Thông báo

Collapse
No announcement yet.

bóng đèn sợi đốt 220VAC có hoạt động được với 311VDC ko ?

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • minhtri0405
    replied
    Tks các bác đã quá nhiệt tình bàn luận về topic này hix ,
    Trước khi post e cũng chỉ nghĩ là yes/ no thôi, ko ngờ nó ra 1 đống vấn đề um xùm quá. Mong các bác tạm gác chuyện tranh luận về nóngó dùm e cái mạch dưới, nó dùng quang trở điều khiển độ sáng, không cần xác định zero của mạch kích, mạch như thế có khả thi không, và có con opto nào 1 bên là quang trở ko ? (e hỏi lần thứ 3 rồi mà ko ai ngó )
    Chúc các bác zui zẻ
    Attached Files

    Leave a comment:


  • T.L.M
    replied
    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
    Dây tóc có chỗ dày chỗ mỏng. Chỗ mỏng có điện trở lớn hơn, nhiệt dung nhỏ hơn. Điện trở lớn làm nhiệt sinh ra nhiều hơn, nhiệt dung nhỏ làm làm đoạn dây tóc đó dễ tăng nhiệt độ nhanh hơn. Mà nhiệt độ tăng dẫn đến điện trở tăng -> công suất tập trung vào chỗ này nhiều hơn. Cứ thế cái vòng lẩn quẩn [nhiệt độ tăng->điện trở tăng->công suất cục bộ tăng->nhiệt độ tăng...] làm cho chỗ dây tóc mỏng nóng lên rất nhanh. Nếu đạt nhiệt độ nóng chảy thì đứt bóng. Nếu nó vượt qua được thời kỳ quá độ này, đến khi toàn bộ dây tóc nóng lên, dòng điện giảm xuống mức an toàn.
    Thêm một thí dụ cho dễ hiểu: Mắc 1 điện trở 1K công suất đủ lớn nối tiếp với 1 điện trở 1 ôm 1/4W thì không sao. Nếu tăng lên 10 ôm thì nó tèo ngay mặc dù theo lý thuyết thì dòng qua mạch giảm.

    Leave a comment:


  • T.L.M
    replied
    Ngoài nguyên nhân rung lắc, lọt khí... thì bóng đèn dây tóc bị hư là do quá nhiệt độ nóng chảy.

    Ở nhiệt độ thường, dây tóc có điện trở nhỏ hơn gấp chục lần so với khi đang sáng ở định mức. Do đó, dòng điện qua đèn cũng lớn gấp chục lần dòng điện định mức ngay khi ta vừa bật công tắc lên. Tuy nhiên, dòng điện rất lớn này không phải là nguyên nhân làm đứt tim đèn vì dòng điện chỉ lớn khi tim đèn còn nguội, thấp xa nhiệt độ nóng chảy.

    Dây tóc có chỗ dày chỗ mỏng. Chỗ mỏng có điện trở lớn hơn, nhiệt dung nhỏ hơn. Điện trở lớn làm nhiệt sinh ra nhiều hơn, nhiệt dung nhỏ làm làm đoạn dây tóc đó dễ tăng nhiệt độ nhanh hơn. Mà nhiệt độ tăng dẫn đến điện trở tăng -> công suất tập trung vào chỗ này nhiều hơn. Cứ thế cái vòng lẩn quẩn [nhiệt độ tăng->điện trở tăng->công suất cục bộ tăng->nhiệt độ tăng...] làm cho chỗ dây tóc mỏng nóng lên rất nhanh. Nếu đạt nhiệt độ nóng chảy thì đứt bóng. Nếu nó vượt qua được thời kỳ quá độ này, đến khi toàn bộ dây tóc nóng lên, dòng điện giảm xuống mức an toàn.

    Theo như trên ta thấy tim đèn chịu nhiều stress khi dòng qua nó đang tăng nhanh và nhiệt độ đang tăng nhanh. Như vậy nguồn DC phẳng sẽ tốt hơn là nguồn AC có cùng điện áp rms. Ngoại trừ một số trường hợp như nguồn DC có nội trở nhỏ (ắc qui) vs nguồn AC có nội trở lớn (biến áp công suất không đủ lớn) Hoặc adator không có ổn áp, khi không tải điện áp vọt lên 15-18VDC và tích vào tụ... Ngoài ra dòng AC còn làm tim đèn bị rung nhất là nơi có từ trường.

    Trường hợp mắc thêm điốt chỉnh lưu bán kỳ, đèn sáng mờ hơn nhưng lại mau đứt hơn là một minh chứng cho việc đèn đứt là do dòng và nhiệt độ thay đổi nhanh liên tục.

    Điện 220VAC qua 1 điốt chỉnh lưu bán kỳ không phải là 110VDC. Vì chỉnh lưu bán kỳ vừa cho ra thành phần DC lẫn AC. Trong đó thành phần DC chỉ có A/Pi=99V thôi. Nếu tính RMS của các sóng hài nữa thì Vrms=155V. Không có điện áp nào là 110V cả.

    Leave a comment:


  • T.L.M
    replied
    Bác lớn tuổi lại được nhiều người ủng hộ nên cháu không dám ném đá bác. Chỉ tại vì chưa hiểu cách giải thích của bác nên cháu phải hỏi lại cho rõ. Quan điểm của cháu thì ngược lại, dùng điện DC thì tốt hơn AC. Giải thích hơi dài dòng nên để lúc nào rảnh thì cháu sẽ trình bày đầy đủ để mọi người phản biện.

    Leave a comment:


  • duong_act
    replied
    Xin chào các bác

    Theo mình biết thì điện trở dây tóc đèn phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ của nó. Ngày trước mình có nướng cả rổ FET khi PWM điện áp 310VDC cho bóng 220V 200W. Cứ cấp xung là FET chết. Sau mới phát hiện ra điện trở tóc khi nguội chỉ tầm vài Ôm => Khi bắt đầu cấp điện thì dòng điện cực lớn sau đó sẽ giảm nhanh khi tóc đèn nóng sáng.
    Đọc mấy trang mình thấy có ý kiến cho rằng chỉnh lưu nửa bán kỳ hoặc PWM điện áp có thể làm đèn giảm tuổi thọ ??? Mình chưa xác minh nhưng cũng thấy có lý. Khi đó mặc dù đèn sáng mờ nhưng thực chất dòng điện trên dây tóc lớn hơn bình thường do nhiệt độ dây tóc thấp => điện trở thấp nhưng áp cấp vẫn giữ nguyên. Dây tóc đèn mau hư không phải vì nhiệt độ quá cao mà do dòng hoạt động lớn hơn bình thường

    Leave a comment:


  • vi van pham
    replied
    Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
    Ah, vậy thì cái chỗ này không riêng gì Bác. Cả em cũng vô tình "comment" vào đó nên cũng bị bác Tờ Lờ Mờ "troll" đẹp. Nhưng dù sao như vậy cũng vui (giảm căng thẳng trong luc post bài). Lại được dịp SPAM để lên sao lên vạch, chẳng bao lâu nữa sớm thành ĐẠI TÁ...
    Tôi chỉ thấy buồn cười.
    Giống như 1 đứa trẻ đố ba của mình 2 x 2 = mấy?

    Leave a comment:


  • thuaimi
    replied
    Ah, vậy thì cái chỗ này không riêng gì Bác. Cả em cũng vô tình "comment" vào đó nên cũng bị bác Tờ Lờ Mờ "troll" đẹp. Nhưng dù sao như vậy cũng vui (giảm căng thẳng trong luc post bài). Lại được dịp SPAM để lên sao lên vạch, chẳng bao lâu nữa sớm thành ĐẠI TÁ...

    Leave a comment:


  • vi van pham
    replied
    Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
    Cái này thì lý giải theo ý cuối cùng trong #51 của MOD HTTTTH là OK thôi bác ah.
    À, nó gài bẫy để ném đá tôi đấy bác ạ.

    Leave a comment:


  • thuaimi
    replied
    Cái này thì lý giải theo ý cuối cùng trong #51 của MOD HTTTTH là OK thôi bác ah.

    Leave a comment:


  • vi van pham
    replied
    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
    Xin hỏi bác Vi Van Pham là có phải khi gắn đi ốt chỉnh lưu bán kỳ thì đèn mau đứt bóng hơn vì chuyển từ điện AC thành DC?
    Cậu là người có kinh nghiệm sao lại hỏi như 1 đứa bé vậy?

    Leave a comment:


  • T.L.M
    replied
    Xin hỏi bác Vi Van Pham là có phải khi gắn đi ốt chỉnh lưu bán kỳ thì đèn mau đứt bóng hơn vì chuyển từ điện AC thành DC?

    Leave a comment:


  • thuaimi
    replied
    Cũng có khác biệt tí chút (về nguyên tắc) thôi bác MOD ah. Ngày trước (những năm cuối 198x), còn một ít máy ECG của CCCP và Tàu Mao (nhà máy SMIC-Shanghai) dùng đèn điện tử-vacuum tube còn sót lại thì họ thiết kế như vậy. Em cũng thuộc hệ "tai trâu" nên lắm khi cũng không "thần thánh" hóa gì cái điểm này. Nhưng về nguyên tắc thì trong thiết kế máy điện tim (ECG) rất cần chú ý đến việc nén nhiễu đồng pha (common-mode rejection ratio - CMRR). Bản thân cơ thê người chúng ta đã là một nguồn "nhiễu" tự nhiên thuộc hàng khủng rồi (các bác cứ khẽ mó vào cái input của audio amp là biết ngay thôi). Vậy nhưng ECG nó phải dùng cái khuếch đại vi sai để "tự bù trừ/khử nhiễu với mức tín hiệu CÓ ÍCH ở cỡ <1mV nên thôi thì cứ bớt được phần nhiễu nào thì tốt phần đó bác ah....

    Leave a comment:


  • HTTTTH
    replied
    Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
    Hoàn toàn đồng ý với tất cả các ý kiến trên của bác MOD...
    kể cả cái phụ mục:
    "Riêng em, tại vì tai trâu nên chưa phân biệt được sự khác nhau ." ?
    Tôi nghĩ với máy ECG thì có khác nhau đấy nhỉ?

    Leave a comment:


  • thuaimi
    replied
    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
    - Theo định nghĩa của khái niệm "điện áp hiệu dụng" thì bóng đèn thắp bằng điện 220VAC và bóng thắp bằng 220VDC là tiêu thụ mức công suất như nhau.
    Hoàn toàn đồng ý với tất cả các ý kiến trên của bác MOD. Nếu không ai (đặc biệt là bác chủ thớt có cái avatar VÃI LỌ) có ý kiến gì thì có thể xin phép đóng thớt, ngừng tranh luận để chuyển sang "chém gió" môn khác.
    Đặc biệt đúng với cái chỗ QUOTE trên kia, đun ấm nước pha trà bằng nguồn AC (hiệu dụng) hay DC đều được. Miễn là nước sôi. Giống như Deng Xiaoping tiên sinh đã từng nói: "Mèo trắng hay Mèo đen đều tốt, miễn là xơi được chuột"

    Leave a comment:


  • HTTTTH
    replied
    Cũng chờ thớt kết lụm, nhưng em xin có vài ý kiến tản mạn như thế này:
    - Đốt tim đèn điện tử bằng điện DC, hoặc "treo tim", hoặc sử dụng nguồn điện áp AC nung tim có điểm giữa nối GND,... để giảm nhiễu "hum" là những giải pháp được áp dụng đối với các thiết bị điện tử "cao cấp"... Với máy dùng dãy tim nối tiếp thì tim của các đèn khuếch đại tín hiệu nhỏ phải đặt gần chassis. Riêng em, tại vì tai trâu nên chưa phân biệt được sự khác nhau .
    - Theo định nghĩa của khái niệm "điện áp hiệu dụng" thì bóng đèn thắp bằng điện 220VAC và bóng thắp bằng 220VDC là tiêu thụ mức công suất như nhau.
    Khi thắp bằng điện 220VAC, đèn sáng với chu kỳ hình sin nên có "thời gian nghỉ". Do tim đèn rất bé nên quán tính nhiệt nhỏ, đèn thay đổi nhiệt độ liên tục theo chu kỳ của điện AC. Khi thắp bằng điện 220VDC thì không có thời gian nghỉ --> Nhiệt độ của tim đèn cao hơn (như bác pham nói là "nung bằng điện thế DC sẽ nóng hơn nung bằng AC").
    Chỗ này cần nói lại cho rõ, để giải quyết mâu thuẫn "Vì sao cùng công suất mà nhiệt độ lại khác nhau??"
    - Theo bác zeronic, đèn thắp bằng điện DC không bền bằng thắp bằng điện AC, xét về góc độ "điện hóa"... có lẽ bác muốn nói đến sự phát xạ điện tử và bay hơi của các nguyên tử trong tim đèn bị đốt nóng --> Thắp bằng điện DC thì khi chúng bốc hơi, chúng sẽ "một đi không trở lại" làm cho tim đèn nhanh chóng bị mòn đi (trong khi nếu đốt bằng AC thì chúng "vật vờ" chung quanh tim đèn và làm giảm sự bốc hơi) ?

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

minhtri0405 Tìm hiểu thêm về minhtri0405

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X