Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Pin Li-FePO4 (pin sắt) rất dể hỏng! Các biện pháp ngăn ngừa.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Đọc xong rồi bác ạ, vậy giờ mình có sẵn trong tay vài cái như cục adapter 12V 0.5A, 12V 1A và cục sạc ắc quy foxsur hàng Tàu. Trong đó cái của Foxsur sạc lên 14V và cho chọn sạc nhanh hết mức hoặc giới hạn 1A.

    M dự định là lắp cục foxsur chọn sạc ổn định 1A canh cho tới gần đầy thì ngắt (dùng hẹn giờ bằng cơ) thì có ổn ko hay nhất thiết phải thêm 1 mạch sạc nữa vậy ạ? Sau khi sạc thì có thể để thêm 12h cũng k sao vì m ko cần gấp. Hiện tại m đang đặt mớ pin 32650 về lắp thử nghiệm .

    Comment


    • #92
      Nguyên văn bởi quang4789 Xem bài viết
      Đọc xong rồi bác ạ, vậy giờ mình có sẵn trong tay vài cái như cục adapter 12V 0.5A, 12V 1A và cục sạc ắc quy foxsur hàng Tàu. Trong đó cái của Foxsur sạc lên 14V và cho chọn sạc nhanh hết mức hoặc giới hạn 1A.

      M dự định là lắp cục foxsur chọn sạc ổn định 1A canh cho tới gần đầy thì ngắt (dùng hẹn giờ bằng cơ) thì có ổn ko hay nhất thiết phải thêm 1 mạch sạc nữa vậy ạ? Sau khi sạc thì có thể để thêm 12h cũng k sao vì m ko cần gấp. Hiện tại m đang đặt mớ pin 32650 về lắp thử nghiệm .
      K cần ngắt vì 14.6V mới đầy, nên 14V để cả năm cũng được, tuy nhiên là phải có mạch BMS nhé, còn không có mạch thì nên sạc dòng nhỏ, khi dòng sạc gần = 0 thì phải ngắt

      Comment


      • #93
        Tôi đọc đề tài này thấy học hỏi được nhiều điều. Tuy nhiên tôi muốn hỏi thêm chút là với loại pin Lifepo4 này, điện áp xả nhỏ nhất là bao nhiêu cho pin bền ạ ?, chứ chờ xuống 10vol, cái BMS cắt thì đã to chuyện rồi . TKS các sư phụ
        |

        Comment


        • #94
          Cũng tương tự ắc-quy chì axit thôi. Bình 12V cắt ở 10,5V theo đúng chuẩn xe điện 2 bánh. Cẩn thận hơn có thể cắt ở 10,8 hoặc (rất hiếm) 11,2V. Điện áp đo càng gần 2 đầu cực càng tốt. Cell LiFePO4 điện áp dưới 3V thì dung lượng còn lại cũng không đáng kể đâu.
          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

          Comment


          • #95
            Nguyên văn bởi baiviet Xem bài viết
            Tôi đọc đề tài này thấy học hỏi được nhiều điều. Tuy nhiên tôi muốn hỏi thêm chút là với loại pin Lifepo4 này, điện áp xả nhỏ nhất là bao nhiêu cho pin bền ạ ?, chứ chờ xuống 10vol, cái BMS cắt thì đã to chuyện rồi . TKS các sư phụ
            người ta đã nghiên cứu ra mạch BMS mà bạn còn không tin tưởng nữa thì chịu. 2V pin vẫn chưa hỏng nhé

            Comment


            • #96
              Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

              người ta đã nghiên cứu ra mạch BMS mà bạn còn không tin tưởng nữa thì chịu. 2V pin vẫn chưa hỏng nhé
              Tôi thấy mạch BMS vẫn có sai số. Tôi vừa bị nổ viên pin sắt khi cài sạc xả theo mặc định của cái Suoer cho loại pin sắt , Khi nổ tức là mạch BMS trong pin nó có bảo vệ được đâu. Sau đọc bài này, cứ hạ áp sạc đi chút cho lành.
              |

              Comment


              • #97
                Nguyên văn bởi baiviet Xem bài viết

                Tôi thấy mạch BMS vẫn có sai số. Tôi vừa bị nổ viên pin sắt khi cài sạc xả theo mặc định của cái Suoer cho loại pin sắt , Khi nổ tức là mạch BMS trong pin nó có bảo vệ được đâu. Sau đọc bài này, cứ hạ áp sạc đi chút cho lành.
                Pin bạn dùng lâu thì nó phải xuống cấp nên nổ là bình thường

                Với lại mạch chỉ bảo vệ được khi nó còn tốt, còn mạch lỗi thì sao? Đồ điện tử hên xui mà

                Comment


                • #98
                  Tuyệt đại đa số mạch bảo vệ thông dụng bán ngoài thị trường dùng trở SM2512 1W 43R hoặc 62R nối tiếp MOSFET để rẽ dòng chạy song song với cell. Như vậy dòng chạy rẽ đó rất nhỏ (3,6V / 43R = 84mA) so với cường độ dòng nạp. Ở các mạch quản lý [quảng cáo là] chịu dòng vài trăm A, điện trở này cũng chỉ tầm 30R mà thôi. Tác dụng cân bằng vì thế không nhiều. Chỉ cân bằng được khi sai khác trạng thái đầy SOC giữa các cell tương đối nhỏ. Khi sai khác này đủ lớn, ví dụ 1 cell đầy 50% trong khi cell bên cạnh 75% thì dù phần cân bằng vẫn chạy tốt mà nạp mạnh cell đầy kia vẫn có thể nổ như thường.

                  Mạch cân bằng tốt nên là cân bằng tích cực và/hoặc dòng chạy rẽ cỡ 1A trở lên.
                  Last edited by bqviet; 12-11-2022, 00:26. Lý do: Sửa chính tả
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment


                  • #99
                    Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
                    Dạ chú tuyen... muốn làm thì định hướng cũng dễ thôi ạ. Ví dụ chú có 13 seo mắc nối tiếp thành 1 nhánh và có 10 nhánh như vậy mắc song song để có điện áp dc 48v. Tổng cộng có 130 seo thì chú kiếm vài cái bax để tạo ra 130 cái nguồn 5v độc lập ko chung đụng với nhau rồi dùng vdk đóng cắt 130 con fet nạp seo nào đầy thì ngắt. Về con vdk thì nó cần trên chục con ic mở rộng chân cho đủ 130 đóng ngắt fet nạp và 130 chân đóng ngắt 130 fet chuyển mạch để đưa điện áp các seo lần lượt về 1 chân adc để đo điện áp các seo. Thế là xong ạ. Có thể các chú thấy vài trăm đường mạch là nhìu nhưng mà hông thấm vào đâu đâu ạ trên các táp màn hình panel lcd có những con ic mở rộng chân to bằng cái bông tai nhưng nó ra từ vài trăm đến vài nghìn đường ấy ạ...
                    Mèo có suy nghĩ đơn giản nhưng mà đâu cần nạp từng cell, nguyên cụm nào song song với nhau ta nạp chung 1 lần

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                      Tuyệt đại đa số mạch bảo vệ thông dụng bán ngoài thị trường dùng trở SM2512 1W 43R hoặc 62R nối tiếp MOSFET để rẽ dòng chạy song song với cell. Như vậy dòng chạy rẽ đó rất nhỏ (3,6V / 43R = 84mA) so với cường độ dòng nạp. Ở các mạch quản lý [quảng cáo là] chịu dòng vài trăm A, điện ở này cũng chỉ tầm 30R mà thôi. Tác dụng cân bằng vì thế không nhiều. Chỉ cân bằng được khi sai khác trạng thái đầy SOC giữa các cell tương đối nhỏ. Khi sai khác này đủ lớn, ví dụ 1 cell đầy 50% trong khi cell bên cạnh 75% thì dù phần cân bằng vẫn chạy tốt mà nạp mạnh cell đầy kia vẫn có thể nổ như thường.

                      Mạch cân bằng tốt nên là cân bằng tích cực và/hoặc dòng chạy rẽ cỡ 1A trở lên.
                      Quảng cáo lập lờ giữa dòng sạc với dòng cân bằng.

                      Ad đã từng nói nếu fet chập, sẽ xả cạn làm hư cell. Vậy ta có thể cải tiến bằng cách thay trở bằng 1 số diod nối tiếp ???
                      sau.ph

                      Comment


                      • Một số thiết kế DIY làm đúng như vậy : thay điện trở tải bằng vài đi-ốt mắc nối tiếp. Nhưng khi đó lại dẫn tới rủi ro kế tiếp là chính đám đi-ốt cũng có thể chết chập ...
                        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                        Comment


                        • Các bác cho mình hỏi vấn đề như sau: mình định dùng 4s LFP thay cho ắc quy chì, hiện đang gặp vấn đề dòng sạc quá lớn, hiệu điện thế sạc cũng hơi cao, rất dễ có tình trạng 1 cell lên trên 3.6v trong quá trình sạc dẫn tới BMS ngắt sạc để bảo vệ. Mình ko can thiệp được vào củ sạc và cũng dốt điện tử (mình làm phần mềm), liệu có giải pháp nào đơn giản để giảm chút điện áp sạc, giảm dòng sạc mà ko ảnh hưởng đến xả hay ko? BMS này sạc xả chung cổng. Cảm ơn các bác

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi Bửu Trần Xem bài viết
                            Các bác cho mình hỏi vấn đề như sau: mình định dùng 4s LFP thay cho ắc quy chì, hiện đang gặp vấn đề dòng sạc quá lớn, hiệu điện thế sạc cũng hơi cao, rất dễ có tình trạng 1 cell lên trên 3.6v trong quá trình sạc dẫn tới BMS ngắt sạc để bảo vệ. Mình ko can thiệp được vào củ sạc và cũng dốt điện tử (mình làm phần mềm), liệu có giải pháp nào đơn giản để giảm chút điện áp sạc, giảm dòng sạc mà ko ảnh hưởng đến xả hay ko? BMS này sạc xả chung cổng. Cảm ơn các bác
                            Nan giải. Hoặc sống chung với mạch BMS, hoặc can thiệp vào mạch để chỉnh sửa sao đó. Nước cuối là thay mạch BMS khác. Chứ vừa không thay đổi mạch, vừa không muốn mua mới, vừa bất an về mạch hiện thời dòng nạp lớn ... thì khó quá xá.
                            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết

                              Nan giải. Hoặc sống chung với mạch BMS, hoặc can thiệp vào mạch để chỉnh sửa sao đó. Nước cuối là thay mạch BMS khác. Chứ vừa không thay đổi mạch, vừa không muốn mua mới, vừa bất an về mạch hiện thời dòng nạp lớn ... thì khó quá xá.
                              cảm ơn bác đã phản hồi, nhưng trên thị trường làm gì có bms nào quản lý sạc, nếu dòng lớn quá thì nó chỉ ngắt thôi, chứ nó ko hạn chế dòng, mình cần hạn chế dòng sạc trong khi củ sạc ko can thiệp được

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi Bửu Trần Xem bài viết

                                cảm ơn bác đã phản hồi, nhưng trên thị trường làm gì có bms nào quản lý sạc, nếu dòng lớn quá thì nó chỉ ngắt thôi, chứ nó ko hạn chế dòng, mình cần hạn chế dòng sạc trong khi củ sạc ko can thiệp được
                                Ra chợ mua con điện trở tầm 1 2ohm công suất 20W, điện trở càng lớn thì dòng sạc càng nhỏ lại, muốn cụ thể bao nhiêu thì cứ lắp vô r cân chỉnh thêm bớt.
                                Hoặc nếu muốn giảm cả dòng và điện áp sạc luôn thì mắc nối tiếp vài con diode vào, chịu dòng lớn hơn tí mỗi con 0.5-0.7v cứ nối tiếp lên.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                chinhnguyen9 Tìm hiểu thêm về chinhnguyen9

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X