trước I. Bàn đến cái này dễ dẫn đến trứng có trước hay gà có trước nên em không muốn nhắc tới nữa.
                        Cũng cứ phải nhắc lại.
                        Đọc lại xem có đúng HTTTTH nói vậy không. Ở đó người ta đang nói về ý nghĩa VẬT LÝ của định luật Ohm, với công thức là I = U/R mà ai cũng được học. Còn U = R.I là công thức toán học, không phản ánh ý nghĩa vật lý của định luật.
                        Tôi trình bày U là nguồn (#114), anh TLM lại lấy U là sụt áp trên trở R có I chạy qua, nên đưa vấn đề đi theo hướng khác. Giống như tôi đứng ở chỗ con gà, còn anh TLM lại đứng ở chỗ quả trứng .
                        Tuy nhiên, đối với mạch phân áp ... Thôi thì tôi chiều ý anh: trên mạch phân áp, dòng I chảy qua điện trở R làm xuất hiện sụt áp U, nếu không thì 2 cái đó xảy ra đồng thời cũng được (#113) (mặc dù tôi cũng chẳng biết có đúng vậy không). Sao cũng được, tôi không quan tâm.
                        Nếu anh TLM muốn chứng minh rằng U = R.I có ý nghĩa vật lý thì tùy anh. Nhưng, nếu muốn chứng minh ý nghĩa vật lý của U = R.I thì phải chứng minh được ý nghĩa vật lý của R = U/I luôn nhé.

                        P/S: - Cái message anh gửi, tôi đọc rồi, nhưng thấy nó ngoài sức hiểu của tôi nên không dám trả lời.
                        - Tôi sẽ không tham gia bàn thêm, vì tôi sợ anh nhathung1101 mắng .
                        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                          Cũng phá lệ giảng dạy cho ra ngô ra khoai để các em sinh viên được nhờ.
                          309 v là thời điểm nguồn sin chú em vừa cắm điện vào chứ không phải là ờ trong tụ có sẳn..
                          Theo công thức to= 0 volt vì lúc đó sin là 0volt . Cắm nguồn lúc 309v thì to =309volt.
                          Nguồn sin lên 310 volt là chỉ nạp có 1 volt vào tụ, chứ không phải là 310 volt vào tụ đâu nhé..
                          Còn gì hỏi tiếp đi, tôi chịu khó giải đáp để chú em bỏ cái thói lý thuyết nữa mùa.

                          Chú em cần nên nhớ rằng giảng dạy kỹ thuật sai sẽ làm hư 1 thế hệ .Đọc mớ lý thuyết ba rọi của chú em tôi liên tưởng đến câu chuyện có thật như sau:
                          Một học viên điện tử hỏi thầy: " thưa thầy sao biến thế con đo chỉ có 1 ohm, điện thế 220 volt, cos phi xem là 1 thì I phải là 220/1= 220Ampe chứ?"
                          Người thầy trả lời: 'vì trong biến thế có tổngtrở , nó gồm tồng điện trở và trở kháng ".
                          Chú em chẳng biết trở kháng của tụ điện là gì rồi mò mẫm thay giá trị tụ như thầy bói mù xem voi rồi đẻ ra mớ lý thuyết ba rọi có buồn cười không? (nếu biết trở kháng của tụ điện là gì đã không phát minh ra lý thuyết ba rọi.
                          Theo như bác thì trường hợp cắm tụ vào nguồn dc ta nên hiểu thế nào:
                          1. dU= 0=> Inạp =0(Đây là ý hiểu của cháu sau khi đoc bài của bác. Nhưng vì mọi lần vẫn thấy đánh lửa khi cắm tụ vào nguồn dc nên cháu lại hiểu theo ý thứ 2)
                          2.Cắm tụ vào do có dòng nên nguồn sut áp=> dU >0
                          3.Hai cách hiểu trên đều ko đúng, vậy cách hiểu đúng là như thế nào

                          Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết



                          Giải thích dễ hiểu thì em đã nói rồi. Mở điện khi điện áp thấp thì không sao, khi điện áp tức thời đang cao thì sẽ có dòng quá độ rất lớn để kéo áp tụ bằng với áp nguồn nên led dễ chết.
                          Khi áp tụ bằng với áp nguồn thì sụt áp trên LED bằng 0.
                          Chắc bác TLM nghĩ cái sụt áp trên led ai cũng hiểu nên bỏ qua,.......

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                            Con lạy các cụ, close cho xong, cãi hoài mà vẫn chưa ra ngô ra khoai gì cả. Mình thì nghĩ dòng nạp ban đầu cho tụ có thể rất lớn, lớn, nhỏ và rất nhỏ tùy theo giá trị của tụ, tùy vào bản cực của tụ. Chứ ko thể nói tụ nào nạp ban đầu cũng hàng ngàn A được. Tụ có bản cực nhỏ thì nó giống cái van nước mở he hé và dòng qua cũng hạn chế.Chứ nói nó cho qua hàng ngàn A thì mình lấy cái tụ kích quạt cắm vào ổ điện chắc mạng điện nhà mình sập mất ngay tức thì luôn.
                            Gấp ngàn lần bình thường(bình thường ở đây là dòng khi nó đang cắm vào điện lưới ấy) chứ ko phải ngàn A bác ạ.Và gấp ngàn lần chắc là với ý gấp nhiềunhiều lần chứ ko phải là x1000

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi quanghao Xem bài viết
                              Theo như bác thì trường hợp cắm tụ vào nguồn dc ta nên hiểu thế nào:
                              1. dU= 0=> Inạp =0(Đây là ý hiểu của cháu sau khi đoc bài của bác. Nhưng vì mọi lần vẫn thấy đánh lửa khi cắm tụ vào nguồn dc nên cháu lại hiểu theo ý thứ 2)
                              2.Cắm tụ vào do có dòng nên nguồn sut áp=> dU >0
                              3.Hai cách hiểu trên đều ko đúng, vậy cách hiểu đúng là như thế nào
                              .
                              Cháu muốn hiểu cách nào tùy cháu tôi không có ý kiến. Nhưng nếu hiểu theo cách của "nhà thông thái " TLM thì dòng nạp tụ AC :
                              1-nạp tụ lúc dạng sóng sin ở 310 v dòng lớn nhất
                              2-nạp tụ lúc dạng sóng sin ở 309 v dòng lớn nhì
                              3-nạp tụ lúc dạng sóng sin ở 308 v dòng lớn ba.
                              .................................................. ........................
                              Mỗi lần nạp tụ vào thời điểm khác nhau có I khác nhau , suy ra công thức tính cường độ nạp tụ sách giáo khoa viết sai bét.

                              Comment


                              • Ic=V(sin)/Zc, V=Vmax.sin(2.pi,f.t+phi) các bác thay số vào tính cho đỡ cãi nhau

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                123456q Tìm hiểu thêm về 123456q

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X