Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Công suất truyền qua lõi máy biến áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi maiyeu2 Xem bài viết
    Vậy thì khả năng truyền công suất của một lõi biến áp phụ thuộc những gì, và tại sao lại thế? Bác giải thích cho mình với.
    https://staff.hnue.edu.vn/Portals/0/...--Chuong-6.pdf

    Dựa vào sơ đồ tương đương của máy biến áp có thể thấy Công suất ra bị giới hạn do sụt áp trên R1,R2 (điện trở thuần của dây quấn) và X1, X2 (điện cảm rò, không triệt tiêu lẫn nhau)

    Click image for larger version  Name:	19E8D49E-D718-43AE-810E-0D5F3B4480B3.jpeg Views:	0 Size:	16.0 KB ID:	1727106

    Đó là lý do biến áp forward có khe hở nhỏ hơn biến áp flyback để giảm từ thông rò .
    sau.ph

    Comment


    • #32
      Cách lý luận, cách làm như này rồi lại sẽ dẫn cả đoàn người về đến đúng điểm xuất phát. Không thoát ra ngoài được.
      Tôi làm cách khác, đơn gianr và xác xuất được dễ dàng hơn nhiều.
      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
      nguyendinhvan1968@gmail.com

      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

      Comment


      • #33
        Nguyên nhân do bão hòa từ thì hợp lí hơn, cũng như trong BAX ấy, nếu lõi không khe hở thì điểm bão hòa bé, mau và dẽ bão hòa nên có tăng công suất vào thì cũng không thể tăng công suất ra được, mới phải kê khe mài lõi để điểm bão hòa từ tăng lên. Mặt khác, khi dòng vào cao lên hay từ thông cao lên kéo theo dòng fuco tăng lên làm nóng lõi. Lõi nóng lại giảm từ tính, cứ thế...

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
          Nguyên nhân do bão hòa từ thì hợp lí hơn, cũng như trong BAX ấy, nếu lõi không khe hở thì điểm bão hòa bé, mau và dẽ bão hòa nên có tăng công suất vào thì cũng không thể tăng công suất ra được, mới phải kê khe mài lõi để điểm bão hòa từ tăng lên. Mặt khác, khi dòng vào cao lên hay từ thông cao lên kéo theo dòng fuco tăng lên làm nóng lõi. Lõi nóng lại giảm từ tính, cứ thế...
          😅 làm gì tăng điểm bão hòa bạn. Để tăng dòng bão hòa và tăng tần số làm việc cho lõi. P = u.i thêm f tăng công suất nó tối ưu.

          Comment


          • #35
            Click image for larger version  Name:	HYS_SM.jpg Views:	0 Size:	44.4 KB ID:	1727112
            Nguyên văn bởi khack Xem bài viết

            😅 làm gì tăng điểm bão hòa bạn. Để tăng dòng bão hòa và tăng tần số làm việc cho lõi. P = u.i thêm f tăng công suất nó tối ưu.
            Gọi điểm bão hòa là chỉ vị trí ở đó từ trường là cực đại, dù có tăng dòng điện thêm mấy lần nữa thì hầu như từ trường không tăng hoặc tăng rất ít chứ không như trong vùng tuyến tính (khi ấy, lúc tăng I lên chỉ làm dịch chuyển đường cong theo chiều 2 mũi tên , tăng hao phí chứ không truyền tải qua cuộn thứ cấp).
            Làm tăng điểm cực đại( tăng khe từ, tăng thể tích lõi,..) chính là làm dịch chuyển điểm đó theo trục B

            Comment


            • #36
              Khi lõi bão hoà từ thì dòng sơ cấp tăng đột biến làm chết fet. Thêm khe hở để dòng tăng ít lại. Khe hở để bảo fet chứ không phải để tăng công suất.

              Có khe hở thì đồ thị đường cong từ hoá bị kéo dãn ra theo chiều ngang.
              sau.ph

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                Khi lõi bão hoà từ thì dòng sơ cấp tăng đột biến làm chết fet. Thêm khe hở để dòng tăng ít lại. Khe hở để bảo fet chứ không phải để tăng công suất.

                Có khe hở thì đồ thị đường cong từ hoá bị kéo dãn ra theo chiều ngang.
                Thiết kế flyback là năng lượng tích trong khe hở không khí. Khi có khe thì đường cong từ hóa nghiêng đi. Dẫn đến dòng bão hòa tăng lên. Thời gian bão hòa nhanh lên nhé. di/dt tăng mạnh hơn nhé bạn thì không bảo vệ fet dc...

                Comment


                • #38
                  Năng lượng chủ yếu tích trong lõi. Năng lượng trong khe hở rất nhỏ không đáng kể.




                  Khi có khe thì đường cong từ hóa nghiêng đi.
                  Cái này thì đúng rồi. Tương tự như gắn thêm trở cho led để giảm độ dốc đặc truyến U-I.
                  sau.ph

                  Comment


                  • #39
                    Thế bạn nghĩ P=UI. I mới lớn hơn nhiều I cũ.
                    I lớn hơn thì cái công suất thừa ra nó chạy đi đâu ?

                    Comment


                    • #40
                      Có khe hở thì độ từ thẩm “Muy” giảm xuống, Thay vì mỗi vòng dây ứng với 10V thì nó giảm xuống còn 2Vôn/vòng.
                      sau.ph

                      Comment


                      • #41
                        vôn/vòng là khái niệm dân gian của mật độ từ thông B (Tesla, Gauss) đối với một lõi biến áp có sẵn cùng với tần số đã biết. Còn µ = B/H (Permeability) là độ từ thẫm như bác đã nói ạ

                        Comment


                        • #42
                          V/v và B có liên quan (tỉ lệ) với nhau. Nhưng là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
                          sau.ph

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                            V/v và B có liên quan (tỉ lệ) với nhau. Nhưng là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
                            Vế đầu của bác chính xác rồi đấy ạ, vế 2 hình như lại phủ nhận vế trước.
                            Nếu bác áp dụng Vôn/vòng vào công thức Faraday cho dòng sin này thì rõ thôi ạ, với tần số f và tiết diện lõi Ae đã biết trước:

                            B= V/(4.44 x N x f x Ae)

                            thì việc ấn định vôn/vòng vẫn chỉ là xác định B để lõi không bão hòa.

                            Chỉ có µ và B mới khác nhau thôi ạ. Khi lõi có khe hở thì µ (liên đới L, dòng không tải) thay đổi nhưng từ thông bão hòa Bs (trên hình #35 của bác dinhthuong) không đổi nên bác cứ yên tâm giữ nguyên vôn/vòng như cũ. Có một thông số thay đổi nhưng nói ra thì hơi dài dòng nên nếu có ai muốn thì em cố gắng chia sẻ theo suy nghĩ cá nhân ạ.

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi ti500 Xem bài viết

                              Vế đầu của bác chính xác rồi đấy ạ, vế 2 hình như lại phủ nhận vế trước.
                              Nếu bác áp dụng Vôn/vòng vào công thức Faraday cho dòng sin này thì rõ thôi ạ, với tần số f và tiết diện lõi Ae đã biết trước:

                              B= V/(4.44 x N x f x Ae)

                              thì việc ấn định vôn/vòng vẫn chỉ là xác định B để lõi không bão hòa.

                              Chỉ có µ và B mới khác nhau thôi ạ. Khi lõi có khe hở thì µ (liên đới L, dòng không tải) thay đổi nhưng từ thông bão hòa Bs (trên hình #35 của bác dinhthuong) không đổi nên bác cứ yên tâm giữ nguyên vôn/vòng như cũ. Có một thông số thay đổi nhưng nói ra thì hơi dài dòng nên nếu có ai muốn thì em cố gắng chia sẻ theo suy nghĩ cá nhân ạ.
                              Mặc dù chúng liên quan với nhau nhưng không phải là một, cũng giống như điện trở và điện trở suất vậy

                              Comment


                              • #45
                                Em xin lỗi đã gây hiểu lầm, ý em là có nhiều đường nhưng đường nào thì chung quy cũng về La Mã. Vôn/vòng là khái niệm đơn giản dễ nhớ nhưng không rõ ràng, đôi khi gây nhầm lẫn tai hại nhất là với kích cỡ lõi và vật liệu làm lõi khác nhau.

                                Gauss hay Tesla là từ kỹ thuật thông dụng trong thiết kế mạch từ, nó có thể cho biết rõ hơn giới hạn an toàn của mật độ từ thông, hơn nữa từ con số này mình có thể tính được gần đúng tổn hao lõi --> hiệu suất + độ tăng nhiệt...

                                Nhìn vào công thức tính B thì không có sự hiện diện của µ nên mong bác có thể hiểu ý của em ạ

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                maiyeu2 Tìm hiểu thêm về maiyeu2

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X